Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017

Mã: ThS02.229 Danh mục: , Từ khóa: , Chuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2019Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMTên tác giả: Phan Hoàng Vũ
Số trang: 57

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017

Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động giữa tự do hóa thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở 37 nền kinh tế thuộc Châu Á trong gia đoạn 1990 – 2017.

Bài nghiên cứu cử dụng mô hình (FEM), mô hình (REM) và phương pháp ước lượng (GLS) để nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nước cởi mở hơn đối với thương mại có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Những nước có cơ cấu xuất khẩu đa dạng tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố khác như mức độ phát triển con người của quốc gia, mức độ dân chủ trong thời gian nghiên cứu tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Keywords: Phát triển kinh tế, Tăng trưởng kinh tế, Thương mại tự do, Châu Á, Economic development, Economic growth, Exports, Free trade, Asia

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU …………………………………………………………………………..1

1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………..2

1.4 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………….2

1.5 Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………..2

1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu……………………………………………………………………3

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY ………………………………………………………………………………………………4

2.1 Khái niệm và một số lý thuyết liên quan ……………………………………………….4

2.1.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………..4

2.1.2. Lý thuyết liên quan …………………………………………………………………….5

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ………………………………………………………………..7

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………..16

3.1 Mô hình thực nghiệm và dữ liệu ……………………………………………………..16

3.2 Phương pháp phân tích mô hình hồi quy …………………………………………….19

3.2.1 Mô hình hồi quy kết hợp (Pooled OLS) ………………………………………….19

3.2.2 Mô hình Fixed Effects (FEM) ……………………………………………………….19

3.2.3 Mô hình Random Effects (REM) …………………………………………………..20

3.2.4 Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) ………………………..20

3.3. Kiểm định mô hình …………………………………………………………………………21

3.3.1. Hiện tượng đa cộng tuyến ………………………………………………………….21

3.3.2. Kiểm định Hausman:…………………………………………………………………21

3.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ………………………………………….21

3.3.4. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ………………………………….22

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KÊT QUẢ ………………………………………………….23

4.1 Phân tích thống kê mô tả…………………………………………………………………….23

4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến ………………………………………………………………………24

4.2.1 Ma trận hệ số tương quan …………………………………………………………….24

4.2.2 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) …………………………………………………26

4.3 Kiểm tra các khuyết tật mô hình…………………………………………………………29

4.3.1. Kiểm định tự tương quan ………………………………………………………………29

4.3.2. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình FEM và REM …………………..29

4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu …………………………………………………………….31

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN …………………………………………………………………………..33

5.1 Kết Luận ……………………………………………………………………………………………34

5.2 Hạn chế của luận văn …………………………………………………………………………34

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

Từ viết tắt Nội dung đầy đủ

GDP Tổng sản phẩm nội địa

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

FEM Mô hình tác động cố định

GLS Phương pháp uớc lượng bình phương tối thiểu tổng quát

VIF Nhân tử phóng đại phương sai

WB Ngân hàng thế giới

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trước đây …………………………11

Bảng 4.1: Thống kê mô tả của các biến …………………………………………….23

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ……………………………………………….25

Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF ……..….26

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy FEM và REM ………………………………………….27

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman …………………………………………….28

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tự tương quan ………………………………………..29

Bảng 4.7: Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động cố định …………..29

Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tác động ngẫu nhiên ………30

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy GLS ……………………………………………………31

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động giữa tự do hóa thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở 37 nền kinh tế thuộc Châu Á trong gia đoạn 1990 – 2017. Bài nghiên cứu cử dụng mô hình (FEM), mô hình (REM) và phương pháp ước lượng (GLS) để nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nước cởi mở hơn đối với thương mại có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Những nước có cơ cấu xuất khẩu đa dạng tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố khác như mức độ phát triển con người của quốc gia, mức độ dân chủ trong thời gian nghiên cứu tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa xuất khẩu, tự do hóa thương mại.

ABSTRACT

The paper explores the relationship between trade liberalization, export diversification and economic growth in 37 Asian economies between 1990 and 2017. Using a fixed Effects model (FEM), the random Effects model (REM), and the general least squares method (GLS) to examine the impact of trade liberalization and export diversification on a country’s economic growth. Research results show that countries that are more open to trade have higher economic growth. Countries with a diverse export structure positively impact economic growth. Other factors such as the nation’s level of human development, the level of democracy during the study period have a negative impact on economic growth.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Key words: Growth, export diversification, Openess
1

 

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Hoạt động ngoại thương luôn chiếm một vị trí quan trọng và có tính quyết định đến toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế xã hội của từng quốc gia.Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua xuất khẩu quốc gia có thể gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân, vì vậy việc mở rộng thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu là vấn đề đáng quan tâm.
Trước đây, sự phát triển kinh tế của một quốc gia thường được cho là phụ thuộc vào mức độ chuyên môn của hóa sản phẩm có “lợi thế so sánh” của quốc gia đó, dựa trên khái niệm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối của từng quốc gia hay theo mô hình thương mại quốc tế Heckscher-Ohlin Samuelson (HOS) khuyến khích các quốc gia nên tập trung vốn là lao động, tài nguyên vào hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, dưới sự tăng tốc của thương mại toàn cầu trong nữa sau của thế kỷ 20 vừa qua người ta tin rằng tăng trưởng có thể đạt được nhờ đa dạng xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, nhiều sự chú ý đã được dành cho đa dạng hóa xuất khẩu, tự do hóa thương mại và vai trò của chúng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Dennis và Shepherd (2011) chỉ ra rằng cải thiện thương mại là động lực giúp thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển.
Nghiên cứu điển hình của Mona Haddad và cộng sự (2012) đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về vai trò quan trọng đối với đa dạng hóa xuất khẩu trong hoạt động mở cửa và tăng trưởng của nền kinh tế.
Đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩu là chiến lược kinh tế quan trọng. Trong thời đại mà thương mại toàn cầu mở rộng, sự đổi mới không ngừng của công nghệ cũng như sự phát triển của thị trường tài chính làm sự cạnh tranh trong xuất khẩu ngày càng khốc liệt, những quốc gia có năng xuất sản xuất hàng hóa càng cao thì có hiệu
2

 

 

suất xuất khẩu lớn hơn và sau đó có thể hưởng lợi nhiều hơn từ lợi ích của toàn cầu hóa nhiều hơn theo Hausmann và cộng sự (2005).
Vì vậy việc nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế là cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu như hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xem xét tác động giữa đa dạng hóa xuất khẩu, tự do hóa thương mại tới tăng trưởng kinh tế tại 37 nền kinh tế của Châu Á trong khoảng thời gian 1990 – 2017.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của tự do hóa thương mại: Thương mại (%GDP) và đa dạng hóa xuất khẩu cùng các biến số vĩ mô khác tới tăng trưởng kinh tế.

Bài nghiên cứu xem xét dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1990 – 2017 tại 37 nền kinh tế thuộc Châu Á có nguồn dữ liệu về tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian nghiên cứu đầy đủ nhất.
1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu xem xét dữ liệu 37 nền kinh tế với khoảng thời gian là 28 năm, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng tại để phân tích tác động của tự do hóa thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP hằng năm) thông qua ba mô hình: Fixed Effects (FEM), Random Effects(REM), pooled OLS.

Ước lượng FGLS được tác giả dùng trong bài viết để thể khắc phục vấn đề phương sai thay đổi và tự tương quan.

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

1. Tự do hóa thương mại tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
2. Đa dạng hóa xuất khẩu tác động thế nào tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
3

 

 

1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu

· Chương 1: Giới thiệu

· Chương 2: Khái niệm cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước

đây

· Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

· Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu

· Chương 5: Kết luận gợi ý chính sách và những hạn chế của bài nghiên cứu
4

 

 

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Khái niệm và một số lý thuyết liên quan

2.1.1. Khái niệm

Đa dạng hóa xuất khẩu, theo định nghĩa của Dennis và Shepherd (2007) là sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia, điều này đạt được thông qua thay đổi giỏ hàng hóa hiện có hoặc bằng cách tôn tạo chúng thông qua đổi mới và công nghệ. Đa dạng hóa xuất khẩu là mở rộng phạm vi sản phẩm của một quốc gia hay cụ thể hơn là mở rộng xuất khẩu sang các phân khúc mới ngoài phạm vi xuất khẩu hiện có. Đa dạng hóa xuất khẩu phân ra làm hai loại theo chiều ngang và theo chiều dọc.

Đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều ngang là việc gia tăng các ngành

xuất khẩu.

Đa dạng hóa xuất khẩu theo chiều dọc xảy ra khi các quốc gia nâng cao chất lượng giỏ hàng hóa của mình hoặc khi cấu trúc xuất khẩu của một quốc gia chuyển từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm sản xuất thông qua chế biến hoặc áp dụng công nghệ để gia tăng năng xuất.

Tự do hóa thương mại theo Fischer (2003) được định nghĩa là quá trình phụ thuộc kinh tế ngày cành lớn giữa các quốc gia, được phản ánh thông qua việc gia tăng của trao đổi buôn bán hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới, khối lượng tài chính quốc tế ngày càng tăng và dòng chảy lao động ngày càng tăng. Pritchett (1996) chỉ đơn giản định nghĩa “tự do hóa thương mại” là cường độ thương mại của một quốc gia đó ám chỉ khối lượng của thương mại trong GDP của quốc gia đó. Krueger (1978) thì lập luận rằng tự do hóa thương mại có thể đạt được bằng cách thực hiện các chính sách làm giảm sự thiên vị đối với lĩnh vực xuất khẩu, ví dụ như trợ cấp cho xuất khẩu hoặc khuyến khích các chương trình xuất khẩu.
5

 

 

2.1.2. Lý thuyết liên quan

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào mô hình hoặc khuôn khổ được xem xét. Các học thuyết và mô hình thương mại truyền thống cho rằng thương mại thúc đẩy chuyên môn hóa thông qua việc tái phân bổ việc làm, vốn và tài nguyên giữa các ngành, phù hợp với lợi thế so sánh của một quốc gia, nhưng các mô hình lý thuyết gần đây cho thấy mở rộng thương mại có thể là nguyên nhân dẫn tới cho đa dạng hóa và là động lực giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Lý thuyết về “lợi thế so sánh”

Lý thuyết được đưa ra bởi Adam Smith (1723-1790) theo đó, thương mại giữa các quốc gia tiến hành dựa trên lợi thế tuyệt đối của từng quốc gia, nghĩa là quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hoá nào đó và ngược lại quốc gia khác cũng có lợi thế tuyệt đối về một loại hàng hóa nào đó, khi trao đổi thương mại xảy ra cả hai nước đều đạt được lợi ích cao nhất. Cho nên mỗi quốc gia cần chuyên môn hoá sản xuất những hàng hoá mà quốc gia đó có lợi thế hơn.

Tuy nhiên rất ít các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ lý thuyết này, lý thuyết này của Adam Smith có gặp những điểm hạn chế nhất định, sau này Ricardo tiếp tục phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh.

Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Là một lý thuyết ủng hộ lý thuyết về lợi thế so sánh, nó đưa ra cách giải thích rằng lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt của các yếu tố có sẵn của một quốc gia, thể hiện thông qua xây dựng mô hình H-O. Mô hình H-O giúp dự báo những sản phẩm mà quốc gia sẽ sản xuất dựa trên nền tảng những nguồn lực sản xuất sẵn có của quốc gia đó. Sau này Paul Samuelson cải thiện mô hình thông qua việc áp dụng toán học, nên mô hình còn gọi là mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson (HOS).

Những giả định của mô hình Heckscher-Ohlin:
6

 

 

Công nghệ sản xuất mỗi quốc gia là cố định và công nghệ này là đồng nhất.

Sản lượng sản xuất được giả định để thể hiện lợi nhuận không đổi theo tỷ lệ

Tính di động của yếu tố trong các quốc gia

Yếu tố bất động giữa các quốc gia

Giá hàng hóa là như nhau ở khắp mọi nơi

Cạnh tranh nội bộ hoàn hảo

Từ những giả thuyết trên lý thuyết Heckscher-Ohlin cho rằng những quốc gia nên xuất khẩu hàng hóa thâm dụng các yếu tố đầu vào mà quốc gia đó dồi dào và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng những yếu tố đầu vào mà quốc gia đó có ít lợi thế hơn.

Kết luận này ủng hộ việc xuất khẩu nên tập trung vào sản phẩm mà quốc gia có lợi thế, tuy nhiên nhiều nghiên cứu sau này tiêu biểu là của Leontief (nghịch lý Leontief) và cho thấy lý thuyết HOS không được ủng hộ về mặt thống kê.

Giả thuyết Presbish-Singer

Giả thuyết của Presbish-Singer (2013) tiến hàng phân tích mối quan hệ giữa thuận lợi thương mại tới đa dạng hóa xuất khẩu trong mẫu 118 nước kết luận rằng tự do thương mại dẫn tới đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu là tất yếu, các nước đang phát triển không nên xuất khẩu một mặt hàng hay những mặt hàng thô. Các quốc gia có sự phụ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm (nghĩa là đa dạng hóa thấp trong cơ cấu thương mại hàng hóa của họ) có phải đối mặt với tình trạng bất ổn xuất khẩu phát sinh từ nhu cầu toàn cầu không ổn định. Trong dài hạng quốc gia đó sẽ phải nhập một lượng hàng hóa có giá trị cao hơn so với giá trị hàng hóa đã xuất đi.

Để ổn định kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng các quốc gia đang

phát triển phải tăng sự phong phú của giỏ hàng xuất khẩu.
7

 

 

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm

Dennis và Shepherd (2011) nghiên cứu quan hệ giữa thuận lợi thương mại và đa dạng hóa trong xuất khẩu trong mẫu 118 quốc gia phát triển đã chỉ ra rằng thương mại quốc tế thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó tồn tại một tác động tích cực của tự do hóa thương mại tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Olivier Cadot và Vanessa Strauss-Kahn (2011) tiến hành khảo sát và tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm về sự liên kết giữa đa dạng hóa xuất khẩu liên quan đến tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế ở cấp độ doanh nghiệp và ngành. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tự do hóa thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có quan hệ tích cực với nhau. Ngoài ra khi xem xét ở mức độ doanh nghiệp đa dạng hóa xuất khẩu tác động tích cực tới năng xuất, chất lượng của sản phẩm và phạm vi thị trường của các công ty.

Nghiên cứu của Kim và Suen (2012) trong nghiên cứu thực nghiệm của mình về mối liên kết giữa và đa dạng hóa xuất khẩu, mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Kết quả bài viết cho thấy tự do hóa thương mại đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập cao và lạm phát thấp nhưng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng ở các quốc gia có đặc điểm ngược lại. Kết quả cho thấy sự tồn tại một mối liên kết tích cực của sự phát triển thị trường tài chính lên tự do hóa thương mại và tác động tiêu cực của thương mại đối với sự phát triển tài chính ở các nước nghèo. Ở các nước giàu hơn, phát triển tài chính kích thích tự do hóa thương mại trong khi mở rộng thương mại có tác động mơ hồ đến phát triển tài chính.

Mona Haddad (2012) nghiên cứu dữ liệu của 77 nước phát triển và đang phát triển từ năm 1976 – 2005 sử dụng phương pháp dữ liệu bảng và phương pháp hồi quy GMM để đo lường mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu đề cập các cơ chế theo đó mở cửa thương mại ảnh hưởng đến biến động tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn, họ đã tìm cách xác định xem ảnh hưởng của mức độ tự do hóa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế liệu có thay phụ thuộc
8

 

 

vào mức độ tập trung xuất khẩu hay không. Nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của độ mở cửa thương mại tới tăng trưởng kinh tế thực sự bị quy định bởi đa dạng hóa xuất khẩu, cụ thể đa dạng hóa sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc che chắn một nền kinh tế chống lại tác động bất lợi của các cú sốc toàn cầu về sự biến động.

Ferreira và Harrison (2012) tiến hành nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Costa Rica trong giai đoạn từ năm 1965 đến 2006 sử dụng phương pháp thống kê (ARDL) và OLS động (DOLS). Kết quả bài nhiên cứu không tìm thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Aditya và Acharyya (2013) xem xét mối liên hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và thành phần trong giỏ hàng xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế trong mẫu dữ liệu 65 quốc gia trong gia đoạn 1965 tới 2005. Kết quả cho thấy tự do hóa thương mại thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu khuyên các quốc gia đang cố gắng tăng trưởng thông qua xuất khẩu nên xem xét tới mức độ đa dạng hóa trong giỏ hàng hóa của quốc gia đó. Bài viết cũng nhấn mạnh nhân tố về nguồn lực con người hay giáo dục là nhân tố chính quyết định tới tăng trưởng kinh tế

Ulason B. (2014) nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do hóa

thương mại với tăng trưởng kinh tế trong phạm vi dữ liệu từ năm 1960 tới 2000 tại

130 nước bằng ước tính GMM. Kết quả chỉ ra rằng thương mại tự do hơn có tác động tiêu cực tơi tăng trưởng kinh tế.

Yousef Makhlouf và cộng sự (2015) trong nghiên cứu của mình trình bày bằng chứng mới cho thấy rằng trong trung và dài hạn, ảnh hưởng của mức độ tự do hóa thương mại, được đo bằng tỷ trọng thương mại trên GDP, là không đáng kể đối với chuyên môn hóa đối ở các nước phát triển. Tuy nhiên, tự do thương mại có thể là động lực cho các nước đang phát triển, dẫn đến đa dạng hóa xuất khẩu hơn. Cởi mở thúc đẩy chuyên môn hóa ở các nước có chế độ dân chủ thấp, được giải thích bởi giới cầm quyền đang tìm kiếm lợi ích từ thương mại quốc tế bằng cách chỉ tập trung vào các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất. Ngược lại với chế độ chuyên chế, các nền
9

 

 

dân chủ quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng bền vững. Điều này giải thích tại sao chúng ta thấy rằng sự cởi mở có liên quan tích cực với đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước có nền dân chủ cao.

Musila và Yiheyis (2015) nghiên cứu xem xét mối quan hệ của chính sách thương mại và mức độ tự do hóa thương mại tới tăng trưởng kinh tế ở Kenya trong khoản thời gian từ năm 1969 tới 2009 thông qua hồi quy OLS. Nghiên cứu chỉ ra rằng tự do hóa thương mại làm tăng trưởng kinh tế cao hơn, tuy nhiên tác động này là không đáng kể. Chính sách thương mại tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Yutaka Kurihara và Akio Fukushima (2016) bài viết nghiên cứu dữ liệu xem xét liệu sự cởi mở của nền kinh tế có thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng ở các nước đang phát triển và đang phát triển sự cởi mở hơn về thương mại của nền kinh tế không phải lúc nào cũng có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn, tuy nhiên lại góp phần mạnh mẽ tới đa dạng hóa sản xuất. Đa dạng hóa sản xuất trong xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế.

Ghulam Mustafaa và cộng sự (2017) trong nghiên cứu của mình xem xét mối quan hệ ba chiều giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và cởi mở thương mại trong một nhóm lớn các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á dữ liệu từ 1970 –
2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển con người đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, nhưng theo chiều ngược lại thì không. Tăng trưởng kinh tế không đồng đều kèm theo sự chậm phát triển thể chế, ngăn chặn sự hình thành vốn của con người, có thể đã kìm hãm sự phát triển của con người trong ngắn hạn và trung hạn. Bổ sung cho các tài liệu cho thấy rằng tăng trưởng chỉ bền vững khi đi cùng với sự phát triển của con người. Bài nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của các chính sách tự do hóa thương mại trong việc đạt được sự tăng trưởng cao hơn cũng như sự phát triển của con người.

Marilyne Huchet-Bourdon và ctv (2017) từ nghiên cứu của mình cho thấy rõ rằng các quốc gia xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao hơn hoặc sản phẩm đa dạng
10

 

 

hơn tăng trưởng nhanh hơn. Hơn nữa, kết quả bài nhiện cứu chỉ ra rằng một mô hình phi tuyến tính trong hiệu ứng tăng trưởng của tỷ trọng thương mại xuất hiện khi chất lượng xuất khẩu hoặc các biện pháp đa dạng hóa xuất khẩu của mở cửa thương mại được xem xét, việc tăng khối lượng thương mại (%GGP) có thể gây bất lợi cho tăng trưởng khi các quốc gia xuất khẩu hàng hóa tập trung cao vào các sản phẩm chất lượng thấp hoặc chỉ trên một vài sản phẩm. Ngược lại, với điều kiện xuất khẩu tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao hoặc đủ đa dạng, tăng thị phần thương mại luôn có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thực tế ngiên cứu cho thấy sự tồn tại mối liên kết tích cực của hiệu ứng tăng trưởng chất lượng thương mại và đa dạng hóa.

Tóm lại, các nghiên cứu hầu hết đều cho thấy tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong đó thì tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên mức độ tác động của của những yếu tố này tới tăng trưởng còn phụ thuộc vào mô hình hoặc khuôn khổ nghiên cứu được xem xét. Các nghiên cứu trên đều đi đến một kết luận chung rằng các quốc gia nên thúc đẩy mở rộng thương mại thông qua việc gia tăng xuất khẩu, mở rộng hàng rào thế quan. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cũng như gia tăng sản lượng nhằm tạo động lực cho phát triển nền kinh tế quốc gia.
11

 

 

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm

Tác giả

 

 

Nghiên cứu của Dennis và Shepherd, (2011)

 

 

 

Nghiên cứu của Olivier Cadot và Vanessa Strauss- Kahn (2011)

 

 

 

 

Nghiên cứu của Kim và Suen (2012)
Phương pháp và mẫu nghiên cứu

 

Phân tích mối quan hệ giữa thuận lợi thương mại tới đa dạng hóa xuất khẩu trong mẫu 118 nước.

 

Bài nghiên cứu khảo sát và tổng hợp kết quả của các bài nghiên cứu thực nghiệm về đa dạng hóa xuất khẩu, tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế.

Bài viết nghiên cứu thực nghiệm các tương tác giữa tăng trưởng kinh tế và mở cửa thương mại thông qua các hệ phương trình đồng thời sử dụng dữ liệu bảng 67 quốc gia từ năm 1960 –
2007.

Kết quả

(+) Thương mại quốc tế thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu ở các nước đang phát triển.
(+) Thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
(+) Tự do hóa thương mại có mối liên kết chặc chẽ đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực.

(+) Tự do hóa thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(-) Phát triển thị trường tài chính tác động xấu tới thương mại.
(+) Ở các nước giàu hơn, phát triển tài chính kích thích tự do hóa thương mại.

ThS02.229_Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

ThS02.229_Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017
Tác động của tự do hóa thương mại và đa dạng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á giai đoạn 1988 – 2017