Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

100.000 VNĐ

Download Luận án quản lý kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Mã: LA03.126 Danh mục: , Từ khóa: Chuyên Ngành: Quản lý kinh tếLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTên tác giả: Lê Huy Huấn
Số trang: 232

Download Luận án quản lý kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, nghiên cứu đã đề xuất được một quy trình tiếp cận tổng hợp để lựa chọn, đánh giá hiệu quả nhằm nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA). Quy trình này bao gồm (i) Nhận diện, đánh giá tác động của BĐKH đến SXNN tại địa phương/ vùng sinh thái nông nghiệp, nhấn mạnh góc nhìn từ nông hộ; (ii) Rà soát, lựa chọn các mô hình CSA thích ứng ưu tiên và phù hợp; (iii) Đánh giá hiệu quả các mô hình CSA trên các phương diện khác nhau; và (iv) Phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, hành vi chấp thuận áp dụng CSA của các nông hộ.

Thứ hai, nghiên cứu đã đưa ra được các cơ sở lựa chọn và xây dựng được một bộ tiêu chí có hệ thống để phân tích, đánh giá hiệu quả của các mô hình CSA một cách toàn diện, bao trùm. Các tiêu chí đánh giá được đề xuất đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu trụ cột của CSA theo định nghĩa của FAO (tăng năng suất/thu nhập, thích ứng và giảm nhẹ) và 3 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường theo cách tiếp cận PTBV, phù hợp với điều kiện sản xuất và bối cảnh của các vùng sinh thái nông nghiệp cũng như của Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, luận án đã đánh giá và chỉ ra được mức độ hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình CSA điển hình thích ứng với hạn hán – yếu tố khí hậu có tác động nghiêm trọng đến SXNN ở vùng DHNTB. Kết quả cho thấy các mô hình CSA không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình đối chứng mà còn giúp tăng khả năng thích ứng một cách linh hoạt, chủ động; mang lại những cải thiện quan trọng về mặt xã hội, môi trường. Mặc dù vậy, mức đầu tư ban đầu của các mô hình này tương đối cao và đòi hỏi chi phí lao động lớn, đây có thể là một rào cản đối với các nông hộ sản xuất nhỏ – những người rất dễ tổn thương trước tác động của BĐKH. Các bằng chứng về hiệu quả của các mô hình CSA sẽ là cơ sở quan trọng cho các bên trong việc thúc đẩy áp dụng và nhân rộng các mô hình CSA ở các địa bàn phù hợp thuộc các tỉnh vùng DHNTB.

Thứ hai, nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ tương đồng giữa nhận thức và hành động của các nông hộ trong việc các lựa chọn giải pháp thích ứng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Việc hiểu rõ hơn về các quá trình định hình sự thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu là rất quan trọng để xác định các thực thể dễ bị tổn thương và xây dựng các chính sách thích ứng có hiệu quả tốt. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất áp dụng các mô hình CSA của nông hộ, bao gồm: khả năng tiếp cận tín dụng; mức độ tham gia các khóa đào tạo, lớp tập huấn kỹ thuật; hệ thống các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp; trình độ học vấn; quy mô đất canh tác; điều kiện kinh tế hộ nông dân; và tư cách thành viên trong các tổ chức. Qua đó, các cơ quan quản lý địa phương có thể nắm bắt nhu cầu của nông hộ để thiết kế các hướng dẫn và chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ mở rộng diện tích áp dụng CSA trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả rút ra từ địa bàn nghiên cứu điểm, nghiên cứu đã đề xuất được 03 quan điểm, 04 định hướng, 06 gợi ý chính sách và 03 nhóm giải pháp chính để thúc đẩy phát triển, nhân rộng các mô hình CSA phù hợp, hiệu quả tại vùng DHNTB. Các định hướng và khuyến nghị này có giá trị thực tiễn đối với các tỉnh trong vùng DHNTB nói riêng và các vùng sinh thái nông nghiệp khác trên cả nước nói chung; là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị địa phương tham khảo và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………………… viii
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………………….. ix
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………………… xi
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………… 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………………………………. 1
1.2. Mục tiêu ………………………………………………………………………………………………… 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ……………………………………………………………………………. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………………………………… 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án ……………………………………………………………. 5
1.4.1. Đóng góp mới về phương diện học thuật, lý luận …………………………………. 5
1.4.2. Đóng góp mới về phương diện thực tiễn ……………………………………………… 5
1.5. Kết cấu của luận án ………………………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ………………………………… 8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về phương pháp đánh giá hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp ………………………………………………………………………………………………….. 8
1.1.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng hàm
sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mô …………………………………………………………….. 8
1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp dựa vào doanh thu và
chi phí sản xuất ……………………………………………………………………………………….. 10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp
thông minh với khí hậu ……………………………………………………………………………….. 13
1.2.1. Rà soát, tổng hợp các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu …….. 14
1.2.2. Các tiêu chí rà soát, tổng hợp các mô hình nông nghiệp thông minh với
khí hậu……………………………………………………………………………………………………. 16
iv

1.2.3. Các mô hình nông nghiệp thông nghiệp thông minh với khí hậu trên thế giới
và ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………. 20
1.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với
khí hậu……………………………………………………………………………………………………. 22
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ……………………………………………………………………… 27
1.3.1. Khoảng trống về mặt lý luận ……………………………………………………………. 27
1.3.2. Khoảng trống về mặt thực tiễn …………………………………………………………. 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………………. 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI
KHÍ HẬU………………………………………………………………………………………………………. 30
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển và đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp
thông minh với khí hậu ……………………………………………………………………………….. 30
2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc và các đặc điểm chính của nông nghiệp thông minh
với khí hậu ……………………………………………………………………………………………… 30
2.1.2. Nông nghiệp thông minh với khí hậu trong mối quan hệ với các khái niệm
liên quan khác …………………………………………………………………………………………. 39
2.1.3. Quan điểm và tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông
minh với khí hậu ……………………………………………………………………………………… 42
2.1.4. Đánh giá nhận thức của nông dân & các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của việc áp dụng và quyết định lựa chọn các mô hình nông nghiệp thông minh với
khí hậu……………………………………………………………………………………………………. 48
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông
minh với khí hậu ………………………………………………………………………………………… 52
2.2.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng và cách thức thúc đẩy các mô hình nông
nghiệp thông minh với khí hậu có hiệu quả…………………………………………………. 52
2.2.2. Các rào cản trong việc áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh với
khí hậu……………………………………………………………………………………………………. 55
2.2.3. Các giải pháp khắc phục các rào cản và thúc đẩy việc áp dụng, phổ biến các
mô hình nông nghiệp thông minh thông minh với khí hậu ……………………………. 56
Tiểu kết chương 2 ………………………………………………………………………………………….. 60
CHƯƠNG 3: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 61
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………………….. 61
v

3.1.1. Khái quát các đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng
duyên hải Nam Trung Bộ………………………………………………………………………….. 61
3.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn vùng duyên hải Nam Trung Bộ ……………… 63
3.1.3. Khát quát địa bàn nghiên cứu điểm – tỉnh Ninh Thuận ………………………… 69
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ……………………………………………………………………… 71
3.2.1. Tiếp cận có sự tham gia …………………………………………………………………… 71
3.2.2. Tiếp cận không hối tiếc ……………………………………………………………………. 72
3.2.3. Tiếp cận giới và phát triển ……………………………………………………………….. 72
3.2.4. Tiếp cận theo Khung phân loại ưu tiên CSA (CSA-PF)……………………….. 72
3.3. Khung nghiên cứu ………………………………………………………………………………… 73
3.4. Cách thức triển khai nghiên cứu …………………………………………………………… 74
3.4.1. Lựa chọn địa bàn, đối tượng, mẫu nghiên cứu ……………………………………. 74
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu …………………………………………………………… 80
3.5. Mô hình và phương pháp phân tích ………………………………………………………. 83
3.5.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả ……………………………………………… 83
3.5.2. Phân tích ngân sách từng phần (PBA) ……………………………………………….. 83
3.5.3. Phân tích chi phí – lợi ích (CBA) ………………………………………………………. 84
3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường ……………. 87
3.5.5. Phương pháp phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic ……………………. 90
Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………………………………………….. 92
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH
NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ …………………………………………………………………………………………………… 93
4.1. Kết quả rà soát các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở duyên
hải Nam Trung Bộ………………………………………………………………………………………. 93
4.2. Khái quát về các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu được chọn
đánh giá tại tỉnh Ninh Thuận ………………………………………………………………………. 95
4.2.1. Thông tin chung về các mô hình……………………………………………………….. 95
4.2.2. Mô tả các đặc điểm của mẫu khảo sát ……………………………………………….. 98
4.3. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và các tác động đến lựa chọn
sinh kế của các hộ nông dân ở Ninh Thuận ………………………………………………… 101
4.4. Hiệu quả của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu …………… 106
vi

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu . 108
4.4.2. Hiệu quả xã hội …………………………………………………………………………….. 121
4.4.3. Hiệu quả môi trường ……………………………………………………………………… 127
4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và quyết định lựa chọn
mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu của nông hộ …………………………. 134
4.5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình nông nghiệp
thông minh với khí hậu …………………………………………………………………………… 134
4.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nông
nghiệp thông minh với khí hậu của nông hộ ……………………………………………… 137
Tiểu kết chương 4 ………………………………………………………………………………………… 142
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ VÀ
NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU
Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ……………………………………………………. 143
5.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả
và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải
Nam Trung Bộ ………………………………………………………………………………………….. 143
5.1.1. Định hướng, chủ trương và chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trong
ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn sau 2020 ……………………………………. 143
5.1.2. Chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh với khí
hậu ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………… 146
5.2. Quan điểm và định hướng phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình
nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ………. 147
5.2.1. Quan điểm phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông
minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ……………………………………. 147
5.2.2. Định hướng phát triển hiệu quả và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông
minh với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ ……………………………………. 148
5.3. Một số gợi ý chính sách đối với việc phát triển và nhân rộng các mô hình
nông nghiệp thông minh với khí hậu………………………………………………………….. 149
5.4. Các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh
với khí hậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ …………………………………………….. 155
5.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các hộ
nông dân về biến đổi khí hậu và phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh
với khí hậu ……………………………………………………………………………………………. 155
vii

5.4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả các mô hình nông nghiệp
thông minh với khí hậu …………………………………………………………………………… 157
5.4.3. Nhóm giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông
minh có hiệu quả và phù hợp ở vùng DHNTB …………………………………………… 160
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….. 168
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………. 184
Phụ lục 1.1. Các tiêu chí đánh giá CSA theo các mục tiêu, cấp độ khác nhau . 184
Phụ lục 2.1. Các thực hành CSA và lợi ích mang lại cho 3 trụ cột ……………….. 186
Phụ lục 2.2. Thực hành CSA tại các quy mô khác nhau ……………………………… 189
Phụ lục 2.3. Phân biệt giữa CSA với các cách tiếp cận khác trong phát triển
nông nghiệp ………………………………………………………………………………………………. 190
Phụ lục 2.4. Sự hiệp đồng và đánh đổi giữa nông nghiệp thông minh với khí hậu
(CSA) với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) ………………………………….. 192
Phụ lục 3.1. Diện tích hạn khí tượng theo mức độ và theo thời gian hạn ở vùng
DHNTB năm 2020 …………………………………………………………………………………….. 193
Phụ lục 3.2. Danh sách các cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã tại Ninh Thuận
tham dự buổi tham vấn …………………………………………………………………………….. 195
Phụ lục 3.3. Phiếu điều tra ………………………………………………………………………… 196
Phụ lục 4.1. Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, EAA và IRR cho các mô hình ……..211
Phụ lục 4.2. Công cụ EX-ACT tính toán lượng phát thải ……………………………. 213
Phụ lục 4.3. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic ……………….. 213
Phụ lục ảnh ………………………………………………………………………………………………. 216
viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANLT : An ninh lương thực
BĐKH : Biến đổi khí hậu
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CGIAR : Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế
The Consultative Group on International Agricultural Research
CSA : Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-Smart Agriculture)
ĐDSH : Đa dạng sinh học
DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc
GACSA : Liên minh toàn cầu về Nông nghiệp thông minh với khí hậu
(Global Alliance for Climate-Smart Agriculture)
HQKT : Hiệu quả kinh tế
INDC : Dự kiến Đóng góp do quốc gia tự quyết định
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IPSARD : Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
IRR : Tỉ suất hoàn vốn nội bộ
KHHĐ : Kế hoạch hành động
KNK : Khí nhà kính
NDC : Đóng góp do quốc gia tự quyết định
NPV : Giá trị hiện tại ròng
PTBV : Phát triển bền vững
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNFCCC : Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
WB : Ngân hàng thế giới
ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các tiêu chí rà soát các mô hình nông nghiệp thích ứng với BĐKH ………… 17
Bảng 1.2. Tổng hợp tiêu chí đánh giá hiệu quả* và tính phù hợp của các mô hình CSA
với đặc thù của địa phương ……………………………………………………………….. 18
Bảng 2.1. Tiềm năng kết hợp và đánh đổi giữa các trụ cột ……………………………………. 36
Bảng 2.2. Các chỉ số đánh giá mức độ thông minh với khí hậu ……………………………… 37
Bảng 2.3. Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình CSA ………………………. 45
Bảng 3.1. Các loại hình hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai …………………………….. 63
Bảng 3.2. Danh sách 10 nhóm mô hình CSA tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ …….. 75
Bảng 3.3. Kết quả chấm điểm lựa chọn đối tượng nghiên cứu ………………………………. 77
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra phân theo đối tượng ………………………………………….. 79
Bảng 3.5. Diện tích gieo trồng một số cây trồng được chọn khảo sát năm 2020 ………. 79
Bảng 4.1. Thực trạng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng phân theo các loại cây trồng
cạn ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2020 ……………………………………… 95
Bảng 4.2. Diện tích cây trồng cạn được tưới tiết kiệm tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2020 ……… 96
Bảng 4.3. Thời gian kiến thiết, chu kỳ canh tác và mùa vụ thu hoạch các mô hình ….. 97
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất và sản lượng các mô hình theo bình quân hộ …………… 98
Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về nhân khẩu học ………………………………………….. 100
Bảng 4.6. Tổng hợp các cú sốc về thiên tai và áp lực đối với sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận………………………………………………………………….. 101
Bảng 4.7. Các cú sốc liên quan đến khí hậu theo trải nghiệm của người dân ở tỉnh Ninh Thuận… 102
Bảng 4.8. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo nhận định của các hộ nông dân ở tỉnh
Ninh Thuận …………………………………………………………………………………… 103
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực trồng trọt và biện pháp thích
ứng theo nhận định của hộ nông dân ………………………………………………… 104
Bảng 4.10. Các thay đổi trong thực hành quản lý ruộng/vườn trong điều kiện khô hạn
giai đoạn 2017 – 2020 ở Ninh Thuận ………………………………………………… 105
Bảng 4.11. Lựa chọn của người dân địa phương về các giải pháp ứng phó với BĐKH/rủi
ro thiên tai …………………………………………………………………………………….. 106
Bảng 4.12. Chi phí đầu tư ban đầu các mô hình CSA ở thời kỳ kiến thiết cơ bản…… 108
Bảng 4.13. Chi phí đầu tư hàng năm các mô hình CSA trong thời kỳ sản xuất kinh doanh 110
x

Bảng 4.14. Lợi nhuận gộp và các chỉ số lợi nhuận so sánh giữa mô hình trồng nho, táo
so sánh với canh tác lúa truyền thống ……………………………………………….. 111
Bảng 4.15. Lợi nhuận gộp và các chỉ số lợi nhuận so sánh giữa mô hình tưới tiết kiệm cho
cây măng tây và cây đậu phộng (lạc) với mô hình tưới tràn truyền thống……. 113
Bảng 4.16. Doanh thu hàng năm các mô hình CSA ở thời kỳ kinh doanh …………….. 114
Bảng 4.17. Dòng tiền canh tác lúa so sánh với trồng nho và táo xanh trong mô hình chuyển
đổi cơ cấu từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn ………. 116
Bảng 4.18. Dòng tiền giữa mô hình tưới tiết kiệm cho cây măng tây và cây đậu phộng
so sánh với mô hình tưới tràn truyền thống ……………………………………….. 117
Bảng 4.19. Phân tích phản hồi của nông dân về việc ra quyết định của gia đình ……. 121
Bảng 4.20. Đánh giá của hộ nông dân về tính phù hợp và khả thi của các mô hình CSA 123
Bảng 4.21. Đánh giá của hộ nông dân về mức độ tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật và
cuộc họp thôn của các mô hình CSA ………………………………………………… 126
Bảng 4.22. Tóm tắt các tác động ngoại ứng của các mô hình CSA được chọn ………. 128
Bảng 4.23. Khả năng tiết kiệm nước và năng lượng khi áp dụng các mô hình CSA .. 129
Bảng 4.24. Khả năng giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khi áp dụng các mô
hình CSA ………………………………………………………………………………………. 130
Bảng 4.25. Ứớc tính giá trị cải thiện đa dạng sinh học ……………………………………….. 131
Bảng 4.26. So sánh lượng nước tưới cho cây măng tây giữa các kỹ thuật tưới ………. 132
Bảng 4.27. Ước tính giá trị giảm phát thải khí nhà kính ……………………………………… 133
Bảng 4.28. Cân bằng CO2eq giữa canh tác lúa nước truyền thống với canh tác cây trồng
cạn (nho và táo xanh) giai đoạn 2016 – 2020 ……………………………………… 133
Bảng 4.29. Các bên có liên quan và vai trò/mức độ ảnh hưởng của họ trong việc thúc
đẩy phát triển cây nho, táo, măng tây, đậu phộng ở địa phương …………… 150
Bảng 4.30. Các biến giải thích cho mô hình logit nhị phân theo kinh nghiệm về các chiến
lược thích ứng của nông dân với các hiện tượng thời tiết bất thuận ………. 138
Bảng 4.31. Phân loại mức độ dự báo chính xác của mô hình phân tích ………………… 139
Bảng 4.32. Bảng các biến trong phương trình ……………………………………………………. 139
Bảng 4.33. Tác động biên của mô hình hồi quy xác suất …………………………………….. 141
Bảng 5.1. Các nhiệm vụ chính trong Chiến lược quốc gia về BĐKH …………………… 146
xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ mức độ hạn khí tượng ở vùng DHNTB năm 2020 ……………………… 64
Hình 3.2. Bản đồ thời gian hạn khí tượng ở vùng DHNTB năm 2020 ……………………. 65
Hình 3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ trung bình năm (0C) ……………… 66
Hình 3.4. Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở vùng DHNTB thời
kỳ 2016 – 2035 theo kịch bản RCP4.5 (a) và kịch bản RCP8.5 (b) …………… 66
Hình 3.5. Biến đổi lượng mưa vào giữa thế kỷ (trong mùa xuân và mùa hè) ở vùng duyên
hải Nam Trung Bộ ……………………………………………………………………………… 67
Hình 3.6. Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án………………………………………………… 74
Hình 3.7. Địa bàn nghiên cứu điểm ……………………………………………………………………. 75
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa năng suất, doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của các mô
hình CSA và mô hình đối chứng ………………………………………………………… 115
Hình 4.2. So sánh tỷ lệ chi phí – lợi ích (BCR) giữa các mô hình CSA …………………. 115
Hình 4.3. Giá trị EAA trung bình (EAA/1ha) và IRR (%) của các mô hình ………….. 119
Hình 4.4. Tác động của mô hình CSA đến các khía cạnh giới……………………………… 122
Hình 4.5. Đánh giá của hộ nông dân về mức độ tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật và
cuộc họp thôn của các mô hình CSA ………………………………………………….. 127
Hình 4.6. Chi phí biên giảm phát thải khí nhà kính ……………………………………………. 134
Hình 4.7. Tổng quan về chiến lược ứng phó với những nguy cơ biến đổi khí hậu Error!
Bookmark not defined.
Hình 5.1. Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH ngành NN&PTNT trong Bối cảnh chính
sách các cấp giai đoạn 2021-2030 ………………………………………………………. 145
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
An ninh lương thực (ANLT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng có quan hệ
chặt chẽ với nhau. BĐKH đang và sẽ làm trầm trọng thêm các thách thức về mất ANLT
bằng cách hạn chế mức sản xuất nông nghiệp (SXNN) trong tương lai (FAO, 2011a). Ở
chiều ngược lại, nông nghiệp và các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất có liên quan
đến 24% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu (WRI, 2013). Để giải quyết
được các áp lực nêu trên, đòi hỏi SXNN phải có sự chuyển đổi sang các hệ thống sản xuất
có năng suất cao hơn, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, ít biến đổi và ổn định các yếu
tố đầu ra, có khả năng chống chịu với những rủi ro, các cú sốc và BĐKH trong dài hạn.
Đồng thời, giảm phát thải KNK trên một đơn vị diện tích đất hay sản phẩm nông nghiệp,
tạo nên các bể chứa các-bon, góp phần vào giảm thiểu tác động của BĐKH (FAO, 2013).
Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-Smart Agriculture, viết tắt là CSA) là một
cách tiếp cận mới để chuyển đổi, định hướng lại và hướng dẫn quản lý sự phát triển nông
nghiệp theo thực tế mới của BĐKH (Lipper & cộng sự, 2014). Cách tiếp cận này liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau như tăng cường các điều kiện kỹ thuật, chính sách và thúc đẩy
đầu tư nhằm đạt được sự phát triển nông nghiệp bền vững trong từng ngữ cảnh, địa phương
cụ thể. Khác với chiến lược và quản lý nông nghiệp truyền thống, CSA nỗ lực lồng ghép
các biện pháp ứng phó với BĐKH vào các kế hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp,
đặc biệt là tìm kiếm các cơ hội để thích ứng trong ngắn hạn và giảm nhẹ tác động trong
dài hạn (Lipper & cộng sự, 2014).

Ở Việt Nam, định hướng phát triển một nền nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng
với BĐKH và tăng trưởng bền vững đã được thể hiện trong nhiều Chiến lược, Kế hoạch,
Quy hoạch của ngành. Cụ thể, thúc đẩy phát triển và nhân rộng các mô hình, giải pháp,
thực hành, công nghệ CSA (sau đây gọi chung là mô hình CSA) đã nêu ra trong Chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 và 2021 – 2030, Kế hoạch
thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH trong nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, Chương
trình lồng ghép nông nghiệp vào Kế hoạch hành động quốc gia thích ứng với BĐKH
(NAP-Ag) và các Chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, phát triển nông
thôn. CSA được xác định là một trong số những biện pháp ứng phó mang tính tất yếu, ưu
tiên trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam, bởi CSA đem lại các đồng lợi ích
rất cao về ứng phó BĐKH, kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế chính sách. Tuy vậy, để
thuận lợi cho việc triển khai các chính sách trong giai đoạn tới, các giải pháp ứng phó với
2

BĐKH nói chung và CSA nói riêng cần được đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ, có căn
cứ khoa học. Các giải pháp ưu tiên nên và phải phù hợp với bối cảnh thực hiện các cam
kết quốc tế, phù hợp với nguồn lực tài chính cũng như phù hợp với năng lực, các điều
kiện sản xuất đặc thù của địa phương.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) được chọn vì khu vực này rất dễ bị tổn
thương bởi BĐKH. Hàng năm, DHNTB chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều thiên tai và các điều
kiện thời tiết bất thuận. Theo Phạm Quang Hà & cộng sự (2013), vùng DHNTB có chỉ số
dễ bị tổn thương với khí hậu (0,536) đứng thứ 3 cả nước sau vùng ĐBSCL (0,679) và
vùng Đông Nam Bộ (0,602). Trong đó, hạn hán được đánh giá là hình thái thiên tai có
mức độ tác động nghiêm trọng và tần suất ngày càng gia tăng (SRVN, 2004; Caitlin &
cộng sự, 2016). Nghiên cứu của Cao Thị Thương Huyền & cộng sự (2017) đã đánh giá
khu vực ven biển từ Phú Yên đến Ninh Thuận và một phần diện tích tỉnh Bình Định có
mức độ tổn thương do hạn hán rất cao với chỉ số tổn thương tối giản ≥ 0,8. Tương tự,
vùng từ phía nam Quảng Ngãi đến phía nam tỉnh Phú Yên dễ bị tổn thương do nắng nóng
cũng ở mức rất cao với chỉ số trên 0,8. Các chỉ số này là minh chứng quan trọng để xác
định các vùng nông nghiệp dễ bị tổn thương với BĐKH. Các nghiên cứu của Nguyễn Lập
Dân (2010), Trương Đức Trí (2015), Bộ TN&MT (2016) đều đã chỉ ra thực trạng hạn hán
cũng như đã dự tính xu thế biến đổi hạn hán ở vùng DHNTB trong những năm tới. Theo
dự báo, dưới tác động của BĐKH, hạn hán có khả năng xuất hiện với tần suất ngày càng
gia tăng và mức độ khắc nghiệt hơn. Để ứng phó với các điều kiện thời tiết bất thuận, việc
chuyển đổi, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng vừa nâng cao thu nhập, đảm
bảo ANLT, vừa thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH là rất cần thiết đối với
vùng DHNTB.

Thực tế sản xuất trong nông nghiệp cho thấy, ở nhiều vùng/địa phương ở Việt Nam
nói chung, vùng DHNTB nói riêng, nông dân đã thực hiện đa dạng các biện pháp thích
ứng với các bất thuận của thời tiết, khí hậu như áp dụng kỹ thuật canh tác bảo tồn, làm đất
tối thiểu, xen canh, luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng các giống chống
chịu. Tất cả các mô hình này có thể được coi là các hệ thống nông nghiệp thích ứng và
xem như là các giải pháp CSA. Tuy nhiên, các nghiên cứu mang tính khai phá đầu tiên về
CSA ở Việt Nam của CIAT & IAE (2015), Caitlin & cộng sự (2016), CIAT & World
Bank (2017) chỉ ra rằng: những nỗ lực thông minh với khí hậu vẫn chưa được tư liệu hóa
hoặc thiếu tính liên tục trong thực hiện; ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp, tỷ lệ hộ nông
dân áp dụng các mô hình có tiềm năng CSA là thấp (dưới 30% so với tỷ lệ diện tích đất
sản xuất), càng thấp hơn ở vùng DHNTB; quy mô còn mang tính nhỏ lẻ (69% số hộ canh
3

tác trên diện tích dưới 0,5 ha), rải rác và thiếu liên tục (trung bình 3,09 mảnh/hộ trên quy
mô toàn quốc và 4,09 mảnh/hộ tại khu vực miền Bắc), điều này làm cho các giải pháp khó
có thể nhân rộng ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một khoảng cách giữa lợi nhuận
đạt được với chi phí bỏ ra để thực hiện các giải pháp thích ứng.

Vì vậy, câu hỏi chung đặt ra đó là tại sao các mô hình này đã khả thi về mặt kỹ
thuật mà vẫn không nhân rộng được? Liệu rằng, thứ nhất, từ góc độ của người nông dân
– chủ thể của hoạt động sản xuất, họ có nhận thức được những thay đổi của các yếu tố khí
hậu hay không, họ đã từng trải qua các cú sốc này trong quá khứ hay chưa và các tác động,
mức độ thiệt hại đối với các hoạt động SXNN như thế nào? Rõ ràng, những trải nghiệm
này có thể ảnh hưởng đến quyết định hay ưu tiên của họ trong việc lựa chọn các giải pháp
thích ứng. Thứ hai, từ góc độ của chính những mô hình canh tác, liệu các mô hình này có
đem lại hiệu quả hay không, trước tiên là hiệu quả về mặt kinh tế; sau đó, có thể là hiệu
quả về mặt xã hội, môi trường. Bởi lẽ, hiệu quả là yếu tố then chốt quyết định sự lựa chọn
của nông hộ, quyết định sự tồn tại, khả năng nhân rộng và tính bền vững của chính các
mô hình này. Thứ ba, ngoài hai yếu tố nêu trên, có những nhân tố nào khác có thể giải
thích hay tạo động lực thúc đẩy các nông hộ quyết định lựa chọn, áp dụng các biện pháp
nông nghiệp thích ứng với BĐKH trong cả ngắn và dài hạn?
Tất cả các kết quả đánh giá về mặt nhận thức, các bằng chứng về hiệu quả của
các giải pháp, về mức độ ưu tiên và về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các
nông hộ sẽ hỗ trợ rất tốt cho các bên liên quan (các nhà hoạch định chính sách, các nhà
quản lý địa phương, các quỹ tài trợ, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác)
trong việc lập kế hoạch thích ứng, thiết kế các chương trình, chính sách phù hợp để
thích ứng với BĐKH. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu và cố gắng
để trả lời ba câu hỏi đó.
Bởi các lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp
thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” là cần thiết và được lựa chọn
cho nghiên cứu này.

1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hiệu quả của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở
k k k k k k k k k k k k k k k

vùng duyên hải Nam Trung Bộ; qua đó, đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách
k k k k k k k

nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình CSA có hiệu quả ở các địa bàn phù hợp.
k k k k k k k k k k k k k
4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá
hiệu quả và phát triển các mô hình CSA ở Việt Nam; đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu
quả của các mô hình CSA và vận dụng vào nghiên cứu cụ thể tại vùng DHNTB.
(2) Phân tích, đánh giá hiệu quả các mô hình CSA dựa trên các tiêu chí được đề
xuất. Đồng thời, đánh giá nhận thức của các hộ nông dân về tác động của BĐKH đến
SXNN và các giải pháp thích ứng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc
áp dụng và quyết định lựa chọn các mô hình CSA ở vùng DHNTB của nông hộ.
(3) Đề xuất định hướng và khuyến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát
triển và nhân rộng các mô hình CSA có hiệu quả và phù hợp tại vùng DHNTB.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính hiệu quả của các mô hình CSA ở vùng
DHNTB. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ yêu cầu của một luận án và với những hạn chế
về mặt thời gian và nguồn lực, luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá sâu vào các
mô hình CSA điển hình chịu tác động nghiêm trọng bởi sự bất thuận của thời tiết, khí
hậu trong vùng và đối tượng sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu
tố bất thuận này ở vùng DHNTB. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn và tập trung vào 2 mô
hình/thực hành điển hình là (i) chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng các
loại cây trồng cạn và (ii) các mô hình tưới nước tiết kiệm. k k k

 

Chủ thể nghiên cứu là các nông hộ đang thực hành các mô hình CSA.
k k k k k k k k

 

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích, đánh giá các mô hình CSA
k k k k k k k k k k k k k k

thích ứng với yếu tố khí hậu có tác động nghiêm trọng đến SXNN ở vùng DHNTB (cụ
k k

thể là hạn hán bởi những tác động mạnh mẽ của hình thái này với hoạt động SXNN ở
k k k

vùng DHNTB, các bằng chứng sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau). Hiệu quả của các mô
k k k k k k k k k k k k k k k k

khình được đánh giá đồng thời dựa trên ba tiêu chí (kinh tế, xã hội, môi trường) theo cách
k k k k k k k k k k k k k k k k

ktiếp cận PTBV và xoay quanh ba mục tiêu trụ cột của CSA.
k k k k k k k k

 

– Phạm vi không gian: nghiên cứu xem xét các mô hình CSA đã và đang được
k k k k k k k k k k k k k k k

thực hành ở các tỉnh của vùng DHNTB. Trong đó, nghiên cứu điểm tại địa bàn các
k k k k k k k k k k k k k k k k k

huyện/TP của tỉnh Ninh Thuận, nơi mà tình trạng hạn hán diễn ra thường xuyên, với
k k k k k k k k k k k k k k k

lượng mưa cực thấp và sự thiếu hụt nước cho SXNN ngày càng trở nên trầm trọng
k k k k k k k k k k k k k k k k k

trong nhiều năm gần đây.
k k k k k
5

– Phạm vi thời gian: các số liệu thứ cấp được thu thập liên tục liền kề thời điểm
k k k k k k k k k k k k k k k k k k

knghiên cứu, từ 2016 đến nay; các số liệu dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố của khí
k k k k k k k k k k k k k k k k k k k

khậu được xem xét đến năm 2050.
k k k k k k

 

1.4. Những đóng góp mới của luận án
1.4.1. Đóng góp mới về phương diện học thuật, lý luận
Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa và đề xuất được một quy trình tiếp cận
k k

tổng hợp để lựa chọn, đánh giá hiệu quả nhằm nhân rộng các mô hình CSA. Quy trình
này bao gồm (i) Nhận diện, đánh giá tác động của BĐKH đến SXNN tại địa
phương/vùng sinh thái nông nghiệp, nhấn mạnh góc nhìn từ nông hộ; (ii) Rà soát, lựa
chọn các mô hình CSA thích ứng ưu tiên và phù hợp; (iii) Đánh giá hiệu quả các mô
hình CSA trên các phương diện khác nhau; và (iv) Phân tích, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định, hành vi chấp thuận áp dụng CSA của các nông hộ. k

 

Thứ hai, nghiên cứu đã đưa ra được các cơ sở lựa chọn và xây dựng được một bộ
tiêu chí có hệ thống để phân tích, đánh giá hiệu quả của các mô hình CSA một cách toàn
diện, bao trùm. Các tiêu chí đánh giá cụ thể được đề xuất đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu
trụ cột của CSA theo định nghĩa của FAO (tăng năng suất/nâng cao thu nhập, thích ứng
và giảm nhẹ) và 3 tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường theo cách tiếp cận PTBV, phù hợp
với điều kiện sản xuất và bối cảnh của các vùng sinh thái nông nghiệp nói riêng cũng
k k k

 

như của Việt Nam nói chung.
k k

 

1.4.2. Đóng góp mới về phương diện thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã đánh giá và chỉ ra được mức độ hiệu quả cả về mặt kinh tế,
xã hội, môi trường của các mô hình CSA điển hình thích ứng được với hạn hán – yếu tố
khí hậu có tác động nghiêm trọng đến SXNN ở vùng DHNTB (nghiên cứu điểm ở tỉnh
Ninh Thuận). Kết quả cho thấy các mô hình CSA không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế
cao so với các mô hình đối chứng mà còn giúp tăng cường khả năng thích một cách linh
hoạt, chủ động trước tác động của BĐKH; mang lại những cải thiện quan trọng về mặt
xã hội, môi trường. Mặc dù vậy, mức đầu tư ban đầu của các mô hình này tương đối cao
và đòi hỏi chi phí lao động lớn, đây có thể là một rào cản đối với các nông hộ sản xuất
nhỏ – những người rất dễ tổn thương trước tác động của BĐKH. Các bằng chứng về hiệu
quả của các mô hình theo cả ba trụ cột CSA và theo ba khía cạnh PTBV sẽ là cơ sở quan
trọng cho các bên liên quan trong việc thúc đẩy áp dụng và nhân rộng các mô hình CSA
tương tự trên các địa bàn phù hợp thuộc các tỉnh vùng DHNTB.
6

Thứ hai, nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ tương đồng giữa nhận thức và hành
động của các nông hộ trong việc các lựa chọn giải pháp thích ứng ưu tiên trong SXNN.
Việc hiểu rõ hơn về các quá trình định hình sự thích ứng của nông dân với BĐKH là rất
quan trọng để xác định các thực thể dễ bị tổn thương và xây dựng các chính sách thích
ứng có hiệu quả tốt. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra được ba nhân tố ảnh hưởng lớn
đến xác suất áp dụng các mô hình CSA của nông hộ, bao gồm: khả năng tiếp cận tín
dụng; mức độ tham gia các khóa đào tạo, lớp tập huấn kỹ thuật và sự hiện diện có hay
không của các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, các cơ quan quản
lý địa phương có thể nắm bắt nhu cầu của nông hộ để thiết kế các hướng dẫn và chính
sách thích hợp nhằm hỗ trợ mở rộng diện tích áp dụng CSA trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả rút ra từ địa bàn nghiên cứu điểm, nghiên cứu đã đề
xuất được 03 quan điểm, 04 định hướng, 06 gợi ý chính sách và 03 nhóm giải pháp chính
để thúc đẩy phát triển, nhân rộng các mô hình CSA phù hợp, hiệu quả tại vùng DHNTB.
Các định hướng và khuyến nghị này có giá trị thực tiễn đối với các tỉnh trong vùng
DHNTB nói riêng và các vùng sinh thái nông nghiệp khác trên cả nước nói chung, là cơ
sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị địa phương tham khảo và đưa ra
các quyết định quản lý phù hợp.
1.5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục hình, Danh
k k k k k k k k k k k k k k k

mục bảng, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 5
k k k k k k k k k k k k k k k k k

chương như sau: k k

 

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về phát triển và đánh giá hiệu quả
k k k k k k

các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu. Chương 1 trình bày tổng quan các k k k k k k

nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp đánh giá hiệu quả trong SXNN;
k k k k k k k k k k k k k

phương pháp đánh giá hiệu quả các mô hình CSA ở Việt Nam và trên thế giới. Kết quả
k k k k k k k k k k k k k

tổng quan góp phần chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu và định hình các nội dung
k k k k k k k k k k k

nghiên cứu của luận án.
k k k k

 

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và đánh giá hiệu quả
k kk k k k k k k k k k k k k k k

các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu. Chương 2 luận giải về khái niệm,
k k k k k k k k k

các đặc điểm quan trọng phân biệt CSA với các phương thức canh tác khác, kinh nghiệm
thúc đẩy phát triển CSA ở các quốc gia. Cũng trong chương này, trên cơ sở tiếp cận các
cách phân tích hiệu quả CSA, nghiên cứu đã đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các
mô hình CSA phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để làm cơ sở cho việc đánh giá tính
hiệu quả, khả thi của các mô hình này.
7

Chương 3: Địa điểm và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 phân tích các
k k k k k k k k k k

đặc điểm đặc trưng, bối cảnh và sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các mô hình CSA
ở vùng DHNTB và tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, chương này cũng mô tả chi tiết về các k k k

cách tiếp cận nghiên cứu, khung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gồm nguồn dữ
k k k k k k k k k k k k k k

liệu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu.
k k k k k k k k k

 

Chương 4: Hiệu quả của các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu
k k k

ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nội dung chính của chương 4 là các phân tích, đánh k k k k k k k k

giá hiệu quả của các mô hình CSA ở địa bàn nghiên cứu điểm (tỉnh Ninh Thuận) theo
k k k k k k k k k k k

các trụ cột CSA và trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Hai kết quả quan
k k k

trọng khác cũng được phân tích và chỉ ra trong chương này là mức độ nhận thức của k k k k

các nông hộ về các diễn biến thời tiết bất thuận tại địa phương, các giải pháp thích ứng
k k k k k k k k k k k k k k k

và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng hay không áp dụng các mô hình
k k k k k k k k k k k k k k

CSA của các nông hộ.
Chương 5: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả và nhân rộng các mô
k k k k

hình nông nghiệp thông minh với khí hậu. Từ kết quả nghiên cứu trong Chương 2 và k k k k k k k

4, chương này đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và nhân
k k k k k k k k k k k k k k

rộng các các mô hình CSA ở vùng DHNTB.
k k k k k k k
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về phương pháp đánh giá hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp
Hiệu quả sản xuất là chỉ số phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất. Việc đánh
giá hiệu quả SXNN là việc xem khả năng của nông hộ sản xuất ra một mức sản lượng
từ một mức chi phí thấp nhất. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên
cứu về hiệu quả trong SXNN, nhưng nhìn chung có hai cách tiếp cận chính là: (i) cách
tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế được để xuất bởi Farell (1957), và (ii) cách
tiếp cận truyền thống dựa trên doanh thu và chi phí sản xuất.
1.1.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng
hàm sản xuất của lý thuyết kinh tế vi mô
Theo cách tiếp cận này, hầu hết các phương pháp đo lường hiệu quả hiện nay được
bắt đầu với nghiên cứu của Farrell (1957), dựa theo các nghiên cứu của Debreu (1951)
và Koopmans (1951), để đưa ra định nghĩa cơ bản về hiệu quả sử dụng nguồn lực của
một hệ thống sản xuất như nông nghiệp với nhiều đầu vào và đầu ra. Coelli (2005) phân
chia hiệu quả sử dụng nguồn lực thành các hiệu quả khác nhau như: Hiệu quả kỹ thuật
(TE), tiếp cận từ khía cạnh đầu vào, là khả năng cực tiểu hoá sử dụng các đơn vị đầu
vào để sản xuất một đơn vị đầu ra cho trước, hoặc theo tiếp cận từ khía cạnh đầu ra, TE
được hiểu là khả năng cực đại hóa đầu ra với một đơn vị đầu vào cho trước; Hiệu quả
phân phối (AE) liên quan đến việc lựa chọn đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…) tạo
ra đầu ra ở mức chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế tổng cộng (EE) là tích số giữa hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (EE = TE x AE). Do vậy, các hộ nông dân muốn đạt
được HQKT trong SXNN phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Hiện nay, các nghiên cứu về HQKT sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích biên
ngẫu nghiên (SFA) dưới dạng hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, hàm chi phí và phương
pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
o Các nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) dựa trên
nền tảng kinh tế lượng (hay còn gọi là phương pháp phân tích tham số)
Nghiên cứu của Bravo-Ureta & Rieger (1991) ước lượng EE cho 511 trang trại bò
sữa của New England. Yếu tố đầu vào của hàm sản xuất Cobb-Douglas được tính dưới
dạng chi phí để tính HQKT. Jean-Paul Chavas & Michael Aliber (1993) sử dụng kiểm
định phi tham số để xác định các khía cạnh khác nhau của hiệu quả sản xuất cho 545
trang trại ở Wisconsin, bao gồm hiệu quả kỹ thuật, phân bổ, quy mô và phạm vi sản
xuất. Radam & Ismail (1999) sử dụng 4 hàm sản xuất biên bao gồm cả phương pháp
9

tham số và phi tham số: (i) Deterministic Parametric Frontier (COLS); (ii) Linear
Programming Parametric Frontier (LP); (iii) Nonparametric Frontier (NPAR), and
(iv) Stochastic Parametric Frontier (SPF) để ước tính tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật trên 159
mẫu trang trại hồ tiêu ở Sarawak. Hàm Cobb-Douglas được sử dụng để đánh giá bốn
phương pháp nêu trên. Nghiên cứu của Resmi & cộng sự (2013) đã sử dụng hàm sản
xuất Cobb-Douglas để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào (mật độ, tuổi
cây, lao động, phân bón, BVTV) đến năng suất hồ tiêu và chỉ ra sự khác nhau về
năng suất giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và hiện đại. Bravo-Ureta & cộng
sự (2007) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tổng hợp (Meta-Regression
Analysis, MRA) để giải thích sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật (TE) ở 167 trang trại
nông nghiệp ở cả các nước đang phát triển và phát triển. Carel & cộng sự (2013) sử
dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) và mô hình Tobit để đánh giá tính hiệu
quả và không hiệu quả về mặt kỹ thuật của các trang trại trồng lạc ở Bungari trong
giai đoạn 2000 – 2002. Bamiro & Aloro (2013) đã kiểm tra hiệu quả kỹ thuật giữa
sản xuất lúa nương và đầm lầy ở bang Osun. Adedeji & cộng sự (2013) phân tích
hiệu quả kỹ thuật (TE) của sản xuất trứng gia cầm tại bang Oyo (Nigeria) từ một mẫu
gồm 60 nông dân chăn nuôi gia cầm.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
(SFA) có thể kể đến như: nghiên cứu của Phan Văn Hòa (2009) ước lượng EE từ hàm
lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
tôm nuôi, cụ thể bao gồm các yếu tố: giống, thức ăn công nghiệp, lao động, vụ nuôi,
kiểm dịch giống, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, ao có kênh cấp và thoát nước
riêng. Nguyễn Văn Tiến & Phạm Lê Thông (2014) đã phân tích HQKT của 120 hộ trồng
sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu này đã áp dụng mô hình hàm sản xuất và
lợi nhuận giới hạn ngẫu nhiên và mô hình hồi qui tuyến tính để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến HQKT của nông hộ trồng sen. Nguyễn Thùy Trang & cộng sự (2018)
dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ nuôi tôm đã chuyển đổi từ mô hình trồng
mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng để đánh giá thực trạng sản xuất và phân tích
HQKT của mô hình chuyển đổi. Nghiên cứu sử dụng hàm giới hạn chi phí biến đổi
translog (translog variable cost frontier) để ước lượng các tham số và mức độ không
hiệu quả về kinh tế. Trong nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng & cộng sự (2019), mô hình
hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng HQKT của 470 nông hộ
trồng lúa ở ĐBSCL theo phương pháp ước lượng một bước bằng phần mềm Frontier
4.1. Trong đó, các yếu tố phản ánh đặc điểm hộ gia đình mà có ảnh hưởng đến lợi nhuận
bao gồm: độ tuổi; trình độ học vấn nông hộ, kinh nghiệm sản xuất; số lao động của gia
đình; mức độ tham gia các khóa tập huấn đào tạo.
10

o Các nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) – phương pháp
phân tích phi tham số đo lường theo định hướng các yếu tố đầu vào (input-oriented
measures) và theo định hướng đầu ra (output-oriented measures)
Rosli & cộng sự (2013) đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức độ hiệu
quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật
của các hộ trồng hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Laura (2013) đã phân tích hiệu quả sản
xuất của ngành nông nghiệp năm 2007 cho 32 bang ở Mexico. Trong nghiên cứu này,
phương pháp DEA đã được áp dụng để đo lường tác động của lao động nông nghiệp,
máy móc, lượng phân bón và diện tích cây trồng nông nghiệp được thu hoạch lên sản
lượng thịt và ngũ cốc ở Mexico. Oumarou & cộng sự (2016) đã tập trung vào phân tích
hiệu quả kỹ thuật của các trang trại lúa ở phía Tây Nam Niger. Dữ liệu được khảo sát từ
148 trang trại ở ba huyện phía Tây Nam của Niger được phân tích bằng cách sử dụng
phương pháp DEA-Tobit hai bước. Tương tự, Ana Rios & Gerald Shively (2005) nghiên
cứu hiệu quả của các trang trại cà phê nhỏ ở Việt Nam. Số liệu từ một cuộc khảo sát
năm 2004 của các trang trại ở hai huyện của tỉnh Đăk Lăk cũng được sử dụng phương
pháp DEA-Tobit hai bước. Heyuan & Xiaoling (2016) sử dụng mô hình phân tích DEA
để phân tích hiệu quả SXNN thâm canh ở 31 tỉnh của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, hai nghiên cứu của Đặng Hoàng Xuân Huy & cộng sự (2009; 2013)
đã áp dụng phương pháp phân tích DEA để lần lượt đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) cho
các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa và tại tỉnh Phú
Yên. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Bình & Hoàng Thu Thủy (2015) áp dụng phân
tích DEA để phân tích hiệu quả kỹ thuật cho nghề đánh bắt cá ngừ đại dương; Nga &
cộng sự (2020) sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả sản xuất và mức độ sử
dụng năng lực đánh bắt cho nghề khai thác cá cơm ven bờ, đều ở tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Thùy Trang & cộng sự (2018) cũng sử dụng phương pháp đo lường này để phân
tích HQKT của 70 nông hộ canh tác lúa – tôm theo hình thức quảng canh tại huyện An
Biên, tỉnh Kiên Giang.
Nhìn chung, mỗi phương pháp SFA hoặc DEA đều có ưu và nhược điểm riêng.
Việc quyết định áp dụng phương pháp hàm biên ngẫu nhiên (SFA) hay phương pháp
bao dữ liệu (DEA), thậm chí kết hợp cả hai phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
quan trọng nhất là mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu.

LA03.126_Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

LA03.126_Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Nghiên cứu hiệu quả các mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ