Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Mã: LA14.013 Danh mục: , Từ khóa: , Nơi xuất bản: Trường Đại học Ngoại thươngChuyên Ngành: Kinh tế Quốc tếNăm: 2021Loại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Nguyễn Thị Minh Thư
Số trang: 227

Download Luận án tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

1. Những đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn:

Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, chỉ rõ lợi ích của việc tham gia chuỗi cung ứng nói và các liên kết kinh doanh đối với doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Trên cơ sở đó, luận án cho thấy sự cần thiết của việc thúc đẩy các liên kết kinh doanh, tạo cơ hội cho các DNNVV được tương tác với các DN FDI. Liên kết này giúp các DN giảm bớt những khó khăn về mặt nguồn lực, chi phí so với việc trực tiếp tham gia vào thị trường thế giới, đồng thời có cơ hội học hỏi từ các đối tác để từng bước phát triển năng lực cạnh tranh của chính mình. Bên cạnh đó, luận án đề xuất mô hình phù hợp trong nghiên cứu đánh giá tác động của liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp FDI tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV.

Về mặt lý thực tiễn, luận án đã khái quát thực trạng và tiến hành phân tích thực chứng về tình hình liên kết giữa hai khối doanh nghiệp này và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV.Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các chính sách đối với các DNNVV, các DN FDI cũng như đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, tao tiền đề cho sự hình thành liên kết giữa các DNNVV và DN FDI để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV Việt Nam.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, kết quả của mô hình logit đa thức phân tích về các DNNVV trong ngành chế tạo trong giai đoạn 2012-2018 cho thấy ảnh hưởng tích cực của liên kết kinh doanh nói chung và các liên kết ngược, xuôi tới việc doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở hai hình thức: nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường trong nước (I2P) và nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường xuất khẩu (I2E). Điều này cho thấy, các liên kết với DN FDI vừa là cơ hội vừa là thách thức thúc đẩy DNNVV tăng cường sử dụng các nguồn đầu vào nhập khẩu có chất lượng nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng. Thông qua các mối liên kết, DNNVV cũng có thể học hỏi về kỹ năng và công nghệ, nhờ đó có xu hướng xuất khẩu cao hơn, thêm sự gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ hai, kết quả mô hình định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV tham gia liên kết với DN FDI cho thấy, các đặc điểm của DN như quy mô lao động và mức độ trang bị vốn và đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo và chất lượng môi trương thể chế có ảnh hưởng tích cực tới xu hướng DN tham gia liên kết.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng hình thành liên kết, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết với các DN FDI và đẩy mạnh sự tham gia trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp và người làm chính sách.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………….. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………… vii DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… ix PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ THAM GIA CHUỖI VÀO CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ……………..13
1.1 Cơ sở lý luận về liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………………………..13
1.1.1 Khái niệm về liên kết kinh doanh ………………………………………………….13

1.1.2 Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ……………………………………………………….15
1.1.3 Lợi ích của liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………………………………16
1.1.4 Bất lợi với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………………………………19
1.2 Cơ sở lý luận về sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu………………………………………………………………………………………………………….20
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng toàn cầu ………………………….20

1.2.2 Một số lý thuyết về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………………….25
1.2.3Các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

…………………………………………………………………………………………………………31

1.2.4 Lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ……………………………………………………………………………………………………34
1.2.5 Bất lợi với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ……………………………………………………………………………………………………36
Kết luận chương 1 …………………………………………………………………………………..38

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU …………………………..39
iv

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa …………………………………………………………………………………..39
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ……………………….39
2.1.2 Tổng quan về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa…………………………..44
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa…………………………………………………………………………60
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ………………………………………………………………………………………………………66
2.3.1 Về năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước ….67

2.3.2 Về môi trường thể chế …………………………………………………………………71

2.4 Khoảng trống nghiên cứu…………………………………………………………………..75

2.5 Đề xuất khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu……………………………76

2.5.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ………………………………………………………………..76
2.5.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài….78
Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………………..80

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN MỐI LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
…………………………………………………………………………………………………………………..81

3.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài ………………………………………………………………………………..81

3.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………….81

3.1.2 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam ………………………………………………………………………………………………….83
v

3.2 Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ……………………………………………….89
3.2.1 Tình hình liên kết………………………………………………………………………..89

3.2.2 Một số trường hợp điển hình về liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việt Nam và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài………94

3.2.3 Đánh giá chung ………………………………………………………………………….95

3.3 Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ………………………………………………………………………………………….97
3.3.1 Sơ lược về tình hình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…………………..97

3.3.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong một số chuỗi cung ứng điển hình…………………………………………………………………………………………………..99
3.3.3 Tương quan giữa tình hình liên kết và hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam ……………………………………………103
3.3.4 Đánh giá chung ………………………………………………………………………..106

Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………108

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VỀ LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỀ ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ………………………………………………………………………………………………109
4.1 Ảnh hưởng của liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ………………………………………………………………………………………………109
4.1.1 Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………..109

4.1.2 Số liệu nghiên cứu …………………………………………………………………….115

4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy…………………………………………………………..123

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ……………………………………..137
4.2.1 Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………137

4.2.2 Số liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………..140

4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy…………………………………………………………..144

Kết luận chương 4 …………………………………………………………………………………152

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ
vi

THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM……………………………………………………………………….154
5.1 Định hướng, quan điểm về phát triển liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ….154
5.1.1 Định hướng của Đảng và Chính Phủ phát triển liên kết kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
……………………………………………………………………………………………………….154

5.1.2 Quan điểm về phát triển liên kết giữa giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài …………………………………157
5.2 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
……………………………………………………………………………………………………………..158

5.3 Một số đề xuất, giải pháp tăng cường liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam …………………………………………………162
5.3.1 Một số đề xuất đối với Chính Phủ……………………………………………….163

5.3.2 Một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ……………………………175

5.3 Một số hạn chế của luận án ………………………………………………………………178

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………179

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ………………181

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………182

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………204
vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN APEC CIEM D2E

D2P

Association of Southeast Asian nations
Asian-Pacific Economic

Cooperation

Central institute for Economic

Management

Use domestic inputs for exporting

Use domestic inputs for domestic market

Hiệp hội các nước Đông Nam

Á

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Á- Thái Bình Dương

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương

Sử dụng đầu vào trong nước để

sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Sử dụng đầu vào trong nước để sản xuất hàng hóa cho thị trường trong nước

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN Doanh nghiệp tư nhân
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

I2E

 

I2P

Import foreignt inputs for exporting
Import foreign inputs for

producing

Nhập khẩu đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Nhập khẩu đầu vào để sản xuất

cho thị trường trong nước

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

MNC Multinational company Công ty đa quốc gia

MNL Multinomial Logistics Mô hình hồi quy logit đa biến

OECD

Organization of Economic

Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
viii

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

PCI

Provincial Competitiveness

Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TCTK Tổng cục Thống kê

UNCTAD UNIDO USAID VCCI

United Nations Conference on Trade and Development United Nations Industrial Development Organization United States Agency For International Development Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Diễn đàn Liên hợp quốc về

Thương mại và Phát triển

Tổ chức phát triển công nghiệp

Liên hợp quốc

Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Chương trình phát triển nhà
VDP Vendor Development Program

Vietnam Standard Industrial

cung cấp

Hệ thống ngành kinh tế Việt
VSIC

Classification

Nam

WB World Bank Ngân hàng Thế giới
ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ……………………………………….46 của doanh nghiệp Trung Quốc ……………………………………………………………………….46
Bảng 2.2: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ……………………………………….48 của doanh nghiệp Ấn Độ……………………………………………………………………………….48
Bảng 2.3: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ……………………………………….48 của doanh nghiệp Việt Nam…………………………………………………………………………..48
Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung
ứng toàn cầu ………………………………………………………………………………………………..56
Bảng 3.1: Đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế………………………………………85
Bảng 3.2: Tương quan giữa liên kết ngược và hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung
ứng toàn cầu của DN…………………………………………………………………………………..104
Bảng 3.3: Tương quan giữa việc sử dụng đầu vào từ DN FDI và hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV ………………………………………………………….105
Bảng 4.1: Tổng hợp đo lường các biến số và nguồn dữ liệu ……………………………113
Bảng 4.2: Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa
giai đoạn 2012-2018……………………………………………………………………………………115
Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ……………………………………………………116
Bảng 4.4: Kiểm định sự khác biệt giữa DN không tham gia chuỗi (D2P) ………….120 và DN tham gia theo hình thức chỉ xuất khẩu (D2E)……………………………………….120
Bảng 4.5: Kiểm định T về sự khác biệt giữa DN chỉ nhập khẩu (I2P) ……………….121 và DN không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (D2P) …………………………………..121
Bảng 4.6: Kiểm định T về sự khác biệt giữa DN tham gia xuất nhập khẩu (I2E) và
…………………………………………………………………………………………………………………122
DN không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (D2P) ……………………………………….122
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình logit đa thức ……………………………………………124
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình probit đa biến ………………………………………….127
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình logit đa thức theo quy mô doanh nghiệp …….130
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định T về sự khác biệt giữa DN tham gia và không tham gia liên kết xuôi với DN FDI …………………………………………………………………………….142
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định T về sự khác biệt giữa DN tham gia và không tham gia liên kết ngược với DN FDI ………………………………………………………………………….143
Bảng 4. 12: Kết quả hồi quy về ảnh hưởng các nhân tố tới khả năng liên kết …….145
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy về ảnh hưởng các nhân tố tới mức độ liên kết ………..147
x

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1: Khung phân tích của luận án……………………………………………………………..9

Hình 1.1: Mô hình VCRM …………………………………………………………………………….22

Hình 1.2: Chi phí bình quân của doanh nghiệp…………………………………………………30

Hình 2.1: Tận dụng đòn bẩy công nghệ chuyển giao từ các công ty đa quốc gia ….61

Hình 2.3: Khung nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV …………………………………………76
Hình 2.4: Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khả năng DNNVV liên kết với

DN FDI……………………………………………………………………………………………………….78

Hình 3.1: Số lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ………………………………………………………………………………………………………….82
Hình 3.2: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP ………………………………84

Hình 3.3: Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI ………………………………………….89

Hình 3.4: Khách hàng của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2010-2019 ………………90

Hình 3.5: Tỷ lệ DN tham gia liên kết ngược với DN FDI theo quy mô ……………….91

Hình 3.6: Tỷ lệ DN tham gia liên kết xuôi với DN FDI theo quy mô ………………….92

Hình 3.7: Tỷ lệ DN FDI sử dụng đầu vào trong nước ……………………………………….93

Hình 3.8: Tỷ lệ xuất khẩu và tỷ lệ sở hữu nước ngoài của …………………………………96 các DN FDI tại Việt Nam………………………………………………………………………………96
Hình 3.9: Tỷ lệ đóng góp trong tổng giá trị xuất khẩu theo quy mô doanh nghiệp..97

HÌnh 3.10: Tỷ lệ DN xuất khẩu trong giai đoạn 2012-2018 ……………………………….98

Hình 3.11: Tỷ lệ các DN nhập khẩu đầu vào trong giai đoạn 2012-2018 …………….99

Hình 3.12: Sự tham gia của DNNVV Việt Nam……………………………………………..100 trong chuỗi cung ứng điện tử 3C…………………………………………………………………..100
Hình 1: Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động…………………………….206

Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi (đơn vị:%) ……………………………….207

Hình 3.5: Tình hình thu hút vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam……….210

Hình 3.7: Tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư

…………………………………………………………………………………………………………………211

Hình 3.8: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài …………………………………………212

đăng ký theo đối tác đầu tư ………………………………………………………………………….212

Hình 3.9: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ………………………………………………….213

ngoài đăng ký theo địa bàn đầu tư ………………………………………………………………..213
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ số, tự động hóa và vạn vật kết nối (Internet of Things- IoT) đã và đang tạo ra những sự thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế và xã hội. Cùng với nỗ lực không ngừng của các quốc gia trong xúc tiến tự do hóa thương mại và đầu tư, việc tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa theo mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở thành một xu thế tất yếu. Công nghiệp 4.0 không những mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn đứng đầu các chuỗi cung ứng mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Công nghệ số, blockchain, điện toán đám mây, truyền thông thông tin có thể giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận thông tin về thị trường thế giới, theo dõi lịch trình vận chuyển hàng hóa, cắt giảm được chi phí xuất nhập khẩu cũng như đẩy mạnh các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng công nghệ thay thế cho các hoạt động thương mại truyền thống.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các DNNVV cũng gặp phải nhiều thách thức cản trở sự tham gia trực tiếp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các DNNVV đều có những hạn chế cố hữu xuất phát từ chính quy mô nhỏ bé của mình. Nguồn vốn ít ỏi, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém, thiếu tầm nhìn và chiến lược phát triển đã khiến các DNNVV thường chậm hơn so với các DN lớn trong việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh sản xuất (Ganne &Lundquist, 2019). Các DNNVV cũng thiếu các kỹ năng cần thiết trong việc quảng bá sản phẩm cả ở phương diện trực tuyến và trực tiếp, từ đó lại hạn chế khả năng tiếp cận các khách hàng quốc tế (AMTC, 2018). Những khó khăn này dẫn tới một thực tế là, sự hiện diện trực tiếp của các DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay còn ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp này trong nền kinh tế (Ganne
&Lundquist, 2019).

Một quan điểm hiện nay nhận được sự đồng thuận của các Chính Phủ, tổ chức quốc tế và các học giả là, thay vì tham gia trực tiếp các chuỗi cung ứng toàn cầu trong điều kiện năng lực còn nhiều hạn chế, các DNNVV có thể lựa chọn gián tiếp tích hợp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu
2

tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) (Chính Phủ, 2013; WB, 2017; Lopez-Gonzalez,

2017; OECD- UNIDO, 2019). Khi tham gia liên kết với các DN FDI, DNNVV không chỉ nâng cao được năng lực cạnh tranh, nắm bắt được xu hướng thị trường thế giới, mà còn có thể tăng cường khả năng kết nối với các nhà cung cấp và khách hàng quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng ở cả khía cạnh nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra (Greenaway và cộng sự 2004; Anwar và Nguyen 2011a,
2011b; Farole và Winkler, 2014; WB, 2017). Thống kê của Farole và Winkler (2014) cho thấy, 33 % các DNNVV cung cấp đầu vào cho các DN FDI ở Ghana và 42% ở Chile đã có thể xuất khẩu trực tiếp. Nói cách khác, liên kết với DN FDI không chỉ là một kênh tham gia thị trường quốc tế gián tiếp mà thông qua đó còn giúp đẩy mạnh khả năng sự tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV.
Tuy nhiên, một thực trạng chung ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới là, không phải DNNVV nào cũng có khả năng tham gia liên kết với DN FDI. Mối liên kết giữa khu vực FDI và các DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV được đánh giá tương đối lỏng lẻo. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này xuất phát từ sự hạn chế trong năng lực của các DNNVV trong việc đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các DN FDI về số lượng, chất lượng cũng như thời gian giao hàng. Đồng thời, bên cạnh những tác động tích cực, bản thân các mối liên kết cũng được chỉ ra là có thể gây ra tác động tiêu cực với DN và nền kinh tế trong nước. Ví dụ, nghiên cứu của Nguyen Ngoc Anh và cộng sự (2008) và Tran Toan Thang (2011) đã cho thấy, liên kết xuôi giữa DN FDI và khách hàng trong nước có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Lý giải cho điều này, các tác giả cho rằng, nguồn đầu vào cung cấp của các DN FDI có thể ở mức giá tương đối cao, điều này làm gia tăng chi phí sản xuất và do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DN trong nước.
Vì vậy, vấn đề luôn được quan tâm trong những năm gần đây ở Việt Nam là, liệu các liên kết với DN FDI có thật sự mang lại những tác động tích cực tới DNNVV, tạo tiền đề cho sự phát triển của DN nói chung và góp phần đẩy mạnh các hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN nói riêng. Đồng thời, nếu các liên kết được chứng minh là có hiệu quả đối với DN, làm thế nào để có thể tăng cường các liên kết giữa DNNVV và DN FDI?
3

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có một số công trình phân tích ảnh hưởng của khu vực FDI tới các hoạt động quốc tế hóa của DN Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay rất ít nghiên cứu định lượng tìm hiểu về các tác động của liên kết tập trung vào nhóm các DNNVV. Đồng thời, các nghiên cứu hầu hết phân tích theo cách tiếp cận về hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI, và đưa ra các bằng chứng ở cấp độ quốc gia hay cấp độ ngành về ảnh hưởng từ sự hiện diện của khu vực FDI tới các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam (ví dụ Anwar và Nguyen 2011a,b) hoặc mới chỉ dừng lại ở phân tích thống kê mô tả (WB, 2017). Do đó, cần phải có một nghiên cứu thực nghiệm tìm ra bằng chứng ở cấp độ doanh nghiệp để làm rõ tầm quan trọng của việc tham gia liên kết với DN FDI trong việc thúc đẩy hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu xem xét sự hình thành liên kết từ góc độ của các DN FDI, rất ít công trình phân tích khả năng tham gia liên kết từ góc độ các DN trong nước (ví dụ Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự, 2017; WB, 2017; Đào Hoàng Tuấn và cộng sự, 2021). Đồng thời, ngoại trừ nghiên cứu của WB (2017) về khả năng DNNVV trở thành nhà cung cấp cho DN FDI (tham gia liên kết ngược), các công trình khác chưa tập trung phân tích khả năng liên kết của nhóm đối tượng DNNVV. Vì thế, nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết xuôi và liên kết ngược với DN FDI từ góc độ các DNNVV là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra những gợi ý chính sách và đề xuất cho DNNVV trong tăng cường liên kết với các DN FDI nhằm đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án này nhằm mục đích tìm hiểu về các liên kết giữa DNNVV và DN FDI

để đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với mục tiêu tổng quát như trên, luận án có các mục tiêu cụ thể là:
4

Thứ nhất, chứng minh liên kết giữa DNNVV và DN FDI tạo ra ảnh hưởng tích cực, giúp đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV;
Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV liên kết với DN FDI nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết giữa DNNVV và DN FDI nhằm đẩy mạnh sự tham gia của các DNNVV vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án hướng tới trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản như sau:
Một là, tham gia liên kết với DN FDI có ảnh hưởng tích cực đến khả năng

tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam không?

Hai là, những giải pháp nào có thể tăng cường liên kết giữa DNNVV và DN FDI nhằm đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu mối liên kết kinh doanh với các DN FDI và ảnh hưởng của chúng tới việc đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV Việt Nam, đặc biệt là các DN trong ngành chế tạo.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi nội dung: Trên thực tế, khoảng 60% các dự án FDI hiện nay ở Việt Nam tập trung ở các ngành công nghiệp chế tạo. Đồng thời, các hoạt động sản xuất được tổ chức theo hình thức chuỗi cung ứng toàn cầu thường tập trung ở những cành công nghiệp chế tạo như dệt may, điện tử. Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025 dự kiến lựa chọn 6 nhóm ngành để hỗ trợ phát triển theo mô hình cụm liên kết, chuỗi cung ứng giai đoạn 2021-2025, gồm có điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp CNTT, điện tử-viễn thông, dệt may, da giầy, nông, lâm, thuỷ sản. Điều này cho thấy, giới hạn nghiên cứu về các DN trong ngành chế tạo là phù hợp với thực tiễn và chủ trương của Đảng, Chính Phủ.
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra, rất ít bằng chứng cho thấy các liên kết ngang với DN FDI có thể ảnh hưởng tích cực tới các DN nội địa của nước
5

tiếp nhận đầu tư (ví dụ Blalock và Gerler, 2003; Javorcik, 2004), trong khi các liên kết dọc giữa các DN FDI và DN trong nước được chứng minh là có tác động tích cực tới hoạt động của các DN trong nước (Nguyen Ngoc Anh và cộng sự, 2008; Tran Toan Thang, 2011; Le & Pomfret, 2011; Gorg & Seric, 2015; IMF và cộng sự, 2015). Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những quan điểm đó, luận án tập trung nghiên cứu về các liên kết dọc (bao gồm cả liên kết ngược và liên kết xuôi) giữa doanh nghiệp FDI và DNNVV ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam nhằm tìm bằng chứng ở cấp độ doanh nghiệp về ảnh hưởng của các mối liên kết này tới sự tham gia trực tiếp (hoạt động xuất khẩu đầu ra và nhập khẩu đầu vào) của các DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. NCS cũng tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng DNNVV tham gia các liên kết dọc với DN FDI nhằm đưa ra cơ sở cho các khuyến nghị ở chương 5 của luận án.
Về phạm vi không gian, nghiên cứu tiến hành phân tích về các hoạt động của DNNVV tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn được biết đến là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Nhiều dự án có giá trị hàng tỷ đô la Mỹ của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của các DNNVV mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Về phạm vi thời gian, mô hình nghiên cứu định lượng của luận án được xây dựng trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp ngành chế tạo của Tổng cục Thống kê (TCTK) trong giai đoạn 2012-2018, và những phân tích thực trạng được mở rộng với việc sử dụng báo cáo PCI trong giai đoạn 2010-2019. Đây là giai đoạn cho thấy những sự chuyển biến tích cực của Việt Nam trong hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, cùng những đóng góp nổi bật của khu vực FDI cho nền kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu.
4. Quy trình, phương pháp và số liệu nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án xây dựng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với các bước như sau:
6

Bước 1: Xác định vấn đề, mục đích và câu hỏi nghiên cứu

Bước 2: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh giữa DNNVV và các DN FDI, trên cơ sở đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Nghiên cứu đặc điểm của DNNVV và DN FDI tại Việt Nam, đánh

giá thực trạng liên kết giữa hai khối doanh nghiệp.

Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp từ Điều tra doanh nghiệp hàng năm

của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2012-2018.

Bước 5: Phân tích sự khác biệt về đặc điểm giữa DNNVV liên kết và không liên kết với các DN FDI; đánh giá ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới sự tham gia của DNNVV Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết của các DNNVV Việt Nam.
Bước 6: Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường liên kết với DN FDI, từ đó đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu

Với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, để xác định và đánh giá ảnh hưởng của mối liên kết với DN FDI tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit đa thức, và kiểm định tính vững bằng mô hình probit đa biến, được trình bày cụ thể trong chương 4 của luận án.
Với câu hai nghiên cứu thứ hai, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đi trước, NCS đề xuất mô hình nghiên cứu với phương pháp hồi quy logit để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng DNNVV trở thành đối tác liên kết của DN FDI. Dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu định lượng cũng như phân tích tổng quan về các chủ trương, chương trình hỗ trợ DNNVV hiện nay, NCS đưa ra một số đề xuất đối với Chính phủ và giải pháp cho DNNVV nhằm tăng cường liên kết để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
4.3 Nguồn dữ liệu

Về phân tích tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV và DN FDI, luận án sử dụng số liệu trích xuất từ Niên giám tổng cục thống kê 2019 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, phân tích thực trạng mối liên kết giữa DNNVV và DN FDI cũng như sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV sử dụng các nguồn
7

số liệu đáng tin cậy như: cơ sở dữ liệu điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do VCCI và USAID tiến hành thường niên trong giai đoạn 2012-2019, dữ liệu điều tra Doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong giai đoạn 2012-2018.
Về phân tích thực chứng mối liên kết với DN FDI và sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, luận án sử dụng dữ liệu mảng từ cuộc điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm trong giai đoạn 2012-2018. Tổng cục Thống kê là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các dữ liệu về doanh nghiệp tại Việt Nam kể từ năm 2000. Đối tượng điều tra doanh nghiệp hàng năm là doanh nghiệp/đơn vị được thành lập và có địa điểm đóng trên phạm vi toàn quốc, hoạt động tất cả các ngành nghề quy định (Tổng cục Thống kê, 2017). Bộ số liệu điều tra DN của TCTK là một bộ số liệu có quy mô lớn và đáng tin cậy, có tính đại diện cao, phản ánh tương đối đầy đủ về quan hệ cung ứng, mua bán giữa các DN, cũng như các thông tin về đặc điểm của DN. Vì vậy, đây là bộ dữ liệu phù hợp để tác giả có thể tiến hành phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các liên kết tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.
Cụ thể, luận án sử dụng thông tin từ 2 trong tổng số 18 loại phiếu điều tra là phiếu số 1A/ĐTDN-DN và phiếu số 1Am/ĐTDN-KH. Trong đó, phiếu 1A/ĐTDN- DN là phiếu thu thập thông tin chung của doanh nghiệp. Phiếu 1Am/ĐTDN-KH là phiếu thu thập thông tin về việc sử dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh, áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo, cung cấp các thông tin về cơ cấu đầu vào, đầu ra và hoạt động xuất nhập khẩu của DN; trên cơ sở đó có thể xác định được mối liên kết giữa DNNVV trong nước với DN FDI và sự tham gia của DNNVV trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, tác giả hướng tới tìm hiểu ảnh hưởng của trình độ người lao động và chất lượng môi trường thể chế ở cấp tỉnh và thành phố tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, các thông tin về chất lượng môi trường thể chế được sử dụng từ bộ số liệu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do VCCI và USAID tiến hành điều tra hàng năm. Các thông tin về trình độ lao động cấp tỉnh được trích xuất từ trang điện tử của Tổng cục Thống kê. Đây là các nguồn chính thống, đảm báo tính tin cậy của các dữ liệu được sử dụng.
8

Bên cạnh đó, NCS cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu (depth- interview) người quản lý của một số DN đã và đang tham gia liên kết với DN FDI và/ hoặc chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc phỏng vấn được tiến hành qua các giai đoạn, cụ thể như sau: lập kế hoạch, chuẩn bị mẫu, tiến hành phỏng vấn thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu.
Ở khâu lập kế hoạch, NCS tiến hành xác định các thông tin cần thu thập và đối tượng cần phỏng vấn (trong nghiên cứu này là người quản lý của doanh nghiệp), dựa trên mục tiêu nghiên cứu của luận án. Mẫu phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenient sampling). Theo đó các DN được lựa chọn là từ các lĩnh vực chế biến, chế tạo có kinh nghiệm tham gia vào liên kết cũng như các chuỗi cung ứng toàn cầu. Về quy trình mời tham gia phỏng vấn, NCS tiến hành tìm hiểu và mời người phỏng vấn thông qua (i) viết email/ gọi điện mời trực tiếp và (ii) nhờ người thân/bạn bè chuyển lời mời phỏng vấn. Cụ thể, các DN đã được phỏng vấn bao gồm Công ty Đam San, Trà Lý (ngành dệt), công ty Yên Thế, Minh Trí, Parosy (may mặc), công ty 4Ps, Thành Long (điện tử).
Trong quá trình phỏng vấn, NCS chú trọng tìm hiểu các thông tin, dữ liệu về quá trình hình thành và phát triển của DN, tình hình DN liên kết với DN FDI, thực trạng DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Đồng thời, NCS cũng tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn của DN trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên kết và tham gia chuỗi. Thông tin từ các cuộc phỏng vấn này được tóm tắt thành các báo cáo riêng biệt và được sử dụng để NCS đối sánh với kết quả nghiên cứu từ mô hình định lượng chương 4, từ đó tạo cơ sở để NCS đưa ra một số giải pháp trong chương 5.
Khung phân tích của luận án được tóm tắt theo hình 0.1 trình bày dưới đây.

LA14.013_Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Năm

Loại tài liệu

LA14.013_Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam