Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tài chính ngân hàng: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

Download Luận án tài chính ngân hàng: Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được mối quan hệ tác động của OFDI đến hoạt động kinh doanh tổng thể của các NHTM Việt Nam (là những ngân hàng đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) thông qua chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao tác động tích cực của OFDI đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

– Hệ thống các lý thuyết về tác động của OFDI tới hiệu quả các công ty nhằm hiểu rõ về cơ chế tác động.

– Rà soát thực trạng OFDI của các NHTM VN giai đoạn 2009-2020 nhằm xác định chỉ tiêu phù hợp sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của OFDI đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam.

– Phân tích, đánh giá tác động của OFDI tới chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam có hoạt động OFDI.

– Đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các NHTM Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này trả lời câu hỏi sau:

– Thực trạng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam hiện nay ?

– Có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ OFDI với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI ?

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………..i
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………………………. vii
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………………… viii
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ………………………………………………………………………… 7
1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại …………………. 7
1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ……………………………. 7
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài …………………………………………. 8
1.1.3. Các động lực khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài …………………….. 10
1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và hiệu quả của công ty ………………………………………………………………………. 13
1.2.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh …………………………………………………………… 13
1.2.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền …………………………………………………………… 14
1.2.3. Lý thuyết về quốc tế hóa – nội bộ hóa …………………………………………………. 16
1.2.4. Lý thuyết về chu kỳ (vòng đời) sản phẩm ……………………………………………. 18
1.2.5. Mô hình Upsala………………………………………………………………………………… 19
1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài và hiệu quả các ngân hàng …………………………………………………………. 21
1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và hiệu quả các ngân hàng trên thế giới……………………………………………….. 21
1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài tại Việt Nam …………………………………………………………………………………….. 27
1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ………………………………………………………………….. 28
1.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………….. 29
1.4.1. Giả thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và
hiệu quả hoạt động …………………………………………………………………………………….. 29
iii

1.4.2. Các giả thuyết về biến tác động đến mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động ……………………………………………………… 32
1.4.3. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………. 41
1.5. Kết luận chương 1 …………………………………………………………………………………… 42
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 43
2.1. Mô hình nghiên cứu ………………………………………………………………………………… 43
2.2. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình định lượng…………………………. 47
2.2.1. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đo lường mức độ hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam …………………………………………. 47
2.2.2. Hiệu quả hoạt động và đo hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam………. 52
2.2.3. Các biến điều tiết mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động ………….. 75
2.2.4. Các biến kiểm soát ……………………………………………………………………………. 77
2.3. Phương pháp phân tích …………………………………………………………………………. 78
2.3.1. Phương pháp sử dụng trong phân tích định lượng ………………………………… 78
2.3.2. Phân tích định tính ……………………………………………………………………………. 82
2.4. Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………………. 84
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ……………………… 85
3.1. Quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của các NHTM Việt Nam …………………………………………………………………………….. 85
3.2. Hiện trạng hệ thống hiện diện tại nước ngoài của các NHTM Việt Nam….. 88
3.2.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ………………………………… 89
3.2.2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín …………………………………………………. 92
3.2.3 Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội ………………………………………………………. 92
3.2.4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ………………………………………….. 92
3.2.5 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ………………………………………….. 92
3.3. Thực trạng mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của NHTM Việt Nam .. 93
3.3.1. OFDI của BIDV ……………………………………………………………………………….. 93
3.3.2. OFDI của Vietinbank ………………………………………………………………………… 96
3.3.3. OFDI của Sacombank ……………………………………………………………………….. 98
3.3.4. OFDI của MB …………………………………………………………………………………100
3.3.5. OFDI của SHB ………………………………………………………………………………..101
iv

3.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các NHTM
Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………103
3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các NHTM Việt Nam ………………………………………………………………………………….109
3.5.1 Những yếu tố thúc đẩy………………………………………………………………………109
3.5.2. Những yếu tố cản trở ……………………………………………………………………….111
3.6. Kết luận chương 3 ………………………………………………………………………………..115
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ……………………………………………………………..117
4.1. Kết quả kiểm định phân tích định lượng ……………………………………………….117
4.1.1. Xử lý dữ liệu trước phân tích …………………………………………………………….117
4.1.2. Kết quả kiểm định mô hình ………………………………………………………………118
4.1.3. Kết quả phân tích định lượng ……………………………………………………………120
4.2 Kết quả phân tích định tính …………………………………………………………………..132
4.3. Kết luận chương 4 ………………………………………………………………………………..140
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ …………………………………………………………142
NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………….142
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………142
5.1.1. Về mối quan hệ giữa mức độ OFDI và kết quả, hiệu quả hoạt động
kinh doanh ………………………………………………………………………………………………142
5.1.2. Về vai trò của các yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ OFDI và
hiệu quả hoạt động ……………………………………………………………………………………144
5.1.3. Về kết quả phân tích định tính và đánh giá thực trạng ………………………….145
5.2. Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu ………………………………………146
5.2.1. Nhóm vấn đề về lựa chọn định hướng phát triển OFDI ………………………..147
5.2.2. Nhóm khuyến nghị về nâng cao chất lượng công tác quản lý ………………..148
5.3. Kết luận chương 5 ………………………………………………………………………………..151
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …….154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..155
v

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CÓ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI …………………………….164
PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐẦU RA – ĐẦU VÀO TRONG MÔ HÌNH
TÍNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ………………………………………………………………….165
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ….167
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ………….168
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ POOLED OLS VỚI MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ………………..171
PHỤ LỤC 6. DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN …………………………….176
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Ý nghĩa
1 Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam

2 BIDV NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 CI Cost on Income – Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
4 DEA Data envelopment analysis – Phương pháp phân tích bao dữ liệu
5 DOI Degree of internationalization – Chỉ số mức độ quốc tế hóa
6 DPRR Dự phòng rủi ro

7 FE Fixed Effect – Tác động cố định

8 FP Färe-Primon index – Chỉ số hiệu quả Färe-Primon

9 MBBank NHTMCP Quân đội Việt Nam

10 NHTM Ngân hàng thương mại
11 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
12 NIM Net interest margin – Lãi cận biên ròng

13 NPL Non performing loans – Tỷ lệ nợ xấu
15 OE Operatinal Efficiency – Hiệu quả hoạt động
14 OFDI Outward foreign direct investment – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

16 RE Random Effect – Tác động ngẫu nhiên
17 ROA Return on asset – Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân
18 Sacombank NHTMCP Sài gòn Thương tín

19 SHB NHTMCP Sài gòn Hà nội
20 TFP Total factor productivity

21 Vietcombank NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
22 Vietinbank NHTMCP Công thương Việt Nam
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp các giả thuyết …………………………………………………………………….. 41
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đơn vị đo lường hoạt động OFDI ………………………… 47
Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ số đo lường hoạt động OFDI…………………………………….. 47
Bảng 2.3. Tổng hợp các công thức tính chỉ số hiệu quả hoạt động…………………………. 61
Bảng 2.4. Tổng hợp các chỉ sô hiệu quả hoạt động có trọng số cố định ………………….. 64
Bảng 2.5. Các nghiên cứu trên thế gới đo lường hiệu quả hoạt động trong ngân hàng 66
Bảng 2.6. Các nghiên cứu tại Việt Nam đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng ……. 71
Bảng 2.7: Mô tả đầu vào – đầu ra sử dụng để tính FP ………………………………………….. 72
Bảng 2.8: Giả thuyết về các biến điều tiết trong mô hình ……………………………………… 76
Bảng 2.9: Giả thuyết về các biến kiểm soát trong mô hình……………………………………. 77
Bảng 2.10: Quy tắc lựa chọn giữa GLS và PCSE ………………………………………………… 80
Bảng 2.11: Quy tắc lựa chọn mô hình ………………………………………………………………… 81
Bảng 3.1: Địa bàn và hình thức đầu tư các NHTM Việt Nam tại nước ngoài ………….. 88
Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu các hiện diện NHTM Việt nam tại Campuchia 2010-2017 …105
Bảng 3.3: Chi phí trích DPRR của các hiện diện NHTM Việt Nam tại Campuchia giai
đoạn 2010-2017 ……………………………………………………………………………………………..106
Bảng 3.4: ROA của các hiện diện NHTM Việt nam tại campuchia 2011-2017 ………107
Bảng 4.1. Kiểm tra tính dừng các biến sử dụng trong mô hình …………………………….117
Bảng 4.2: Mô tả các biến trong mô hình tác động OFDI đến FP …………………………..117
Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp ước lược các mô hình ……………………………………………..120
Bảng 4.4: Kết quả mô hình sử dụng biến phụ thuộc hiệu quả tài chính………………….122
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến tính chất sở hữu ……123
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến số lượng địa bàn kinh
doanh tại thị trường nước ngoài ……………………………………………………………………….126
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mô hình vai trò điều tiết của biến số thời gian kinh doanh
tại thị trường nước ngoài …………………………………………………………………………………129
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Trình tự quốc tế hóa công ty theo mô hình Upsala ………………………………… 20
Hình 2.1: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài các NHTM Việt Nam ……………… 51
Hình 2.2: Mô hình DEA hướng đầu ra và hướng đầu vào …………………………………….. 58
Hình 2.3: Kết quả FP của các NHTM có OFDI giai đoạn từ quý 2/2009 – quý 2/2020 …… 74
Hình 3.1: Hoạt động OFDI trong ngành ngân hàng tài chính trong giai đoạn 2009-2019
của Việt Nam ………………………………………………………………………………………………….. 86
Hình 3.2a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của BIDV giai đoạn 2009-2019 . 93
Hình 3.2b: Dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2009-2019 …………………………………… 93
Hình 3.3: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ BIDV 2009-2019 ……. 94
Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của BIDC và ngành ngân hàng Campuchia 2009-2019 ……….. 96
Hình 3.5a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài Vietinbank 2009-2019 …………… 96
Hình 3.5b: Dư nợ cho vay của Vietinbank giai đoạn 2009-2019 ……………………………. 96
Hình 3.6: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Vietinbank 2012-2019 ……… 98
Hình 3.7a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của Sacombank 2009-2019 …….. 98
Hình 3.7b: Dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2009-2019 …………………………… 98
Hình 3.8: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài/tổng dư nợ Sacombank 2009-2019 …….. 99
Hình 3.9a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của MB giai đoạn 2009-2019 ..100
Hình 3.9b: Dư nợ cho vay của MB giai đoạn 2009-2019 …………………………………….100
Hình 3.10: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ MB 2013-2019 …….101
Hình 3.11a: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài của SHB giai đoạn 2012-2019
…………………………………………………………………………………………………………………….102
Hình 3.11b: Dư nợ cho vay của SHB giai đoạn 2012-2019 ………………………………….102
Hình 3.12: Tỷ lệ dư nợ thị trường nước ngoài trong tổng dư nợ SHB 2013-2019 …..103
Hình 3.13: Quá trình phát triển hoạt động OFDI của Việt Nam ……………………………109
Hình 3.14: Thị phần huy động vốn thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020 ……..110
Hình 3.15: Thị phần cho vay thị trường ngân hàng Việt Nam 2005-2020 ……………..110
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động OFDI của các NHTM trên thế giới và cả tại Việt Nam đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Dòng vốn OFDI quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
tăng đều hàng năm và ở mức khá cao trong giai đoạn 2009-2020. Các ngân hàng toàn
cầu vẫn không ngừng mở rộng cả về quy mô và phạm vi. Tại Việt Nam, hoạt động
OFDI của các NHTM Việt nam từ năm 2009 có sự đột phá. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vốn đăng ký trong lĩnh vực ngân hàng tài
chính giai đoạn 2009-2019 đạt mức bình quân 22,3%/năm. Số lượng ngân hàng có
OFDI cũng tăng từ 4 ngân hàng năm 2009 lên 7 ngân hàng đến cuối năm 2019. Điển
hình các NHTM thực hiện OFDI có thể kể đến như NHTMCP Đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV), Sài gòn Hà nội (SHB), Sài gòn Thương tín (sacombank). Những
ngân hàng này đang có tổ hợp hiện diện tại nước ngoài khá đa dạng và hoạt động bài
bản. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2015, hoạt động OFDI của các ngân
hàng mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế trong nước biến động, tình hình
kinh tế các quốc gia nhận đầu tư cũng khó khăn… nhưng vốn đăng kỳ hàng năm vẫn
đều đặn tăng. Từ năm 2018, hoạt động OFDI có tín hiệu lạc quan khi NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) đã mở ngân hàng con tại Lào. Điều này cho thấy sức
hấp dẫn của hoạt động OFDI đối với nhiều ngân hàng Việt Nam.
Mặc dù vậy, về mặt học thuật, các nghiên cứu về quan hệ giữa OFDI và hiệu
quả mang lại từ hoạt động này đối với các NHTM cả trên thế giới và tại Việt nam vẫn
còn nhiều câu hỏi cần trả lời.
Trên phạm vi thế giới, (1) hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng các chỉ tiêu
kết quả tài chính làm biến đại diện cho kết quả OFDI mang lại như ROA, ROE, ROS,
P/E…Trong khi đó lý thuyết về công ty đa quốc gia cho thấy những lợi ích chính hoạt
động OFDI mang lại là: cơ hội giảm chi phí nhờ lợi thế theo quy mô và lợi thế theo
phạm vi, cơ hội đạt được lợi thế trong cạnh tranh, lợi ích từ đa dạng hóa, giảm rủi ro
và thúc đẩy tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý.. Những lợi ích này được
đại diện bởi chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sẽ chính xác và phù hợp hơn so với chỉ tiêu
kết quả tài chính. Cũng vì vậy nên (2) kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa OFDI
và hiệu quả tài chính mang lại của hoạt động này đến nay chưa được xác định thống
nhất. Cụ thể là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ OFDI và kết quả hoạt
động kinh doanh của các NHTM cho thấy có đến 5 dạng đường biểu diễn gồm: dạng
tuyến tính thuận chiều, dạng tuyến tính ngược chiều, dạng chữ U, dạng chữ U ngược
2

và dạng chữ S nằm ngang. Hơn nữa, (3) do hạn chế về thông tin công bố nên các
nghiên cứu thường sử dụng mẫu là các ngân hàng toàn cầu có tỷ trọng tài sản tại thị
trường nước ngoài lên đến trên 20% như HSBC, CitiBank mà bỏ qua các NHTM đang
trong giai đoạn đầu của quá trình OFDI với tỷ trọng tài sản tại thị trường nước ngoài
hạn chế.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chủ đề này khá hạn chế. Hầu hết các
nghiên cứu tại Việt nam chỉ tập trung vào giác độ tổng thể dòng vốn OFDI của Việt
nam. Nghiên cứu trên giác độ công ty rất ít và chỉ tập trung vào phân tích hoạt động
OFDI chung của các doanh nghiệp Việt nam. Những nghiên cứu mối quan hệ giữa
hoạt động OFDI với kết quả nói chung và hiệu quả hoạt động nói riêng, hiệu quả chưa
có.
Về mặt thực tiễn tại Việt nam, trái với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô
vốn OFDI, hiệu quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các NHTM Việt Nam lại
khá hạn chế. Cụ thể trong giai đoạn từ 2013-2018, số lượng dự án giảm, tỷ lệ nợ xấu
tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng tăng lên và lợi nhuận biến động. Ví dụ
như tại thị trường Campuchia, vị thế thị trường của các ngân hàng Việt Nam đều sụt
giảm từ vị trí top 5 xuống ngoài top 10. Tăng trưởng tín dụng trung bình các ngân hàng
chỉ dưới 5%/năm trong khi đó trung bình các ngân hàng Campuchia lên đến 23-
40%/năm. Vậy đâu là cở sở để các ngân hàng Việt nam vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu
mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Quan trọng hơn, việc kiên trì theo đuổi
chiến lược mở rộng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam hiện nay có thực sự là
chính xác, phù hợp ? Vấn đề mấu chốt để trả lời câu hỏi này là tác động của hoạt động
OFDI đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ra sao ? Đây là những câu
hỏi mang tính định hướng chiến lược quan trọng đang được các NHTM Việt Nam đặt
ra.
Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa OFDI với hiệu quả hoạt động tổng
thể của các ngân hàng sẽ giúp đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn tác động của OFDI đến
kết quả hoạt động kinh doanh tổng thể của các ngân hàng. Về mặt thực tiễn, kết quả
nghiên cứu sẽ giúp các NHTM Việt nam xác định định hướng chiến lược đối với mảng
kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong thời gian tới. Đối với các ngân hàng đang
có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các
quyết định tái cấu trúc, rút lui, duy trì hay tiếp tục mở rộng được xác định trên cơ sở
chắc chắn hơn. Đối với các ngân hàng chưa có hoạt động kinh doanh tại thị trường
nước ngoài nhưng đang có nghiên cứu, xem xét tham gia, kết quả nghiên cứu sẽ giúp
3

các ngân hàng này có thêm thông tin tốt hơn để đánh giá khi đưa ra quyết định cuối
cùng.
Với lý do trên, đề tài “Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mối quan hệ tác động của OFDI đến hoạt động kinh doanh
tổng thể của các NHTM Việt Nam (là những ngân hàng đang trong giai đoạn đầu của
quá trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) thông qua chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Từ
đó đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao tác động tích cực của OFDI đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung
vào các vấn đề sau đây:
– Hệ thống các lý thuyết về tác động của OFDI tới hiệu quả các công ty nhằm
hiểu rõ về cơ chế tác động.
– Rà soát thực trạng OFDI của các NHTM VN giai đoạn 2009-2020 nhằm xác
định chỉ tiêu phù hợp sử dụng trong mô hình đánh giá tác động của OFDI đến hiệu quả
hoạt động các NHTM Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá tác động của OFDI tới chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt nam có hoạt động OFDI.
– Đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các NHTM Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này trả lời câu hỏi sau:
– Thực trạng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam hiện nay ?
– Có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ OFDI với hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa OFDI đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt nam
4

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: là toàn bộ các NHTM Việt nam có hoạt động OFDI. Trong đó
hoạt động OFDI được xác định trên tiêu chí là có hình thức hiện diện dưới dạng chi
nhánh ngân hàng tại nước ngoài, thành lập liên doanh tại nước ngoài và ngân hàng con
tại nước ngoài.
Về thời gian: Từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.
Về nội dung:
– Do không có quy định bắt buộc các NHTM phải công bố thông tin về hoạt
động, kết quả kinh doanh tại thị trường nước ngoài nên những số liệu thông tin liên
quan đến hoạt động này thường rất khan hiếm. Những thông tin được công bố do chủ
quan của các NHTM. Vì vậy những số liệu, thông tin được trình bày trong luận án bị
giới hạn trong phạm vi những thông tin được công bố của các NHTM. Tương tự,
những tình huống, nội dung được trình bày trong luận án cũng bị giới hạn trong phạm
vi được sự cho phép của người cung cấp. Hệ quả là một số nội dung luận án có những
số liệu chưa được cập nhật đến thời điểm gần nhất. Tuy nhiên đây là những số liệu
mới nhất được công bố và có thể sử dụng được.
– Bên cạnh đó luận án cũng giới hạn: (1) hiệu quả hoạt động sử dụng để đánh
giá là hiệu quả tổng thể của ngân hàng và được giới hạn trong các chỉ số hiệu quả
Färe-Primon index; (2) mức độ OFDI được giới hạn đo lường bởi chỉ tiêu đơn là chỉ
tiêu dư nợ tại thị trường nước ngoài trên tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân do
hạn chế về dữ liệu được các NHTM công bố.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định,
luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả định tính và định lượng. Trong
đó:
Phương pháp định lượng: luận án sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
và dữ liệu bảng cho các NHTM Việt Nam có thực hiện OFDI với sự hỗ trợ của phần
mềm stata. Trong đó: (1) biến phụ thuộc – hiệu quả hoạt động sử dụng trong mô hình
là chỉ số Färe-Primont (FP) được xác định theo phương pháp của O’Donnell (2011);
(2) biến tác động – mức độ OFDI sử dụng trong mô hình là chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho
vay tại thị trường nước ngoài trên tổng dư nợ được xác định theo chỉ số TNI trong điều
kiện dữ liệu cho phép tại Việt Nam; (3) các biến điều tiết cũng được đưa vào mô hình
dưới dạng các biến tương tác với biến tác động gồm tính chất sở hữu, số lượng thị
5

trường nước ngoài và thời gian hoạt động tại thị trường nước ngoài, được xác định trên
cơ sở tổng quan nghiên cứu; (4) các biến kiểm soát cũng được đưa vào mô hình gồm
quy mô, chi phí quản lý và vốn chủ sở hữu, được xác định trên cơ sở tổng quan nghiên
cứu. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên, tác động cố định
và generalized least squares để kiểm định mối quan hệ theo trình tự tiêu chuẩn. Dữ liệu
của mô hình định lượng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố
chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ năm 2009-2020.

Phương pháp định tính: luận án thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia
trong lĩnh vực để làm rõ nét, phong phú thêm cho kết quả định lượng. Luận án thực
hiện phỏng vấn sâu với 5 chuyên gia ở nhiều vị trí khác nhau có am hiểu sâu rộng và
có quá trình công tác thực tế tại các thị trường nước ngoài của ngân hàng Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn là phi cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.

6. Những đóng góp mới của luận án
Dựa trên cách tiếp cận như trên, luận án có đóng góp mới ở những điểm sau:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (được đo bằng Färe-
Primont Index theo phương pháp tính của O’Donnell (2011)) làm biến phụ thuộc trong
mô hình xác định mối quan hệ giữa mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) với
kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam: Các nghiên cứu hiện nay mới
chỉ sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính như ROA, ROE, P/E, lợi nhuận… làm chỉ
tiêu đại diện cho biến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó việc sử dụng chỉ tiêu hiệu
quả hoạt động giúp làm phong phú, đầy đủ hơn kết quả nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tác động của hoạt động OFDI với kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Hơn nữa, việc sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động làm chỉ tiêu đại diện cho kết
quả hoạt động kinh doanh sẽ cho phép đánh giá và đánh giá chính xác hơn những lợi
ích mang lại từ hoạt động OFDI đối với tổng thể NHTM ngay cả trong trường hợp
đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư khi tỷ trọng tài sản tại thị trường nước
ngoài còn hạn chế.

Thứ hai, luận án bổ sung thêm 3 biến đóng vai trò điều tiết trong mô hình định
lượng xem xét mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động. Ba biến điều
tiết này gồm: tính chất sở hữu, số lượng thị trường nước ngoài có hoạt động, và thời
gian đã hoạt động tại thị trường nước ngoài.
6

Thứ ba, luận án cũng xác định được mối quan hệ của yếu tố quy mô (đo bằng
tổng tài sản) và yếu tố chi phí (đo bằng chi phí quản lý) đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng lần lượt theo hướng thuận chiều và ngược chiều. Kết quả củng cố thêm
kết quả của các nghiên cứu trước đây
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án cung cấp thêm những thông tin sâu về hoạt động OFDI của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu: Đối với một cá nhân từ bên ngoài
mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng, việc tiếp cận thông tin,
dữ liệu sâu của mảng hoạt động này là không thể do những rào cản về bảo mật. Những
thông tin từ nguồn công bố công khai chỉ dừng ở mức số liệu tổng thể, sơ bộ và chỉ là
những vấn đề bề nổi dựa trên số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong luận án,
nghiên cứu sinh kết hợp những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của chính
nghiên cứu sinh tích lũy được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại thị trường nước
ngoài với những thông tin thu nhận được từ quá trình phỏng vấn sâu các chuyên gia là
những tổng giám đốc, giám đốc, chuyên gia đã và đang trực tiếp hàng ngày kinh
doanh tại thị trường nước ngoài. Những số liệu được trình bày trong luận án vẫn phải
tuân thủ quy định bảo mật thông tin của ngân hàng, nhưng những thông tin, tình
huống, nhận định được trình bày trong luận án tương đối phong phú, đa dạng. Đây là
góc nhìn của những người đang hàng ngày kinh doanh thực sự trên địa bàn nước
ngoài, những nhận định đưa ra được đúc rút từ những trải nghiệm và quan sát trong
thực tế.
Thứ hai, kết quả phân tích định lượng và định tính cho phép khẳng định được
tác động của hoạt động OFDI đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
nam là thuận chiều: Điều này một mặt góp phần giải thích lý do tại sao các NHTM
Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh OFDI dù kết quả hoạt động kinh doanh tại thị trường
nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, kết quả này cũng cho phép các NHTM
Việt nam có cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn đối mới mảng kinh
doanh tại thị trường nước ngoài mà chưa cần xem xét đến việc thu hẹp đầu tư.
Thứ ba, luận án cũng xác định được những khó khăn, vướng mắc hiện tại trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam tại nước ngoài. Từ đó luận án đưa ra
được những khuyến nghị để cải thiện hiệu quả hoạt động OFDI đối với các NHTM Việt
nam.
7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG GIỮA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Theo UNCTAD (2012), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư
hàm chứa trong đó mối quan hệ mang tính dài hạn và phản ánh những lợi ích và quyền
kiểm soát lâu dài của một thực thể tại một quốc gia (nhà đầu tư nước ngoài hay công
ty mẹ) trong một công ty hoạt động tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty mẹ
hay nhà đầu tư.
Trong cẩm nang cán cân thanh toán tái bản lần 5 của IMF (1993) định nghĩa
FDI là “loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể thuộc một nền kinh tế thu được
lợi ích lâu dài từ một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế khác”. IMF (1993) cũng
đưa ra mức vốn cổ phần tối thiểu 10% hoặc quyền biểu quyết trong doanh nghiệp FDI
làm căn cứ xác định FDI nhưng cần căn cứ theo theo từng quốc gia/khu vực. Mặc dù
vậy tiêu chí hàng đầu vẫn là tính tính bền vững của khoản đầu tư.
Còn theo định nghĩa của OECD (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài là “đầu tư
nhằm thu được lợi ích lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia (nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài) vào một chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài)”. Lợi ích lâu dài gồm: (i) mối quan hệ trong dài hạn giữa
nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp tiếp nhận vốn, và (ii) mức độ ảnh hưởng nhất
định của mối quan hệ này lên hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Theo đó dù được diễn đạt theo các cách khác nhau, hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài được định nghĩa khá thống nhất ở 2 đặc điểm cơ bản gồm: (1) có hoạt
động di chuyển tài sản của nhà đầu tư qua biên giới trong dài hạn. Trong đó tài sản có
thể là tài sản hữu hình (như vốn, máy móc, thiết bị, …) hoặc tài sản vô hình (như
quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản lý, thương hiệu…). (2) nhà đầu tư trực tiếp sẽ có
khả năng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp nhận vốn.
Ở cấp độ quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được xem xét từ giác độ
là quốc gia đi đầu tư hay quốc gia nhận đầu tư. Thông thường, đối với quốc gia nhận
vốn đầu tư, đây là hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn đối với quốc
gia đi đầu tư, đó là hoạt động OFDI.
8

Ở cấp độ công ty, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân loại trong
nhóm nghiệp vụ đầu tư góp vốn liên doanh liên kết. Cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài được xem xét ở chiều đầu tư vốn ra nước ngoài. Ngược lại hoạt động nhận
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được phân loại vào nhóm nghiệp vụ tăng vốn chủ
sở hữu. Theo đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ công ty sẽ được xác
định rõ chiều đầu tư là hoạt động OFDI.
Điểm quan trọng khi phân biệt quá trình OFDI của các ngân hàng với các doanh
nghiệp khác là bản chất của sản phẩm. Không giống như sản xuất hàng hóa hữu hình,
dịch vụ ngân hàng nói riêng có sản phẩm dưới dạng vô hình, mức độ chuyên nghiệp
hóa cao, không thể chia nhỏ, sản xuất và tiêu dùng được thực hiện đồng thời, việc hình
thành những năng lực, kinh nghiệm tốn nhiều thời gian. Vì vậy việc thâm nhập vào thị
trường nước ngoài của các ngân hàng không đơn giản chỉ là tích hợp vào mạng lưới
những nhà cung cấp, khách hàng mà chủ yếu là lặp lại chuỗi giá trị ở mỗi quốc gia
(Moore và Birkinshaw, 1998).
Những khía cạnh liên quan đến hoạt động OFDI của các ngân hàng tập trung
vào: hình thức OFDI, quá trình gia nhập, kinh doanh tại thị trường nước ngoài, mở
rộng mạng lưới quốc gia (Bouquet, 2004) và những động lực của việc thực hiện OFDI
(Cardone-Riportella, Cazorla-papis, 2001),

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Có 3 hình thức được xếp vào nhóm OFDI như sau:
Chi nhánh: đây là hình thức rất phổ biến. Hình thức này có những ưu điểm cơ
bản gồm: mức độ cam kết nguồn lực đầu tư không tạo áp lực, dễ dàng đảm bảo tính
nhất quán văn hóa giữa các đơn vị tách biệt về mặt địa lý, thuận tiện trong quản lý.
Trái lại, những nhược điểm của hình thức này cũng khá nhiều: (1) Đầu tiên là quá trình
triển khai diễn ra chậm hơn và do đó có nguy cơ mất cơ hội kinh doanh. (2) Thứ hai là
việc thành lập chi nhánh tại thị trường nước ngoài thường vướng phải rất nhiều hạn
chế trong hoạt động kinh doanh. Điển hình như yêu cầu mức vốn tối thiểu cho mỗi chi
nhánh, giới hạn số lượng chi nhánh được thành lập, giới hạn phạm vi hoạt động, lĩnh
vực kinh doanh… Do đó trong nhiều trường hợp, việc thành lập chi nhánh ngân hàng
tại nước ngoài lại đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều nguồn lực để có thể cạnh tranh tại thị
trường nước ngoài. (3) Thứ ba chi nhánh không có sự độc lập về mặt pháp lý. (4) Cuối
cùng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giới hạn hoạt động của các chi nhánh ngân
hàng ở phạm vi cung cấp dịch vụ ngân hàng bán buôn, không được cung cấp dịch vụ
ngân hàng bán lẻ (Clarke & ctg., 2001).
9

Liên doanh: ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn liên doanh với một ngân
hàng tại thị trường nước ngoài và cùng chia sẻ lợi nhuận rủi ro. Phương án này thường
được lựa chọn khi ngân hàng đi đầu tư nhận thấy những lo ngại về rủi ro, khó tiếp cận
được nguồn khách hàng nội địa, thiếu kinh nghiệm thị trường hay muốn cung cấp
những dịch vụ không được phép đối với ngân hàng nước ngoài độc lập.
Khi thành lập liên doanh, các ngân hàng nhằm đến 3 mục tiêu chính. (1) Đầu
tiên là cải thiện dịch vụ cho khách hàng của ngân hàng hoạt động ở quốc gia khác. (2)
Thứ hai là nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi các nguồn lực, như khả năng phân phối,
kinh nghiệm, công nghệ… giữa ngân hàng đi đầu tư và ngân hàng nội địa tại thị trường
nước ngoài. Việc chia sẻ, trao đổi nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất
giúp cho hình thức liên doanh thường là hình thức được chấp nhận nhiều nhất tại các
quốc gia chưa mở cửa thị trường ngân hàng. (3) Cuối cùng là mục tiêu tìm kiếm thêm cổ
đông, nhà đầu tư để san sẻ rủi ro, góp thêm nguồn lực cho quá trình đầu tư của các ngân
hàng.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: hình thức này thường được tiến hành bằng
cách ngân hàng đi đầu tư thực hiện mua lại một ngân hàng ở thị trường nước ngoài
mục tiêu. Khi các NHTM nội địa của một quốc gia hoạt động kém hiệu quả, năng lực
cạnh tranh thấp hơn các NHTM nước ngoài, các ngân hàng nội địa có thể bị mua lại
hoặc sáp nhập vào các NHTM nước ngoài. Điều này thường xảy ra tại các quốc gia
đang phát triển và kém phát triển (với nhiều ngân hàng yếu kém) và hiếm khi xảy ra
tại các nước phát triển (nơi có hệ thống ngân hàng phát triển cao) (Clarke & ctg.,
2001). Tuy nhiên cũng không ít trường hợp các ngân hàng tự thành lập ngân hàng
100% vốn nước ngoài tại thị trường nước ngoài.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là việc nhanh chóng đạt được đạt được quy
mô tối thiểu và thâm nhập nhanh chóng vào thị trường nước ngoài. Hoạt động thôn
tính ngân hàng, giống như hoạt động thôn tính công ty, thường mang lại lợi thế quan
trọng thứ hai là ngân hàng mua ngân hàng khác biết rõ mục tiêu cần đạt được. Đây là
điểm khác biệt rất quan trọng so với các liên doanh. Trong các liên doanh luôn cần cân
bằng quyền lực và ý chí dẫn đến tình trạng không đạt được thống nhất. Điều này khiến
cho các liên doanh thường hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó hình thức thành lập
ngân hàng con bằng biện pháp mua lại sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ luôn
hướng theo những mục tiêu đã được xác định rất rõ ngay từ đầu.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc mua bán sáp nhập để thâm nhập vào thị
trường nước ngoài làm nảy sinh rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, chi phí
thường rất cao. Vấn đề thứ hai là việc mua ngân hàng làm nảy sinh các vấn đề văn
10

hóa. Thứ ba là các vấn đề liên quan đến các quyền nghĩa vụ kế thừa từ ngân hàng bị
mua lại.
Ngoài 3 hình thức trên, có điểm đặc biệt cần lưu ý là ngoài các hiện diện trong
lĩnh vực ngân hàng, thường các quốc gia đều cho phép thành lập các hiện diện trong lĩnh
vực tài chính như bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính. Thường việc thành lập các
hiện diện này được cho phép trước ngân hàng do tính nhạy cảm trong lĩnh vực ngân
hàng. Do đó, hoạt động OFDI của các ngân hàng sẽ bao gồm cả các hình thức công ty
tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán có thể dưới dạng 100% hoặc dưới dạng liên
doanh.

1.1.3. Các động lực khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.3.1. Những động lực từ môi trường
Những động lực quan trọng nhất thúc đẩy các NHTM thực hiện OFDI liên quan
đến yếu tố ngành.
Đầu tiên là sự gần gũi với khách hàng và theo chân khách hàng (Walter, 1988).
Theo đó, các ngân hàng sẽ thực hiện OFDI để cung cấp cho khách hàng của chính họ
tại quốc gia khác một loạt các dịch vụ có chất lượng, điều kiện tương tự như thị trường
trong nước. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng do hoạt động kinh doanh ngân hàng là
hoạt động yêu cầu tính ổn định trong quan hệ với khách hàng rất cao. Ở chiều ngược
lại, các công ty hoạt động tại thị trường nước ngoài sẽ khó tiếp cận nguồn tín dụng tại
thị trường nước ngoài, chi phí vay cũng lớn hơn so với công ty bản địa. Vastrup (1983)
cho rằng chi phí trong thẩm định tín dụng cho một doanh nghiệp mới là rất lớn. Vì
vậy, các công ty có kinh doanh tại thị trường nước ngoài cũng thường tìm đến những
ngân hàng đã có quan hệ khi cần sử dụng dịch vụ ngân hàng. Theo lý thuyết “theo
đuổi khách hàng” (Follow the customer) (Grubel, 1977; Walter, 1988), những ngân
hàng có OFDI thường có sức cạnh tranh tốt trong thu hút đối tượng khách hàng là
những công ty có hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài hoặc công ty có hoạt
động ngoại thương. Sự mở rộng quốc tế của các ngân hàng Nhật Bản sang Châu Âu
và Mỹ, và của các ngân hàng Châu Âu sang Mỹ là để đáp ứng những nhu cầu này.
Động lực thứ hai là phản ứng của các ngân hàng trước áp lực từ những ngân
hàng khác đang đẩy mạnh OFDI. Phản ứng này rất đặc trưng cho ngành ngân hàng với
đặc điểm là số lượng đối thủ cạnh tranh ít và có xu hướng độc quyền. Trường hợp của
các ngân hàng Tây Ban Nha, Pháp và Ý trong những năm gần đây thuộc loại này. Bên
cạnh áp lực đến từ các ngân hàng khác, với cơ chế tương tự, các ngân hàng thực hiện
11

OFDI còn có áp lực từ các công ty thực hiện OFDI hoạt động trong các ngành khác,
hay là sự thúc đẩy của các ngành khác trong nền kinh tế.
Động lực thứ ba là tìm kiếm khách hàng mới ở thị trường nước ngoài bằng cách
thực hiện OFDI (Murray, 1984). Thông thường, động lực này xuất hiện khi các ngân
hàng có ưu thế rõ ràng so với các ngân hàng tại thị trường nước ngoài, hoặc khi không
có quá nhiều đối thủ tại thị trường nước ngoài.
Động lực thứ tư là chi phí vốn (Aliber, 1984). Toàn cầu hóa thị trường tạo ra cơ
hội để tiếp cận các nguồn tài chính với chi phí thấp nhất có thể ở bất kỳ thị trường nào
trên thế giới và tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa cũng cho
phép nguồn vốn được đầu tư vào những quốc gia có lợi tức đầu tư cao nhất. Nhờ đó,
một ngân hàng có tầm hoạt động quốc tế có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu
quả hơn một ngân hàng chỉ có hoạt động tại một thị trường quốc gia nhất định.
Động lực thứ năm là đa dạng hóa rủi ro tài chính (Lessard, 1986). Đầu tư vào
các tài sản với nhiều loại tiền khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau là phương
tiện hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, gia tăng thu nhập và giảm thiểu
tác động của chu kỳ kinh doanh.
Động lực cuối cùng là tìm kiếm tài sản chiến lược: Một ngân hàng mua tài sản
của một tập đoàn nước ngoài để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược dài hạn, đặc biệt là
duy trì hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Trường hợp điển
hình nhất là các ngân hàng Trung quốc thực hiện mua lại các ngân hàng, công ty tài
chính tại Châu Âu chỉ để lấy những công nghệ, bằng sáng chế, quy trình, thiết kế sản
phẩm. Sau khi sở hữu những ngân hàng này đem những tài sản chiến lược quay lại thị
trường trong nước để giành lợi thế cạnh tranh.

1.1.3.2. Những động lực từ hoạt động kinh doanh
Có 3 yếu tố là những động lực chính của các NHTM khi thực hiện OFDI gồm:
Quy mô: Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố đầu tiên được xem xét
khi phân tích động lực của các ngân hàng khi thực hiện OFDI do 4 nguyên nhân.
Thứ nhất đó là các ngân hàng kỳ vọng rằng với quy mô lớn hơn sẽ có được lợi
thế về quy mô và lợi thế về phạm vi. Khi đạt được lợi thế về quy mô và phạm vi sẽ cho
phép ngân hàng tạo ra được cấu trúc tổng chi phí ở mức thấp hơn hoặc tạo ra nhiều
doanh thu hơn (Tschoegel, 1987).
12

Thứ hai là yếu tố quy mô còn được nêu ra khi xem xét đến vấn đề đa dạng hóa
rủi ro và có được danh mục đầu tư cân bằng. Việc đa dạng hóa rủi ro không chỉ mang
lại nguồn thu ổn định hơn mà còn giảm rủi ro do biến động giá tài sản và nợ xấu.
Thứ ba đó là công nghệ hiện đại. Những khoản đầu tư rất lớn vào công nghệ
của các ngân hàng đòi hỏi phương pháp khấu hao nhanh. Khi đó quy mô càng lớn càng
giúp các ngân hàng có điều kiện tốt hơn để thực hiện khấu hao nhanh.
Cuối cùng là ngăn ngân hàng trở thành mục tiêu cho một cuộc đấu thầu thâu
tóm thù địch của một ngân hàng khác. Theo đó, ngân hàng càng lớn thì càng khó để
một ngân hàng khác có thể thôn tính. Đặc biệt với các ngân hàng hoạt động tại nhiều
quốc gia, việc thâu tóm càng trở nên khó khăn hơn.
Theo đó, động lực của các ngân hàng khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm đạt được quy mô lớn hơn là rất rõ ràng và phổ biến. Tuy nhiên khi thực hiện
OFDI, nhiều ngân hàng đã phải trả giá đắt khi đi kèm với quy mô gia tăng là các chi
phí gia tăng liên quan đến quản lý và mạng lưới. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về
thị trường dẫn đến hàng loạt chi phí gia tăng. Ngoài ra việc gia tăng quy mô nhanh
chóng luôn kèm theo chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Vì vậy vấn đề kiểm soát chi phí là
yếu tố tiên quyết để một ngân hàng thực hiện OFDI có thể được hưởng lợi từ mục tiêu
quy mô.
Dịch vụ khách hàng: động lực nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách
hàng liên quan đến mục tiêu theo chân khách hàng và mục tiêu mở rộng thị trường.
Đối với mục tiêu theo chân khách hàng, chiến lược cung cấp dịch vụ cho khách hàng
của ngân hàng ở nước ngoài với chất lượng tương tự như trong nước, đặc biệt là cho
các công ty đa quốc gia có cùng quốc gia với ngân hàng được xem là một trong những
chiến lược hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng của ngân
hàng. Đối với mục tiêu mở rộng thị trường, mục tiêu thường là để cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ mà các ngân hàng tại quốc gia nhận đầu tư không cung cấp.
Chuyển giao tài nguyên: động lực thứ ba là việc chuyển các nguồn lực hoặc
kỹ năng từ thị trường trong nước sang thị trường khác hoặc ngược lại, hoặc là giữa các
thị trường nước ngoài với nhau. Các nguồn lực này có thể là nguồn lực vật chất (nguồn
lực tài chính, công nghệ, v.v.) hoặc nguồn lực vô hình (chẳng hạn như hình ảnh của
ngân hàng hoặc kỹ năng quản lý hoặc kỹ thuật để điều hành thành công một tổ chức tài
chính).
13

1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và hiệu quả của công ty
Mối quan hệ giữa hoạt động OFDI và kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng được tìm thấy trong các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của
các công ty đa quốc gia. Trong đó qua rà soát các lý thuyết có thể thấy yếu tố then chốt
gắn kết mối quan hệ giữa 2 yếu tố đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hiệu quả hoạt động
kinh doanh là: khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các công ty nói chung và
ngân hàng nói riêng có khả năng khai thác được lợi thế theo quy mô, lợi thế theo phạm
vi, giành được lợi thế trong cạnh tranh liên quan đến khách hàng, lợi thế trong giảm
chi phí, lợi ích từ đa dạng hóa và tăng cường khả năng học hỏi, sáng tạo, đổi mới…
Khi đạt được các lợi ích này và tích lũy đủ lớn theo thời gian kết quả kinh doanh tổng
thể sẽ dần cải thiện. Cụ thể như sau:

1.2.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Tiêu biểu nhất cho lý thuyết này là mô hình phát triển bởi Hymer (1960). Mô
hình này giải thích các công ty đa quốc gia được hình thành nhờ những lợi thế cạnh
tranh mà công ty sở hữu. Những lợi thế cạnh tranh này có thể là khả năng tiếp cận
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất định, công nghệ vượt trội, hoặc khả năng tạo ra sản
phẩm mới (Prahalad và Hamel, 1990). Về cơ bản, lý thuyết này là lý thuyết tăng
trưởng công ty của Penrose (1959) và Chandler (1990). Trong đó, Chandler (1990)
giải thích sự phát triển của công ty công nghiệp hiện đại ở Hoa Kỳ, Đức và Anh là do
ba yếu tố cơ bản: đầu tư vào các cơ sở sản xuất tạo ra lợi thế theo quy mô đáng kể, tổ
chức nội bộ của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hiệu quả, và cuối
cùng, đầu tư vào marketing và phân phối để gia tăng tiện lợi cho khách hàng.
Phát triển mô hình của Hymer (1960), Dunning (1981) xây dựng mô hình mô
hình sản xuất quốc tế để giải thích cho sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Tác
giả này phân biệt giữa ba loại lợi thế dẫn đến OFDI của một tổ chức gồm:
Thứ nhất là lợi thế sở hữu: theo đó một công ty có một số tài sản hoặc nguồn
lực độc đáo nhất định có thể phát triển các lợi thế cạnh tranh bền vững giúp công ty có
thể chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh khác. Về cơ bản, lập luận này
tương tự như lập luận của Hymer hoặc Penrose.
Thứ hai là lợi thế về vị trí: theo đó, OFDI thường được chứng minh dựa trên hai
tiêu chí: gần gũi với khách hàng hoặc tiếp cận thị trường địa phương, và tiếp cận một số
nguyên liệu thô nhất định hoặc điều kiện sản xuất hiệu quả hơn hoặc rẻ hơn (Caves,
1982).
14

Thứ ba là lợi thế thu được từ việc nội bộ hóa các giao dịch nhất định trong công
ty, thay vì thực hiện chúng trên thị trường mở. Do đó, đây là đối số được sử dụng bởi
mô hình chi phí giao dịch.
Mô hình này được gọi là mô hình OLI (Quyền sở hữu, Nội bộ hóa, Vị trí).

LA02.319_Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

LA02.319_Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam