Download Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
– Xác lập được cơ sở lý luận về QLNN đối với dịch vụ thẩm định giá; cụ thể hóa các nội dung quản lý, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng;
– Phân tích và đánh giá được một cách trung thực, khách quan thực trạng QLNN về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam;
– Đề xuất được những giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác QLNN về DVTĐG ở Việt Nam.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về lý luận:
– Phân tích những vấn đề lý luận chung về DVTĐG trong nền kinh tế thị trường;
– Cụ thể hóa các nội dung QLNN về DVTĐG;
– Đề xuất các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN về DVTĐG và chỉ ra các yếu
tố ảnh hưởng;
– Tìm hiểu kinh nghiệm QLNN về DVTĐG của một số quốc gia và từ đó rút
ra bài học cho Việt Nam.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án phải trả lời được các
câu hỏi chính sau:
Mục tiêu, nội dung, công cụ và phương pháp QLNN về DVTĐG?
Các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN về DVTĐG?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến (chất lượng, hiệu quả) QLNN về DVTĐG? Về thực tiễn:
– Phân tích và đánh giá một cách trung thực, khách quan thực trạng quản lý
nhà nước về DVTĐG ở Việt Nam, rút ra các kết luận về những thành công, những hạn chế bất cập và nguyên nhân, nhằm tạo dựng luận cứ thực tiễn cho các đề xuất giải pháp;
– Đề xuất những giải pháp cụ thể theo từng nội dung QLNN nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về DVTĐG ở Việt Nam.
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận án phải trả lời được các câu hỏi chính sau:
Thực trạng những hạn chế, bất cập trong QLNN đối với DVTĐG ở Việt Nam? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập?
Định hướng phát triển DVTĐG ở Việt Nam thời gian tới và các yêu cầu đặt ra trong QLNN đối với dịch vụ này?
Cần thực hiện những giải pháp gì để hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về DVTĐG ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động QLNN về DVTĐG.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Quản lý nhà nước về DVTĐG gồm nhiều nội dung, từ khâu ban hành chính sách đến tổ chức thực hiện (tổ chức quản lý về cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVTĐG; quản lý TĐV về giá hành nghề; công tác kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá; công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng thẩm định giá; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về thẩm định giá…). Để đảm bảo tính chuyên sâu, Luận án tập trung nghiên cứu 3 nhóm nội dung sau: (i) Hoạch định chính sách QLNN về DVTĐG; (ii) Tổ chức bộ máy QLNN về DVTĐG; (iii) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về TĐG.
Tham gia QLNN đối với DVTĐG gồm nhiều cơ quan chức năng của nhà nước như: Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở giới thiệu khái quát về bộ máy các cơ quan quản lý, luận án tập trung phân tích, đánh giá hoạt động quản lý của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Trong nội dung hoạch định chính sách của cơ quan QLNN về TĐG, đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích ba mảng hoạt động chính: ban hành quy định quản lý hoạt động TĐG của DNTĐG; ban hành quy định quản lý hoạt động đối với TĐV về giá hành nghề; và ban hành quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực DVTĐG.
* Về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về DVTĐG từ khi Luật Giá năm 2012 có hiệu lực đến năm 2020. Qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025.
* Về không gian
Đề tài nghiên cứu hoạt động QLNN về dịch vụ thẩm định giá đối với DNTĐG và TĐV về giá hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam.