Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam

100.000 VNĐ

Mục đích của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới

Nguồn lực tài chính (NLTC) là một trong ba loại nguồn lực cơ bản của xã hội. Việc huy động đầy đủ, kịp thời và sử dụng hợp lý Nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên phạm vi cả nước nói chung và ở vùng trung du, miền núi phía Bắc nói riêng. Vùng trung du miền núi (TDMN) phía Bắc gồm 14 tỉnh, với đặc điểm chung là có địa hình khá phức tạp, đa dạng, khí hậu thời tiết khá khắc nghiệt, là vùng có nhiều dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, do vậy vấn đề Xây dựng Nông thôn mới phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính.

Kết quả phân tích của luận án về thực trạng quá trình huy động và tình hình sử dụng Nguồn lực tài chín cho thực hiện chương trình Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc cho thấy: chương trình đã huy động được một khối lượng nguồn lực tài chính rất lớn cho Xây dựng Nông thôn mới. Bên cạnh nguồn từ ngân sách Nhà nước, đã thu hút được sự tham gia đóng góp của nhiều đối tượng khác nhau. Công tác quản lý sử dụng nguồn lực tài chính cho Xây dựng Nông thôn mới đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định của nhà nước. Chương trình thực hiện dưới sự quản lý, giám sát của nhiều đối tượng, trong đó có cộng đồng dân cư. Những điều này đã góp phần rất quan trọng vào thành công của chương trình. Tuy nhiên, cũng còn nhiều bất cập, yếu kém như: phụ thuộc quá nhiều vào nguồn NSNN, tư tưởng trông chờ vào NSNN là khá phổ biến, việc xây dựng kế hoạch Xây dựng Nông thôn mới chưa phù hợp với khả năng tài chính; còn tư tưởng nóng vội, chủ quan, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn và nợ đọng vốn, khá nhiều công trình đầu tư dở dang.

Qua nghiên cứu cho thấy kết quả huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới vùng trung du miền núi phía Bắc phụ thuộc vào các yếu tố: (i) cách thức tổ chức huy động; (ii) sự minh bạch trong sử dụng nguồn lực tài chính; (iii) chất lượng công tác tuyên truyền, vận động và (iv) hoạt động của hệ thống điều hành Chương trình.

Trên cơ sở phân tích các thế mạnh và cơ hội hiện nay, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp để tăng cường huy động và nâng cao chất lượng quản lý sử dụng nguồn lực tài chính cho Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn, bao gồm: (i) Quy hoạch lại các khu dân cư vùng có mật độ dân số thấp, (ii) Tăng cường các nguồn thu cho ngân sách địa phương, trong đó có nguồn thu từ quỹ đất, (iii) Xác định rõ mức độ ưu tiên của các hạng mục trong từng giai đoạn để tập trung đầu tư, (iv) Xây dựng cơ chế linh hoạt để huy động Nguồn lực tài chín cho từng đối tượng cụ thể, (v) Nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở, (vi) Phát huy vai trò tham gia từ phía cộng đồng, (vii) Thực hiện các chính sách và chiến lược huy động vốn tổng hợp, (viii) Công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực, (ix) Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư cho Xây dựng Nông thôn mới, (x) Chú trọng giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong Xây dựng Nông thôn mới, (xi) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực tài chính cho Xây dựng Nông thôn mới.

Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam