Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Luật: Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Mã: LA31.051 Danh mục: , Từ khóa: , Chuyên Ngành: LuậtLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiĐịnh dạng file: docxTên tác giả: Nguyễn Hải Ngân
Số trang: 195

Download Luận án tiến sĩ Luật: Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo lãnh, phân biệt bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, đối tượng bảo lãnh… Luận án cũng tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành trên cơ sở phân tích hiện trạng pháp luật từ thực tiễn các vụ án được tòa án xét xử.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, làm rõ nguồn gốc, đặc điểm pháp lý của bảo lãnh, qua đó xây dựng khái niệm và chỉ rõ đặc điểm pháp lý của biện pháp bảo đảm này. Phân tích được các vấn đề lý luận về đối tượng, chủ thể bảo lãnh. Chỉ ra sự khác biệt giữa bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm đối vật và đối nhân khác.

Thứ hai, phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của pháp luật thực định và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Thứ ba, so sánh các quy định về bảo lãnh theo pháp luật bảo lãnh Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới để chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt và xác định hướng thay đổi cho pháp luật Việt Nam.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án 6
2. Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án 12
3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 26
4. Định hướng nghiên cứu của luận án 32
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH 34
1.1. Các quan niệm và bản chất pháp lý của bảo lãnh 34
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của bảo lãnh 47
1.3. Phân loại bảo lãnh 62
1.4. Những nội dung pháp lý cơ bản của bảo lãnh 71
Ch¬ương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO LÃNH 84
2.1. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh 84
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh 88
2.3. Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh 94
2.4. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 101
2.5. Hiệu lực của bảo lãnh 111
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN – ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH 133
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh 133
3.2. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh 156
3.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh 162
KẾT LUẬN 177
DANH MỤC TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
BLDS : Bộ luật Dân sự
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
NCS : Nghiên cứu sinh
TCTD : Tổ chức tín dụng
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
UBND : Ủy ban nhân dân

TIẾNG ANH
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Agribank Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế
ISP International Standby Practices Bộ quy tắc thực hành về tín dụng sự phòng quốc tế
Seabank SouthEast Asia Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
UCP Uniform Customs and practice for Documentary Credit Bộ quy tắc thống nhất về tín dụng chứng từ
URCG Uniform Rules for Contract Guarantees Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng
URDG Uniform Rules for Demand Guarantees Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay
Vietcombank Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại kinh tế hội nhập, các giao dịch dân sự, thương mại là cơ hội để các chủ thể tìm kiếm lợi ích nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Vì vậy, để tạo cơ chế an toàn trong thiết lập giao dịch, việc xây dựng thiết chế bảo đảm thi hành thông qua các biện pháp bảo đảm trở nên cấp thiết. Bảo lãnh được coi là một công cụ pháp lý hữu hiệu để hạn chế rủi ro cho các chủ thể khi xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự – thương mại.
Trước khi Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có hiệu lực, văn bản pháp luật quy định về bảo lãnh là BLDS năm 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Về cơ bản, các quy định này tương đối hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như: Bảo lãnh theo tinh thần của BLDS năm 2005 là biện pháp bảo đảm đối nhân, không phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng bên bảo lãnh vẫn phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ. Quy định này đã dẫn đến sự không rõ ràng về tính chất đối nhân của bảo lãnh. Bên cạnh đó, BLDS năm 2005 quy định được phép bảo lãnh bằng nhà ở, bằng quyền sử dụng đất. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ghi nhận “bên thế chấp được dùng tài sản bao gồm cả quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chính mình hoặc của người khác”. Trong khi đó, bảo lãnh không thuộc đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng nhà ở, quyền sử dụng đất lại thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký. Với quy định này, ranh giới pháp lý của biện pháp bảo lãnh với thế chấp tài sản của bên thứ ba đã không có sự tách bạch, gây ra các vướng mắc trong xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp) với bảo lãnh.
Những điểm bất cập của BLDS năm 2005 đã được khắc phục tại các quy định của BLDS năm 2015. Trong đó, Điều 335 BLDS năm 2015 đã xác định rõ tính chất đối nhân của biện pháp bảo lãnh, không còn bảo lãnh bằng tài sản. Ngoài ra, các quy định khác về bảo lãnh cũng được sửa đổi phù hợp với thực tiễn. Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy còn những bất cập trong quy định của pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo việc áp dụng pháp luật hiệu quả giải quyết các vụ việc thực tiễn.
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm được quy định tại chế định nghĩa vụ và hợp đồng của BLDS. Tuy nhiên, còn tồn tại những quan điểm trái ngược nhau về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh. Những mâu thuẫn này xoay quanh các vấn đề pháp lý quan trọng như: Cơ cấu chủ thể, đối tượng, hình thức pháp lý, bảo lãnh liên đới, pháp nhân bảo lãnh, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thời điểm và thời hạn thực hiện bảo lãnh… Ngay cả khi BLDS năm 2015 được thông qua và đã sửa đổi, bổ sung kịp thời thì những quan điểm trái chiều này vẫn còn tồn tại. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này là do những quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng. Nếu như những mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện và áp dụng pháp luật vào thực tiễn, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Những bất cập này dẫn đến thiếu cơ sở cho việc thực hiện, chấp hành pháp luật và thiếu cơ sở pháp lý để các cơ quan để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh. Điều này được chứng minh bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về bảo lãnh. Nhiều Tòa án đã vận dụng các quy định không phù hợp làm căn cứ để giải quyết vụ việc. Đồng thời, cùng một vụ việc hoặc những vụ việc tương tự nhau nhưng còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử hoặc các Hội đồng xét xử trong cùng một cấp Tòa trong việc xác định các vấn đề có liên quan về bảo lãnh. Hơn nữa, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế và các chủ thể sử dụng biện pháp bảo lãnh ngày càng nhiều trong các giao dịch dân sự – thương mại thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh tại Việt Nam theo hướng đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên trong sự tương thích với pháp luật các quốc gia và quốc tế là đòi hỏi cấp thiết.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo lãnh, bảo đảm việc hiểu và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào thực tiễn là yêu cầu khách quan. Vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” để nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
(i) Các quan điểm, công trình nghiên cứu, học thuyết pháp lý liên quan đến bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.
(ii) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến bảo lãnh.
(iii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung. Luận án nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về bảo lãnh với các góc nhìn là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được hình thành trên cơ sở một thỏa thuận làm phát sinh quan hệ pháp luật về bảo lãnh. Ngoài ra, việc phân tích và đánh giá các quy định của BLDS năm 2015 và thực tiễn thực hiện pháp luật cũng thuộc nội dung nghiên cứu của luận án nhằm làm nổi bật thực trạng quy định của pháp luật về vấn đề này.
Về thời gian. Luận án giới hạn nghiên cứu và phân tích về bảo lãnh theo BLDS năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành. Do BLDS năm 2015 có sự kế thừa tương đối các quy định của BLDS năm 2005, nên NCS cũng sẽ tham khảo các số liệu, bản án liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh trong giai đoạn này làm căn cứ chứng minh những tồn tại, hạn chế của pháp luật dân sự về bảo lãnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo lãnh, phân biệt bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, đối tượng bảo lãnh… Luận án cũng tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành trên cơ sở phân tích hiện trạng pháp luật từ thực tiễn các vụ án được tòa án xét xử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ nguồn gốc, đặc điểm pháp lý của bảo lãnh, qua đó xây dựng khái niệm và chỉ rõ đặc điểm pháp lý của biện pháp bảo đảm này. Phân tích được các vấn đề lý luận về đối tượng, chủ thể bảo lãnh. Chỉ ra sự khác biệt giữa bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm đối vật và đối nhân khác.
Thứ hai, phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của pháp luật thực định và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Thứ ba, so sánh các quy định về bảo lãnh theo pháp luật bảo lãnh Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới để chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt và xác định hướng thay đổi cho pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Việc phân tích luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
– Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh.
– Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hóa thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp.
– Phương pháp so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài “Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” sẽ mang lại những điểm mới sau:
Thứ nhất, việc phân tích thuyết thế quyền và thuyết Non est fatum là điểm mới đầu tiên của luận án mà chưa có công trình nào tại Việt Nam phân tích.
Thứ hai, việc phân tích và bình luận những nội dung phù hợp và chưa phù hợp về khái niệm, đối tượng của bảo lãnh trong nghiên cứu của học giả là cơ sở để luận án xây dựng khái niệm và đối tượng bảo lãnh phù hợp nhất về vấn đề này
Thứ ba, việc phân tích các đặc trưng của bảo lãnh là điểm mới có giá trị lý luận và thực tiễn. Trong đó, đánh giá những nhận định chưa toàn diện của một số tác giả về tính lệ thuộc và sự độc lập tương đối của bảo lãnh, sự khác biệt giữa tính đối nhân của bảo lãnh với tín chấp, tính đối vật của thế chấp và đặc tính hợp đồng của bảo lãnh là vấn đề lý luận nổi bật xuyên suốt luận án.
Thứ tư, việc mô tả kèm theo phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật cùng một số vụ việc liên quan đến bảo lãnh, cùng việc tham chiếu đến pháp luật một số quốc gia trên thế giới và quốc tế. Theo đó, luận án chỉ rõ những bất cập của pháp luật dân sự hiện hành và đưa ra đề xuất ban đầu nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả đạt được của luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về bảo lãnh. Xây dựng khái niệm và xác định các đặc trưng pháp lý, làm rõ đối tượng của bảo lãnh. Luận án phân tích thực trạng điều chỉnh của pháp luật hiện hành, chỉ ra những bất cập và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Luận án là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận về bảo lãnh. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh.
Chương 2. Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam về bảo lãnh.
Chương 3. Thực tiễn thực hiện – Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án
1.1. Các công trình khoa học trong nước
1.1.1. Về sách chuyên khảo
– Việt Nam dân luật lược khảo, Vũ Văn Mẫu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1961. Đây là công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật dân sự Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ những năm 60 của thế kỷ trước để đánh giá toàn diện quy định của dân luật Việt Nam về nghĩa vụ và khế ước. Đây là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống và chuyên sâu về nghĩa vụ. Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ được phân tích bình luận theo từng chương riêng liên quan đến các đặc tính cơ bản, đặc biệt là tính cách đối nhân của nghĩa vụ, mối quan hệ giữa trái chủ và phụ trái được giải thích rõ nghĩa vụ này bằng lý thuyết “Khế ước xã hội” của J.J.Rousseau và “Thuyết tự do ý chí”.
– Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nguyễn Mạnh Bách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp các quy định của BLDS năm 1995 về nghĩa vụ dân sự. Công trình này nghiên cứu có tính hệ thống về nghĩa vụ trong đó tại chương II, phần thứ 2 phân tích về các bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Với bảo lãnh, các khía cạnh lý luận liên quan đến đặc tính của sự bảo lãnh, tính chất phụ thuộc, về quan hệ giữa người bảo lãnh và trái chủ hay giữa người bảo lãnh và trái hộ và chấm dứt sự bảo lãnh được tác giả lý giải và đánh giá đầy đủ với những lập luận thuộc về quan điểm cá nhân.
– Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể các vấn đề về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm hình thức bảo đảm đối vật và đối nhân. Tác giả đã trình bày những kiến thức pháp lý cơ bản cùng những bình luận chuyên sâu về các nội dung của biện pháp bảo lãnh như sự hình thành hợp đồng bảo lãnh, hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh, chấm dứt hợp đồng bảo lãnh.
– 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, LS. Trương Thanh Đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2017. Đây là cuốn sách chuyên khảo về lĩnh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trong đó, tác giả đã nêu một số quy định của BLDS năm 2015 về bảo lãnh và trình bày những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh chính phủ và theo tác giả còn tồn tại bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của BLDS năm 2015.
– Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam, PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2010. Đây là cuốn sách chuyên khảo về lĩnh vực nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với sự kết hợp các kiến thức pháp lý từ cổ luật đến luật thực định của Việt Nam có so sánh với quy định của Pháp là nước tiêu biểu cho hệ thống pháp luật Châu Âu. Trên cơ sở tuyển chọn và trích dẫn các bản án, quyết định của Tòa các cấp, tác giả nghiên cứu và bình luận về các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật bảo đảm Việt Nam trong đó có biện pháp bảo lãnh. Các vấn đề pháp lý trọng yếu của giao dịch bảo lãnh được tác giả khai thác dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu về những điểm tích cực và hạn chế từ những bản án tiêu biểu được các Tòa xét xử.
1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, PGS.TS. Phạm Văn Tuyết chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Đề tài bao gồm hai phần chính với tổng số 14 chuyên đề, trình bày những vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đánh giá những bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này và đề xuất hướng hoàn thiện. Hệ thống các chuyên đề được tiếp cận như sau: Từ chuyên đề 1- chuyên đề 5 phân tích các vấn đề chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Từ chuyên đề 5 – Chuyên đề 14 phân tích, đánh giá về các biện pháp bảo đảm cụ thể. Trong đó, chuyên đề có chuyên đề 9 và chuyên đề 11 về biện pháp bảo lãnh và bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng (HĐTD).
1.1.3. Luận án
– Phạm Văn Lợi (2020), Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng (TCTD) theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
– Võ Hoàng Quân (2018), Bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu theo pháp luật Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Luận án đánh giá hệ thống các công trình khoa học nghiên cứu liên quan tới bảo lãnh nhà thầu. Đồng thời, phân tích những vấn đề lý luận về bảo lãnh nhà thầu theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng thương mại với trách nhiệm của nhà thầu, luận án đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo lãnh nhà thầu xây lắp như chủ thể, phạm vi, hợp đồng, quản lý nhà nước, cấp phép và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh nhà thầu xây lắp.
– Phạm Văn Đàm (2016), Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận bảo đảm thực hiện HĐTD bằng bảo lãnh. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh và chỉ rõ những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật, luận án đề xuất các giải pháp quy định thống nhất về bảo lãnh giữa các lĩnh vực pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật ngân hàng.
– Nguyễn Thành Nam (2015), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận án phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng cũng như chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó, luận án đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay.
1.1.4. Bài viết
– Bùi Đức Giang (2018), “Bảo vệ quyền lợi của người thuê mua khi bảo lãnh mua bán thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7. Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lý về bảo lãnh mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
– Bùi Đức Giang (2016), “Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh”, Tạp chí Ngân hàng, số 3+4. Trong bài viết, tác giả phân tích các rủi ro pháp lý mà ngân hàng gặp phải khi tiến hành bảo lãnh.
– Bùi Đức Giang (2012), “Chế định bảo lãnh của Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16(224), tr. 29-39. Bài viết làm rõ sự khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia Pháp, Úc, Anh về bảo lãnh so với pháp luật Việt Nam về bảo lãnh.
– Bùi Đức Giang (2012), “Một số hạn chế của quy định pháp luật ngân hàng về gọi bảo lãnh”, Tạp chí Ngân hàng, số 23, phân tích việc gọi bảo lãnh trong và ngoài thủ tục phá sản nhìn từ những bất cập của pháp luật ngân hàng về bảo lãnh.
– Hồ Quang Huy (2017), “Hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5. Trong bài viết, tác giả nêu một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn thực hiện các quy định về biện pháp bảo lãnh; kinh nghiệm của một số nước khi quy định về biện pháp bảo lãnh và một số đề xuất, kiến nghị.
– Hồ Quang Huy (2013), “Hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3. Bài viết đề cập tới một số khía cạnh về bảo lãnh theo quy định của BLDS năm 2005 liên quan tới mối quan hệ giữa HĐTD và hợp đồng thế chấp bảo lãnh.
– Đoàn Thị Phương Diệp và Dương Kim Thế Nguyên (2017), “So sánh chế định bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7. Trong bài viết, các tác giả đi sâu vào việc so sánh quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự Pháp.
– Tưởng Duy Lượng (2016), “Có được bảo lãnh bằng tài sản cụ thể và bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19(323), phân tích các quy định của BLDS năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 về bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
– Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Duy Phú (2015), “Bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 25. Bài viết phân tích các rủi ro của hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàng tăng lên theo xu hướng của hoạt động bảo lãnh.
– Phạm Văn Đàm (2015), “Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh nhìn từ nguyên lý trái quyền”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật điện tử, số 8, nghiên cứu về bảo lãnh nhìn từ góc độ trái quyền.
– Phạm Văn Đàm (2015), “Chế định bảo lãnh theo pháp luật của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật điện tử, số 5, tiếp cận bảo lãnh từ góc độ so sánh giữa pháp luật Việt Nam và một số nước liên quan đến bảo lãnh.
– Tưởng Duy Lượng (2018), “Bàn về nội hàm khái niệm bảo lãnh tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 6. Bài viết lý giải nội hàm khái niệm bảo lãnh theo BLDS hiện hành nhằm đưa ra nhận thức thống nhất, phát huy tối đa lợi thế của biện pháp bảo đảm này.
– Đỗ Hồng Thái, “Hợp đồng bảo lãnh không thể xem là hợp đồng phụ của hợp đồng tín dụng”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn, chỉ ra sự độc lập của hợp đồng bảo lãnh với HĐTD và đưa ra các căn cứ chứng minh cho nhận định đó.
– Đỗ Hồng Thái, “Tính lệ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh – Một vấn đề ngân hàng cho vay cần quan tâm”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn, lý giải mức độ lệ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh với HĐTD ngân hàng.
– Bùi Đức Giang (2020), “Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nhìn từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm”, Tạp chí Ngân hàng, lý giải các bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh.
– Ngô Thị Minh Hải (2020), “Ngân hàng nhận thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba”, Tạp chí Tòa án điện tử, lý giải sự khác nhau giữa thế chấp tài sản của bên thứ ba với bảo lãnh.
1.2. Các công trình khoa học nước ngoài
1. Kevin P. McGuinness, LL.B., LL.M., SJD (2013), Guarantee and Indemnity”, NXB LexisNexis, Canada. Viết về bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay với các góc nhìn đa dạng, đặc biệt là phân tích các rủi ro pháp lý phát sinh trong lĩnh vực này.
2. D. Adams, Banking and Capital Markets, College of Law Publishing, 2010. D. Adams đã phân tích các khía cạnh pháp lý theo quy định của pháp luật Anh về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tín dụng. Trong đó, tác giả đề cập tới khía cạnh pháp lý của biện pháp bảo lãnh vay vốn tín dụng mà các doanh nghiệp tại Anh sử dụng trong hoạt động tìm kiếm nguồn vốn của mình như quy định tương tự về quyền bồi hoàn (right of contribution, recours en contribution); quy định về bảo lãnh và quy tắc vì lợi ích của công ty (corporate benefit rules) trong việc đứng ra bảo lãnh hay rộng hơn là việc tạo ra giao dịch bảo đảm.
3. D. Legeais, Responsabilité du banquier fournisseur de crédit, JCl. Commercial, 1 juillet 2010. D. Legeais phân tích về nghĩa vụ cảnh bào rủi ro tín dụng của ngân hàng trong đó có nghĩa vụ cảnh bảo rủi ro gắn với việc ký kết hợp đồng bảo lãnh cho bên bảo lãnh của ngân hàng theo quy định của pháp luật Pháp.
4. Grace Longwa Kayembe (2008), The Fraud Execption in Bank Guarantees, University of Cape Town. Đây là công trình nghiên cứu về tín dụng chứng từ trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Trong đó, bảo lãnh được tác giả phân tích từ cách tiếp cận dựa trên phê phán về án lệ của Anh-Mỹ và Jordan, được bổ sung bởi các nguồn thứ cấp và kiểm tra định tính phương pháp tiếp cận của Jordan đối với ngoại lệ gian lận dựa trên các cuộc phỏng vấn với các thẩm phán Jordan.
5. John Phillips and James O’Donovan and Wayne Courtney (2003), The Modern Contract of Guarantee, The university of Queensland, Australia, 2016. Công trình cung cấp một hướng dẫn thực tế về luật bảo lãnh trong thực tiễn thương mại hiện đại bao gồm các khía cạnh của hợp đồng bảo lãnh, từ hình thành đến giải phóng trách nhiệm và quyền của các bên. Xem xét ý nghĩa của các mệnh đề thường được đưa vào bảo lãnh, với tham chiếu chi tiết về án lệ. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của bảo lãnh, chẳng hạn như ảnh hưởng và ảnh hưởng không đáng có. Cung cấp hướng dẫn về soạn thảo hợp đồng bảo lãnh. Xem xét các nguyên tắc đặc biệt áp dụng cho các bảo lãnh sẽ dẫn đến bảo lãnh bị thải ra và cung cấp hướng dẫn về cách tránh những cạm bẫy thông thường. Tư vấn về cách người cho vay có thể bảo vệ chống lại việc xả bảo lãnh. Người tiêu dùng gặp vấn đề với người cho vay có thể đã thực thi bảo lãnh. Xem xét các quyền của người bảo lãnh cả trước và sau khi thanh toán.
6. Roland F.Bertrams (1996), Bank Guarantees in International Trade, Nordea Trade Finance 2010. Ngân hàng được bảo lãnh trong thương mại quốc tế là một nghiên cứu pháp lý và thực tiễn và ý nghĩa của bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng. Bertrams cho thấy, trong tất cả các yếu tố cần thiết, thư tín dụng dự phòng của Mỹ và bảo lãnh độc lập châu Âu được phát triển đồng thời. Bertrams sử dụng luật án lệ và văn bản pháp lý từ năm quốc gia châu Âu, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ và Anh – để xây dựng một phân tích về cách áp dụng thực tế của bảo lãnh ngân hàng đã thiết lập một mô hình luật.
7. Kevin P.McGuinness (1996), The law of guarantee, Carswell, Canada. Cuốn sách gồm 30 chương, trong đó mỗi chương tác giả phân tích các khía cạnh khác nhau về giao dịch bảo đảm theo pháp luật Singapore trong đó các quy định về bảo lãnh được phân tích tại chương 23. Tác giả sử dụng tài liệu tham khảo được đưa ra theo án lệ từ Canada, Malaysia và các khu vực pháp lý Liên bang khác và các quy định về bản chất bảo lãnh, định dạng hợp đồng, hình thức của bảo đảm, trách nhiệm pháp lý, quyền của người bảo lãnh được phân tích tổng hợp theo quy định của pháp luật Singapore.
8. Roy Goode (1992), Guide to the ICC Uniform Rules for Demand Guarantees, Publication international Chamber of commerce, ICC Publication No.702E, Publication 2011.
Bao gồm 35 bài viết, URDG mới đã được cập nhật để mô tả rõ hơn từng giai đoạn của vòng đời bảo lãnh, từ soạn thảo bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng, đến thuyết trình, kiểm tra, thanh toán và chấm dứt cam kết. Quy tắc thống nhất về bảo đảm nhu cầu của ICC, được công bố lần đầu tiên vào năm 1992, áp dụng cho tất cả các bảo lãnh độc lập, từ những khoản phải trả theo yêu cầu đơn giản, cho những yêu cầu trình bày phán quyết hoặc phán quyết trọng tài. Và đã được Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) xác nhận.
9. ICC Publication No.458 (1992), Uniform Rules for Contract Guarantees, Publication international Chamber of commerce.
Quy tắc thống nhất của ICC đối với các bảo lãnh hợp đồng (Ấn bản ICC số 325). Mặc dù Ấn phẩm số 325 đã được sử dụng và tiếp tục được sử dụng, trong một chừng mực nào đó, các yêu cầu đã được chứng minh quá loại bỏ khỏi hoạt động ngân hàng và thương mại hiện hành để đạt được sự chấp nhận. Mục tiêu của quy tắc ban đầu để cân bằng lợi ích của các bên khác nhau và kiềm chế lạm dụng trong việc kêu gọi bảo lãnh. Không chỉ các mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người thụ hưởng mà cả những người phát sinh theo bảo lãnh đối ứng, đóng góp lớn vào việc áp dụng thực tiễn thống nhất trong lĩnh vực tài chính thương mại quốc tế.
10. ICC Publication No.325 (1978), Uniform Rules for Contract Guarantees – của Christopher R. Seppala, White & Case LLP, Paris và Cố vấn pháp lý, FIDIC Contra. Công trình phân tích và đưa ra các quan điểm cá nhân về kinh nghiệm, quan điểm của nhà thầu về đối tác từ quan điểm của một nhà thầu liên quan đến một dự án xây dựng quốc tế, các nhà xuất khẩu thấy mình có nghĩa vụ bảo đảm theo yêu cầu liên quan đến quốc tế, hợp đồng thương mại. Nhiều vấn đề được nêu ra trong ấn phẩm về bảo lãnh có thể được gọi chỉ dựa trên tuyên bố của người thụ hưởng rằng nhà thầu vi phạm hợp đồng và về sự tôn trọng mà nhà thầu vi phạm do đó ngay cả khi người thụ hưởng là sai, bảo lãnh phải được thanh toán.

LA31.051_Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Định dạng file

LA31.051_Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
Bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành