Download Luận án Tài chính ngân hàng: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế công bằng và hiệu quả ở Việt Nam.
Nhằm đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án như sau:
i) Hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về y tế và Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế;
ii) Tổng kết kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở một số quốc gia nhằm rút ra các bài học tham khảo cho Việt Nam;
iii) Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020.
iv) Xây dựng các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu về các nội dung: Phân cấp Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, kiểm tra và đánh giá chi thường xuyên NSNN cho y tế từ góc độ cơ quan quản lý tài chính.
NSNN được nghiên cứu gồm NSTƯ và NSĐP; “Y tế” được nghiên cứu là lĩnh vực y tế.
Phạm vi không gian và thời gian
Luận án nghiên cứu ở Việt Nam, thực trạng trong giai đoạn 2017 – 2020. Đây là giai đoạn ổn định ngân sách theo Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14, ngày 4 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017. Giai đoạn này cũng là giai đoạn đầu tiên thực hiện Luật NSNN 2015.
Luận án xây dựng các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp ở Việt Nam áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới gồm Vương quốc Anh, Singapore, New Zealand. Đây là những quốc gia có cách thức Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế theo hướng hiện đại và có những thành tựu tốt trong cung cấp DVYT, CCSK cho người dân.
LA02.316_Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam