Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Mã: LA02.309 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Học viện Tài chínhNăm: 2021Tên tác giả: Vũ Khắc Hùng
Số trang: 205

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.

Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu được thu thập, tính toán từ các báo cáo của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu sử dụng một số tài liệu, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính về tình hình tài chính, doanh thu, thị phần thuê bao, thị phần doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Những đóng góp mới:

Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống hóa, làm rõ hơn về lí luận cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của VNPT cũng như các giải pháp tài chính mà VNPT đang áp dụng nâng cao năng lực cạnh tranh VNPT từ đó tổng kết những thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Điểm mới cơ bản của luận án là chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba: Đề xuất các giải pháp tài chính và một số giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, phù hợp với định hướng chiến lược của nhà nước, của doanh nghiệp nên có tính ứng dụng cao. Đây là những điểm mới riêng có của luận án.

Bố cục luận án:

Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:

Chương1: Năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh và sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………………….. I MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………………II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………… IV DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………………………………………. VI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH……………….9

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP………………………..9

1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ……………………………………………………………… 9

1.1.1. Cạnh tranh của doanh nghiệp. ……………………………………………………………………………………………..9

1.1.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp…………………………………………………………………………………….. 17

1.1.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh…………………………………………………………………….. 28

1.2. Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. …………………………….. 43

1.2.1. Giải pháp tài chính vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ……………………………………. 43

1.2.2. Giải pháp tài chính vi mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ………………………………………. 49

1.3. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế và bài học cho VNPT. ………………………………………………………….. 61

1.3.1. Kinh nghiệm. …………………………………………………………………………………………………………………… 61

1.3.2. Một số kinh nghiệm cho doanh nghiệp viễn thông Việt Nam và VNPT…………………………………….. 69

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM …………………………………………………73
2.1. Khái quát về Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam……………………………………………………….. 73

2.1.1. Khái quát ngành bưu chính viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. … 73

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của VNPT………………………………………………………………….. 79

2.1.3. Tài sản và nguồn vốn ……………………………………………………………………………………………………….. 82

2.1.4. Kết quả kinh doanh ………………………………………………………………………………………………………….. 85

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ………………………. 88

2.2.1. Sản phẩm:……………………………………………………………………………………………………………………….. 88

2.2.2. Thị phần. ………………………………………………………………………………………………………………………… 98

2.2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh:…………………………………………………………………………………………. 106

2.2.4. Nguồn nhân lực ……………………………………………………………………………………………………………… 109

2.2.5. Công nghệ. ……………………………………………………………………………………………………………………. 111

2.3. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh ……………………………… 113

2.3.1. Thực trạng tác động từ các giải pháp tài chính vĩ mô………………………………………………………….. 113

2.3.2. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính vi mô………………………………………………………………. 120

2.4. Đánh giá việc sử dụng các giải pháp tài chính tới NLCT tại VNPT…………………………………………. 128

2.4.1. Đánh giá giải pháp tài chính vĩ mô…………………………………………………………………………………… 131
iii

2.4.2. Đánh giá giải pháp tài chính doanh nghiệp……………………………………………………………………….. 137

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………147

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ………………………………148

3.1. Cơ hội và thách thức đối với VNPT để phát triển doanh nghiệp……………………………………………… 148

3.1.1. Định hướng phát triển của VNPT giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2030. ……………………. 148

3.1.2. Một số cơ hội và thách thức đối với VNPT tại thị trường Việt Nam………………………………………………… 151

3.2. Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam….. 158

3.2.1. Các giải pháp về chính sách tài chính vĩ mô………………………………………………………………………. 158

3.2.2. Các giải pháp tài chính vi mô. …………………………………………………………………………………………. 166

3.2.3. Một số giải pháp khác …………………………………………………………………………………………………….. 172

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp………………………………………………………………………………………….. 179

3.3.1. Đối với nhà nước……………………………………………………………………………………………………………. 180

3.3.2. Đối với doanh nghiệp. …………………………………………………………………………………………………….. 183

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………185

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………..186

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ………………………..189

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN …………………………………..190
iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT
CHỮ VIẾT

TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1 ASEAN Cộng đồng kinh tế các nước châu Á

2 ASEM Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu

3 BC – VT Bưu chính – Viễn thông.

4 BCVT Bưu Chính Viễn Thông

5 CNTT Công nghệ thông tin

6 CP Chính Phủ

7 CPH Cổ phần hóa

8 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên TBD

9 CT Cạnh tranh

10 CTDN Cạnh tranh doanh nghiệp

11 DN Doanh nghiệp

12 DNQD Doanh nghiệp Quốc doanh.

13 EEC Cộng đồng kinh tế châu Âu.

14 FPT Tập đoàn FPT

15 GDP Thu nhập quốc dân

16 HNQT Hội nhập quốc tế.

17 ITU Liên minh Viễn thông Quốc tế.

18 KH – CN Khoa học – công nghệ

19 LATS Luận án tiến sĩ

20 NCS Nghiên cứu sinh

21 NLCT Năng lực cạnh tranh

22 NLCTQG Năng lực cạnh trang quốc gia

23 NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
v

 

STT
CHỮ VIẾT

TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

24 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

25 NVKD Nguồn vốn kinh doanh.

26 QH Quốc hội

27 ROA Tỷ số Lợi nhuận trên tài sản

28 ROE Tỷ số Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

29 SX – KD Sản xuất – kinh doanh

30 TCDN Tài chính doanh nghiệp

31 UPU Liên Bưu Quốc tế.

32 Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội

33 VKD Vốn kinh doanh

34 VNPT Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam

35 WTO Tổ chức thương mại Thế giới.
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

[B2.1] SỐ LIỆU DOANH NGHIỆP KINH DOANH ……………………………… 74
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ CNTT …………………………………………………… 74 [B2.2] BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN …………………………………………………….. 83 [B2.3] BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP ………………. 85 [B2.4] BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT ………………………….. 86 [B2.5] DANH MỤC SẢN PHẨM CƠ BẢN CỦA CÁC NHÀ MẠNG …….. 89 [B2.6] BẢNG SẢN PHẨM CÁC NHÀ MẠNG …………………………………….. 90 [B2.7] BẢNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÁC NHÀ MẠNG NĂM 2020.. 93 [B2.8] BẢNG GIÁ CƯỚC MỘT SỐ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CƠ BẢN .. 94 [B2.9] BẢNG MỘT SỐ GÓI CƯỚC GIÁ TRỊ GIA TĂNG CƠ BẢN ……… 95 [B2.10] BẢNG MỘT SỐ GÓI CƯỚC RIÊNG CỦA NHÀ MẠNG………….. 95 [B2.11] BẢNG TOP THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM ……………………………….. 98 [B2.12] BẢNG TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI CÁC NHÀ MẠNG LỚN101 [B2.13] BẢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CHỦ YẾU THEO NHÀ MẠNG ……………………………………………………………………………………. 103 [B2.14] BẢNG SO SÁNH THỊ PHẦN DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM …………………………………………………. 105 [B2.15] BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ TIÊU CHÍ TÀI CHÍNH ……………….. 107 [B2.16] BẢNG TÍNH ROE CỦA VNPT……………………………………………… 108 [B2.17] BẢNG NGUỒN NHÂN LỰC………………………………………………… 110 [B2.18] BẢNG GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ THEO CÁC MỤC TIÊU CỦA VNPT 112 [B2.19] BẢNG TRÍCH VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ113 [B2.20] BẢNG KỲ HẠN LÃI SUẤT CHO VAY CỦA MỘT SỐ TCTD .. 116 [B2.21] BẢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CNTT CỦA CÁC NHÀ MẠNG … 118 [B2.22] BẢNG TIÊU CHÍ TỔNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG NĂM 2019, 2020 ………………………………………………………………… 120 [B2.23] BẢNG NGUỒN VỐN VNPT ………………………………………………… 121 [B2.24] BẢNG PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN…………………………………………. 127 [B2.25] THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 2016-2020…………………….. 129 [B2.26] THƯƠNG HIỆU VIỄN THÔNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI …………. 138
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong mọi nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo cho sự phát triển quốc gia: sản xuất tư liệu sản xuất trang bị cho nền kinh tế phát triển với qui mô lớn hơn, giữ vai trò thoả mãn nhu cầu của dân cư, hàng xuất khẩu, đóng góp quyết định vào số thu của ngân sách Nhà nước.
Các doanh nghiệp tồn tại trong môi trường cụ thể, để đứng vững và phát triển phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về: nguyên liệu, lao động, môi trường sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…Các cá thể doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để vượt lên trên các doanh nghiệp khác, đây là quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Nền kinh tế mở, toàn cầu hóa, cạnh tranh doanh nghiệp diễn ra rộng khắp trong nước, khu vực và toàn thế giới. Kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia vào cạnh tranh ở cấp độ cao, cạnh tranh khốc liệt. Nếu các điều kiện về khả năng tài chính hạn hẹp, trình độ kỹ thuật- công nghệ còn thấp, chất lượng sản phẩm- dịch vụ chưa cao, thì nguy cơ mất khả năng cạnh tranh, thất bại của các doanh nghiệp rất lớn, kể cả trên sân nhà. Để nâng cao khả nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều giải pháp khác nhau – trong đó sử dụng các giải pháp tài chính luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Vị thế và vai trò của tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động bình thường và tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển hoạt động doanh nghiệp trong mọi điều kiện, áp lực thị trường ngày càng tăng, đối thủ ngày càng nhiều.
Bưu chính – viễn thông Việt Nam giữ vai trò quan trọng, kết nối thông tin, trợ lực cho phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trên hai thập kỷ qua và vai trò này cần được nâng lên, ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước.
2

Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Trong những năm qua mặc dù đạt được những thành công, tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề: năng lực tài chính thấp so với các doanh nghiệp viễn thông mạnh trên thế giới; Chưa đủ nguồn lực đầu tư rộng rãi công nghệ viễn thông thế hệ mới 5G; Tiềm lực tài chính hỗ trợ năng lực công nghệ còn hạn chế; Chưa tự chủ công nghệ, mở rộng chiếm lĩnh thị phần thị trường, sản phẩm mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của VNPT phát huy vai trò là một doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin của đất nước.
Từ những lý do nêu trên, NCS cho rằng việc tìm ra và bổ sung thêm các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tính cấp thiết và ý nghĩa.
2.Những nghiên cứu về VNPT và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Tổng công ty mạnh.
Đã có không ít đề tài, luận văn và luận án tiến sỹ nghiên cứu về Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, tuy nhiên, nghiên cứu sâu, hệ thống hóa các giải pháp tài chính tăng cường năng lực cạnh tranh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước các đối thủ doanh nghiệp viễn thông và tác động của các chính sách tài chính đến năng lực cạnh tranh của VNPT, thì chưa được nhiều tác giả nghiên cứu sâu và toàn diện, cụ thể:
Thứ nhất: LATS của nghiên cứu sinh (NCS) Hoàng Thị Tuyết [61].

Với tên đề tài: “Kiểm soát tài chính trong Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”. Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng. Mã số:
62.31.12.01.LA được bảo vệ ngày 20/05/2010. Tại Học Viện Tài Chính.

Nghiên cứu của NCS Hoàng Thị Tuyết về kiểm soát tình trạng tài chính trong hoạt động kinh doanh của VNPT, làm rõ nhận thức về kiểm soát tài chính của tập đoàn kinh tế như: Chủ thể, mục tiêu, nội dung, phương thức,
3

công cụ, hình thức, tổ chức thực hiện kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế và những yếu tố tác động đến kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở phân tích hiện trạng kiểm soát tài chính trong tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cả hai giác độ: kiểm soát tài chính của Nhà nước đối với VNPT và Kiểm soát tài chính của VNPT, qua đó nêu lên những điểm còn nhiều bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp toàn diện, cụ thể, có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Luận án của NCS Hoàng Thị Tuyết không nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chưa đề cập đến mối quan hệ giữa tài chính với nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT. Mặt khác nghiên cứu này được hoàn thành cách đây một thập kỷ, điều kiện kinh doanh, mô hình kinh doanh của VNPT đã thay đổi, định nghĩa các dịch vụ viễn thông và các điều kiện kinh tế xã hội, tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông đã thay đổi. Do đó đề tài mà NCS đang nghiên cứu – “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”, trong giai đoạn 2015 – 2019, là không trùng với nội dung nghiên cứu của NCS Hoàng Thị Tuyết.
Thứ hai: LATS của NCS Trần Thị Anh Thư [62].

Với tên đề tài: “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới”. Chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số: 62.34.01.01. Luận án được bảo vệ ngày 15/06/2012, tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương.
Chủ đề của nghiên cứu này khác mã ngành của NCS đang thực hiện. Luận án này hệ thống hoá các vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện Việt Nam
4

là thành viên của WTO và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.
Hiện nay Việt Nam bên cạnh WTO đã tham gia các cam kết thương mại thương mại: EVFTA có tác động đến ngành bưu chính viễn thông và năng lực cạnh tranh của VNPT khi hiệp định này mở cửa không hạn chế phần lớn các dịch vụ bưu chính viễn thông cho đối tác nước ngoài tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, VNPT đã trải qua nhiều lần tái cấu trúc, có nhiều thay đổi lớn như: tách Tổng công ty Bưu chính, công ty Mobifone, cục Bưu điện Trung ương về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Do đó xuất hiện nhiều vấn đề mới, giải pháp mới tăng cường năng lực, năng lực tài chính cho VNPT. Mặt khác nghiên cứu của NCS Trần Thị Anh Thư, đề cập chung các yếu tố và điều kiện tác động đến năng lực cạnh tranh của VNPT. Trong khi đó đề tài nghiên cứu của tác giả đề cập đến một yếu tố quan trọng nhất “Giải pháp tài chính” tác động đến năng lực cạnh tranh của VNPT. Nên nghiên cứu của NCS không trùng lắp với nội dung luận án của NCS Trần Thị Anh Thư.
Thứ ba: LATS của NCS Nguyễn Mạnh Hùng [64]

Với tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Viễn thông

Việt Nam”. Luận án này của NCS Nguyễn Mạnh Hùng được bảo vệ năm

2013, phạm vi nghiên cứu về ngành viễn thông Việt Nam, tập trung tới lĩnh vực viễn thông chủ yếu của ngành: viễn thông di động, viễn thông cố định và Internet, băng rộng trong môi trường tác động trong nước và ngoài nước ảnh hưởng đến ngành viễn thông. Nghiên cứu của NCS Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra các tiêu chí, thước đo tiêu chí làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, không đặt vấn đề, giải pháp, điều kiện cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, không đi sâu về nội dung năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của VNPT, do đó nghiên cứu mà NCS đang thực hiện, không bị trùng lắp với nội dung luận án của NCS Nguyễn Mạnh Hùng.
5

Thứ tư: LATS của NCS Phạm Thị Minh Hiền [63]

Với tên đề tài: “Sử dụng công cụ tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”. Chuyên ngành tài chính ngân hàng; Mã số: 62.31.12.01.
Luận án được bảo vệ năm 2011. Đề tài nghiên cứu của NCS Phạm Thị Minh Hiền nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và sử dụng các công cụ tài chính vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Ngành dệt may và ngành viễn thông có cùng xuất phát điểm là ngành kinh tế mũi nhọn trong nước. Nghiên cứu về công cụ tài chính để tăng cường giải pháp cho một đơn vị kinh doanh nhà nước lớn. Tuy nhiên, đối tượng, thời gian nghiên cứu, không gian nghiên cứu là khác biệt với lựa chọn đề tài nghiên cứu của NCS từ đó các nội dung nghiên cứu về ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, về lí luận cũng như thực tiễn để đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là hoàn toàn riêng biệt.
Thứ năm: LATS của NCS Vũ Duy Vĩnh [65]

NCS Vũ Duy Vĩnh với tên đề tài: “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Chuyên ngành tài chính ngân hàng; Mã số: 62.31.12.01.
Luận án được bảo vệ năm 2009. Đối tượng nghiên cứu của NCS Vũ Duy Vĩnh nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, tập trung vào giai đoạn Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Phạm vi nghiên cứu là Tổng công ty Giấy trong mối quan hệ với ngành giấy Việt Nam như: Công ty Giấy Việt Trì, Công ty Giấy Tân Mai …Như vậy, về đối tượng và phạm vi nghiên cứu là về Tổng công ty Giấy khác biệt với lựa chọn đề tài nghiên cứu của NCS. Bên cạnh đó về điểm chung thì Tổng công ty giấy Việt Nam và VNPT là hai doanh nghiệp nhà nước có thể lấy kinh nghiệm sử dụng công cụ các giải pháp tài chính làm bài học kinh nghiệm cho VNPT sau này.
6

Các công trình khoa học và nghiên cứu nói trên đề cập đến hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước về lĩnh vực cụ thể như: Kiểm soát tài chính, quản lý vốn đầu tư tại VNPT; Đơn vị cụ thể: Tổng công ty Giấy, ngành dệt may; và điều kiện cụ thể: hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới; Và thời gian nghiên cứu đã lâu. Như vậy, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đối tượng: Giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2016 -2020 với số liệu, mô hình tổ chức mới để đưa ra các giải pháp tài chính tăng cường năng lực cạnh tranh cho VNPT.
Đề tài nghiên cứu của NCS là: “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” được nghiên cứu khi Tập đoàn hoàn thành tái cơ cấu lần 3 và chuyển quyền quản lý về Ủy ban quản lý vốn ngoài doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đã ký và thực hiện các cam kết quốc tế mới cho lĩnh vực viễn thông, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các công ty viễn thông, công nghệ thông tin trong và ngoài nước. Do vậy việc nghiên cứu về giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu mới, không trùng lắp. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận cạnh tranh, về VNPT trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực tài chính, thị phần dịch vụ, năng lực cạnh tranh của VNPT, đề xuất các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận, dùng giải pháp tài chính để hoàn thiện các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh cho VNPT.
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và các giải pháp mà VNPT đã áp dụng, từ đó nêu ra các thành công, các mặt hạn chế.
7

Đưa ra các giải pháp tài chính vĩ mô, vi mô phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu:

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nhiều giải pháp như giải pháp về chiến lược, công nghệ, nhân lực, marketing…Tại luận án này, đối tượng nghiên cứu là các giải pháp tài chính vĩ mô và vi mô.
5. Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Luận án nghiên cứu những tác động của giải pháp tài chính đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam áp dụng từ năm 2016 – 2020 để từ đó đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Không gian nghiên cứu: trong phạm vi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Việt Nam trong ngành viễn thông, CNTT Việt Nam.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu được thu thập, tính toán từ các báo cáo của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu sử dụng một số tài liệu, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính về tình hình tài chính, doanh thu, thị phần thuê bao, thị phần doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.
7. Những đóng góp mới:

Thứ nhất: Nghiên cứu hệ thống hóa, làm rõ hơn về lí luận cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
8

doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp.

Thứ hai: Luận án đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của VNPT cũng như các giải pháp tài chính mà VNPT đang áp dụng nâng cao năng lực cạnh tranh VNPT từ đó tổng kết những thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Điểm mới cơ bản của luận án là chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp tài chính và một số giải pháp khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, phù hợp với định hướng chiến lược của nhà nước, của doanh nghiệp nên có tính ứng dụng cao. Đây là những điểm mới riêng có của luận án.
8. Bố cục luận án:

Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:

Chương1: Năng lực cạnh tranh và giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh và sử dụng các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập

đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
9

CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh là nguồn gốc và sự phát triển. Trong tự nhiên, đấu tranh sinh tồn là nguồn gốc của cạnh tranh để tìm môi trường phát triển, điều kiện sống tốt nhất. Và nếu quần thể này, hoặc cá thể này, chiếm được vị trí tốt hơn, thì các quần thể khác sẽ ở vị trí bất lợi, kém hơn hoặc bị tiêu diệt biến mất, nhưng đồng thời quần thể/cá thể khác sẽ xuất hiện, với khả năng chịu đựng và thích nghi tốt hơn với môi trường mới. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên, liên tục, đã dẫn đến đấu tranh sinh tồn ở một cấp độ mới, quyết liệt hơn về qui mô cũng như phương thức cạnh tranh.
Cạnh tranh diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, trong nền kinh tế, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển diễn ra tương tự trong tự nhiên, nhưng là cạnh tranh để phát triển.
1.1.1. Cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh.

Cạnh tranh, bản chất cạnh tranh là phương pháp, cách thức (thủ thuật) dành lợi thế về phía mình. Chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về cạnh tranh, nhất quán về thuật ngữ, thực tế có một số định nghĩa về cạnh tranh của nhiều nhà kinh tế, đã được thừa nhận, điển hình như:
Theo Các Mác [13]: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Định nghĩa này phù hợp với cạnh tranh doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong điều kiện phát triển ổn định, chưa xuất hiện độc quyền. Nói cách khác, thị trường bó hẹp trong phạm vi quốc gia, chưa xuất hiện trào lưu hội nhập sâu rộng như trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên định nghĩa này, trên giác độ lợi nhuận thì vẫn phù hợp trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế.
10

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng [68] thì: “Cạnh tranh là đua tranh để dành ưu thế về mình”. Định nghĩa này mang tính tổng quát đúng trong lĩnh vực kinh tế và cho cả lĩnh vực xã hội nói chung. Tuy nhiên, xét trong lĩnh vực kinh tế, thì khái niệm này quá rộng, nội dung của nó chưa thể hiện mục tiêu cụ thể của cạnh tranh, chưa nêu rõ thủ pháp để đạt tới mục tiêu đã định. Cho nên khái niệm này chưa gắn cụ thể vào cạnh tranh kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập hiện nay. Ngoài ra, đã có khá nhiều định nghĩa về cạnh tranh với những nội dung tương tự, như:
+ Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, nhằm giành cùng một loại tài nguyên, sản xuất cùng một loại sản phẩm, hoặc khách hàng về phía mình”.
+ Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm, tạo thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
+ Theo P.Samuel Son [47] – nhà kinh tế học Hoa Kỳ, thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để dành khách hàng và thị trường”.
Như vậy, tổng hợp theo mục tiêu cạnh tranh kinh tế, quan điểm và nội dung cạnh tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường của các nhà kinh tế là tương đồng. Đó là sự đấu tranh để giành giật thị trường, người tiêu thụ sản phẩm và các điều kiện sản xuất – kinh doanh. Những khái niệm này vẫn được sử dụng để nghiên cứu về cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay. Những khái niệm trên, mặc dù được đưa ra trong các thời điểm khác nhau, nhưng nội dung tương đối thống nhất:
· Mục đích của cạnh tranh là giành phần thắng trên thương trường.

· Công cụ cạnh tranh (phương tiện, biện pháp) sử dụng mang tính đặc thù.

· Môi trường diễn ra cạnh tranh là cụ thể và đồng nhất.
11

Từ cách trình bầy như trên, thì cạnh tranh kinh tế có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể, bằng các công cụ (thủ pháp) đặc thù để giành các điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất, nhằm chiếm lĩnh thị phần, với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Cạnh tranh kinh tế có nội dung rộng hơn cạnh tranh doanh nghiệp do phạm vi cạnh tranh kinh tế rộng hơn, nhiều ngành nghề, nhiều doanh nghiệp và mở rộng hơn là cạnh tranh kinh tế quốc gia, quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng thị trường, cạnh tranh kinh tế đồng thời cũng được mở rộng, phát triển và gia tăng theo mức độ cao hơn.
1.1.1.2.Cạnh tranh doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập. Mục tiêu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận tối đa. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cùng sản xuất – kinh doanh cùng loại sản phẩm, luôn luôn cạnh tranh với nhau, nhằm độc chiếm thị trường. Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế.
Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra những giải đáp quan điểm cạnh tranh của

mình, nhằm làm rõ thêm định nghĩa cạnh tranh doanh nghiệp:

Nguồn gốc dẫn đến cạnh tranh theo C.Mác [14]: “Sự phân công lao động trong xã hội đặt những người sản xuất hàng hóa độc lập đối diện với nhau, những người này không thừa nhận một uy lực nào khác, ngoài uy lực cạnh tranh”. Ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được C.Mác đề cập như sau: “cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Ở đây, C.Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong một không gian hẹp, chủ nghĩa tư bản lúc này cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, quan niệm về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ khá tiêu cực.
12

Lịch sử hình thành và phát triển của cạnh tranh cho thấy trong thời kỳ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, cạnh tranh mang tính đối kháng là phổ biến với mục tiêu thôn tính đối phương, buộc đối phương phải phụ thuộc vào mình. Trong phương thức cạnh tranh này, các chủ thể tham gia cạnh tranh dùng mọi thủ đoạn để chiến thắng đối phương, cạnh tranh này mang tính hủy diệt. Loại hình cạnh tranh này có thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển lên một cấp độ cao hơn, nhưng đã gây nên sự lãng phí tài nguyên, nhân lực…của xã hội một cách quá mức.
Khi điều kiện tài nguyên thiên nhiên dần bị cạn kiệt, xu thế hội nhập là một quá trình tất yếu. Các quốc gia, các đối tác kinh tế thấy rằng cạnh tranh đối kháng là không có lợi cho bất kỳ bên nào và cũng không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy các chủ thể kinh tế (cả Nhà nước) đã chuyển cạnh tranh đối kháng, sang cạnh tranh hợp tác. Thể hiện quan điểm này, trong thực tiễn nhiều tổ chức hợp tác kinh tế thương mại khu vực và toàn cầu được hình thành: EU, OECD, NAFTA, AFTA, ASEAN, APEC… và lớn nhất là WTO. Các liên minh này có tính chất chặt, lỏng khác nhau, nhưng đều thể hiện được ý chí hợp tác giữa các bên trong liên minh, trong quá trình phát triển sản xuất
– kinh doanh. Hợp tác để phát triển là một xu thế, nhưng cạnh tranh vẫn tồn tại và sẽ ở mức độ cao hơn. Đồng thời các đối tác trong liên minh vẫn phải giải quyết mâu thuẫn giữa tự do thương mại và bảo hộ mậu dịch.
Như vậy, cạnh tranh doanh nghiệp là môi trường và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Hiểu theo mặt trái, cạnh tranh doanh nghiệp là doanh nghiệp mạnh đè bẹp doanh nghiệp yếu, là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng hoặc thị trường mà kết quả cuối cùng là để tiêu thụ được ngày càng nhiều hàng hoá với lợi nhuận cao; Theo hướng mở rộng, trong mối tương quan giữa các doanh nghiệp, xu thế toàn cầu hóa và nhu cầu mua sắm của xã hội thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là quá trình các doanh nghiệp tìm tòi, đưa ra các biện pháp, giải pháp kinh tế tích cực,
13

sáng tạo nhằm tồn tại được trên thị trường, thu được nhiều lợi nhuận trên cơ sở tạo ra các ưu thế về sản phẩm cũng như trong tiêu thụ sản phẩm.
Cạnh tranh và cạnh tranh doanh nghiệp là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh biểu hiện sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng tới đạt được mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời kỳ, hướng tới khách hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội. Cạnh tranh giúp cho: (1) Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới, sử dụng công nghệ mới hiện đại tiên tiến, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu… nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. (2) Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp cho chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, mức giá phù hợp với khả năng giúp thoả mãn nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng. (3) Đối với nền kinh tế thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Cạnh tranh phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, gợi mở định hướng nhu cầu người tiêu dùng thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Để cạnh tranh doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả là động lực phát triển nền kinh tế xã hội, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, xử lý các vấn đề cạnh tranh độc quyền, các vấn đề cộng đồng như việc yêu cầu doanh nghiệp xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác.
1.1.1.3. Phân loại cạnh tranh doanh nghiệp.

Cạnh tranh doanh nghiệp chỉ là một thuật ngữ phản ảnh những tiêu chí

của doanh nghiệp thực hiện, nhằm đạt mục tiêu trong kinh doanh. Không
14

phân tích sâu về khía cạnh đạo đức kinh doanh, cạnh tranh doanh nghiệp được

phân loại theo tiêu chí sau:

a. Cạnh tranh theo ngành. Hình thức cạnh tranh này được chia làm hai loại, là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Trong nền kinh tế, những doanh nghiệp cung ứng cho thị trường cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc thù tập hợp lại thành một ngành sản xuất kinh doanh. Do sở hữu khác nhau, nên mỗi doanh nghiệp có một phương thức quản trị riêng. Doanh nghiệp có chất lượng quản trị hoàn hảo, bao giờ cũng thu được lợi nhuận vượt trội. Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng tìm mọi biện pháp để phân chia thị trường có lợi cho mình, và là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Trong quá trình cạnh tranh trong nội bộ ngành, nếu hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thì loại hàng hóa dịch vụ ấy, sẽ mở rộng được thị phần, sẽ phát triển và tăng được lợi nhuận. Còn các doanh nghiệp khác sẽ bị thu hẹp sản xuất và bị giảm lợi nhuận. Kết quả của quá trình cạnh tranh này làm cho sản xuất tập trung và tích tụ cao hơn. Mặt khác, quá trình cạnh tranh này sẽ làm cho chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tốt hơn, đẹp hơn và giá thành, giá bán sẽ hạ hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn. Kết quả quá trình cạnh tranh nội bộ ngành sẽ dẫn đến bình quân hóa suất lợi nhuận trong ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành.

Trên thị trường, mỗi ngành sản xuất một loại hàng hoá đặc thù, khó thay thế và có suất lợi nhuận riêng. Do đó các ngành có suất lợi nhuận thấp, sẽ tìm cách chuyển vốn sang ngành có suất lợi nhuận cao hơn. Đây là hình thức cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh giữa các ngành có ý nghĩa tích cực, góp phần hạn chế tính độc quyền, tạo thế phát triển cân bằng tương đối trong nền kinh tế. Trong điều kiện trình độ kinh tế phát triển cao, toàn cầu hoá, thì vấn đề thị
15

trường đã trở thành sự quan tâm lớn của mọi doanh nghiệp, khái niệm cạnh tranh giữa các ngành không còn có ý nghĩa tuyệt đối như trước đây. Bởi lẽ giữa các ngành, các lĩnh vực gần nhau, thậm chí rất xa nhau vẫn có thể xâm nhập vào nhau, tạo nên một hình thái kinh tế mới: sản xuất – kinh doanh đa lĩnh vực. Đây là một dạng mới của độc quyền. Tuy nhiên dù dưới hình thái độc quyền nào, thì trong một không gian kinh tế đầy biến động, các tổ chức độc quyền vẫn chưa thể bỏ được tính tư hữu, bản chất dân tộc, vị trí độc tôn quốc gia… Do đó cạnh tranh vẫn luôn song hành với những hình thái kinh tế này.
b. Theo Cấp độ cạnh tranh.

Theo mức độ, hay cấp độ cạnh tranh, thì cạnh tranh được chia làm hai loại là cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
Cạnh tranh hoàn hảo: là một mô hình mà mọi chủ thể đều bình đẳng, không có độc quyền. Trong cạnh tranh các chủ thể đều được tiếp nhận thông tin và thụ hưởng những quyền lợi từ Chính phủ như nhau. Vì vậy việc mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận của một doanh nghiệp nào đó là do hàng hoá
– dịch vụ của doanh nghiệp này thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều hơn những chủ thể khác, doanh nghiệp được quản trị tốt hơn. Nói cách khác, năng lực của doanh nghiệp quyết định sự thành công của chính mình.
Trong thực tiễn thì cạnh tranh hoàn hảo chỉ là mô hình giả định do không thể có mô hình bình đẳng. Giả định nếu có sự bình đẳng, nhưng do trình độ tiếp nhận và xử lý thông tin, sử dụng lao động, tài nguyên… của các doanh nghiệp lại rất khác nhau, nên hiệu quả SX – KD cũng sẽ rất khác nhau, vì vậy giữa các doanh nghiệp đã hình thành một khoảng cách tự nhiên: bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng này thường xuyên xuất hiện từ cạnh tranh trí tuệ giữa các doanh nghiệp và không có sự bình đẳng trí tuệ.
Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức phổ biến hiện nay. Theo hình thức này một số chủ thể sản xuất kinh doanh, với các lợi thế của mình về nguồn nguyên nhiên liệu, nhân công, địa bàn thuận lợi, có bí quyết SX –
16

KD… có thể chi phối được thị trường về giá cả và số lượng hàng hoá. Tuy nhiên sự thắng lợi trong cạnh tranh không hoàn hảo là không bền vững ở một chủ thể. Vì vậy để đảm bảo thắng lợi trong thời gian dài, các chủ thể phải không ngừng vươn lên trong cạnh tranh, đổi mới khoa học – công nghệ sản xuất sản phẩm, giữ được bí quyết sản xuất kinh doanh giành lợi thế trên thương trường. Đây cũng là một trong các qui luật của cạnh tranh.
c. Theo đạo đức kinh doanh: Cạnh tranh trong kinh tế, được chia làm hai loại: Cạnh tranh hợp pháp và cạnh tranh không hợp pháp.
Cạnh tranh hợp pháp: hay còn gọi là cạnh tranh lành mạnh, là cạnh tranh phù hợp chuẩn mực luật pháp, tập quán và đạo đức kinh doanh.
Cạnh tranh không hợp pháp: là cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi cạnh tranh vi phạm pháp luật, trái với chuẩn mực thông thường và đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại đến uy tín và lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc cá nhân, đối tác. Rộng hơn, loại cạnh tranh này ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến quốc gia trên mọi thương trường.
d. Cạnh tranh theo thị trường: Cạnh tranh theo thị trường hay theo địa bàn kinh doanh, được chia thành hai loại: Cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và cạnh tranh quốc tế. Ngày nay, sự xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ thị trường và giao lưu kinh tế nói chung, nên trong phạm vi quốc gia vẫn có cạnh tranh quốc tế. Những loại hàng hoá dịch vụ của nước ngoài được tự do lưu thông trên thị trường nội địa, chúng cạnh tranh mạnh mẽ về mẫu mã, chất lượng, phương thức phục vụ… đặc biệt về giá cả, so với những hàng hoá dịch vụ cùng chủng loại tại bản địa. Doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường sẽ chịu sự tác động của cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh quốc gia. Do đó có thể khẳng định trong cạnh tranh kinh tế, phạm vi thị trường chỉ là một khái niệm tương đối. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cạnh tranh giữa những người bán với nhau, là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc
17

cạnh tranh này, doanh nghiệp nào đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải

rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.

1.1.1.4.Các hình thức cạnh tranh.

Tuỳ vào hoàn cảnh thị trường cũng như năng lực cạnh tranh thực tế của

chủ thế kinh doanh, cạnh tranh có thể được diễn ra dưới những hình thức sau:

Cạnh tranh thực tế, đây là những loại hình cạnh tranh với những biểu hiện cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, giữa các doanh nghiệp trực tiếp cạnh tranh với nhau cùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua những phương tiện cơ bản như giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Hình thức cạnh tranh này phổ biến nhất, vì đã tham gia vào thị trường, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để bán được hàng, để tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh tiềm năng là hình thức cạnh tranh tồn tại do những nguyên nhân tiềm năng trên thị trường. Điều này buộc doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược cạnh tranh phải tính tới các yếu tố mang tính tiềm năng có thể xuất hiện trên thị trường như: đa dạng hoá sản phẩm, công ty mới, những chủ thể mới có thể gia nhập thị trường…
Cạnh tranh thay thế là hình thức cạnh tranh mà doanh nghiệp dựa trên khả năng tự thay đổi phương thức, hình thức kinh doanh, cách thức tính giá, R&D, áp dụng kĩ thuật, công nghệ mới…
1.1.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh biểu hiện ra của cạnh tranh trong kinh tế bao hàm những nội dung rộng và phong phú, từ cạnh tranh giữa các cá thể, các doanh nghiệp, các tập đoàn… đến cạnh tranh giữa các liên minh, các quốc gia.
1.1.2.1.Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là tập hợp các tiêu chí phản ánh thực lực vật chất và năng lực quản trị của chủ thể so với các chủ thể khác cùng sản xuất – kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường. Trên cùng một thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất,

LA02.309_Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA02.309_Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam_002
Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam