Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

100.000 VNĐ

Download Luận án Kinh tế phát triển: Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

Mã: LA06.083 Danh mục: , Từ khóa: , , , Chuyên Ngành: Kinh tế phát triểnLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2024Nơi xuất bản: Học viện Nông nghiệp Việt NamTên tác giả: Phạm Thị Thanh Thuý
Số trang: 210

Download Luận án Kinh tế phát triển: Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận bao gồm: tiếp cận theo sinh kế, tiếp cận theo hình thức quản lý, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận hai khu vực công – tư để phân tích. Nghiên cứu này được tiến hành ở 2 huyện đại diện cho vùng ven biển tỉnh Nam Định gồm: Giao Thuỷ (huyện có Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và các mô hình sinh kế đặc trưng gắn với rừng ngập mặn, các tổ giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn), huyện Nghĩa Hưng (huyện giao rừng ngập mặn cho UBND các xã vùng ven biển quản lý và không có tổ giao khoán bảo vệ rừng, các mô hình sinh kế đặc trưng, tương đối đầy đủ gắn với rừng ngập mặn).

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để phân tích. Các số liệu thứ cấp được thu thập qua các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện về các vấn đề có liên quan và niên giám thống kê hàng năm. Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn gồm: 30 cán bộ quản lý, đại diện các cơ quan cấp tỉnh, huyện triển khai các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; 30 cán bộ UBND các xã ven biển và 410 hộ dân đại diện cho người dân; thảo luận nhóm với đại diện các nhóm hộ, cán bộ các cấp, tổ giao khoán bảo vệ rừng, đại diện 3 HTX sản xuất và kinh doanh thuỷ hải sản, 2 doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản và 6 hộ thu gom thuỷ hải sản.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp cho điểm theo thang đo Likert, phương pháp mô hình kinh tế lượng, sơ đồ VENN để phân tích các số liệu.

Kết quả nghiên cứu và kết luận

Luận án đã bổ sung và làm rõ thêm khái niệm, vai trò các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, từ đó đưa ra khái niệm về giải pháp kinh tế cho bảo tồn

xiivà phát triển rừng ngập mặn. Trên cơ sở phân tích đặc điểm, nghiên cứu đề xuất nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia bảo tồn rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng; Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Công tác giám sát và kiểm tra và kết quả bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển về mặt lý luận để làm căn cứ và định hướng nghiên cứu.

Nghiên cứu tại Nam Định tập trung vào giai đoạn 2017-2021 cho thấy, các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực trong việc khoanh nuôi, trồng bổ sung rừng, đảm bảo đa dạng sinh học các khu vực có rừng cũng như đảm bảo sinh kế cho người dân khu vực vùng ven rừng ngập mặn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển của tỉnh do sự thiếu ổn định các nguồn tài chính đầu tư; do hạn chế trong sự phân công phối hợp các bên liên quan; sự chồng chéo, thiếu phù hợp của các chính sách của nhà nước cũng như hạn chế trong nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của rừng ngập mặn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian qua đã được phân tích và làm rõ như: Chính sách pháp luật của nhà nước về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Năng lực bộ máy quản lý; Cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Đặc điểm người dân vùng ven rừng ngập mặn.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rrừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định, thời gian tới, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, tỉnh cần triển khai các giải pháp tiếp theo đó là: Hoàn thiện công tác quy hoạch cho phát triển rừng ngập mặn; Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực; Đổi mới công tác giao khoán, cho thuê, bảo vệ rừng; Tiếp tục đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven rừng ngập mặn; Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

LA06.083_Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

LA06.083_Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định
Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định