Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển: Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh (ThS06.021)  

Mã: ThS06.021 Danh mục: , Từ khóa: , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Kinh tế phát triểnNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Trần Quang Hưng
Số trang: 74

Download Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế Phát triển: Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh (ThS06.021)  

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam bình quân có tới 16.000 người chết vì tai nạn giao thông, hơn 80% các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ lỗi của người điều khiển giao thông và người đi bộ. Tại sao người tham gia giao thông vi vẫn vi phạm luật giao thông?. Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ và thực hành ATGT của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh”

Mục tiêu nghiên cứu là Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tham gia giao thông của sinh viên trường đại học Kinh Tế Tp.HCM. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao ý thức và thực hành khi tham gia giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM nói riêng

Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp điều tra thực tiễn thông qua bảng phỏng vấn bao gồm các mục hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về an toàn giao thông Kết quả nghiên cứu đa số các bạn không cập nhật luật an toàn giao thông. Đa phần các bạn sinh viên đều biết về luật giao thông cơ bản tỷ lệ vi phạm vẫn rất cao.

Kết luận, nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục về luật giao thông và về tác hại của tai nạn giao thông, thông tin đại chúng khi luật giao thông có thay đổi. Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý và tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm.

Trong tương lai, khi có chính sách mới được áp dụng thì hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu vào các thời điểm khác để đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách mới.

ThS06.021_Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình Tóm tắt luận văn - Abstract CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................1 1.1 Đặt Vấn Đề ......................................................................................................1 1.2 Mục Tiêu Nguyên Cứu ...................................................................................4 1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................4 1.3 Câu Hỏi Nghiên Cứu ......................................................................................5 1.4 Đối Tượng Và Mục Tiêu Nghiên Cứu...........................................................5 1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu .............................................................................5 1.6 Kết Cấu Của Luận Văn..................................................................................6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.....................................................................................................................8 2.1 Các khái niệm liên quan.................................................................................8 2.2 Kiến thức, thái độ, thực hành (hành vi cụ thể) ..........................................11 2.2 Các lý thuyết liên quan.................................................................................11 2.2.1 Mô hình niềm tin sức khỏe ..........................................................................11 2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định(Theory of Planned Behavior-TPB)...................12 2.2.3 Lý thuyết hành vi xã hội ..............................................................................14 2.2.4 Lý thuyết về chuẩn mực xã hội....................................................................15 2.2.5 Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng ................................................16 2.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn giao thông..17 2.4 Phương pháp KAP........................................................................................21 2.5 Sơ lược tình hình thực hành an toàn giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh ...23 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU...................26 3.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................26 3.1.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................26 3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................26 3.1.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ..........................................................27 3.2 Thiết kế bảng khảo sát (phỏng vấn)............................................................27 CHƯƠNG IV: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG SINH VIÊN ..............................................................34 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát......................................................................34 4.2.Thực trạng kiến thức an toàn giao thông của sinh viên............................37 4.2.1 Kiến thức.....................................................................................................37 4.2.2 Nhận thức về những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông ...................41 4.2.3 Thái độ đối với an toàn giao thông ..............................................................43 4.2.4 Thực hành an toàn giao thông (hành vi giao thông)....................................49 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................51 5.1 Kết luận và kiến nghị....................................................................................51 5.2 Hạn chế đề tài................................................................................................55 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình tai nạn giao thông tại Tp. HCM 2011-2013 .....................23 Bảng 2.2: Số người tử vong và bị thương do tai nạn giao thông tại Tp. HCM từ năm 2013 đến 2019 .....................................................................24 Bảng 4.1 Phân bổ số sinh viên khảo sát tại các khoa đào tạo ..........................35 Bảng 4.2 Phương tiện giao thông chủ yếu hàng ngày của sinh viên ...............36 Bảng 4.3 Kiến thức về tốc độ tối đa của xe máy lưu thông trong đô thị .........39 Bảng 4.4 Cảm nhận mức độ hiểu biết về luật/quy định giao thông .................40 Bảng 4.5 Thái độ đối với các hành vi an toàn giao thông................................44 Bảng 4.6 Thái độ khi vi phạm quy định giao thông.........................................48 Bảng 4.7 Thái độ khi thấy người khác vi phạm quy định giao thông ..............48 Bảng 4.8 Hành vi chấp hành xử phạt do vi phạm luật giao thông ...................49 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ......................................................13 Hình 4.1 Phân bổ số sinh viên khảo sát theo năm học .....................................35 Hình 4.2 Số giờ bình quân di chuyển trên đường/ngày của sinh viên ............36 Hình 4.3 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ..........................................42 TÓM TẮT LUẬN VĂN Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam bình quân có tới 16.000 người chết vì tai nạn giao thông, hơn 80% các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ lỗi của người điều khiển giao thông và người đi bộ. Tại sao người tham gia giao thông vi vẫn vi phạm luật giao thông?. Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ và thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh” Mục tiêu nghiên cứu là Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tham gia giao thông của sinh viên trường đại học Kinh Tế Tp.HCM. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao ý thức và thực hành khi tham gia giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM nói riêng Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp điều tra thực tiễn thông qua bảng phỏng vấn bao gồm các mục hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về an toàn giao thông Kết quả nghiên cứu đa số các bạn không cập nhật luật an toàn giao thông. Đa phần các bạn sinh viên đều biết về luật giao thông cơ bản tỷ lệ vi phạm vẫn rất cao. Kết luận, nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục về luật giao thông và về tác hại của tai nạn giao thông, thông tin đại chúng khi luật giao thông có thay đổi. Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý và tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm. Trong tương lai, khi có chính sách mới được áp dụng thì hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu vào các thời điểm khác để đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách mới. ABSTRACT The statistics show that approximately 16,000 people lose their lives each year in Viet Nam as a result of road traffic crashes. Drivers and pedestrians account for a high proportion (approximately 80%) of the road traffic collisions in the country. That raises the question as to the causes of such traffic accidents - Why do car drivers and other road users still violate traffic laws? The author has carried out a comprehensive research about: "Road safety knowledge, attitude and practice of students at Ho Chi Minh City". The objectives are to examine road safety knowledge, attitude, and practice towards road traffic regulations among University of Economics Ho Chi Minh City Students. This research may give rise to the better implementation of traffic safety regulations. Data for this study was collected via interviews and questionnaires. The questionnaire consisted of three sections, namely, knowledge, attitude, and practice about traffic Safety, and relevant personal information. Research results show that the majority of the total respondents actively agree that they did not keep up-to-date with such modifications from frequently published amendments, revisions, and further documents in terms of traffic safety statutes. Even though most of the total respondents already possess basic road safety rules, the violation rate is yet extremely high. Managing road accident risks and adhering to road safety regulations should be regarded as essential. Besides, regulatory authorities should propagate the consequences of traffic accidents to raise people's universal awareness. Policymakers also need to encourage people broadening understandings of traffic regulation changes. More specific, commanding inspections for rash driving vehicles, intense supervision, and the rise in penalties against violations. In the future, more researches will be crucial to pave the way for a more challenging conversation concerning the effectiveness of those new policies 1 CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt Vấn Đề Tổn thương và thương vong do tai nạn giao thông đường bộ đưa đến những tác động lớn đến cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Những tổn thất bao gồm những chi phí khổng lồ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của các quốc gia, thiếu hụt số giường bệnh sẵn có, tổn hao các nguồn lực vật chất và con người, đưa đến sự mất mát đáng kể về hiệu năng sản xuất, tài sản và những hệ lụy xấu đến kinh tế và xã hội. Theo báo cáo an toàn giao thông đường bộ toàn cầu của WHO năm 2018, ước tính hàng năm có khoảng 1,35 triệu người chết, đây là một con số cao không thể chấp nhận được. Đồng thời, tai nạn giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của trẻ em và lứa tuổi từ 5-29 tuổi, và hơn một nữa số vụ tai nạn làm chết người là những người đi bộ, đi xe đạp và xe máy (WHO, 2018). Điều này cho thấy cần có sự quan tâm cần thiết đến tình hình sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới nhằm giảm thiểu những tổn thất về con người do tai nạn giao thông. Tại các quốc gia có thu nhập thấp, không có sự giảm sút về số lượng người chết vì tai nạn giao thông từ năm 2013 đến nay, và tỷ lệ tai nạn giao thông làm chết người (20,5 người/100.000 dân) cao gấp 3 lần so với các quốc gia có thu nhập cao (8,3 người/100.000 dân) Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là do nhu cầu và mật độ sử dụng đường bộ gia tăng, cùng với các lý do khác như lái xe quá tốc độ, không tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia, sử dụng điện thoại di động, không thắt dây bảo hộ, không đội mũ bảo hiểm, lái xe trong tình trạng mỏi mệt, kết cấu đường và hệ thống đèn, bảng chỉ dẫn giao thông kém. Trong số những nguyên nhân này, theo báo cáo WHO 2018 cho thấy tốc độ, uống bia rượu, đeo dây bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm và kiểm soát hành vi của trẻ em là những yếu tố hành vi rủi ro cao nhất và là thành phần quan 2 trọng nhất trong các chiến lược tổng hợp nhằm hạn chế tại nạn chết người do giao thông. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người đều có những nhu cầu cơ bản và thiết yếu, theo Maslow thì nhu cầu đó bao gồm nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân. Nhu cầu sinh học là nhu cầu được sống, ăn, ở, mặc, ngủ … đây là nhu cầu mà ở xã hội Việt Nam hiện nay hầu như tất cả mọi người đều đã có được. Nhu cầu an toàn là nhu cầu được sống trong một môi trường An toàn, nhu cầu An toàn là một trong những nhu cầu quan trọng, thiết yếu của mỗi người. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay còn có rất nhiều mối nguy hại liên quan đến an toàn của mỗi người. Mỗi năm bình quân có 16.000 người chết vì tai nại giao thông (Theo số liệu từ Bộ Y Tế), nhìn vào con số này thì không ai là không cảm thấy thiếu an toàn khi tham gia giao thông. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã xảy ra gần 9.000 vụ tai nạn giao thông, gây ra tử vong 4.103 người, và bị thương với các mức độ khác nhau là 7.027 người. Con số này được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu trên các tuyến quốc lộ và do xe máy gây ra. An toàn giao thông phụ thuộc vào các yếu tố như phương tiên, cơ sở hạ tầng giao thông và con người. Thứ nhất là yếu tố phương tiện, phương tiện của bạn khi tham gia giao thông phải có đủ điều kiện an toàn do nhà nước quy định, được cơ quan chức năng cho phép lưu thông, không sử dụng các phương tiện tự chế không đủ điều kiện an toàn, thường xuyên kiểm tra, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo rằng phương tiện tham gia giao thông phải được đảm bảo an toàn, không sử dụng các loại xe đã hết hạn sử dụng (theo khuyến cáo của nhà sản xuất). Thứ hai là yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông, hiện nay tình trạng tai nạn giao thông do hạ tầng vẫn còn đang xảy ra rất nhiều tại Việt Nam nói chung cũng như 3 Tp.HCM nói riêng, đường xá tại Việt Nam còn nhỏ, nhiều đoạn cong, cua gấp, vĩa hè thì bị lấn chiếm để buôn bán hoặc để xe buộc người đi bộ phải đi xuống lòng đường sẽ dễ dẫn đến tai nạn giao thông, bên cạnh đó hệ thống đường xá xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nơi xuất hiện ổ gà, ổ voi, các doanh nghiệp, nhà máy sử dụng các phương tiện quá tải, quá khổ cũng là nguyên nhân dẫn đến hạ tầng giao thông bị xuống cấp và dẫn đến tai nạn giao thông. Những biện pháp đầu tư mở rộng đường xá, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống giao thông, dẹp bỏ và xử lý các hộ dân lấn chiếm vĩa hè để buôn bán, đậu xe và bên cạnh đó là xử lý mạnh và nghiêm các phương tiện vận tải quá tải, quá khổ (làm xuống cấp nhanh chống hệ thống cơ sở hạ tầng) sẽ góp phần nào giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông mỗi năm. Thứ ba là yếu tố con người. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố gây ra tai nạn giao thông. Hiện nay luật giao thông đường bộ ở Việt Nam đã được ban hành và đã sửa đổi rất nhiều cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông… Và tất cả các lý do trên là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Hơn 80% các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ lỗi của người điều khiển giao thông và người đi bộ. Trạng thái tâm lý của người tham gia giao thông sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, những người trong tâm trạng vội vả, làm việc căng thẳng, tinh thần bị kích thích, hoặc có nhiều trường hợp người có thu nhập cao sẵn sàng chấp nhận chi trả tiền phạt vi phạm một số lỗi giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ nhưng chưa gây tai nạn để đạt được mục tiêu nào đó của họ. Trong vài năm gần đây số lượng xe cơ giới và mật độ giao thông đường bộ tăng rất nhanh để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, hiện đại hóa, nhất là trong quá trình kinh tế phát triển thì việc người dân sở hữu phương tiện cá nhân, phương tiện cho tổ chức và nhu cầu giao thương giữa các địa phương ngày càng tăng cao. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giao thông ngày càng trở nên phức tạp, tỷ lệ tai nạn giao thông đang gia tăng tới mức báo động và kéo theo đó là những hệ lụy về kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh này, người ở Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng có kiến thức 4 về an toàn giao thông đường bộ như thế nào? Mức độ hiểu biết có thể khác nhau giữa các cá nhân, nhưng thái độ đối với việc tuân thủ luật giao thông đường bộ của họ như thế nào? Người dân, đặc biệt là đối tượng thanh niên có hành vi thực tiễn ra sao khi tham gia giao thông? Đây là những câu hỏi cơ bản trong xã hội nhằm có những chính sách nâng cao mức an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu những rủi ro tổn thất về con người, kinh tế và xã hội. Đặc biệt hơn giới sinh viên là những người tri thức của xã hội, những người được đào tạo bài bản về kiến thức phổ thông và đang được đào tạo về kiến chuyên ngành. Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong (những cái chết trẻ) đối với lứa tuổi từ 15 tuổi – 27 tuổi (Ủy ban An toàn giao thông quốc gia). Như vậy để giảm thiểu tai nạn giao thông cho sinh viên chúng ta cần phải tìm hiểu về thực trạng kiến thức an toàn giao thông của sinh viên, thái độ về an toàn giao thông của sinh viên và thực hành của sinh viên như thế nào. Có như vậy chúng ta mới phần nào có thể phân tích được thực hành của sinh viên sẽ bị chi phối bởi những gì, những gì sinh viên hiểu biết thì sinh viên có thực hiện theo hay không?... Trên cơ sở đó, đề tài ‘Kiến thức, thái độ và thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh’ được thực hiện để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra. 1.2 Mục Tiêu Nguyên Cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tham gia giao thông tại Tp.HCM của sinh viên trường đại học Kinh Tế Tp.HCM. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao ý thức và thực hành khi tham gia giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM nói riêng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu trên tổng quát nêu trên, mục tiêu cụ thể của đề tài như sau: 1. Xác định mức độ kiến thức của sinh viên về an toàn giao thông đường bộ 5 2. Tìm hiểu thái độ của sinh viên về an toàn giao thông 3. Mô tả hành vi thực tiễn của sinh viên khi tham gia giao thông 1.3 Câu Hỏi Nghiên Cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài được thực hiện để tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi cụ thể sau đây: 1. Sinh viên có kiến thức về an toàn giao thông khi tham gia giao thông ở mức độ nào? 2. Thái độ của sinh viên ra sao về an toàn giao thông? 3. Hành vi thực tiễn của sinh viên khi tham gia giao thông như thế nào? 4. Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm tăng cường nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi an toàn giao thông trong sinh viên? 1.4 Đối Tượng Và Mục Tiêu Nghiên Cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên. Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và khả năng tài chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Thời gian thực hiện từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. 1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp điều tra thực tiễn thông qua bảng phỏng vấn cấu trúc bao gồm các mục hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về an toàn giao thông. Phương pháp khảo sát theo khung phân tích KPA gồm các bước: thiết kế mục tiêu, đối tượng của cuộc khảo sát; thiết kế bảng khảo sát bao gồm các mục hỏi dựa theo mục tiêu đã đề ra; lập kế hoạch khảo sát thử, điều chỉnh bảng khảo sát, kế hoạch khảo sát và phân tích; thực hiện khảo sát, thu thập số liệu; phân tích kết quả khảo sát; và sau cùng là thảo luận, nêu 6 bật các điểm phát hiện chính, và đề xuất các giải pháp, những ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Khảo sát KAP là một nghiên cứu thực tiễn về một nhóm dân số cụ thể để thu thập thông tin về những gì đã được biết, được tin và thực hành liên quan đến một chủ đề cụ thể. Trong trường hợp của đề tài là chủ đề về an toàn giao thông. Trong hầu hết các cuộc khảo sát KAP, số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn sử dụng bảng phỏng vấn cấu trúc. Số liệu sẽ được phân tích định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào cấu trúc của các câu hỏi và mục tiêu của nghiên cứu (WHO, 2008). 1.6 Kết Cấu Của Luận Văn Nội dung nghiên cứu của đề tài được báo báo trong luận văn này được kết cấu với các chương mục như sau: Chương 1: Phần mở đầu Nội dung trong chương này giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, vì sao cần thiết để thực hiện đề tài; trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; giới thiệu tổng quát về phương pháp nghiên cứu; và nêu tóm lược nội dung trong các chương của luận văn. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu liên quan Chương này trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và lược khảo một số nghiên cứu liên quan làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu. Các lý thuyết liên quan để giải thích vấn đề là lý thuyết niềm tin sức khỏe, hành vi dự định, lý thuyết về tập quán xã hội; lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng. Đồng thời nêu lên một số khái niệm, quy định liên quan đến nhận thức, thái độ, thực hành. Phương pháp thực hiện và kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước được lược khảo để làm cơ sở đề xuất phương pháp thực hiện trong đề tài và thảo luận kết quả. Khảo lược một số nghiên cứu có liên quan và chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu bia của Chính phủ và chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 7 Chương này là trình bày chi tiết về phương pháp, xác định đối tượng phỏng vấn, thiết kế bảng khảo sát, cách thức thực hiện phỏng vấn, thu thập xử lý thông tin và nguồn thông tin liên quan. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên về an toàn giao thông. Kết quả được trình bày theo trình tự của các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài về kiến thức, thái độ và thực hành Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách: Từ những kết quả phân tích trong chương 4, tác giả sẽ đưa ra những kết luận về những điểm nổi bật, đáng ghi nhận, và gợi ý chính sách cũng là trả lời câu hỏi số 4 của đề tài “. Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm tăng cường nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi an toàn giao thông trong sinh viên?”. Phần sau cùng của luận văn là trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 8 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Nội dung chương 1 trình bày các khái niệm an toàn, kiến thức, thái độ, thực hành; lý thuyết, khung phân tích liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành an toàn giao thông. Phần sau cùng là lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 2.1 Các khái niệm liên quan Để có sự thống nhất và tránh những tranh luận bên ngoài phạm vi nghiên cứu, phần đầu tiên của luận văn trình bày những khái niệm và ý nghĩa của các thuật ngữ này được sử dụng trong luận văn. An toàn giao thông: khái niệm an toàn giao thông nói đến những cách thức, biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho con người khi đang tham giao trên mạng lưới giao thông khỏi những tổn thương hoặc thương vong (chết người). Người tham gia giao thông bao gồm người đi bộ, đi xe đạp, hành khách trên những phương tiện giao thông công cộng, lái xe của các loại phương tiện được qui định trong luật giao thông đường bộ ở mỗi quốc gia (Theo vi.wikipedia.org) Theo Đại học Giao thông Vận Tải Hà Nội thì An toàn giao thông trên đường tên tiếng Anh là “Road Traffic Safety”. Đó là một hệ thống Đường - Xe cộ - Người lái dưới sự tác động của quá trình xây dựng đường, luật lệ giao thông, điều kiện thời tiết và mức độ an toàn của các phương tiện giao thông. Một con đường trong quá trình khai thác sử dụng, cùng với hệ thống trang thiết bị giao thông tương ứng sẽ luôn tồn tại hai thành phần. Thành phần thứ nhất là: Rủi ro tai nạn cơ bản (còn gọi là: rủi ro không có có khả năng tránh). Thành phần thứ hai là: Tiềm năng an toàn (được gọi là: mật độ chi phí tai nạn có khả năng tránh được). An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông (Nguyễn Văn Dũng, 2013). 9 Luật giao thông đường bộ: căn cứ vào hiến pháp cụ thể tại các quốc gia, mỗi quốc gia sẽ có những văn bản luật khác nhau để kiểm soát, quản lý giao thông đường bộ. Tại Việt Nam, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành luật giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008). Luật giao thông đường bộ là văn bản quy phạm pháp lật do Cơ quan nhà nước CHXHCNVN ban hành để điều chỉnh các vấn đề về giao thông đường bộ và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (Điều 1).Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2). Mới nhất, ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017,có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018, quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Luật nêu rõ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nào (tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời) mới bị coi là phạm tội hình sự. Những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật phân biệt tính chất của các hành vi phạm tội: 10 hành vi khách quan, hành vi chủ quan; những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây tai nạn, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, và các chi tiết liên quan khác. Tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông được định nghĩa là những vụ va chạm, sự cố không dự tính, bất ngờ khi tham gia giao thông gây ra tổn thương hoặc thương vong, và thiệt hại về tài sản và tinh thần. Theo Thông tư số 58 (Điều 5) qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ thì tai nạn giao thông đường bộ là ‘sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân’. Theo Nghị định số 97 (phần phụ lục, tiểu mục 19-Trật tự an toàn xã hội và tư pháp thì tai nạn giao thông là ‘sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản’. Theo Bộ Y tế thì tai nạn giao thông là ‘sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe’ Nhìn chung các khái niệm được diễn tả theo ngôn từ khác nhau, nhưng có cùng chung những đặc điểm tương tự về tai nạn giao thông như sau: a) sự cố bất ngờ nằm ngoài mong muốn; b) xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ; c) do vi
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS06.021_Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh
Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh