Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản

100.000 VNĐ

Download Luận án Luật: Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản

Mã: LA31.062 Danh mục: , Từ khóa: , , , Chuyên Ngành: LuậtNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiLoại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Đỗ Xuân Trọng
Số trang: 178

Download Luận án Luật: Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, xây dựng nền tảng lý luận về chuyển nhượng DAĐT trong KDBĐS và pháp lụa ật về chuyển nhượng DAĐT trong KDBĐS trong thị trường bất động sản (TTBĐS).

Thứ hai, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của phálụauật hiện hành, cùng với những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong KDBĐS và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong KDBĐS theo hướng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật cũng như phù hợp với các quy lụa ật của TTBĐS và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DAĐT trong hoạt động KDBĐS, chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS và pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS trên cơ sở luận bàn, làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm cũng như mục đích ý nghĩa về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS đồng thời phân tích làm rõ cơ sở xây dựng và nội dung cơ cấu pháp luật điều chỉnh về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

Nghiên cứu lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu để nhận diện rõ hơn về tính tất yếu của chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐ và sự cần thiết cũng như những sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp lụa ật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐ trong tương lai.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được và đặc biệt những hạn chế, bất cập, khoảng trống của pháp luật điều chỉnh về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐ, những hệ lụy phát sinh từ thực trạng của hoạt động này trên cơ sở nhận diện rõ nguyên nhân của thực trạng đó.

Thứ ba, luận án đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

– Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng hoàn thiện pháp luật đất đai, KDBĐS nói chung và pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS nói riêng.

– Nghiên cứu các quy định của pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS trong tổng thể pháp luật liên ngành, bao gồm cả pháp luật điều chỉnh chung về kinh doanh, về đất đai như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, cho đến các quy định điều chỉnh trực tiếp việc chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS được cụ thể hóa trong Luật KDBĐS, Luật đầu tư… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở để có đánh giá toàn diện về những điểm tiến bộ, ưu điểm cũng nhưng những hạn chế, mâu thuẫn còn tồn tại của pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS hiện hành.

– Nghiên cứu chính sách, pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore. Tác giả lựa chọn nghiên cứu pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS của Trung Quốc, Ấn Độ và Sigapore bởi đây là những quốc gia hoặc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về hoạt động quản lý của Nhà nước (Trung Quốc, Singapore), hoặc pháp luật của nước đó có tính thời sự cao (như Ấn Độ: mới ra văn bản luật mới nhất mới điều chỉnh vấn đề này). Qua đó, có những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS ở Việt Nam.

– Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

– Các công trình khoa học có liên quan tới chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS ở Việt Nam trong thời gian qua.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với tên đề tài “Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản”, nghiên cứu sinh (NCS) giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số vấn đề cụ thể sau đây:

– Về nội dung: chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS là hoạt động kinh doanh trên TTBĐS của kinh tế thị trường, có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực cụ thể như: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật. Trong đó, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho các giao dịch về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS được thực hiện và phát huy vai trò đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và các DAĐT KDBĐS nói riêng. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp tới hoạt động chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS, bao gồm các nội dung về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như xử lý vi phạm chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế có tham gia hoạt động KDBĐS mà không mở rộng nghiên cứu đối với các dự án nói chung cũng như không hướng tới các chủ thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật KDBĐS.

Nghiên cứu sinh cũng nhận thức được rằng, để hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như cải cách bộ máy hành chính, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức nhà nước, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các giao dịch chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS v.v… Đó là những vấn đề phức tạp cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở các công trình khoa học pháp lý tiếp theo sau này. Bên cạnh đó, luận án không nghiên cứu hoặc không đi sâu nghiên cứu những yếu tố của vấn đề thẩm định dự án mang tính chất kỹ thuật.

– Về không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS dưới góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và đồng thời cũng nghiên cứu lĩnh vực pháp luật về nội dung này ở một số quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ).

– Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS từ năm 2006 (năm ban hành Luật KDBĐS năm 2006) cho tới nay. Qua đó, đánh giá được một cách khách quan nhất về thực tiễn triển khai pháp luật chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS và đây sẽ là “lăng kính” phản ánh rõ nét nhất tính hiệu quả của pháp luật trước sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án đã dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách và pháp luật đất đai, pháp luật KDBĐS, các quan điểm, các học thuyết kinh tế, TTBĐS – xem đó là cơ sở phương pháp luận giải quyết những vấn đề thuộc nội dung của luận án.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

– Chương 1, NCS chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa những vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã thực hiện; phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được sử dụng để phát hiện những vấn đề của luận án mà các công trình nghiên cứu đã công bố còn bỏ ngỏ, chưa giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng chưa triệt để.

– Chương 2, NCS sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống,… khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS, cụ thể:

i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của DAĐT; khái niệm, đặc điểm, nội dung và cơ chế điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

iii) Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống được sử dụng khi nghiên cứu pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS.

– Chương 3, NCS sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu, sơ đồ hóa… khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS, cụ thể:

i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng khi phân tích, bình luận nội dung các quy định về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu, sơ đồ hóa được sử dụng khi đánh giá, bình luận thực tế thi hành các quy định chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động KDBĐS.

iii) Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực tế thi hành các quy định về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

– Chương 4, NCS sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… khi nghiên cứu định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

5. Những đóng góp mới của luận án

Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học đề tài “Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản” là công trình nghiên cứu đầu tiên. Với sự nghiên cứu nghiêm túc, luận án được hoàn thành sẽ có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và góp phần phát triển, bổ sung lý luận về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS và lý luận pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS dựa trên cơ sở các học thuyết về kinh tế, về TTBĐS kết hợp với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách và pháp luật đất đai, pháp luật KDBĐS.

Thứ hai, luận án nghiên cứu pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS theo Luật KDBĐS nhưng có sự liên hệ với pháp luật đầu tư, pháp đất đai. Những đánh giá thực trạng pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS được kết hợp với đánh giá thực tiễn thực thi thông qua những vụ việc phát sinh trên thực tế. Qua đó, luận án chỉ ra được những rào cản, điểm nghẽn chưa được tháo gỡ khi chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS hiện nay.

Thứ ba, luận án phân tích và chỉ ra những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS thông qua việc phân tích, tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore về vấn đề chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS.

Thứ tư, luận án làm rõ những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật cũng như có cơ chế thông thoáng, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về quyền lợi cho các bên và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS được luận án đề xuất tổng thể trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp về chuyển nhượng DAĐT trong hoạt động KDBĐS kết hợp với những quan điểm khoa học pháp lý hiện đại trong giai đoạn hiện nay.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Chương 2: Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản và pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Chương 3: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

LA31.062_Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản

Chuyên Ngành

Năm

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

LA31.062_Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản
Pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản