Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Mã: ThS08.108 Danh mục: , Từ khóa: , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Quản trị kinh doanhLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNgôn ngữ: Tiếng ViệtNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Phúc
Số trang: 110

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chính của đề tài này là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam, theo đó đưa ra các hàm ý giải pháp nhằm tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam”, theo đó, mục tiêu chi tiết cần phải đạt được như sau:

a. Xác định có hay không có sự sụt giảm gắn kết của nhân viên tại công ty Hyosung Việt Nam.

b. Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty Hyosung Việt Nam.

c. Phân tích, đánh giá thực trạng sự gắn kết tại công ty Hyosung Việt Nam.

d. Đưa ra các hàm ý quản trị để giúp công ty có giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự gắn kết của người lao động.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự gắn kết của người lao động tại công ty Hyosung Việt Nam.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Người lao động của công ty Hyosung Việt Nam.

3.3. Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt lĩnh vực: Ngành công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Về mặt không gian: tại công ty Hyosung Việt Nam với đối tượng khảo sát là người lao động đang làm việc tại công ty.

+ Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn sâu, quan sát có tham gia và quan sát không tham gia trong quý 4 năm 2019.

+ Dữ liệu thu thập: Giai đoạn từ 2015 đến năm 2019.

Xem thêm: Download Luận văn ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao sự gắn kết trong công việc của người lao động tại Công ty TNHH De Heus (ThS08.081)

3. Câu hỏi nghiên cứu:

Theo tham khảo các tài liệu trước, tác giả nhận thấy có khá nhiều nghiên cứu liên quan về sự gắn kết. Tác giả tiến hành khảo sát nhằm đánh giá tầm quan trọng của sự gắn bó của nhân viên đối với kết quả cuối cùng của tổ chức, đồng thời nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên giúp cho việc đưa ra giải pháp phù hợp nhất để nâng cao sự gắn kết của nhân viên. Trong những nghiên cứu trước đây, có rất ít nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực công ty đa ngành nghề. Câu hỏi nghiên cứu trong luận văn này được xác định xoay quanh những chủ đề chính như sau:

a. Sự gắn kết của nhân viên được hiểu như thế nào?

b. Vai trò của sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức như thế nào?

c. Ảnh hưởng của sự gắn kết đối với kết quả hoạt động của tổ chức?

d. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết?

e. Làm thế nào để tăng sự gắn kết của nhân viên?

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả chọn phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu chính trong nghiên cứu này do phạm trù sự gắn kết và sự gắn kết của nhân viên được xem xét là phạm trù trừu tượng. Thông qua phương pháp này cho phép tác giả được tiếp cận sâu hơn, toàn diện hơn thông qua ý kiến đa chiều của những người tham gia phỏng vấn, đồng thời giúp phát hiện những chủ đề quan trọng trong nghiên cứu mà trước đó có thể tác giả chưa dự kiến được. Phạm vi kiến thức được tập trung trong nghiên cứu này bao gồm khái niệm về sự gắn kết và các yếu tố, phạm vi ảnh hưởng, cách phát triển sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức. Một số câu hỏi và phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính được tác giả chuẩn bị trước.

Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn, các nội dung này có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

1.1. Về mặt khoa học: nghiên cứu làm sáng tỏ hơn các lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên, góp phần phát triển thang đo và mô hình nghiên cứu trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để hoàn thiện lý thuyết, làm cơ sở để kiểm chứng các lý thuyết này trong thực tế của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu và nhận dạng được những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên và đề ra giải pháp thiết thực để nâng cao sự gắn kết của nhân viên.

Bên cạnh đó, nhà quản trị trong các tổ chức và các tác giả tiếp theo có liên quan đến sự gắn kết, vai trò và ảnh hưởng của sự gắn kết nhân viên trong tổ chức có thể tham khảo nghiên cứu này.

6. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần tài liệu tham khảo và các danh mục viết tắt, danh mục… , nội dung chính của luận văn gồm các phần sau đây:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng sự gắn kết nhân viên tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

Chương 5: Kết luận

ThS08.108_Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Ngôn ngữ

Năm

ThS08.108_Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam
Giải pháp tăng cường sự gắn kết của người lao động tại công ty TNHH Hyosung Việt Nam