Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ: Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mã: ThS01.199 Danh mục: , Từ khóa: , , , Chuyên Ngành: Kinh tếNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2019Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩTên tác giả: Nguyễn Thị Ái Châu
Số trang: 94

Download Luận văn thạc sĩ: Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nêu lên bối cảnh vấn đề đó là vấn đề đô thị hóa và vấn đề nhập cư tại những thành phố lớn của Việt Nam đó là thành phố Hà Nội và TPHCM. Trong nội dung nghiên cứu đã giới thiệu một số đặc điểm của người nhập cư cũng như những động lực nhập cư vào TPHCM.

Để thực hiện một nghiên cứu định lượng tác giả đã sử dụng một mẫu gồm 306 người di cư với các đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi, về trình độ văn hóa, thời gian đã sinh sống được (kể từ thời điểm nhập cư), chưa có tìm được việc làm, việc làm chưa ổn định (dưới 6 tháng) hoặc đã có một việc làm ổn định 6 tháng trở lên.

Thông qua các nghiên cứu liên quan, ý kiến chuyên gia tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu điều tra bằng các phần mềm thống kê chuyên dùng như Excel, SPSS 20.0 trước hết nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định sự tương quan giữa các biến dùng trong phân tích với kiểm định Barlett’s test of Sphericity, đo lường sự phù hợp của mẫu nghiên cứu với Kaiser-Meyer-Olkin bằng 0,880 tương ứng Chi bình phương bằng 3737,447 với Sig. = 0,000.

Thực hiện rút trích được 5 nhân tố bao gồm: Thích ứng với môi trường sống ở đô thị, tiếp cận dịch vụ, việc làm thu nhập, sinh hoạt cộng đồng và giao tiếp cộng đồng, tất cả đều có Eigenvalues lớn hơn 1. Thực hiện xây dựng mô hình hồi quy bội với 5 biến nêu trên và chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Mô hình hồi quy được xây dựng cũng đã thỏa mãn những 51 yêu cầu đối với mô hình như hồi quy tuyến tính, phương sai không đổi, các phần dư có phân phối chuẩn. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đánh giá được có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các đối tượng tham gia khảo sát.

Keywords: Người nhập cư, Hội nhập xã hội, Social integration, Immigrants

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ……………………………………..1

1.1. Đặt vấn đề …………………………………………………………………………………………..1

1.2. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………2

1. 3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………3

1.4. Câu h i nghiên cứu ………………………………………………………………………………3

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………….4

1.6. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………4

1.7. Ý nghĩa của luận văn ……………………………………………………………………………5

1.8. Kết cấu đề tài ………………………………………………………………………………………6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DI CƢ, SỰ HỘI NHẬP XÃ HỘI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………8
2.1 Cơ sở lý thuyết về di cư và hội nhập xã hội ……………………………………………..8

2.1.1 Lý thuyết về di cư …………………………………………………………………………….8

2.1.2 Lý thuyết về hòa nhập xã hội …………………………………………………………..10

2.2 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ………………………………………………………..11

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài …………………………………………………………………..11

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………………………………14

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..18

3.1 Giới thiệu …………………………………………………………………………………………..18

3.2 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………..18

3.2.1 Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………………18

3.2.2 Nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………19

3.2.3 Nghiên cứu định lượng ……………………………………………………………………20
3.3 Hiệu chỉnh thang đo…………………………………………………………………………….20

3.4 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh …………………………………………………….21

3.6 Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………….22

3.7 Kế hoạch phân tích và phân tích dữ liệu…………………………………………………23

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..26

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………26

4.1.1 Giới tính………………………………………………………………………………………..26

4.1.2 Cơ cấu theo nhóm tuổi…………………………………………………………………….26

4.1.3 Trình độ học vấn…………………………………………………………………………….27

4.1.4 Thời gian đã sống ở TPHCM (tính từ thời điểm điều tra)…………………….28

4.1.5 Thời gian làm việc ………………………………………………………………………….28

4.2 Kiểm định thang đo……………………………………………………………………………..29

4.2.1 Kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha……………………..29

4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ……………………………………….31

4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến …………………………………………36

4.3.1 Phân tích tương quan (Hệ số Pearson) ………………………………………………36

4.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến …………………………………………………37

4.3.3 Kiểm tra đa cộng tuyến……………………………………………………………………38

4.3.4 Kiểm định tự tương quan…………………………………………………………………38

4.3.5 Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau ………………………….39

4.3.6 Giả định phần dư có phân phối chuẩn ……………………………………………….39

4.3.7 Mô hình hồi quy tuyến tính bội hoàn chỉnh ……………………………………….41

4.3.8 Kết quả kiểm định các giả thuyết ……………………………………………………..42

4.4 Kiểm định sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hội nhập của người di cư với các đối tượng khảo sát …………………………………………………………………….42
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………50

5.1 Giới thiệu …………………………………………………………………………………………..50

5.2 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu …………………………………………………………….50

5.3 Kiến nghị……………………………………………………………………………………………51

5.3.1 Thích ứng với môi trường ……………………………………………………………….51
5.3.2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị…………………………………………………51

5.3.3 Việc làm thu nhập…………………………………………………………………………..52

5.3.4 Sinh hoạt cộng đồng ……………………………………………………………………….52

5.3.5 Giao tiếp cộng đồng………………………………………………………………………..52

5.4 Hạn chế của đề tài và hướng khắc phục …………………………………………………53

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Diễn giải
1 ĐH Đại học
2 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
3 GTCĐ Giao tiếp cộng đồng
4 HN Hội nhập
5 NXB Nhà xuất bản
6 SHCĐ Tham gia sinh hoạt cộng đồng
7 TCDV Tiếp cận dịch vụ
8 THCS Trung học cơ sở
9 TN Thu nhập
10 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
11 TU Thích ứng với môi trường đô thị
12 VL Việc làm
13 VN Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Hệ số tải nhân tố và kích thước mẫu …………………………………………….. 24

Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo với Cronbach’s Alpha ……………. 30

Bảng 4.2: Tổng hợp các kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo …………………… 31

Bảng 4.3: Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s ………………………………………….. 32

Bảng 4.4: Tổng phương sai giải thích được\Total Variance Explained…………….. 33

Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố ………………………………………………………………….. 34

Bảng 4.6: Độ tin cậy thang đo biến kết quả ………………………………………………….. 35

Bảng 4.7: Độ tin cậy biến kết quả ……………………………………………………………….. 35

Bảng 4.8: Tổng phương sai giải thích được của biến kết quả (Hội nhập) …………. 35

Bảng 4.9: Bảng phân tích tương quan Pearson ……………………………………………… 36

Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy………………………………………………………….. 37

Bảng 4.11: Tổng quan về mô hình hồi quy…………………………………………………… 37

Bảng 4.12: Bảng Anova …………………………………………………………………………….. 37

Bảng 4.13: Đánh giá các giả thuyết …………………………………………………………….. 42

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định T-test biến với giới tính …………………………………. 43

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Nhóm tuổi)………… 44

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định ANOVA (Nhóm tuổi) ……………………………………. 44

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Trình độ văn hóa) . 45

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA (Trình độ văn hóa)…………………………… 45

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai

(Thời gian sống ở TPHCM) ……………………………………………………………………….. 46

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định ANOVA (Thời gian sống ở TPHCM) ……………… 46

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai

(Theo tính chất ổn định công việc) ……………………………………………………………… 47

Bảng 4.22 Kết quả kiểm định ANOVA (Theo tính chất ổn định công việc)………
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

HÌNH VẼ: Trang

Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu ………………………………………………………… 16

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………….. 19

Hình 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dư chuẩn hóa …………… 39

Hình 4.2: Đồ thị phần dư……………………………………………………………………………. 40

Hình 4.3: Đồ thị phần dư……………………………………………………………………………. 41

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ % giới tính nam, nữ của mẫu nghiên cứu …………………………. 26

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ % theo nhóm tuổi của mẫu khảo sát …………………………………. 27

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ % theo trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu …………………….. 27

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ % theo thời gian sống ở TPHCM của mẫu nghiên cứu ……….. 28

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ % tình hình việc làm/Thời gian làm việc …………………………… 29

1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề

TPHCM có diện tích 2.095,39 Km2, chiếm 0,64% tổng diện tích của cả nước nhưng chiếm đến 9,1% dân số cả nước (theo số liệu Thống kê TPHCM năm 2016) gây áp lực không nh cho nền kinh tế và đời sống an sinh xã hội của người dân. Thách thức nổi bật cho việc phát triển đô thị bền vững của thành phố là dân số ngày càng có khả năng tăng nhanh và tình trạng nhập cư tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ tăng cơ học vượt trên tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố. Nếu thời kỳ 1979 – 1989 tỷ lệ tăng cơ học là 0,02%, thì đến thời kỳ 1989 – 1999 là
0,84% và đến thời kỳ 1999 – 2004 đã lên đến 2,33%, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1,61%, 1,52% và 1,27%. Nói chung, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm 200.000 người dân, thì trong đó có hơn
130.000 dân là nhập cư. (Đô thị hóa với vấn đề dân nhập cư tại TPHCM – Viện nghiên cứu phát triển TPHCM)
Trước tình hình thực tế đó, cũng có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá rất khác nhau, bên cạnh quan điểm cho rằng di cư vào thành phố là gây áp lực cho sự phát triển của thành phố, nhưng cũng có quan điểm cho rằng di cư vào thành phố là một vấn đề xã hội mang tính qui luật, có những đóng góp tích cực trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững ở TPHCM. Theo kết quả điều tra di dân tự do vào TPHCM của Viện Nghiên cứu phát triển thành phố của một số nhà nghiên cứu thì người nhập cư đã đóng góp cho phát triển kinh tế TPHCM khoảng 30% GDP.
Bên cạnh mặt tích cực là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về lao động cho thành phố, nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các khu vực và ngành nghề kinh tế, thì với một trình độ văn hóa tương đối thấp, không có nghiệp vụ chuyên môn, đa số xuất thân từ nông thôn, chưa quen với lối sống trong một đô thị lớn, nên làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như trật tự an ninh, xung đột xã hội người di dân và người địa phương, các điểm tập trung tệ nạn xã hội, gây ra một số hiện tượng cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, v.v.
Có thể thấy, chuyển đến sống ở một nơi ở mới, dù có văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn nhiều so với nơi sinh sống cũ, nhưng cuộc sống của những người di cư sẽ thật sự khó khăn nếu họ không thể hòa nhập và tìm kiếm việc làm. Thế nên, việc ưu
2

tiên cho việc thúc đẩy sự hội nhập cộng đồng cùng với nhiệm vụ tạo việc làm cho những người di cư là chìa khóa để ổn định xã hội và bảo đảm an ninh tại TPHCM.
1.2. Lý do chọn đề tài

Chúng ta thừa nhận, di dân là một hiện tượng xã hội khách quan xảy ra phổ biến trong suốt tiến trình của lịch sử loài người. Vào những năm gần đây, do sự phát triển của các nền kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên các đô thị lớn, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mở rộng việc làm có thu nhập cao hơn đã có sức hút vô cùng mãnh liệt đối với làn sóng di cư tự do từ khu vực nông thôn, nơi vấn đề thất nghiệp hay có việc làm nhưng thu nhập thấp, mức sống vật chất và tinh thần ở các vùng nông thôn quá thấp so với thành phố như: điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức kh e, giao thông, v.v.
TPHCM là nơi có sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội khá mạnh mẽ, là nơi sớm đi đầu trong việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo chủ trương của Đảng đề ra năm 1986, dòng người di cư tự do vào TPHCM ngày càng tăng nhanh. Di dân tự do là một bộ phận trong cơ cấu xã hội đô thị của thành phố, là một nguồn lực của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, dân cư từ nông thôn vào đô thị thì khả năng hội nhập, thích nghi với lối sống của họ, tránh kh i các cú sốc văn hóa, khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, v.v. hoặc xu hướng gạt sang lề của công cuộc phát triển, cần có một công trình nghiên cứu đầy đủ, một cách có hệ thống về sự hội nhập của người di cư. Họ cần thích nghi với hoạt động lao động sản xuất, chấp nhận những điều kiện làm việc khó khăn hơn và thu nhập có thể thấp hơn so với người dân bản địa (hầu hết người di cư làm việc với mức lương thấp và một bộ phận lớn không có hợp đồng lao động, phí tính giá nước cao cho người tạm trú, con cái gia đình tạm trú không được vào trường công). Họ cần thích nghi với hoạt động sinh hoạt – tiêu dùng, họ phải chấp nhận thuê nhà trọ ở những nơi thiếu an toàn (do không đủ khả năng mua nhà), ô nhiễm, mất trật tự, xa trung tâm, điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Họ phải hòa nhập với đời sống văn hóa – tinh thần, tập dượt làm người đô thị, như tham gia các hình thức hưởng thụ loại hình văn hóa trong thời gian rãnh rỗi, thay đổi quan điểm về cách ứng xử để phù hợp với lối sống đô thị. Họ phải hòa nhập với đời sống chính trị – xã hội như tham gia các lễ hội của
3

địa phương nơi đang sinh sống, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động quyên góp, từ thiện, tham gia các câu lạc bộ người nhập cư, v.v.
Vì những lý do trên, tác giả mong muốn có một nghiên cứu định lượng hướng tới xây dựng, đánh giá quá trình hội nhập của những người nhập cư, tạo được sự phát triển bền vững của xã hội, định hướng thúc đẩy vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng một xã hội công bằng, nên tác giả chọn đề tài: “Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
1. 3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại TPHCM.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Luận văn này được xây dựng dựa trên các mục tiêu cụ thể sau:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về di cư, sự hội nhập khi chuyển cư đến nơi sinh sống mới và tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về hội nhập xã hội của những người di cư.
– Nghiên cứu mức độ hội nhập, khả năng hội nhập của bộ phận người nhập cư với môi trường xã hội mới và xác định các nhân tố chủ yếu tác động thúc đẩy đến sự hội nhập của người dân nhập cư tại TPHCM.
– Phân tích nhân tố khám phá tìm ra các nhân tố tác động đến sự hội nhập. Đồng thời phân tích hồi quy để xác định nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hội nhập của người chuyển cư. .
– Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng nhà nước trong việc đo lường, đánh giá mức độ hội nhập xã hội của người dân nhập cư ở TPHCM.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu h i sau đây:

(1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hội nhập của người nhập cư.

(2) Trong các nhân tố thì nhân tố nào người nhập cư dễ hòa nhập nhất và theo chiều hướng nào.
(3) Một số kiến nghị để các nhà hoạch định chính sách nhà nước hướng đến
4

người nhập cư, giúp họ tránh kh i các cú sốc văn hóa, hoặc xu hướng bị gạt sang lề của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại TPHCM.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi h ng gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài này giới hạn những người dân đã nhập cư đến sinh sống tại TPHCM từ các vùng khác nhau trong cả nước (không tính đối tượng là người nước ngoài).
Đối tượng khảo sát: Những người di cư tự do vào TPHCM.

Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu trong tháng 9 và tháng 10 năm 2018.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Để xây dựng các thang đo trong nghiên cứu, tác giả đã thực hiện một cuộc nghiên cứu định tính và thảo luận với một nhóm các chuyên gia trong ngành Lao động thương binh – xã hội, ngành Thống kê và đặc biệt dựa vào các công trình nghiên cứu về hòa nhập xã hội, hội nhập xã hội, quan điểm về hòa nhập xã hội, v.v. của các chuyên gia nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Sử dụng phương pháp thống kê cơ bản và công cụ Excel để mô tả dữ liệu và trình bày số liệu qua bảng thống kê, biểu đồ, đồ thị.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0, nhằm:

– Đo lường độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, loại các biến có tương quan biến tổng thấp.
– Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nh và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến.
– Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm xác định một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại TPHCM.
5

– Kiểm định Levene để xác định sự khác biệt trong việc đánh giá sự hội nhập xã hội theo các nhóm đối tượng.
1.6.3. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009 TPHCM (kết quả điều tra toàn bộ), số liệu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam” của Tổng cục thống kê, số liệu niêm giám thống kê các năm 2015, 2016, 2017 của Cục Thống kê TPHCM.
Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện cuộc điều tra chọn mẫu 306 người nhập cư đang sống trên địa bàn TPHCM ở một số quận, huyện đại diện điển hình cho người nhập cư với bảng câu h i đã được xác định thông qua nghiên cứu định tính và kinh nghiệm của các nghiên cứu trước.
1.7. Ý nghĩa của luận văn

1.7.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu giúp nhận thức rõ một số quan điểm về bản chất, nội dung về sự di cư, sự hòa nhập xã hội, các chỉ tiêu nhằm giúp việc đo lường, đánh giá mức độ hòa nhập của những người di cư đến nơi sinh sống mới.
Thông qua nghiên cứu định lượng, tác giả muốn hoàn thiện mô hình lý thuyết mà nhiều nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc mô tả vấn đề là mục đích chính.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hội nhập xã hội sẽ nói lên sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả mọi người đều được quan tâm chú ý kể cả người bản địa hay người nhập cư, đều được tôn trọng, có chỗ đứng giống nhau, đồng thời đều có khả năng tham gia vào đời sống xã hội như nhau.
Nghiên cứu này tác giả nhằm chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại TPHCM, qua đó cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp các nhà quản lý xã hội có cách tiếp cận đa chiều, đồng thời đề xuất một số kiến nghị sát với nhu cầu và mong muốn của chính người trong cuộc nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hội nhập xã hội giúp các nhà quản lý hướng tới tạo được sự phát triển bền vững của xã hội.
6

Qua nghiên cứu sẽ giúp ta nhận thức các vấn đề thực tế của những người nhập cư, làm nổi bật một xu hướng xã hội quan trọng không chỉ Việt Nam quan tâm mà được nhiều nước rất quan tâm. Giúp định hướng thúc đẩy vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng xã hội công bằng và định hướng này được nhiều quốc gia như Australia, Canada và một số quốc gia ở Châu Á đã áp dụng.
1.8. Kết cấu đề tài

Luận văn gồm có 5 chương:

Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về di cƣ, sự hội nhập và tổng quan nghiên cứu

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục
7

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương một, tác giả đã giới thiệu bối cảnh vấn đề, từ đó nêu lên lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Ở đây, tác giả cũng đã nêu lên ý nghĩa của đề tài và giới thiệu bố cục của đề tài nghiên cứu.
8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DI CƢ, SỰ HỘI NHẬP XÃ HỘI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về di cƣ và hội nhập xã hội

2.1.1 Lý thuyết về di cƣ

2.1.1.1 Các khái niệm về di cƣ

Vấn đề di cư đã được đề cập nhiều trong các ấn phẩm, trong nhiều tài liệu khoa học và được nói đến nhiều trong cuộc sống. Cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất của sự di cư, hay tên gọi khác nhau như: Di cư, di dân, chuyển cư,
v.v.

trú”.

Theo lý thuyết của Everett S. Lee (1966), “Di cư là sự thay đổi cố định nơi cư

Trong nghiên cứu: “Di dân tự do nông thôn – thành thị ở TPHCM năm 1998”,

tác giả Nguyễn Văn Tài và cộng sự đã trích là theo Paul Shaw, “Di dân là hiện tượng di chuyển kh i tập thể từ một địa điểm địa lý này đến một địa điểm địa lý khác, trên cơ sở quyết định của người di cư, dựa vào một loạt các giá trị trong hệ thống các quan hệ qua lại của người di cư”.
Theo Eduardo E. Arriaga và các cộng sự (1994), trong “Phân tích dân số bằng máy tính”: Một người dân di cư là một kẻ vận động qua một khoảng cách nhất định với ý đồ di chuyển vĩnh viễn và sự vận động này ảnh hưởng tới mức tăng dân của cả hai khu vực thuộc nơi đi và nơi đến. Bởi vậy, di dân là thành phần thứ ba của sự tăng dân ở một khu vực mà hai thành phần kia là mức sinh và mức chết.
Theo Roland Pressat (1991), trong “Những phương pháp dân học”, cho rằng: di cư là sự kiện con người thay đổi chỗ ở chính của mình. Nghiên cứu di cư bắt đầu với việc chia cắt lãnh thổ ra thành nhiều vùng, sau đó chỉ những sự di chuyển từ vùng này sang vùng khác mới được tính là những cuộc di cư (ở đây chúng ta nói về những cuộc di cư bên trong một lãnh thổ nhất định, lãnh thổ quốc gia chẳng hạn, tức là những cuộc di cư nội địa đối với lãnh thổ đó).
Từ góc độ hành pháp, di dân có thể được phân thành hai loại: Nội bộ (trong nước) và quốc tế. Di dân nội bộ là sự vận động trong phạm vi biên giới của chỉ một nước, trong khi di dân quốc tế là sự vận động từ nước này sang nước khác.
9

Theo Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương (2007), trong giáo trình dân số và phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân, đã định nghĩa: “Di dân là sự di chuyển của người dân từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác dựa theo những chuẩn mực về không gian và thời gian xác định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú”.
Theo Thomlison (1976) có phần cụ thể hơn: Di dân (migrants) là những người thay đổi nơi cư trú thông thường trong một khoảng thời gian đáng kể và họ vượt qua ranh giới chính trị (crossing a political boundary).
2.1.1.2 Những đặc trƣng nhân khẩu học và yếu tố quyết định của ngƣời di cƣ

Đặc trưng theo tuổi: Người di cư thường là những người trẻ tuổi. Có những lý do khác nhau thúc đẩy thanh niên di cư như nhu cầu tìm việc làm, đi học, kết hôn hoặc mong muốn tìm cơ hội thể hiện bản thân. Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 2014 cung cấp bằng chứng ở Việt Nam, một nửa số người di cư có độ tuổi từ 25 trở xuống.
Đặc trưng theo giới tính: Thường có sự khác biệt về giới tính của những người di cư. Ở các nước châu Mỹ La tinh và Đông Nam Á, phụ nữ thường chiếm ưu thế. Ngược lại tại các nước châu Phi và Nam Á, tỷ lệ nam giới chiếm đa số. Với di dân nông thôn – thành thị (trường hợp TPHCM), thì phụ nữ tham gia đông đảo do nhu cầu sức lao động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, kinh doanh và dịch vụ ở các thành phố lớn.
Đặc trưng theo tình trạng h n nhân: Những người trẻ tuổi, đặc biệt là nữ chưa có gia đình thường có mức độ di chuyển cao hơn. Do còn độc thân nên họ ít bị rào cản trong việc quyết định di cư. Thông thường, di cư cũng gắn liền với sự thay đổi tình trạng hôn nhân, một số trong số họ đã kết hôn sau khi chuyển cư.
Đặc trưng theo trình độ học vấn và trình độ chuyên m n: Những người có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn, tay nghề thường có xu hướng di cư nhiều hơn, với họ nó sẽ giảm thiểu những rủi ro như khả năng tìm việc làm, khả năng thích ứng với cuộc sống, văn hóa, v.v. điều này lại hoàn toàn hạn chế với những người có trình độ học vấn thấp.
Đặc trưng theo mức sống và thu nhập: Đối với di dân tự do thì điều này thể hiện rất rõ nét do mục đích của họ vì kinh tế. Di dân kinh tế thường là mục tiêu
10

sống của cá nhân và hộ gia đình. Đây cũng là xu hướng của các dòng di cư, là

chuyển từ vùng có thu nhập thấp sang vùng có thu nhập cao hơn.

Những yếu tố quyết định của di cư: Nhiều nhà dân số học trong đó có Weiher đã chỉ ra rằng: “Nếu có sự đánh giá về các hiệu quả của di cư khiến cho những người làm chính sách phải can thiệp thì đó là sự đánh giá những yếu tố quyết định sự di cư nào khiến cho những nhà làm chính sách phải chọn những công cụ riêng biệt để can thiệp”. Phần nhiều trong các công trình nghiên cứu về các yếu tố quyết định di cư có thể xếp vào trong lý thuyết sức đẩy nông thôn và sức hút đô thị. Trong khi các nhân tố kinh tế góp một phần lớn trong sự quyết định di cư thì những nhân tố xã hội và văn hóa khác cũng hoạt động trong việc đề ra quyết định này.
2.1.2 Lý thuyết về hòa nhập xã hội

Giống như khái niệm di cư, khái niệm hòa nhập xã hội (hay một số quan điểm cho là khái niệm hòa nhập xã hội và hội nhập xã hội trong nhiều trường hợp được sử dụng với sự phân biệt không đáng kể hoặc không rõ ràng) thường được hiểu một cách chung nhất là quá trình mà trong đó cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó được xã hội tạo các điều kiện thuận lợi để tham gia một cách tích cực vào đời sống xã hội trong sự bình đẳng với các thành viên khác của xã hội.
Cook S. (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh.
Người đầu tiên đặt dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về hội nhập xã hội là nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1789 – 1857), với quan điểm về hội nhập xã hội của ông được trình bày trong sự gắn kết chặt chẽ với khái niệm đoàn kết xã hội (social solidarity). Khái niệm đoàn kết xã hội ông dùng để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội.
Trong xã hội hiện đại, dưới sự đoàn kết hữu cơ, mọi người nhất thiết phải phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ trong sự chuyên môn hóa và phân công lao động. Theo cách tiếp cận với Durkheim, quan điểm đẩy mạnh hội nhập xã hội đã được đưa vào các chương trình nghị sự của Hội đồng Châu Âu vào những năm 1990 và
2000 thông qua các chương trình chống đói nghèo, tăng cường sự cố kết xã hội như chương trình nghị sự Lisbon. Từ sau năm 2000, các quốc gia thuộc Liên minh Châu

ThS01.199_Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

ThS01.199_Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hội nhập xã hội của người dân nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh