Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

100.000 VNĐ

Download Luận án Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Mã: LA06.082 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: Kinh tế phát triểnLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Học viện Nông nghiệp Việt NamNăm: 2024Tên tác giả: Bùi Văn Quang
Số trang: 195

Download Luận án Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nhằm luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đến năm 2030.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận bền vững, luận án đã xây dựng được khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Thông tin thứ cấp về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số lượng bò, sản lượng thịt bò, giá trị sản xuất … được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê và các đơn vị có liên quan của tỉnh Điện Biên. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp: Thảo luận nhóm với các hộ chăn nuôi bò thịt (07 thảo luận) và người tiêu dùng (03 thảo luận); Phỏng vấn sâu với cán bộ thực thi chính sách ở các cấp: huyện, xã; bao gồm các cán bộ các phòng ban liên quan đến phát triển chăn nuôi (6 cán bộ), các tác nhân khác trong chuỗi như thu gom (9 người), giết mổ (12 người), bán buôn (5 người), bán lẻ (14 người), hợp tác xã chăn nuôi (2) và siêu thị (2); phỏng vấn thông qua bảng hỏi với hộ chăn nuôi bò (205 người), hộ gia đình (85 hộ) và nhà hàng quán ăn (60 nhà hàng); Tổ chức hội thảo tác nhân (01 hội thảo). Các phương pháp sử dụng để phân tích số liệu gồm: Phương pháp thống kê mô tả, thang đo Liker, phân tích SWOT và phương pháp hồi quy.

Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021, số lượng bò tại tỉnh Điện Biên có tốc độ phát triển bình quân hơn 11% mỗi năm, cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc 1,21%. Các huyện có số lượng bò thịt nuôi lớn nhất là huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo và huyện Điện Biên với số lượng bò năm 2021 lần lượt là 29,03%, 19,16% và 16,17%. Phương thức chăn nuôi chính tại Tỉnh là chăn thả tự do, chăn thả có kiểm soát và nuôi nhốt. Số bò nuôi trung bình trên hộ là 3,1 con/hộ.

Các tác nhân chính trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên bao gồm các nhà cung cấp đầu vào, người chăn nuôi; môi giới và thu gom; lò mổ; và lò mổ, người tiêu

xiidùng bao gồm hộ gia đình, cơ sở chế biến, nhà hàng quán ăn, siêu thị.

Sản phẩm thịt bò tại tỉnh Điện Biên được tiêu thụ qua các kênh chủ yếu sau:

Kênh 1: Người chăn nuôi -> thu gom nhỏ -> thu gom lớn -> Giết mổ -> bán lẻ -> Tiêu dùng

Kênh 2: Người chăn nuôi -> thu gom nhỏ -> Giết mổ -> bán lẻ -> Tiêu dùng

Kênh 3: Người chăn nuôi -> Giết mổ -> Tiêu dùng

Kênh 4: Người chăn nuôi -> Giết mổ -> bán buôn -> Tiêu dùng

Trong cả 4 kênh trên người chăn nuôi có giá trị gia tăng lớn nhất trong toàn chuỗi với tỷ lệ giá trị gia tăng kênh 1 và 2, kênh 3, kênh 4 lần lượt là hơn 67%, 78% và 82,1%. Người giết mổ mặc dù là đối tượng quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm thịt bò đảm bảo chất lượng và tỷ lệ giá trị gia tăng trong toàn chuỗi lại thấp nhất với hơn 10% kênh 2, 6,67% ở kênh 1 và 11,24% ở kênh 3

Liên kết trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên bao gồm liên kết ngang và liên kết dọc. Trong đó liên kết ngang chủ yếu giữa người chăn nuôi bò với nhau, có 2 hình thức liên kết ngang giữa người sản xuất đó là liên kết giữa các hộ chăn nuôi với hợp tác xã và liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành các nhóm sở thích. Liên kết dọc trong toàn chuỗi tương đối yếu, hình thức liên kết chủ yếu diễn ra giữa người bán buôn/bán lẻ với lò mổ và giữa người thu gom với lò mổ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên bao gồm điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, văn hóa xã hội, các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nguồn lực của hộ trong đó nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng, ứng dụng khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò do ứng dụng kỹ thuật cải tạo giống như thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò, kỹ thuật về thức ăn như ủ chua. Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng có tính chất dẫn dắt chuỗi giá trị thịt bò mang lại cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chuỗi giá trị. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố về giá thịt bò và gia đình có trẻ em làm giảm lượng thịt tiêu thụ, ngược lại yếu tố về thu nhập, các đặc điểm bên ngoài của thịt bò ảnh hưởng tích cực đến lượng thịt bò tiêu thụ.

Dựa trên các phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng các giải pháp đã được đề xuất để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò bao gồm: (1) Giải pháp rà soát, bổ sung quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung và chăn nuôi bò; (2) Giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò; (3) Giải pháp về phát triển giết mổ, chế biến thịt bò; (4) Giải pháp tổ chức lại phương thức chăn nuôi bò; (5) Giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết trong chuỗi giá trị thịt bò; (6) Các giải pháp về xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; (7) Giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực và thông tin tuyên truyền.

LA06.082_Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA06.082_Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên