Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại

100.000 VNĐ

Download Luận án kinh doanh thương mại: Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại

Mã: LA05.038 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: Kinh doanh thương mạiLoại tài liệu: Luận án tiến sĩĐịnh dạng file: docxNăm: 2022Nơi xuất bản: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công ThươngTên tác giả: Trần Đức Dũng
Số trang: 177

Download Luận án kinh doanh thương mại: Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại

Mục tiêu nghiên cứu chung.

Mục tiêu chung tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm XH của DNVN trong hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung.

Tổng hợp các quan điểm nghiên cứu có liên quan về CSR, nghiên cứu thực trạng về CSR tại Việt Nam để từ đó đưa ra đánh giá về trách nhiệm XH trong KD của DNVN. Đồng thời đưa ra quy trình nhằm nâng cao CSR của các DN trong KD TM phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Mục tiêu cụ thể nghiên cứu.

Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại.

Mục tiêu cụ thể.

Một là, hệ thống hóa và làm rõ khái niệm, nội hàm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và thương mại nói riêng.

Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong thực hiện trách nhiệm xã hội từ đó đưa ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ba là, đánh giá thực trạng về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh và kinh doanh thương mại hiện nay qua giá trị trung bình xét trên bốn khía cạnh CSR.

Bốn là, xây dựng hệ thống các quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại.

Mục tiêu nghiên cứu mong muốn trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Thực trạng CSR của các DN VN đang ở mức độ nào? CSR có ảnh hưởng tác động đến kinh doanh thương mại không?

Trong các hiệp định thương mại có quy định về CSR với mức độ quan tâm như thế nào? Và mối liên hệ giữa CSR với hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu như thế nào?

Có những bài học gì từ các quốc gia đã thành công trong việc thực hiện CSR, CSR đã đóng góp cho sự phát triển của DN và Quốc gia đó như thế nào?

Có giải pháp nào nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hotja động KD nói chung và thương mại nói riêng? Quy trình thực hiện CSR với các nội dung công việc được thực hiện tại các DN như thế nào?

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 17
1.1. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài 17
1.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước. 20
1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 24
2.1. Khái niệm và nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại. 24
2.1.1. Một số nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại. 24
2.1.2. Quá trình ra đời các khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 29
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 42
2.3.1. Kinh nghiệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Nhật Bản 42
2.3.2. Kinh nghiệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Hàn Quốc 52
2.3.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một số nước thuộc Liên Minh Châu Âu 56
2.3.4. Một số bài học cho Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 61
Kết luận chương 64
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 66
3.1. Khái quát khảo sát tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh. 66
3.1.1. Quá trình thu thập số liệu điều tra 68
3.1.2. Phân tích các thông số đo lường thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 71
3.2. Phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh qua giá trị trung bình 75
3.2.1. Phân tích giá trị trung bình trách nhiệm xã với người lao động 75
3.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với khách hàng 80
3.2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường 85
3.2.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua chính sách đối với cộng đồng dân cư địa phương 90
3.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam 91
3.3.1. Những kết quả đạt được 91
3.3.2. Những hạn chế việc thực hiện trách nhiệm xã hội. 93
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 99
4.1. Một số dự báo về sự thay đổi môi trường kinh danh thương mại hiện nay. 99
4.1.1. Những hiệp định thương mại ngày càng đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 99
4.1.2. Dự báo những tác động của trách nhiệm xã hội đến hoạt động kinh doanh thương mại 106
4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 110
4.2.1. Quan điểm. 110
4.2.2. Định hướng 115
4.2.3. Mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại 119
4.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh 121
4.3.1. Giải pháp 121
4.3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Bốn nội dung trách nhiệm XH của DN 11
Bảng 2.1. Tại doanh nghiệp tôi, ban lãnh đạo cấp cao có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và thực hiện CSR tại doanh nghiệp 40
Bảng 3.1. Tuổi (1: < 30; 2: 30-40; 3: 40-50; 4: 50 – 60): 69 Bảng 3.2 Số năm công tác (1: 1-5 năm; 2: 6-10 năm; 3: 11 -15 năm; 4: >15 năm) 69
Bảng 3.3. Chuyên ngành (1: Mareting; 2: QTKD; 3 KT&KT; 4: NHTC; 5: Khác) 70
Bảng 3.4. Chức vụ hiện tại (1: NV; 2: QL cấp CS; 3: QL cấp Trung; 4: QL cấp Cao) 70
Bảng 3.5. Tổng quát thang đo Case Processing Summary 72
Bảng 3.6. Đánh giá hệ số tin cậy- kiểm định thang đo 72
Bảng 3.7 Kiểm định các thanh đo nơi làm việc 72
Bảng 3.8 kiểm định về chính sách khách hàng Case Processing Summary 73
Bảng 3.9. Kiểm định về trách nhiệm với môi trường 74
Bảng 3.10. Kiểm định về trách nhiệm với cộng đồng địa phương 75
Bảng 3.11: Xác định giá trị trung bình, và tần xuất lớn nhất 76
Bảng 3.12 Công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (ví dụ. thông qua các quá trình đánh giá, …) 77
Bảng 3.13. Công ty có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những người lao động tại nơi làm việc 77
Bảng 3.14. Công ty có thường tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng của công ty 77
Bảng 3.15. Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của người lao động tại nơi làm việc 78
Bảng 3.16. Công ty có tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư (ví dụ: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…) 79
Bảng 3.17 Giá trị trung bình về trách nhiệm với khách hàng Statistics 80
Bảng 3.18. Công ty có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác (nhà cung cấp, người mua hàng…) 81
Bảng 3.19. Công ty có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho người mua 82
Bảng 3.20. Công ty có cam kết thanh toán đúng hạn các khoản phải trả cho đối tác 83
Bảng 3.21. Công ty có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan khác 83
Bảng 3.22. Công ty có cùng phối hợp với các đối tác khác để giải quyết các vụ tranh chấp liên đới 84
Bảng 3.24. Giải quyết tranh chấp với khách hàng 85
Bảng 3.25. Giá trị trung bình các chỉ tiêu về môi trường Statistics 85
Bảng 3.26. Công ty có cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất 86
Bảng 3.27. Công ty có cố gắng giảm thiểu và tái sử dụng rác thải trong quá trình sản xuất 87
Bảng 3.28. Công ty có nỗ lực tránh gây ô nhiễm môi trường (khí thải độc hại, nước thải, tiếng ồn…) 88
Bảng 3.29 Công ty có nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên nơi hoạt động sản xuất kinh doanh 88
Bảng 3.30 Công ty có tính đến các ảnh hưởng đối với môi trường khi thiết kế và sản xuất sản phẩm mới (đánh giá mức tiêu thụ năng lượng, …) 89
Bảng 3.31 Công ty có cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến yếu tố môi trường trên nhãn hiệu sản phẩm và các ấn bản thông tin khác cho khách hàng, 89
Bảng 3.32 Giá trị trung bình các chỉ tiêu liên quan đến trách nhiệm xã hội với cộng đồng địa phương 90

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Hoạt động kinh doanh 25
Hình 2.2. Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu 27
Hình 3.1. Mối quan hệ trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh 98
Hình 4.1. Giải pháp nâng cao CSR của DN đối với các cấp quản lý 125
Hình 4.2. Các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đối với doanh nghiệp 130

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
CBD Công ước đa dạng sinh học Convention on Biological Diversity
CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora
CoC Quy tắc ứng xử Code of Conduct
PT Phát triển Develope
CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
CSR
(TNXHCDN) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Corporate social responsibility
DN Doanh nghiệp Enterprise
EVFTA Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu European-Vietnam Free Trade Agreement
FLEGT Tăng cường Luật pháp, Quản lý và Thương mại Lâm sản. Forest Law Enforcement, Governance and Trade,
FTAs Hiệp định thương mại tự do Free Trade Area
ILO Tổ chức lao động quốc tế International Labour Organization
NLĐ Người lao động Labouer
RASFF Nhanh chóng hệ thống cảnh báo cho thực phẩm và nguồn cấp dữ liệu. Rapid Alert System for Food and Feed
VN Việt Nam Viet Nam
VPA Thỏa thuận đối tác tự nguyện về các cam kết và hành động của hai bên Volunteer Parnership Agreement,
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
XH Xã hội Society
MT Môi trường Enviroment
PTBV Phát triển bền vững Sustainable Development
KT Kinh tế Economy
ND Nội dung Content
PL Pháp luật Law
CS Chính sách Policy
QĐ Quy định Regulation
HĐKD Hoạt động kinh doanh Business Activities
DNVN Doanh nghiệp Việt Nam Viet Nam Enterprise
KDTM Kinh doanh thương mại Commercical Business
HĐKDTM Hoạt động kinh doanh thương mại Commercical Business Activities
SXKD Sản xuất kinh doanh Production anh Business
KH Khách hàng Customers
TT Thị trường Market
CT Công ty Company
HH DV Hàng hóa, dịch vụ Goods and Services
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ Small anh Medium Enterprises (SMEs)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
OECD Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế Organization For Economic Cooperration and Development
LHQ Liên Hợp Quốc United Nations

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu tổng quan các tài liệu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH), tiếng Anh (Corporate Social Responsibility – CSR) đã được công bố trong và ngoài nước, cho thấy rằng, sự tiếp cận nghiên cứu khá đa dạng và phong phú theo các quan điểm khác nhau. Có các nghiên cứu tập trung về phần lý luận theo hướng tổng quát trách nhiệm xã hội, chưa đưa ra những tác nghiệp thực hành cụ thể trong việc thực hiện CSR như thế nào. Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về tình huống CSR tại một số công ty với lĩnh vực hoạt động cụ thể như tình huống CSR trong doanh nghiệp về dệt may, hay tình huống CSR trong lĩnh vực đối với người lao động. Mặc dù, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được đề cặp đến trong giai đoạn gần đây, nhưng trong thực tế việc thực hiện trách nhiệm XH trong hoạt động kinh doanh (HĐKD) tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chính điều này đã và đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người Việt Nam nói riêng và xã hội loài người nói chung. Hiện nay, vấn đề trách nhiệm XH của DN đang bị bỏ qua vì các DN chỉ chú tâm vào doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt là không chú ý đến các hoạt động liên quan tới quyền lợi, lợi ích kinh tế của người tiêu dùng, sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và an toàn người lao động,… Thực tế giai đoạn gần đây các vấn đề vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa chứa nhiều chất bảo quản, ngộ độc thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc không rõ ràng, quảng cáo sai sự thật, thay đổi nhãn mác sản phẩm hàng hóa hết hạn sử dụng, cố tình ghi sai nguồn gốc nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ, trách nhiệm đối với chất lượng trong các công trình dự án, trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh,… Tất cả các vấn đề đó thể hiện thực trạng trách nhiệm XH của nhiều doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) chưa được cải thiện. Trách nhiệm XH nhằm cân bằng lợi ích các bên hữu quan đã không được đề cao, có xu hướng phớt lờ, cố tình vi phạm, nghĩa vụ mang tính pháp lý bị xem nhẹ. Việc thực hiện trách nhiệm XH đảm bảo lợi ích của khách hàng (KH), của công đồng XH có thể là tiếng chuông báo động, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của bản thân DN và của cộng đồng XH, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành mục tiêu của bất kỳ tổ chức, DN hay một quốc gia. Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 2015 đã tuyên bố đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu giai đoạn (2015 – 2030), yêu cầu các quốc gia thành viên phải cùng nhau thực hiện. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cần phải thực hiện nhiều biện pháp liên quan, một trong những biện pháp quan trọng đó là phải nâng cao việc thực hiện trách nhiệm XH của tất cả công dân, tổ chức, DN, quốc gia. phải thực hiện đầy đủ bốn nghĩa vụ trong trách nhiệm XH: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn (Carrol, 1999). Các DN cần phải nâng cao trách nhiệm XH của mình và hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm XH đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của DN. Một khía cạnh khác, khi gia nhập các tổ chức thương mại (TM) quốc tế, tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), để sản phẩm xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, các thị trường này đặt ra những yêu cầu rất cao về việc thực hiện trách nhiệm XH, đó là những rào cản kỹ thuật, rào cản này đang ngày càng gia tăng, ngày càng được thắt chặt (như các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuẩt xứ, bảo quản, nhãn mác thông tin bao bì, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, lương và các quyền lợi của người lao động,…). Chính vì vậy, đòi hỏi DN ngày càng phải nghiêm túc tuân thủ trách nhiệm XH đã được công nhận trong các Hiệp định TM tự do ngày nay.
Mặt khác, qua nghiên cứu thực tế hiện nay, vấn đề nhận thức và thực hiện trách nhiệm XH, hiểu rõ vai trò ý nghĩa trách nhiệm XH, mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm với sự phát triển bền vững trong của các DN VN vẫn còn có những hạn chế nhất định. Chính vì vấn đề nhận thức chưa được đầy đủ, vì lợi ích trước mắt của DN, nên việc thực hiện trách nhiệm XH của các DN hiện nay còn rất nhiều bất cập, dẫn đến số vụ việc thiếu ý thức trong việc thực hiện trách nhiệm trong kinh doanh thương mại (KD TM) không ngừng gia tăng cả quy mô, tần suất và mức độ nguy hiểm. Hiện nay thực trạng về việc vi phạm trách nhiệm XH trong các hoạt động thương mại (HĐ TM); mua bán hàng hóa, quảng cáo, marketing, nhãn mác, cung ứng, khuyến mãi, đấu thầu, bảo dưỡng, không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của đối tác… đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, môi trường nguồn nước và không khí ô nhiễm, ảnh hưởng đến lòng tin của toàn XH. Có thể hiểu rằng, chủ nghĩa Vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của cá mình, nhóm lợi ích, bất chấp lợi ích các đối tượng hữu quan, chủ nghĩa vị kỷ là chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình, đã và đang phát triển (PT) tại các doanh nghiệp Việt Nam (DN VN) ngày nay. Họ không quan tâm đến lợi ích chung, hoặc mức độ quan tâm chưa thỏa đáng so với những tác động tiêu cực đối với XH mà doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua quan sát thực tế, ở đâu có tinh thần trách nhiệm XH cao, luôn cân bằng lợi ích giữa chung và riêng, cân bằng đảm bảo lợi ích các bên liên quan thì ở đó sẽ phát triển bền vững (PTBV), hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi. Có thể đưa ra bài học về tinh thần trách nhiệm XH của người Hàn Quốc và Nhật Bản. Sự phát triển thần kỳ của hai quốc gia trong giai đoạn vừa qua có sự tác động rất lớn bởi tinh thần trách nhiệm XH của mọi công dân, mọi DN, mọi tổ chức thuộc hai quốc gia đó. DN cũng vậy, nếu DN có trách nhiệm XH cao, thì các đối tượng hữu quan sẽ trung thành và gắn bó với DN, khi đó HĐKD mới có thể PT bền vững. Chính vì vậy, việc đưa ra quan điểm, đề xuất ra quy trình và các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao trách nhiệm XH của DNVN trong hoạt động kinh doanh thương mại (HĐKDTM) là một vấn đề rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay cho mỗi doanh nghiệp và cho nền kinh tế nói chung.
Trước thực bối cảnh đó, cần phải có các giải pháp nâng cao trách nhiệm XH của các DN, các doanh nghiệp HĐKD có trách nhiệm đang là xu hướng KD mới và cấp bách. Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm chính là nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực tới môi trường XH, cân bằng lợi ích cho tất cả các bên liên quan, để đảm bảo cho sự PT bền vững của nền kinh tế, của XH. Thông qua nghiên cứu trong thực tế có một số điểm sau.
Vấn đề nhận thức và thực hiện trách nhiệm XH, hiểu rõ vai trò ý nghĩa trách nhiệm XH, mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm với sự PT bền vững trong của các DN VN vẫn còn có những hạn chế.
Vì lợi ích trước mắt của DN, nên việc thực hiện trách nhiệm XH của các DN hiện nay còn rất nhiều bất cập, dẫn đến số vụ việc thiếu ý thức trong việc thực hiện trách nhiệm trong kinh doanh thương mại không ngừng gia tăng cả quy mô, tần suất và mức độ nguy hiểm.
Nâng cao trách nhiệm XH của các DN, định hướng các doanh nghiệp HĐ KD có trách nhiệm đang là định hướng KD mới và cấp bách, KD có trách nhiệm, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực tới môi trường XH, cân bằng lợi ích cho tất cả các bên liên quan, để đảm bảo cho sự PT bền vững của nền kinh tế, của XH.
(1) Thực tế hiện nay tại VN việc thực hiện CSR tại các DN còn nhiều hạn chế. Những DN vi phạm luật môi trường, an toàn sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ có xu hướng ngày càng gia tăng.
(2) Liên Hợp Quốc đề ra 17 mục tiêu PT bền vững kêu gọi các quốc gia và DN cùng chung tay thực hiện, đây là một nhiệm vụ mang tính nhân văn toàn cầu.
(3) Trong các hiệp định TM tự do thế hệ mới hiện nay luôn có những quy định liên quan đến CSR, đây được coi là một rào cản TM trong HĐ thương KD TM.
(4) Các DN cần thiết xây dựng một quy trình thực hiện CSR, giải pháp nâng cao trách nhiệm XH của các DN VN trong KD cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế XH và các loại hình DN hiện nay.
Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, NCS thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ phù hợp với xu thế PT nâng cao trách nhiệm XH góp phần tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong hiệp định TM liên quan đến CSR đang ngày càng thắt chặt và khắt khe. Đề tài luận án “Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp VN trong hoạt động kinh doanh thương mại” phù hợp cả lý luận và thực tế trong bối cảnh kinh tế và xã hội hiện nay.
2. Mục tiêu và một số câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu chung.
Mục tiêu chung tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm XH của DNVN trong hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung.
Tổng hợp các quan điểm nghiên cứu có liên quan về CSR, nghiên cứu thực trạng về CSR tại Việt Nam để từ đó đưa ra đánh giá về trách nhiệm XH trong KD của DNVN. Đồng thời đưa ra quy trình nhằm nâng cao CSR của các DN trong KD TM phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Mục tiêu cụ thể nghiên cứu.
Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại.
Mục tiêu cụ thể.
Một là, hệ thống hóa và làm rõ khái niệm, nội hàm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và thương mại nói riêng.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong thực hiện trách nhiệm xã hội từ đó đưa ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, đánh giá thực trạng về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh và kinh doanh thương mại hiện nay qua giá trị trung bình xét trên bốn khía cạnh CSR.
Bốn là, xây dựng hệ thống các quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại.
Mục tiêu nghiên cứu mong muốn trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng CSR của các DN VN đang ở mức độ nào? CSR có ảnh hưởng tác động đến kinh doanh thương mại không?
Trong các hiệp định thương mại có quy định về CSR với mức độ quan tâm như thế nào? Và mối liên hệ giữa CSR với hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu như thế nào?
Có những bài học gì từ các quốc gia đã thành công trong việc thực hiện CSR, CSR đã đóng góp cho sự phát triển của DN và Quốc gia đó như thế nào?
Có giải pháp nào nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hotja động KD nói chung và thương mại nói riêng? Quy trình thực hiện CSR với các nội dung công việc được thực hiện tại các DN như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Trách nhiệm xã hội của DN trong hoạt động kinh doanh thương mại. Trách nhiệm xã hội trong các hiệp định thương mại tự do, sự tác động của CSR đến hoạt động kinh doanh thương mại. Nghiên cứu thực trang CSR tại Việt Nam hiện hay như thế nào?
– Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về việc nâng cao và thực hiện CSR của DN trong phạm vi trên ba vùng miền Bắc, Trung, Nam, thuộc nhiều loại hình DN. NCS thực hiện tập trung khảo sát công ty thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và công ty Diligo Holdings Việt Nam. Đồng thời thực hiện bảng hỏi đối với KH và nhà phân phối của Sabeco với một số đặc điểm sau.
(1) Sabeco và Diligo Holdings đã xây dựng nội dung liên quan đến các vấn đề trách nhiệm XH đối với các đối tượng hữu quan người lao động, môi trường, cộng đồng dân cư và Chính phủ. Tổng công ty đã và đang từng bước thực hiện CSR trong quá trình SXKD.
(2) Quy mô của Tổng công ty Sabeco và Diligo Holding đủ lớn, được trải dài từ Bắc – Trung – Nam, hoạt động sản xuất KDTM trong nước và quốc tế. Công ty Diligo Holdings sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
(3) Sabeco tham gia rất nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổng công ty gồm có các công ty thành viên tham gia HĐTM là chính, có công ty thành viên thực hiện cả hai hoạt động sản xuất và thương mại.
– Nội dung:
Nội dung của CSR: Tìm hiểu các khái niệm và nghĩa vụ cơ bản của CSR với bốn trụ cột chính (trách nhiệm với môi trường, với người lao động, với khách hàng và cộng đồng dân cư), nghiên cứu các nhân tố tác động đến CSR bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Thực trạng trách nhiệm XH trong kinh doanh thương mại của các DNVN.
Các Hiệp định thương mai tự do có sự liên hệ đến nội dung CSR.
Các phương pháp quản trị DN như phân tích điểm mạnh yếu cơ hội và thách thức qua mô hình SWOT và mô hình: Chính trị (P), kinh tế (E), xã hội (S) và công nghệ (T) mô hình PEST.
– Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu về CSR của DN từ 2010 – Nay.
4. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1. Phương pháp luận
Dựa vào phương pháp luận duy học biện chứng, mối quan hệ nhân quả, bản đồ xương cá nguyên nhân và kết quả. Mức độ thực hiện CSR của doanh nghiệp không những tác động đến kết quả kinh doanh thương mại của một doanh nghiệp và của nền kinh tế về mặt kinh tế, mà còn tác động đến các yếu tố khác như môi trường, sức khỏe con người. Đồng thời, luận án cũng dựa vào nội dung đã được quy định trong các Hiệp định thương maị quốc tế đề cập đến các vấn đề CSR, dựa vào khung tham chiếu bắt buộc, có căn cứ cơ sở để đối chiếu so sánh. Bên cạnh đó dựa vào các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước VN về trách nhiệm XH trong KD, nhằm đóng góp cho sự PT bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hệ thống hóa các khái niệm, các khía cạnh về CSR để tìm ra điểm chung nhất nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, phương pháp tổng hợp và phân tích, thống kê mô tả để phát huy ưu nhược điểm của mối phương pháp. Trước hết, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn, các kết quả nghiên cứu có sẵn để làm cơ sở lý thuyết, tìm kiếm và tham khảo các mô hình nghiên cứu thích hợp. Phương pháp phân tích tình huống được sử dụng để khai thác các thông tin về cách các nhân tố ảnh hưởng đến CSR của DN.
Việc nghiên cứu định tính để tiến hành nghiên cứu về nội dung, nội hàm, tác nhân tác động đến CSR … kết hợp nghiên cứu định lượng (điều tra số liệu phân tích đánh giá tổng hợp…). Sau đó được tổng hợp, đánh giá để đưa ra kết luận đề xuất kiến nghị xây dựng quy trình nâng cao trách nhiệm XH của các DN.
(1). Nghiên cứu định lượng
Dựa trên số liệu bảng hỏi thu nhận được từ quá trình khảo sát tại công ty Diligo Holdings và Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), dùng bảng khảo sát và phỏng vấn từ một số cán bộ công nhân viên tại hai công ty, một số KH và nhà phân phối. NCS tiến hành sử dụng phần mềm SPSS18 để xử lý số liệu điều tra. Tác giả xây dựng bảng hỏi đã được chuẩn bị trước theo cấu trúc nhất định cho đối tượng nghiên cứu và câu hỏi xoay quanh vấn đề CSR trong các DN với các nội dung khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu. Để đảm bảo tính tin cậy của điều tra, đã phát đi khoảng 210 bảng hỏi, gấp hơn 3 lần quy mô mẫu tối thiểu cần thiết theo yêu cầu. Các đối tượng tham gia được hỏi đều đã và đang làm tại các DN, đã và đang sử dụng sản phẩm của hai công ty trên. Các dữ liệu điều tra được khảo sát tại một số thành phố: Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Nha Trang. Tổng số 210 bảng hỏi phát đi và thu về đánh giá tính hợp lệ được 161 bảng hỏi được trả lời đủ tiêu chuẩn. Mô tả mẫu điều tra được trình bày ở nội dung kế tiếp trong luận án.
Bảng hỏi định lượng bao gồm bốn phần chính, được phân bố nội dung như sau
Phần thứ nhất: Những thông tin cơ bản liên quan đến DN và người được hỏi.
Phần thứ hai: Sẽ bao gồm các câu hỏi về quan điểm của lãnh đạo các cấp của DN. Đồng thời, NCS cũng khảo sát thông tin về việc xác định các bên hữu quan bị tác động bởi trách nhiệm xã hội của DN, như KH và nhà phân phối.
Phần thứ ba: Các câu hỏi tìm hiểu về các hoạt động CSR đang tiến hành tại DN.
Phần cuối cùng: Là các câu hỏi về mối liên hệ giữa CSR và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
(2) Nghiên cứu định tính
Trong luận án nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa phân tích định lượng và phương pháp định tính nhằm khai thác những điểm mạnh của mỗi phương pháp và nhằm đáp ứng các phù hợp với các nội dung nghiên cứu.
– Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến CSR trong và ngoài nước đã nghiên cứu, thang đo và tiêu chí đánh giá CSR.
– Xây dựng nội dung câu hỏi điều tra, phỏng vấn, tình huống phù hợp với mục đích nghiên cứu về CSR.
– NCS tiến hành điều tra thực hiện hỏi đáp trao đổi trước khi đưa ra những thông tin nội dung cơ bản về CSR. Mục đích quan sát đánh giá xem mức độ nhận diện thực tế về CSR của đối tượng phỏng vấn điều tra. Tiến hành phỏng vấn cá nhân đại diện chia sẻ các vấn đề nội dung CSR và mức độ thực hiện CSR tại DN như thế nào?
– Tiếp theo thực hiện việc cung cấp một số thông tin kiến thức nội dung về trách nhiệm XH trong CSR. Nhằm mục đích cung cấp những thông tin thêm cho người được hỏi, từ đó người được hỏi hiểu rõ vấn đề, để so sánh mức độ thực hiện CSR của công ty mình như thế nào với yêu cầu và nội dung CSR đã được cung cấp. Họ tiến hành đánh giá công ty mình đạt mức độ nào, có cơ sở so sánh đối chiếu với nội dung chính.
– Các công ty đã cung cấp hệ thống văn bản quy định cũng như văn bản đánh giá tình hình thực hiện CSR trong thời gian qua liên quan đến các chế độ chính sách đối với môi trường làm việc của nhân viên, các chính sách với môi trường XH, các chính sách đối với dân cư địa phương, tạo công ăn việc làm; chính sách với khách hàng (KH), bảo đảm quyền lợi của KH. Trong một số trường hợp những thông tin liên quan đến CSR mang tính nội bộ, khó thâm nhập và tìm hiểu, thông tin đôi khi không đúng sự thật đòi hỏi có sự quan sát phán đoán. Vậy phương pháp định tính tác giả thực hiện theo quy trình nghiên cứu tình huống, nghiên cứu tổng hợp tài liệu, phỏng vấn cá nhân, hỏi đáp quan sát, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm.
Thực hiện chọn lọc và thực hiện phát phiếu điều tra khảo sát tại các công ty thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và một số công ty khác như Diligo Holding Viet Nam. Trong quá trình đưa ra câu hỏi và quan sát, NCS trao đổi hướng dẫn với cán bộ nhân viên tại các bộ phận cũng như KH và nhà phân phối nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ về các hoạt động CSR của Sabeco, đồng thời chia sẻ làm rõ hơn về vai trò của CSR trong KD. Các câu hỏi đề ra liên quan đến trách nhiệm xã hội với bố trụ cột chính đó là với môi trường, với người lao động, với khách hàng, với cộng đồng dân cư. Bởi vì các yếu tố đó là những nội dung đươc đề cập nhiều trong các hiệp định TM tự do, các nội dung đó có mối quan hệ đến hoạt động thương mại, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.
Hình 1. Khái quát quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Xuất phát từ nghiên cứu tổng quan các tài liệu nghiên cứu, NCS tìm hiểu và xây dựng bảng hỏi phù hợp với nội dung thực hiện điều tra trực tiếp sau đó, tiến hành phỏng vấn nhỏ cán bộ công nhân viên về nội dung CSR tại công ty.
Trong nghiên cứu luận án này, theo quan điểm liên quan đến các trụ cột chính về trách nhiệm XH đó là; trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với KH, với nhân viên và cộng đồng địa phương. Nội dung phỏng vấn này được thiết kế như thảo luận nhằm tìm hiểu sâu về bối cảnh KD, sức ép các bên hữu quan về trách nhiệm của DN và thực tế việc thực hiện CSR trong KD.
(3) Thiết kế nội dung bảng hỏi phục vụ công tác nghiên cứu
Mục đích bảng hỏi nhằm thu thập tài liệu một cách chính xác, dễ tổng hợp được để phục vụ cho công tác nghiên cứu, sẽ giúp cho việc ghi chép được thuận lợi. Với mục đích đó, bảng câu hỏi được xây dựng với các ý như sau:
Một là, giúp cho người được phỏng vấn hiểu rõ ràng các câu hỏi dẫn đến trả lời đúng, đủ, chính xác hơn.
Hai là, bảng hỏi thân thiện khiến cho người được phỏng vấn muốn hợp tác trả lời với phong cách hợp tác.
Ba là, khuyến khích những câu trả lời thông qua sự quan sát kỹ lưỡng đầy đủ hơn.
Bốn là, có sự hướng dẫn rõ ràng từ nhà nghiên cứu mong muốn biết và cách thức trả lời, làm tăng tốc độ cũng như hiệu quả của quá trình phân tích dữ liệu sau này.
Năm là, giúp cho việc phân loại và kiểm tra lại cuộc phỏng vấn trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được những nhiệm vụ đó, việc thiết kế bảng hỏi đảm bảo tính logic và sự hợp lý của các câu hỏi. Dưới đây NCS sẽ trình bày về các bước thiết kế bảng hỏi, thực hiện xây dựng bộ bảng hỏi bao gồm các câu hỏi tập trung đề cặp đến việc tìm hiểu về nhận thức, nhận diện và thực hiện CSR tại các DN hiện nay. Bên cạnh đó các câu hỏi xoay quan bốn trụ cột chính liên quan đến CSR đã được kiểm định tại một số khu vực kinh tế như Liên minh Châu Âu, đó là Trách nhiệm với môi trường làm việc của nhân viên, Trách nhiệm với dân cư địa phương”, “Trách nhiệm với KH” và cuối cùng “Trách nhiệm với môi trường XH” Sau đó, tác giả tổng hợp lại tiến hành phân tích từng bảng hỏi để phục vụ cho nội dung nghiên cứu theo quan điểm về CSR của Liên Minh Châu Âu (2010) về CSR cần có 4 nội dung đánh giá chính về CSR như trên. Nội dung các thang đo trách nhiệm XH của
Bảng 1. Bốn nội dung trách nhiệm XH của DN
Thứ tự Ký hiệu Thang đo Hoàn
toàn không đồng ý Không
đồng ý Bình
thường/
không có ý kiến Đồng ý Hoàn
toàn
đồng ý
1 2 3 4 5
1 NLV Các chính sách CSR tại nơi làm việc
2 MTXH Các chính sách CSR về môi trường XH
3 CĐĐP Các chính sách CSR về cộng đồng địa phương
4 KH Các chính sách CSR với KH
Những thông tin cần thiết trong bảng hỏi
Khi lập bảng hỏi cần xác định chính xác cần điều gì, giải quyết được gì thừ thông tin đo lường được. Đối với luận án này cần tìm hiểu tiêu chí nhận định về CSR, các thông tin xoay quanh CSR về nhận thức và thực hiện CSR, các loại thông tin mà tác giả cần thu thập bao gồm hai phần chính sau:
Phần A: Liên quan đến các thông tin chung về cá nhân và DN, phần này gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cơ bản liên quan về đối tượng điều tra và DN. Thông tin cá nhân bao gồm giới tính (nam nữ), tuổi, trình độ học vấn (ĐH, Cao học, Tiễn sĩ), vị trí trong tổ chức, các cấp quản lý. Thông tin này giúp cho tác giả phân tích sự khác nhau giữa các vị trí nghề nghiệp, năm công tác, lĩnh vực, … cho cùng một tiêu chí thang đo. Ngoài ra, phần này cũng có thể đưa loại hình DN vào để nghiên cứu các loại hình khác nhau có cách tiếp cận và thực hiện CSR có thể khác nhau.
Phần B: Các câu hỏi liên quan trực tiến đến các nội hàm CSR của DN, liên quan đến việc thực hiện CSR tại DN vào các thang đo xoay quanh bốn trụ cột là trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao đông, trách nhiệm với KH và trách nhiệm với cộng đồng dân cư. Phần này phản ánh giá trị và mô tả các giá trị cụ thể liên quan đến CSR. Cụ thể nội dung về CSR sẽ được trình bày trong phần 2. Dưới đây, nghiên cứu sinh mô tả sơ bộ việc tiến hành soạn thảo và đánh giá các câu hỏi.
Thiết kế mẫu điều tra
Mẫu điều tra luôn ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, do vậy việc lựa chọn mẫu cũng là một yếu tố quan trọng. Cần phải lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm của các DN và cả tổ chức từ đó có thể là đại diện cho tổng thể, việc chọn mẫu được thực hiện như sau:
Khu vực lấy mẫu: Như đã phân tích ở phần trên, đối tượng lấy mẫu khảo sát là cán bộ công nhân viên chức và nhóm KH đối tác thuộc Tổng công ty cổ phần Bia rượu và Nước giải khát Sài Gòn, tập trung chủ yếu ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Nha Trang, Hà Nội, Sài Gòn đó là các công ty thành viên đang hoạt động sản xuất KD và có doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần túy chỉ tham gia mua và bán hàng hóa.
Phương pháp lập mẫu: Bảng câu hỏi được gửi đến nhân viên và một số KH, nhà phân phối của DN tại một số tỉnh thành được xác định, vừa tiến hành thực hiện điều tra trực tiếp và gián tiếp thông qua gửi bảng hỏi điều tra trực tiếp và thư điện tử.
Kích thước mẫu: Theo Harris RJ. Aprimer: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc). Theo Roger, (2006), (m) là số lượng câu hỏi thì n = 5m. Bên cạnh đó có thể có một số cách thức lấy mẫu khác phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
4.3. Nguồn dữ liệu
Nguồn thứ cấp
– Nguồn dữ liệu thứ cấp: là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề về CSR của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và trên thế giới thời gian qua, đây là nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho công việc nghiên cứu. Đây là nguồn nghiên cứu quan trọng mà bát kỳ nghiên cứu nào cũng phải tiếp cận và sử dụng. Nguồn dữ liệu này được thu thập như sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu.
 Thu thập dữ liệu thứ cấp.
Trong bối cảnh công nghệ truyền thông nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài rất đa dạng, phong phú được truyền tải trên nhiều kênh thông tin đại chúng. Như vậy với đề tài được lựa chọn, tác giả sẽ tiến hành tìm kiếm các vấn đề liên quan đến trách nhiệm XH của DN với nội dung là trách nhiệm với khách hàng, với môi trường với người lao động và cộng đồng dân cư, … đồng thời tìm kiếm các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về vấn đề Trách nhiệm XH của DN đóng góp cho sự PT bền vững của bản thân DN và toàn XH sẽ là nguồn dữ liệu thứ cấp để tham khảo và nghiên cứu. Bên cạnh đó, những đặc điểm và kinh nghiệm thực hiện CSR của một số DN tại VN hay quốc tế cũng sẽ rất hữu ích để NCS có cơ sở tiến hành phân tích từ tổng quan cho đến phân tích các yếu tố liên quan CSR của DN trong KD. Với việc xác định những tài liệu liên quan cần thu thập như trên, Nghiên cứu sinh sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trên một số các phương tiện sau:
(1) Thông tin từ sách báo và tạp chí: Trên cơ sở tìm kiếm sách liên quan đến các nội dung nghiên cứu, Nghiên cứu sinh tìm kiếm với nhiều từ khóa khác nhau, như CSR, trách nhiệm XH, KDTM, hiệp định TM, các quy định trách nhiệm XH, … xuất hiện tài liệu liên quan từ sách, báo, tạp chí, … liên quan đến chủ đề CSR mà NCS có thể đọc nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Đây cũng là kênh thông tin tài liệu phong phú và đa dạng
(2) Thu thập thông tin dữ liệu điện tử từ các tạp chí: Mặt khác, NCS thực hiện tiếp cận nguồn thông tin tài liệu từ một số nguồn dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet, hội thảo, …: Nghiên cứu sinh tham khảo dựa vào những bản luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề CSR hoặc các tài liệu, công trình khoa học của các Trường đại học, Viện nghiên cứu.
Nguồn sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp: NCS thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến của nhiều cấp từ nhân viên đến quản lý làm việc tại DN và một số đối tượng hữu quan như KH và đối tác cùng với đó là phát bảng hỏi điều tra khảo sát. Vậy những phiếu điều tra được thu nhận qua việc điều tra quan sát, bảng hỏi từ các tổ chức, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhân viên đối tượng đang làm việc tại các công ty con của Sabeco và những người liên quan là KH và nhà phân phối. Phương pháp này cũng giúp đo lường và nắm bắt phản ứng của người được phỏng vấn từ đó mà các câu trả lời mang tính chính xác cao hơn. Ví dụ điển hình là nghiên cứu sinh đã thực hiện việc khảo sát cán bộ công nhân viên, khách hàng và đối tác của Tổng công ty tại các chi nhánh: Công ty cổ phần thương mại (TM) Sabeco Nam Trung Bộ – Thành Phố Nha Trang, Khành Hòa. Công ty cổ phần TM Sabeco Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột; Công ty cổ phần TM Sabeco Bắc Trung Bộ, Nghệ An. Công ty cổ phần TM Sabeco Miền Đông- Bình Dương; Công ty cổ phần TM Sabeco, Hà Nội. NCS đã thực hiện những buổi đào tạo kết hợp tiến hành khảo sát về các nội dung đạo đức KD, trách nhiệm xã hôi và văn hóa của DN. Các thành viên được tập hợp theo lớp tập huấn về văn hóa doanh, đạo đức KD và trách nhiệm XH. Tập thể người được mời để điền phiếu hỏi được giới thiệu về các nội dung liên quan đến CSR, để họ hiểu được rõ nội dung vấn đề. Sau đó họ được phát phiếu điều tra giải thích những thuật ngữ mà người được điều tra đưa ra các câu hỏi, giúp hiểu rõ vấn đề và điền thông tin đúng hơn cho phiều, danh sách thành viên tham gia khảo sát được minh họa phần phụ lục.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của Luận án.
Điểm mới của luận án:
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu của các công trình khoa học từ trước tới nay đồng thời qua khảo sát và đánh giá thực trạng CSR tại VN hiện nay. NCS thấy rằng luận án của mình có một số đóng một số mới sau:
• Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại của Việt Nam.
• Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kết quả hoạt động kinh doanh thương mại với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay.
• Phân tích, đánh giá về thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại trên bốn khía cạnh: Trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng. Kết quả hầu hết các chỉ số đạt mức nhỏ hơn bốn, đạt trung bình khá (với mức thang đo từ một đến năm).
• Áp dụng mô hình PDCA, bao gồm “Plan” là lập kế hoạch, “Do” là thực hiện, “Check” là kiểm tra, “Act” là hành động điều chỉnh. Luận án đã xây dựng quy trình thực hiện việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại, phù hợp với bối cảnh kinh tế và xã hội hiện nay mà các doanh nghiệp có thể áp dụng.
• Xây dựng hệ thống các quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh thương mại.
Luận án có một số ý nghĩa về mặt khoa học sau
– Khảng định một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sự PT bền vững cho bản thân DN và nền kinh tế đó là trách nhiệm XH của DN
– Mối quan hệ giữa PT bền vững và CSR là mối quan hệ biện chứng, quan hệ hữu cơ tác động cùng chiều và trực tiếp lẫn nhau. Do vậy để đạt được mục tiêu PT bền vững thì việc thực hiện CSR trong KD là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng
– Mối quan hệ biện chứng giữa CSR với kết quả HĐ KD TM của DN. Thực hiện CSR là tất yếu, là xu hướng tiến bộ phù hợp với nội dung Hiệp định TM tự do ngày nay
Ý nghĩa về thực tiễn
– Luận án xây dụng nội dung CSR trong quy trình PDCA, Kaizen, … trong việc thực hiện trách nhiệm XH của DN. Các DN có thể làm căn cứ tham khảo để thực hiện với các bước và nội dung cụ thể
– Giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu được xu thế mang tính quốc tế đang chú trọng đề cao CSR, cũng như hiểu rõ tầm quan trọng (hay vai trò) của CSR đối với sự PT trong KD nói chung và thương mại (TM) nói riêng của DN.
– Giúp cho các nhà quản lý, các nhà quản trị thấy được bức tranh thực trạng thông qua các giá trị trung bình của bố trụ cột trách nhiệm XH, đồng thời là tài liệu tham khảo áp dụng các bước trong quy trình xây dựng và đưa ra các giải pháp cụ thể cho cấp quản lý, quản trị phù hợp trong quá trình triển khai CSR.
6. Kết cấu luận án.
Luận án được tác giả trình bầy với phần mở đầu và 4 chương theo nội dung và cấu trúc như sau.
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số nước về trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Chương 3: Thực trạng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại.

LA05.038_Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Định dạng file

Năm

Nơi xuất bản

LA05.038_Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại
Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại