Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL)

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL) (LA20.128)

Mã: LA20.128 Danh mục: , Từ khóa: , , , Loại tài liệu: Luận án tiến sĩChuyên Ngành: Y HọcNơi xuất bản: Trường Đại học Y Hà NộiNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Cường
Số trang: 154

Download Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL) (LA20.128)

– Chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang định hướng nguyên nhân chảy máu não do nguyên nhân dị dạng động tĩnh mạch: 80% các bệnh nhân vỡ DDĐTMN có thể thấy ít nhất một dấu hiệu gợi ý dị dạng mạch trên phim chụp CLVT trước tiêm.

– Giá trị của chụp CLVT mạch não trong phân tích cấu trúc mạch của ổ dị dạng: tương quan chặt chẽ với chụp DSA trong xác định kích thước ổ dị dạng, phân độ Spetzler Martin. Xác định được các bất thường mạch kèm theo của dị dạng gồm phình mạch, hẹp tĩnh mạch dẫn lưu không có sự khác biệt so với chụp DSA.

– Nút mạch bằng PHIL là một vật liệu tắc mạch có hiệu quả tắc mạch tương tự vật liệu tắc mạch khác đã có từ trước là Onyx; tỷ lệ tai biến cũng tương tự Onyx.

– Đề tài đưa ra nhận xét về khả năng nút mạch tắc hoàn toàn ổ dị dạng: có 1 cuống động mạch nuôi và kích thước nhỏ < 3cm: Trong số bệnh nhân có 1 cuống động mạch nuôi (n=29) thì có 86% bệnh nhân được nút tắc mạch hoàn toàn (n=25). Trong số bệnh nhân có kích thước ổ dị dạng < 3 cm (n=34) thì có 78% bệnh nhân được nút tắc mạch hoàn toàn, (n=28).

– Đề tài nhấn mạnh chiến lược điều trị những ổ dị dạng kích thước lớn khi kết hợp nút mạch với phẫu thuật: tỷ lệ tắc trung bình ổ dị dạng khi kết hợp hai phương pháp điều trị này là 96%

Tóm tắt tiếng anh:

Value of non contrast CT scanner on finding the suspected sign of brain arteriovenous malformation (bAVM) in patients with intracerebral hemorrhage: 80% bleeding stroke due to ruptured bAVM can be found the suggestion sign on NCCT.

Value of CT angiography on analysing the angioarchitecture of bAVM: there is high correlation on mesuaring the size, grading Spetzler Martin between CTA and DSA. There is no different between CTA and DSA in detemining vascular abnormality associated with bAVM including aneurysm, venous stenosis, direct fistular.

Embolization bAVM with PHIL has similarity safety and eficacy compare with the previous embolic material Onyx.

The posibility prognosis of total occlusion of embolization includes: presence only one pedicle artery and the small size of nidus (<3cm). According to the study, of 29 patients with only one pedicle artery, the total occlusion rate was 86%; of 28 patients with the size of nidus under 3cm, the total occlusion rate was 78%.

The study results emphasizes the role of combination embolization and operation in large size bAVM (>3 cm). The average occlusion volume of bAVM when they were treated in combination embolization and operation was 96%.

LA20.128_Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL)

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. BỆNH HỌC DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO............................ 3 1.1.1. Cơ chế bệnh sinh của dị dạng động tĩnh mạch não ...............Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Giải phẫu bệnh lý của dị dạng động tĩnh mạch não........................ 3 1.1.3. Biểu hiện lâm sàng.......................................................................... 6 1.2. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO VỠ .. 8 1.2.1. Chụp cắt lớp vi tính......................................................................... 8 1.2.2. Chụp cộng hưởng từ...................................................................... 14 1.2.3. Chụp mạch số hoá xoá nền ........................................................... 17 1.2.4. Các phân độ của chẩn đoán hình ảnh cho DDĐTMN .................. 18 1.3. ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO VỠ ...................... 19 1.3.1. Các phương pháp điều trị DDĐTMN ........................................... 20 1.3.2. Chỉ định điều trị ............................................................................ 20 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC............... 35 1.4.1. Trên thế giới.................................................................................. 35 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.................................... 39 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 39 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 39 2.1.3. Chiến lược và mục tiêu điều trị..................................................... 40 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 40 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 40 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu và quy trình nút mạch ............................ 41 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu ................................................................... 45 2.2.5. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................... 55 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ............................................. 55 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi............................................. 55 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng khởi phát bệnh........................................... 56 3.1.3. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước can thiệp ..................... 57 3.2. HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH......................................................... 57 3.2.1. Các hình thái chảy máu................................................................. 57 3.2.2. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp không tiêm................ 58 3.2.3. Vị trí ổ dị dạng .............................................................................. 59 3.2.4. Kích thước ổ dị dạng trên CLVT .................................................. 60 3.2.5. Phân độ Spetzler Martin theo CLVT ............................................ 61 3.2.6. Đặc điểm hình ảnh CLVT có đối chiếu với chụp DSA ................ 62 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÚT MẠCH ................................................. 67 3.3.1. Thời điểm can thiệp từ khi xuất hiện đột quỵ và số lần can thiệp 3.3.2. Số cuống động mạch được nút, thời gian và thể tích PHIL được dùng .. 68 3.3.3. Thể tích ổ dị dạng được nút tắc..................................................... 69 3.3.4. Biến chứng của can thiệp .............................................................. 72 3.3.5. Điều trị bổ sung sau khi nút mạch ................................................ 72 3.3.6. Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh ở thời điểm bệnh nhân được khám lại.............................................................................. 73 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 78 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ............................................. 78 4.1.1.Tần suất giới tuổi ........................................................................... 78 4.1.2. Triệu chứng lâm sàng.................................................................... 81 4.2. HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH......................................................... 84 4.2.1. Các hình thái chảy máu não .......................................................... 84 4.2.2. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp không tiêm................ 85 4.2.3. Vị trí ổ dị dạng .............................................................................. 88 4.2.4. Kích thước ổ dị dạng trên cắt lớp vi tính sọ mạch........................ 89 4.2.5. Phân độ Spetzler Martin trên cắt lớp vi tính sọ mạch................... 90 4.2.6. Đối chiếu CLVT với DSA ở một số đặc điểm về cấu trúc mạch . 91 4.3. KẾT QUẢ NÚT MẠCH ...................................................................... 96 4.3.1. Thời điểm điều trị nút mạch và số lần can thiệp 4.3.2. Số cuống mạch nút, thể tích và thời gian bơm PHIL mỗi lần can thiệp.. 98 4.3.3. Thể tích ổ dị dạng được nút tắc................................................... 100 4.3.4. Biến chứng của can thiệp ............................................................ 107 4.3.5. Điều trị bổ sung sau khi nút mạch .............................................. 114 4.3.6. Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh ở thời điểm khám lại.... 116 KẾT LUẬN .................................................................................................. 122 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang điểm Hunt Hess ................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Thang điểm Fisher trên CLVT ....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Phân độ Spetzler Martin ................................................................. 48 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................... 56 Bảng 3.2. Các triệu chứng khởi phát bệnh...................................................... 56 Bảng 3.3. Điểm Glasgow của các bệnh nhân lúc vào viện và lúc trước can thiệp . 57 Bảng 3.4. Kích thước ổ dị dạng đo trên CLVT ở các hướng tái tạo............... 60 Bảng 3.5. So sánh phân độ Spetzler Martin trên CLVT với DSA.................. 63 Bảng 3.6. So sánh số cuống động mạch nuôi phát hiện được trên CLVT với DSA .......................................................................................... 64 Bảng 3.7. Số tĩnh mạch dẫn lưu phát hiện trên CLVT và DSA...................... 65 Bảng 3.8. Phân loại tĩnh mạch dẫn lưu nông và sâu phát hiện trên CLVT đối chiếu với DSA................................................................................. 65 Bảng 3.9. Khả năng phát hiện một số bất thường mạch máu trên CLVT so với DSA .......................................................................................... 66 Bảng 3.10. Độ nhạy và độ đặc hiệu CLVT mạch não so với DSA ................ 67 Bảng 3.11. Số lần can thiệp............................................................................. 67 Bảng 3.12. Số cuống mạch nuôi, thể tích, thời gian bơm PHIL trên lần can thiệp . 68 Bảng 3.13. Thể tích ổ dị dạng được gây tắc ngay sau can thiệp..................... 69 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số đặc điểm cấu trúc mạch với khả năng nút tắc hoàn toàn ổ dị dạng ............................................................. 69 Bảng 3.15. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nút tắc hoàn toàn ổ dị dạng ......................................................................... 70 Bảng 3.16. Các biến chứng xảy ra trong can thiệp ......................................... 72 Bảng 3.17. Phương pháp điều trị sau can thiệp............................................... 72 Bảng 3.18. Thời gian nằm viện và thời gian tái khám.................................... 73 Bảng 3.19. Thể tích ổ dị dạng ngay sau nút mạch với thời điểm khám lại .... 74 Bảng 3.20. Thể tích tắc ổ dị dạng ở thời điểm khám lại ................................. 74 Bảng 3.21. Thang điểm Rankin của bệnh nhân thời điểm ra viện.................. 75 Bảng 3.22. Thang điểm Rankin của bệnh nhân thời điểm khám lại............... 77 Bảng 4.1. So sánh tỷ nút mạch tắc ổ dị dạng của các nghiên cứu ................ 100 Bảng 4.2. Bảng so sánh tai biến tử vong liên quan đến nút mạch của các tác giả ............................................................................................ 114 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố nam và nữ trong nghiên cứu......................................... 55 Biểu đồ 3.3. Các hình thái chảy máu .............................................................. 58 Biểu đồ 3.4. Dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp CLVT không tiêm....... 59 Biểu đồ 3.5. Phân bố vị trí dị dạng theo các thuỳ. .......................................... 60 Biểu đồ 3.6. Phân độ Spetzler Martin CLVT của bệnh nhân trong nghiên cứu . 61 Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa kích thước lớn nhất của ổ dị dạng đo trên CLVT hướng coronal và kích thước ổ dị dạng đo trên phim chụp mạch hướng thẳng ................................................................................. 62 Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa kích thước lớn nhất của ổ dị dạng đo trên CLVT hướng sagittal và kích thước ổ dị dạng trên chụp mạch hướng nghiêng...... 63 Biểu đồ 3.9. Số cuống động mạch nuôi CT .................................................... 64 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tiêu bản nhuộm Hematoxylin-eosin của dị dạng động tĩnh mạch não ........................................................................................... 4 Hình 1.2. Các hình thái động mạch nuôi đi vào ổ dị dạng................................ 5 Hình 1.3. Chảy máu não do vỡ DDĐTMN. Vị trí chảy máu phụ thuộc vào vị trí ổ dị dạng, thường thấy được các dấu hiệu gợi ý dị dạng mạch. ............ 9 Hình 1.4. Chảy máu thuỳ não ở người trẻ thường là do bất thường mạch máu. . 10 Hình 1.5. Hình ảnh DDĐTMN trên phim chụp CTA ở bệnh nhân chảy máu não. .......................................................................................... 11 Hình 1.6. Khả năng phát hiện phình trong ổ dị dạng của CLVT mạch não ... 12 Hình 1.7. CLVT mạch não nhạy hơn chụp CHT trong đánh giá tồn dư của dị dạng sau điều trị .............................................................................. 12 Hình 1.8. So sánh CHT với xung mạch TOF và sau tiêm đối quang chụp động học.......................................................................................... 13 Hình 1.9. Hình ảnh bình thường của nidus trên CLVT tưới máu .................. 14 Hình 1.10. So sánh phim chụp MRI 4D với DSA.. ........................................ 16 Hình 1.11. Chụp CHT chức năng ở bệnh nhân DDĐTMN ............................ 17 Hình 1.12. Chụp cộng hưởng từ chức năng hiển thị bó sợi trục..................... 24 Hình 1.13. CHT chức năng minh hoạ mối liên quan giữa vùng vận động và ổ dị dạng............................................................................................. 25 Hình 1.14. Phim chụp cộng hưởng từ thử nghiệm gadolinium gắn với kháng thể hiện hình ổ dị dạng trong não chuột ........................................ 25 Hình 1.15. Nút mạch phình động mạch liên quan đến dị dạng trước khi xạ trị.. ......................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. PHIL đựng trong một xi lanh 1 ml đã có sẵn phân tử iod cản quang không phải lắc trộn trước khi dùng................................................. 42 Hình 2.2. Đo đạc các kích thước trên CLVT mạch não.................................. 46 Hình 2.3. Đo đạc các kích thước ổ dị dạng trên phim chụp mạch số hoá xoá nền ............................................................................................ 47 Hình 4.1. Hình ảnh minh hoạ về dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên CLVT không tiêm....................................................................................... 86 Hình 4.2. Hình ảnh minh hoạ bất thường mạch trên CLVT trước tiêm thuốc .... 87 Hình 4.3. không thấy dấu hiệu gợi ý DDĐTMN trên phim chụp trước tiêm thuốc cản quang. ............................................................................. 88 Hình 4.4. Tương quan giữa CLVT mạch não với DSA trong phát hiện hẹp tĩnh mạch dẫn lưu............................................................................ 95 Hình 4.5. Tương quan giữa CLVT mạch não với DSA trong phát hiện phình mạch trong ổ dị dạng....................................................................... 96 Hình 4.6. Điều trị ổ dị dạng nằm sâu với ít cuống mạch nuôi bằng nút mạch đơn thuần....................................................................................... 103 Hình 4.7. Điều trị ổ dị dạng mạch bằng nút mạch đơn thuần ....................... 106 Hình 4.8. Tai biến tắc động mạch đốt sống trong can thiệp. ........................ 111 Hình 4.9. Điều trị phối hợp nút mạch và phẫu thuật ổ dị dạng động tĩnh mạch vỡ ở thuỳ đỉnh ............................................................................... 116 Hình 4.10. Tự thoái triển ổ dị dạng ở bệnh nhân nữ, 32 tuổi. DDĐTMN vỡ ở thuỳ chẩm trái. ............................................................................... 119 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dị dạng động tĩnh mạch não (DDĐTMN) là bệnh lý hiếm gặp của hệ thần kinh. Tỷ lệ mới mắc của bệnh khoảng 0.89 – 2.05 trên 100,000 người mỗi năm [1, 2, 3]. DDĐTMN có thể gây chảy máu não do lưu lượng dòng chảy lớn trong ổ dị dạng. Mặc dù chảy máu não do vỡ DDĐTMN chiếm khoảng 4% các nguyên nhân chảy máu chung nội sọ nhưng là nguyên nhân của khoảng 30% chảy máu không do chấn thương ở người trẻ [4]. Tỷ lệ tử vong do vỡ dị dạng mạch từ 12- 66% [2, 5, 6] cùng với tỷ lệ tàn tật khá cao từ 23- 85% [1, 3]. Bên cạnh hậu quả nặng nề của vỡ dị dạng thì các triệu chứng thần kinh kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Trước một bệnh nhân đột quỵ chảy máu do vỡ DDĐTMN thì các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cần thực hiện được hai mục đích là chẩn đoán xác định dị dạng mạch và phân tích được cấu trúc mạch của ổ dị dạng để có kế hoạch điều trị tốt nhất. Trong hoàn cảnh đó thì chụp cắt lớp vi tính (CVLT) được ưu tiên hơn do sự sẵn có và tiến hành nhanh chóng. Hiện nay máy chụp CLVT đa dãy có thể chụp được CLVT mạch não (từ 32 dãy trở lên) được trang bị ở nhiều tuyến y tế cho phép thực hiện được các chẩn đoán DDĐTMN ngay từ đầu. Những bệnh nhân chảy máu não có dấu hiệu nghi ngờ bất thường mạch trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc có thể được tiến hành tiêm thuốc cản quang để chụp mạch ngay để tìm nguyên nhân chảy máu. Nếu như chỉ định điều trị bệnh nhân DDĐTMN chưa vỡ còn chưa thống nhất [7] thì DDĐTMN vỡ được khuyến cáo nên điều trị do nguy cơ tái vỡ cao [8]. Điều trị DDĐTMN hiện nay có xu hướng phối hợp đa chuyên khoa với vai trò trung tâm của nút mạch bởi vì nút mạch có thể phối hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị hoặc cũng có thể là phương pháp điều trị đơn thuần. 2 Những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều phương tiện can thiệp trong đó có các loại vật liệu nút mạch. Chất tắc mạch không dính được dùng phổ biến từ vài thập niên gần đây là Onyx (Medtronic, USA). Đây là vật liệu nút mạch “đầu tay” cho DDĐTMN nhưng nhược điểm của vật liệu này là độ cản quang cao gây nhiễu ảnh khi chụp CLVT làm cho bệnh nhân theo dõi sau nút mạch không thể chụp CLVT động mạch não được. Từ năm 2015, trên thị trường xuất hiện vật liệu nút mạch kết tủa không ái nước (PHIL) (Microvention, USA) với một số ưu điểm riêng so với Onyx, đặc biệt là độ cản quang thấp khiến cho theo dõi sau điều trị bằng CLVT trở nên khả thi [9]. Một số nghiên cứu ban đầu về PHIL cho thấy những ưu điểm hơn Onyx như: phản ứng viêm khi tắc mạch ít hơn Onyx, cùng một thể tích nút chất tắc mạch nhưng PHIL gây tắc sâu hơn ở các mạch nhỏ... [10, 11, 12, 13] Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của CLVT trong bệnh cảnh DDĐTMN vỡ. Ngoài ra nút mạch bằng PHIL vốn là vật liệu mới được sử dụng trên lâm sàng cũng chưa có nhiều báo cáo trong y văn. Vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu chính sau đây: 1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy của dị dạng động tĩnh mạch não vỡ. 2. Đánh giá kết quả nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL). 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. BỆNH HỌC DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO 1.1.1. Giải phẫu bệnh lý của dị dạng động tĩnh mạch não Thành phần mô học của động mạch nuôi là bình thường với ba lớp áo cũng như của tĩnh mạch dẫn lưu bình giống với hình ảnh mô học của tĩnh mạch khác. Duy chỉ có nidus của ổ dị dạng thay đổi hình thái từ gần với động mạch, thành mạch dị dạng dày, mỏng, hyalin hóa. Vì không có giường mao mạch bình thường nên sức cản dòng chảy rất thấp dẫn đến tốc độ dòng chảy nhanh đi qua nidus. Do sức cản thành mạch thấp, tuần hoàn nhanh trong ổ dị dạng sang tĩnh mạch nên giảm lượng máu nuôi mô não. Động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu ban đầu không giãn bệnh lý nhưng huyết động bất thường qua nidus làm thay đổi cấu trúc của thành mạch trở thành bệnh lý. Thành mạch của các mạch này trở nên dày không đều nhau, chỗ dày chỗ mỏng gây nên huyết khối ở một số vị trí. Vôi hóa cũng có thể thấy nhưng đa số thấy trên vi thể với vôi hóa tế bào thần kinh đệm và vôi hóa thành mạch. Có thể thấy hình thoái hóa hemosiderin thể hiện tình trạng chảy máu cũ vốn rất thường gặp trong dị dạng động tĩnh mạch não. Đáng chú ý, chảy máu cũ trong ổ dị dạng có thể không hề có triệu chứng lâm sàng [14]. Ổ dị dạng (Nidus) Định nghĩa chính xác của nidus là khó và có nhiều hình thái nidus khác nhau. Nidus có thể coi là nơi thông thương bất thường giữa động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu không qua giường mao mạch bình thường. Thường thì có rất ít nhu mô não bình thường trong đám nidus điều này là cơ sở để các phương pháp điều trị bệnh như nút mạch, phẫu thuật, xạ trị tập trung vào. Tuy nhiên có một số trường hợp nidus là lan tỏa và xen kẽ với nhu mô não lành khiến cho việc phẫu thuật bóc tách rất dễ gây tổn thương nhu mô não xung 4 quanh. Yasargil [15] phân loại nidus thành ba nhóm: một động mạch nuôi và một tĩnh mạch dẫn lưu; nhiều động mạch nuôi đi vào một tĩnh mạch dẫn lưu; và nhiều động mạch nuôi đi vào nhiều tĩnh mạch dẫn lưu. Trên mô bệnh học, có hiện tượng viêm khu trú xung quanh nidus thể hiện bằng việc xuất hiện các tế bào lympho dày đặc khoang quanh mạch máu và cả ở thành mạch. Hình 1.1. Tiêu bản nhuộm HE (Hematoxylin-eosin) của dị dạng động tĩnh mạch não. A) Các tĩnh mạch nông giãn. B) Dày lớp nội mạc của tĩnh mạch dẫn lưu; C)Thâm nhiễm nhiều tế bào viêm ở khoang quanh mạch; D) Nhiều mạch máu tăng sinh cùng với sự dày thành của tĩnh mạch dẫn lưu [14]. Động mạch nuôi Có hai hình thái của động mạch nuôi:  Một động mạch tận với các nhánh bên cho nhu mô não lành, các nhánh tận đi vào ổ dị dạng 5  Động mạch nuôi cho nhiều nhánh bên vào ổ dị dạng, trong khi nhánh tận tiếp tục cho nhánh vào nhu mô não bình thường (phân nhánh hình “răng lược”). Hình 1.2. Các hình thái động mạch nuôi đi vào ổ dị dạng (nguồn internet) Động mạch nuôi ổ dị dạng được quyết định bởi vị trí của ổ dị dạng. Có thể DDĐTMN được cấp máu bởi một, hai hoặc nhiều cuống động mạch khác nhau. Ổ dị dạng nằm nông thường được cấp máu bởi động mạch não trước, não giữa hoặc não sau trong khi ổ dị dạng sâu thường cấp máu bởi động mạch mạch mạc, động mạch đồi thị, các nhánh xiên của động mạch mắt… Đáng chú ý, có thể có cấp máu của động mạch màng não giữa của động mạch cảnh ngoài; động mạch màng não tuyến yên… Các nhánh màng não này cấp máu bằng ba cách: cho nhánh thẳng vào nidus; bởi vòng nối với động mạch vỏ não là cuống mạch nuôi; hoặc đi vào nuôi nhu mô não quanh ổ dị dạng vốn nghèo tưới máu do hiện tượng “ăn cắp máu”. Động mạch nuôi biểu hiện nhiều tình trạng bệnh lý: bao gồm phì đại cơ trơn thành mạch, xơ cơ thành mạch (là tình trạng thành mạch cấu tạo bởi các thành phần tế bào cơ trơn, nguyên bào xơ, mô liên kết). Tổn thương mạch trên có thể hình thành nên xơ vữa thành mạch, phá hủy mạn tính lớp nôi mạc mạch do dòng chảy rối và tốc độ cao đi qua. Những thay đổi trên có thể dẫn đến hẹp động mạch nuôi. Tĩnh mạch dẫn lưu 6 Tĩnh mạch dẫn lưu có thể nông hoặc sâu. Tình trạng dày thành lớp nội mạc mạch có thể dẫn đến xơ vữa và hẹp tĩnh mạch dẫn lưu giống như xơ vữa động mạch. Hẹp tĩnh mạch dẫn lưu được cho là một trong các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến chảy máu do vỡ ổ dị dạng [1, 3]. 1.1.2. Biểu hiện lâm sàng Chảy máu não Biểu hiện thường gặp nhất của DDĐTMN là đột quỵ chảy máu não trong đó chảy máu trong nhu mô não đứng hàng đầu, sau đó là chảy máu não thất, chảy máu dưới nhện [16, 17, 18]. Trong một nghiên cứu phân tích gộp, tỷ lệ chảy máu não chiếm khoảng 52% (95%CI 0.48-0.56) [3]. Chảy máu não thường biểu hiện ở tuổi dưới 40, trong một nghiên cứu hồi cứu, những bệnh nhân dưới 40 tuổi chảy máu trong sọ thì DDĐTMN là nguyên nhân đứng hàng đầu, chiếm 33% (95% CI 0.4-0.85) [19]. Chảy máu não liên quan đến DDĐTMN được chia thành 4 nhóm: 1) chưa vỡ trên lâm sàng và hình ảnh không có chảy máu não cũ, 2) chưa vỡ trên lâm sàng nhưng có chảy máu não cũ trong ổ dị dạng, 3) chảy máu cấp trên lâm sàng và không có chảy máu cũ trên hình ảnh, 4) chảy máu cấp trên lâm sàng và có chảy máu cũ trên hình ảnh [20]. Việc phát hiện chảy máu cũ trên phương tiện hình ảnh nhờ vào chụp CHT với sự có mặt của chất thoái hoá hemosiderin vốn rất nhạy trên các chuỗi xung nhạy từ (T2*, Swan...). Theo Adib và cs, nhóm thứ 2 gọi là chảy máu “yên lặng” (Silent haemorrhage) có nguy cơ tái vỡ và nguy hiểm ngang với nhóm đã từng vỡ dị dạng trên lâm sàng [20]. Việc phân tích những yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu rất có ý nghĩa trong chiến lược điều trị. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu của DDĐTMN gồm: - Nhóm yếu tố giải phẫu: 7 + Phình động mạch nuôi: tỷ lệ phình động mạch nuôi khoảng 2,7 – 22,7%. Một số phân loại về phình động mạch kết hợp với DDĐTMN được mô tả. Theo Houdart và cs [21] chia làm ba nhóm phình động mạch nuôi kết hợp với DDĐTMN theo vị trí của phình mạch: loại I, phình ở đoạn gần của cuống nuôi. Loại II, phình ở đoạn xa của cuống nuôi. Loại III, phình ở ổ dị dạng (Nidus). Tuy nhiên với phân loại này thì phình mạch trong ổ dị dạng (Nidus) rất khó xác định vì chỉ thấy được khi chụp siêu chọn lọc vào cuống nuôi ổ dị dạng, mặt khác với phình trong ổ dị dạng không thể phân biệt được một giả phình ổ dị dạng do vỡ thành mạch cũ hình thành nên túi giả phình. Một phân loại được sử dụng rộng rãi hơn theo tác giả Ogilvy [22] mô tả túi phình có liên quan hay không liên quan đến dòng chảy, nằm ở gần ổ dị dạng hay ở xa. + Ổ dị dạng (Nidus) Kích thước của ổ dị dạng có liên quan đến nguy cơ vỡ của khối dị dạng theo tỷ lệ nghịch. Theo Spetzler và cs, ổ dị dạng đường kính < 3cm có tỷ lệ vỡ 82%, ổ dị dạng đường kính 3-6cm có tỷ lệ vỡ 29%, và tỷ lệ vỡ 12% với ổ dị dạng lớn hơn 6cm [22]. Theo nghiên cứu của Phạm Hồng Đức trên 162 bệnh nhân DDĐTMN thấy nguy cơ vỡ ổ dị dạng phụ thuộc vào 4 yếu tố: kích thước ổ dị dạng nhỏ, tĩnh mạch dẫn lưu sâu, duy nhất và có giả phình động mạch hoặc tĩnh mạch trong ổ dị dạng [23]. Các triệu chứng khác Bên cạnh chảy máu, động kinh là triệu chứng được mô tả đứng hàng thứ hai, tỷ lệ gặp triệu chứng này là 27% [3]. Những triệu chứng khác bao gồm đau đầu, dấu hiệu thần kinh khu trú. Mặc dù hiếm gặp nhưng dấu hiệu thiếu máu não có thể xuất hiện do hiện tượng “ăn cắp máu”. Đau đầu kéo dài không có chảy máu là triệu chứng gặp trong 6 – 14% bệnh nhân DDĐTMN. Tính chất đau đầu thường là đau nửa đầu và đau ở vị trí ổ dị dạng. Nguyên nhân đau được cho là do tăng áp lực trong tĩnh mạch dẫn lưu [1].
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

LA20.128_Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL)
Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL)