Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ ngành Kinh doanh thương mại: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam (LA05.030)

Mã: LA05.030 Danh mục: , Thẻ: , , Loại tài liệu: Luận án tiến sĩChuyên Ngành: Kinh doanh thương mạiNơi xuất bản: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công ThươngNăm: 2019Định dạng file: pdfTên tác giả: Vũ Hương Giang
Số trang: 197

Download Luận án tiến sĩ ngành Kinh doanh thương mại: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam (LA05.030)

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ luận cứ khoa học và đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam;

– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực DLCĐ và rút ra bài học kinh nghiệm có th`ể áp dụng cho Việt Nam;

– Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam;

– Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam;

– Phân tích thực trạng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam hiện nay;

– Đề xuất phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp và chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Về nội dung: nghiên cứu về việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi cách tiếp cận sẽ cho những kết quả nghiên cứu khác nhau. Trong luận án này, để giải quyết vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn phương án tiếp cận gián tiếp từ góc độ chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ của nhà nước. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ bao gồm các nhân tố liên quan tới môi trường bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành kinh doanh), các nguồn lực nội bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh sẽ làm rõ sự cần thiết phải can thiệp của Nhà nước (thông qua chính sách) vào các nhân tố này để phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.

b. Về không gian: nghiên cứu phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ trên lãnh thổ Việt Nam và kinh nghiệm phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học có giá trị ứng dụng thực tiễn cho Việt Nam.

Trong đó, không gian nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ở Việt Nam được tiến hành tại 15 tỉnh thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm: Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Bến Tre, Cần Thơ, Bạc Liêu. Đây đều là các tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa), phù hợp để phát triển DLCĐ.

Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng): Tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (ThS08.070)

Ngoài ra, một số nơi được lựa chọn để làm ví dụ nghiên cứu điển hình để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam là Vương Quốc Anh, Thái Lan, Hàn Quốc. Lý do lựa chọn các địa điểm này để nghiên cứu là bởi mô hình DNXH và DLCĐ tại đây rất thành công và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế – xã hội lớn cho cộng đồng dân cư địa phương.

c. Về thời gian: nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2011 – 2017 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu sinh lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2011, bởi vì đây là thời điểm mô hình DNXH bắt đầu có những tiến triển và nhận được sự quan tâm phát triển ở Việt Nam.

4. Kết cấu nội dung luận án

Ngoài Phần mở đầu, Phần tổng quan, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, biểu đồ, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.

Chương 2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

Chương 3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.

LA05.030_Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ......................................................................................i DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iiv PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................5 5. Đóng góp mới của luận án.....................................................................................................11 6. Kết cấu nội dung luận án.......................................................................................................11 PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................12 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước...........................................................12 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài.. ..........................................................15 3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án................................................................................22 PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................24 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG...................................................................24 1.1. Một số vấn đề lý luận về Doanh nghiệp xã hội................................................................24 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp xã hội.................................................................................24 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của Doanh nghiệp xã hội ..............................................................28 1.1.3. So sánh Doanh nghiệp xã hội, NGO và Doanh nghiệp truyền thống ...................31 1.2. Một số vấn đề lý luận về Du lịch cộng đồng ....................................................................34 1.2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng......................................................................................34 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng..........................................................39 1.2.3. Các tác động xã hội của du lịch cộng đồng...............................................................41 1.3. Một số vấn đề lý luận về Phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng......................................................................................................................................44 1.3.1. Khái niệm Phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng......44 1.3.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.................................................................................................................................47 1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng....................................................................................50 1.3.4. Chính sách phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.....57 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................................62 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước lựa chọn....................................................................62 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................................70 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2017................................................................................................... 75 2.1. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2017...............................................................................75 2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam ............................................75 2.1.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam....................................................................................................................87 2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam...................................................................................................99 2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.........................................99 2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ........................................104 2.3. Chính sách phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam......................................................................................................................................105 2.4. Đánh giá chung và những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam ........................................................112 2.4.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân...........................................................112 2.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân...............................................................115 2.3.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra....................................................................................119 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM TỚI NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035 ..................................................................................................................................115 3.1. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.................................................121 3.1.1. Cơ hội phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035...............................................................................121 3.1.2. Thách thức trong việc phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035...........................125 3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035....................................130 3.2.1. Quan điểm phát triển...................................................................................................131 3.2.2. Định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2035............................................132 3.2.3. Mục tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2035..................................................133 3.3. Giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035..................................................................134 3.3.1. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng theo chiều rộng.......................................................................................................................134 3.3.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng theo chiều sâu.........................................................................................................................145 KẾT LUẬN.................................................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG: i DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Bảng 1.1. So sánh doanh nghiệp xã hội, NGO và doanh nghiệp truyền thống SƠ ĐỒ: Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Sơ đồ 0.1 Quy trình thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp 8 Sơ đồ 1.1. Định vị doanh nghiệp xã hội 32 HÌNH: Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Hình 1.2. Mô hình năm lực lượng 53 ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Biều đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch cộng đồng theo độ tuổi tại Việt 75 Nam 2017 Biều đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch cộng đồng theo lĩnh vực nghề 76 nghiệp tại Việt Nam 2017 Biều đồ 2.3. Phương thức tham gia du lịch cộng đồng của khách du 76 lịch cộng đồng tại Việt Nam 2017 Biều đồ 2.4. Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch cộng đồng tại Việt 77 Nam 2017 Biều đồ 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch cộng đồng tại Việt Nam 79 năm 2017 Biều đồ 2.6. Trình độ nguồn nhân lực du lịch cộng đồng tại Việt 80 Nam năm 2017 Biều đồ 2.7. Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng phục vụ 81 du lịch cộng đồng tại Việt Nam Biều đồ 2.8. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ homestay 82 tại Việt Nam Biểu đồ 2.9. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống 84 tại Việt Nam Biểu đồ 2.10. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ vận chuyển 86 tại Việt Nam Biểu đồ 2.11. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ trung gian, 87 bổ sung tại Việt Nam Biểu đồ 2.12. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh 88 vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam Biểu đồ 2.13. Quy mô các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch 90 cộng đồng theo số lượng lao động tại Việt Nam Biểu đồ 2.14. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp xã hội trong 90 lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam Biểu đồ 2.15 Quy mô các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch 91 cộng đồng theo vốn kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp iii Biểu đồ 2.16 Quy mô các các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du 91 lịch cộng đồng theo vốn kinh doanh năm 2015 Biểu đồ 2.17 Quy mô các các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du 92 lịch cộng đồng theo số lượng lao động là người yếu thế tại thời điểm thành lập doanh nghiệp Biểu đồ 2.18 Quy mô các các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du 92 lịch cộng đồng theo số lượng lao động là người yếu thế 2015 Biểu đồ 2.19 Cơ cấu các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch 93 cộng đồng theo loại hình đăng ký kinh doanh Biểu đồ 2.20 Mức độ tác động của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh 95 vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam Biểu đồ 2.21 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô tác động tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam 100 Biểu đồ 2.22 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh có tác động tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam 102 Biểu đồ 2.23 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp có tác động tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam 104 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh CDFI Viện Phát triển tài chính cộng đồng Community Development Financial Instituation CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Central Institute for Economic Management CREST Trung tâm Du lịch có trách nhiệm Center for Responsible Travel CSIE Trung tâm Hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp xã hội Center for Social Innovation and Entrepreneurship CSIP Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng Center of Social Initiatives Promotion CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Corporate Social Responsibility CTCP Công ty cổ phần DNhXH Doanh nhân xã hội DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNXH Doanh nghiệp xã hội DLCĐ Du lịch cộng đồng HTX Hợp tác xã NGO Tổ chức phi chính phủ Non – government organization NPO Tổ chức phi lợi nhuận Non – pofit organization SPSS Gói phần mềm phân tích thống kê trong khoa học xã hội Statistical package for the social sciences TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSEO Văn phòng Ủy ban Khuyến khích doanh nghiệp xã hội (Thái Lan) Thai Social Enterprise Office WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới World Economy Forum 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong khoảng ba thập niên trở lại đây, doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã phát triển mạnh tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một phong trào xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đây là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu xã hội hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Trong khi đó, tại Việt Nam, DNXH mới đạt được những bước tiến đầu tiên. Sau rất nhiều thời gian chờ đợi, lần đầu tiên DNXH được công nhận về mặt pháp lý khi Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức đưa DNXH trở thành một loại hình doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có đầy đủ các văn bản pháp quy, các chính sách khuyến khích cụ thể để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, Việt Nam đã thoát ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2010. Điều này khiến các nguồn hỗ trợ phát triển của một số quốc gia và tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho Việt Nam thay đổi theo hướng giảm dần. Mặc dù nguồn vốn trong nền kinh tế đã dồi dào và chủ động hơn trước, mức sống của đại đa số người dân cũng được nâng cao hơn nhưng nếu không có những giải pháp phù hợp, nước ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn cho các hoạt động phát triển cộng đồng trong tương lai. Vì vậy, là một loại hình doanh nghiệp mang lại nhiều tác động tích cực cho xã hội, DNXH cần được khuyến khích phát triển và mở rộng bằng những chính sách và hành động cụ thể, nhằm tạo ra phương châm hoạt động tích cực cho doanh nhân nước nhà: không chỉ sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, mà còn để giúp đỡ cộng đồng, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, trong khối ngành thương mại dịch vụ thì du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của ngành du lịch trong nền kinh tế đã đặt ra nhiều thách thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn trước những tác động tiêu cực của nó trong khi vẫn phải đảm bảo về hiệu quả kinh doanh thương mại. Để loại trừ được những tác động ngược chiều của sự phát triển du lịch đối với cộng đồng dân cư và ngược lại, rất cần phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là đem lại lợi ích cho cộng đồng và phát triển du lịch bền 2 vững chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề này, nhiều dự án, du lịch đã được triển khai nhằm hướng tới một ngành du lịch phát triển bền vững. Trong số đó, du lịch cộng đồng (DLCĐ) nổi lên như một loại hình du lịch có khả năng đáp ứng được những tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Đây là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương. Nguyên tắc cơ bản của DLCĐ bao gồm: bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên; chia sẻ lợi ích, quyền làm chủ và sự tham gia của người dân địa phương. Với những nguyên tắc này, DLCĐ dường như đáp ứng được mục tiêu quan trọng nhất của các DNXH, đó là: “nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng” (Luật Doanh nghiệp 2014). Trên thực tế, tại Việt Nam đã có khá nhiều các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNXH trong lĩnh vực DLCĐ và có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nhận thức và mức sống cho cộng đồng tại điểm đến. Tuy nhiên, chưa hề có các DNXH trong lĩnh vực này đăng ký hoạt động kinh doanh là DNXH theo đúng Luật Doanh nghiệp 2014). Vì thế, mức độ và tầm ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống cộng đồng và người dân tại điểm du lịch vẫn còn hạn chế. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất lớn, lại tập trung nhiều ở những vùng dân cư còn khó khăn với nhận thức và mức sống khá thấp. Do đó, việc nhân rộng các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ với những chính sách và hành động cụ thể là một yêu cầu bức thiết đối với ngành kinh doanh thương mại nói chung và ngành du lịch nói riêng. Việc phát triển các doanh nghiệp này không chỉ mang lại những ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà mà trên hết còn có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết một số những vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng tại điểm đến du lịch. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tồn tại và phát triển nếu không có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Cần lưu ý rằng, mục tiêu xã hội là sứ mệnh lớn nhất mà DNXH theo đuổi. Vì thế, một DNXH muốn thành công thì trước hết nó phải đạt được mục tiêu xã hội mà mình đã cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc một doanh nghiệp thuần túy hoạt động và phát triển tốt đã khá khó khăn. Vậy mà vừa phải đảm bảo hoạt động kinh doanh vừa phải thực 3 hiện sứ mệnh xã hội cao cả của mình đối với một DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thì lại càng khó. Do đó, nếu không có những chính sách và chương trình hỗ trợ của Nhà nước thì liệu các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ có tự mình phát triển được hay không? Đây cũng chính là câu hỏi đầu tiên luận án đặt ra nhằm tìm được một số giải pháp phát triển hiệu quả DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Vì thế, việc nghiên cứu chính sách phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là một trong những yêu cầu cấp thiết trong ngành kinh doanh thương mại nói chung và ngành thương mại dịch vụ du lịch nói riêng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển song song với sự hoàn thiện những giá trị xã hội nhân văn trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển. Trong thực tiễn nghiên cứu, DNXH và DLCĐ là hai đề tài đã được nhiều bài báo, đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu đề cập nhiều trong những năm trở lại đây dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, về vấn đề nghiên cứu liên quan đến “DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam”, rất ít công trình được công bố và nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Trong khi đó, đây là mảng đề tài rất cần được quan tâm nghiên cứu bởi tiềm năng phát triển DLCĐ tại Việt Nam là khá lớn, trong khi việc phát triển các DNXH trong lĩnh vực này bảo đảm sự phát triển bền vững cho mô hình DLCĐ nói riêng và cho ngành Du lịch nói chung. Chính từ những vấn đề cấp thiết trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam” cho luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ luận cứ khoa học và đề xuất một số giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ ở Việt Nam; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ và rút ra bài học kinh nghiệm có th`ể áp dụng cho Việt Nam; - Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam; 4 - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam; - Phân tích thực trạng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam hiện nay; - Đề xuất phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp và chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Về nội dung: nghiên cứu về việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi cách tiếp cận sẽ cho những kết quả nghiên cứu khác nhau. Trong luận án này, để giải quyết vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn phương án tiếp cận gián tiếp từ góc độ chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ của nhà nước. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ bao gồm các nhân tố liên quan tới môi trường bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành kinh doanh), các nguồn lực nội bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh sẽ làm rõ sự cần thiết phải can thiệp của Nhà nước (thông qua chính sách) vào các nhân tố này để phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. b. Về không gian: nghiên cứu phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ trên lãnh thổ Việt Nam và kinh nghiệm phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học có giá trị ứng dụng thực tiễn cho Việt Nam. Trong đó, không gian nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ở Việt Nam được tiến hành tại 15 tỉnh thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm: Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Bến Tre, Cần Thơ, Bạc Liêu. Đây đều là các tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa), phù hợp để phát triển DLCĐ. Ngoài ra, một số nơi được lựa chọn để làm ví dụ nghiên cứu điển hình để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam là Vương Quốc Anh, Thái Lan, 5 Hàn Quốc. Lý do lựa chọn các địa điểm này để nghiên cứu là bởi mô hình DNXH và DLCĐ tại đây rất thành công và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho cộng đồng dân cư địa phương. c. Về thời gian: nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2011 – 2017 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu sinh lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2011, bởi vì đây là thời điểm mô hình DNXH bắt đầu có những tiến triển và nhận được sự quan tâm phát triển ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, dự báo… để phân tích, làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học và thực trạng phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Các phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu được sử dụng để thu thập, điều tra và xử lý số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Luận án sử dụng cả các phương pháp định tính và phương pháp định lượng, kết hợp cả hai hình thức nghiên cứu tại bàn (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) và tại hiện trường (thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp) để lần lượt giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng phối hợp trong luận án bao gồm: a. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Đây là phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm tổng hợp, phân tích các tài liệu, số liệu, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này chủ yếu là sử dụng các tài liệu và kế thừa các thành quả sẵn có của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, các tác giả đã có công trình nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm DNXH, DLCĐ và DNXH hoạt động trong lĩnh vực du lịch để phân tích đối tượng nghiên cứu theo chiều sâu. Từ đó, tổng hợp lại các phân tích để rút ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc hơn về Phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. b. Các phương pháp điều tra, khảo sát: - Điều tra bằng phiếu điều tra với các tổ chức có kinh doanh sản phẩm DLCĐ, khách DLCĐ tại một số điểm DLCĐ tại Việt Nam, để có cơ sở đánh giá 6 thực trạng các vấn đề xã hội cần giải quyết cũng như thực trạng hoạt động DLCĐ hiện nay để từ đó có thể đề xuất các giải pháp một cách chính xác, phù hợp. - Quan sát thực trạng hoạt động DLCĐ cũng như hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ và hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường mà nó mang lại tại một số điểm DLCĐ tại Việt Nam. - Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm các doanh nhân xã hội (DNhXH) hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ; cộng đồng địa phương (CĐĐP), những người làm công tác quản lý DLCĐ tại điểm đến DLCĐ... - Thu thập phân tích số liệu thống kê, báo cáo sẵn có. c. Phương pháp thống kê, mô tả: Sử dụng bảng biểu để đánh giá những đặc điểm cơ bản của số liệu thu thập được thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: quy mô, cơ cấu các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ... Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2017. d. Phương pháp chuyên gia: Thảo luận, xin ý kiến chuyên gia (bao gồm: một số nhà khoa học và quản lý ở Trung ương và địa phương, Ban quản lý các điểm DLCĐ tại địa phương, các chuyên gia nghiên cứu về DNXH, DLCĐ) về việc phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. đ. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua nghiên cứu các điển hình. e. Phương pháp nghiên cứu so sánh: Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, từ đó so sánh, đối chiếu và vận dụng các bài học cho Việt Nam. 4.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu a. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Nguồn thông tin, số liệu cần thiết cho nghiên cứu tồn tại dưới hai dạng là sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, số liệu thứ cấp là những thông tin được người khác thu thập sử dụng cho những mục đích có thể khác so với mục đích nghiên cứu của luận án. Số liệu sơ cấp là số liệu do nghiên cứu sinh thu thập nhằm đảm bảo thông tin cho mục đích nghiên cứu của luận án. Vì thế, phương pháp thu thập thông tin, số liệu cũng có sự khác nhau. - Đối với thông tin thứ cấp: Luận án thu thập thông tin thứ cấp dựa trên một số các nguồn sau: kết quả các cuộc tổng điều tra về doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra về kinh tế xã hội hộ gia đình...của Chính phủ; Các báo cáo của Chính phủ, các Bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, số liệu của 7 các doanh nghiệp/ tổ chức kinh doanh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường...; Các báo cáo, nghiên cứu của các cơ quan, Viện nghiên cứu, trường Đại học; Các ấn phẩm, sách, giáo trình, các tư liệu quốc tế và các bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành và các tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan tới DNXH, DLCĐ và DNXH trong lĩnh vực Du lịch như Tạp chí Du lịch, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Quản lý kinh tế...; cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch...; thư viện Nghiên cứu thương mại, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thư viện trường Đại học Mở Hà Nội, thư viện Quốc gia Việt Nam; Các bài báo cáo, hay các luận văn của các sinh viên, nghiên cứu sinh các khóa trước có liên quan. Các số liệu, dữ liệu, thông tin thu thập được kiểm tra, đối chiếu và so sánh để đảm bảo có được sự nhất quán, phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng. - Đối với thông tin sơ cấp: Các phương pháp được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp cho luận án bao gồm: phương pháp quan sát, điều tra qua bảng hỏi và phỏng vấn. + Phương pháp quan sát: Luận án sử dụng phương pháp này để thực hiện quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu. + Phương pháp điều tra qua bảng hỏi: Đây là một hình thức phỏng vấn viết. Theo đó, nghiên cứu sinh tiến hành thiết kế bảng hỏi cho từng nhóm đối tượng khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các bảng hỏi này sau đó sẽ được gửi tới các đối tượng nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin với nội dung đã được chuẩn bị trong bảng hỏi. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. + Phương pháp phỏng vấn: Theo phương pháp này, nghiên cứu sinh tiến hành các cuộc nói chuyện với các đối tượng liên quan đến đề tài nghiên cứu theo kế hoạch nhất định, thông qua hình thức hỏi – đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa theo một bảng câu hỏi (phiếu điều tra được chuẩn bị trước). Trong đó, người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả của phiếu điều tra. Với hình thức thu thập thông tin này, ngoài 8 những thông tin cần thiết, người phỏng vấn còn quan sát được thái độ của đối tượng khảo sát đối với mỗi vấn đề đặt ra, vì thế thông tin thu thập được sẽ chính xác hơn. Với những phương pháp thu thập thông tin sơ cấp trên đây, việc thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định đối tượng điều tra Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra Bước 3: Thu thập dữ liệu điều tra Bước 4: Xử lý dữ liệu điều tra Sơ đồ 0.1: Quy trình thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp - Bước 1. Xác định đối tượng điều tra: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, với hướng tiếp cận từ môi trường kinh doanh, đối tượng điều tra được xác định bao gồm ba nhóm đối tượng chính: i) Nhóm các DNXH hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ; Nhóm đối tượng này bao gồm các tổ chức kinh doanh sản phẩm DLCĐ đã tạo được những tác động tích cực nhất định cho cộng đồng địa phương tại điểm đến du lịch. Đặc điểm nhận dạng nhóm đối tượng này là có lao động là người địa phương hoạt động trong tổ chức và có tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại điểm đến du lịch. Mục đích điều tra nhóm các đối tượng này là nhằm tìm hiểu về quy mô, cơ cấu sản phẩm của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, cùng những những đánh giá của họ về mức độ ảnh hưởng của những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp tới sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua việc khảo sát nhóm đối tượng này, luận án làm rõ hơn ý định chuyển đổi thành DNXH cũng như những khó khăn mà các tổ chức kinh doanh này phải đối mặt khi đưa ra quyết định chuyển đổi thành các DNXH, từ đó làm căn cứ đề xuất những giải pháp phù hợp phát triển loại hình doanh nghiệp này. 9 ii) Nhóm các chuyên gia nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực DNXH và DLCĐ; Việc khảo sát nhóm đối tượng này đã cung cấp cho luận án ý kiến của các chuyên gia về sự cần thiết phát triển loại hình DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, những đánh giá của họ về những tác động tích cực mà loại hình doanh nghiệp này mang lại cho điểm đến du lịch cũng như chỉ rõ những khó khăn mà các tổ chức kinh doanh du lịch đang gặp phải tác động tới quá trình ra quyết định chuyển đổi thành DNXH. iii) Nhóm khách du lịch tham gia các hoạt động DLCĐ tại một số điểm DLCĐ. Việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ không thể thành công nếu thiếu sự hoàn thiện về chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách tại các điểm DLCĐ. Vì thế, để tìm hiểu thực trạng chất lượng dịch vụ DLCĐ tại các điểm DLCĐ, luận án tiến hành điều tra nhóm các khách du lịch tham gia vào các hoạt động DLCĐ tại 15 điểm đến DLCĐ ở Việt Nam để đánh giá được mức độ hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ DLCĐ, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chất lượng các dịch vụ DLCĐ cung cấp cho du khách. Mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên. Cỡ mẫu điều tra tối thiểu được xác định dựa trên nghiên cứu của Comrey và Lee (1973): n = 5 x m Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu và m: Số câu hỏi trong bảng hỏi Theo đó: Với 15 câu hỏi trong bảng hỏi, cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm đối tượng là các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là 75 (mẫu). Với 5 câu hỏi trong bảng hỏi, cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm đối tượng là các chuyên gia về DNXH và DLCĐ là 25 (mẫu). Với 13 câu hỏi trong bảng hỏi, cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm đối tượng là khách DLCĐ là 65 (mẫu). Tuy nhiên, để tăng mức độ tin cậy, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn: - Cỡ mẫu điều tra thực tế cho nhóm đối tượng các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là 160 (mẫu). - Cỡ mẫu điều tra thực tế cho nhóm đối tượng các chuyên gia về DNXH và DLCĐ là 30 (mẫu). - Cỡ mẫu điều tra thực tế cho nhóm đối tượng khách DLCĐ là 190 (mẫu). Các đối tượng điều tra được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và việc tiếp cận chủ yếu dựa trên mối quan hệ của tác giả cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng 10 dẫn khoa học, các đồng nghiệp và bạn bè trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. - Bước 2. Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế theo ba mẫu riêng biệt một cách khoa học để thu thập thông tin từ ba đối tượng điều tra đã được xác định ở trên, từ thông tin khái quát đến chi tiết, từ thông tin chung đến ý kiến chủ quan của đối tượng được điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế sơ bộ và hiệu chỉnh sau khi tiến hành thảo luận nhóm và khảo sát thử với một số nhỏ của đối tượng điều tra. - Bước 3. Thu thập dữ liệu điều tra: Dữ liệu điều tra được thu thập dưới hai hình thức: i) Nghiên cứu sinh gửi phiếu điều tra qua đường thư điện tử; ii) Nghiên cứu sinh gọi điện, gặp gỡ để phỏng vấn trực tiếp. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu sinh gọi điện và gặp gỡ để phỏng vấn và trao đổi trực tiếp. Trong trường hợp không thể sắp xếp gặp trực tiếp thì mới tiến hành gửi phiếu điều tra qua thư điện tử. Bằng cách này, nghiên cứu sinh sẽ thu thập được nhiều thông tin nhất có thể. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu điều tra từ tháng 09/2016 đến hết tháng 09/2017. - Bước 4. Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi thu thập phiếu điều tra của cả ba nhóm đối tượng, các phiếu điều tra được kiểm tra lại để loại ra những phiếu chưa đạt yêu cầu. Kết quả số phiếu đạt yêu cầu thực tế như sau: Nhóm các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ: 152 phiếu Nhóm các chuyên gia về DNXH và DLCĐ: 25 phiếu Nhóm khách DLCĐ: 182 phiếu Các dữ liệu đạt yêu cầu sẽ được mã hóa và nhập vào máy tính và dùng phần mềm xử lý số liệu để xử lý. b. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Kết quả sau khi thu thập thông tin tồn tại dưới hai dạng, đó là: thông tin định tính và thông tin định lượng. Vì thế, có hai hướng để xử lý hệ thống thông tin này, đó là: xử lý logic đối với các thông tin định tính và xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Tuy nhiên, việc xử lý các thông tin định lượng và định tính thường đan xen, không loại trừ lẫn nhau, có thể phối hợp sử dụng cùng cho nghiên cứu này. - Thông tin định tính: Thông tin định tính được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu...Sau khi các thông tin này được thu thập sẽ được tiến hành xử lý logic. Xử lý logic là việc đưa ra các phán đoán về bản chất sự vật, hiện tượng trong mối tương quan hệ thống với các sự kiện được 11 xem xét nhằm xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập được. - Thông tin định lượng: Luận án sử dụng phần mềm SPSS (Statiscal Package for Social Sciences) và Microsoft Excel để xử lý các số liệu và thông tin định lượng đã thu thập được. 5. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn của các công trình khoa học về DNXH, DLCĐ và DNXH trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu đề tài luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: a. Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về DNXH, DLCĐ và phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, luận án sẽ góp phần: 1) Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về phát DNXH trong lĩnh vực DLCĐ; 2) Làm rõ các nhân tố tác động tới sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ; 3) Hình thành các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. b. Về thực tiễn: i) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và tiềm năng phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam; ii) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. c. Về ứng dụng và chuyển giao kết quả: i) Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy về du lịch và về DNXH tại các trường đại học, viện nghiên cứu; ii) Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển DNXH và phát triển DLCĐ của các cơ quan quản lý Nhà nước; iii) Luận án góp phần gợi ý cho các doanh nghiệp du lịch trong quá trình phát triển hướng tới DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thông qua quá trình khảo sát; iv) Luận án góp phần nâng cao nhận thức và nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng với loại hình DNXH thông qua các công bố trong quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu nội dung luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần tổng quan, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, biểu đồ, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng. Chương 2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035. 12 PHẦN TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Việc nghiên cứu về DNXH trong lĩnh vực DLCĐ ở Việt Nam hiện tại chưa có đề tài nào đề cập đến. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về mảng DNXH ở Việt Nam cũng như về DLCĐ đã được một số cá nhân và tổ chức trong nước thực hiện. Những nghiên cứu này góp phần tạo nền tảng về phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án. Sau đây là một số nghiên cứu có liên quan:  Các nghiên cứu về DNXH  Đại học Kinh tế quốc dân, Hội đồng Anh tại Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển DNXH thông qua các trường đại học tại Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Kỷ yếu đã tổng hợp các bài viết của các nhà khoa học về DNXH tại Việt Nam, những khó khăn và thách thức của việc phát triển này thông qua các kênh giáo dục của các trường đại học tại Việt Nam.  Nguyễn Thường Lạng (2012), Tiềm năng phát triển DNXH ở Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bài nghiên cứu đã làm rõ vị trí của DNXH trong nền kinh tế thị trường, đồng thời phân tích tiềm năng phát triển DNXH ở Việt Nam để có định hướng và giải pháp phát triển phù hợp.  Nguyễn Tiến Lập (2015), DNXH, giải pháp bù đắp khiếm khuyết của thị trường, Tạp chí Tia sáng - Bộ Khoa học và Công nghê, Hà Nội. Bài báo đã chỉ ra được lý do ra đời của DNXH cũng như những giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ DNXH phát triển trong thời gian tới. Theo đó, DNXH trước hết là một doanh nghiệp, do đó nó phải hoạt động theo quy luật thì trường là lấy kinh doanh sinh lời làm cơ sở tồn tại. Đối với những người sáng lập hay chủ doanh nghiệp, động cơ của họ không phải là tìm kiếm lợi nhuận mà là phục vụ xã hội và cộng đồng thông qua triển khai các dự án cụ thể để giải quyết các vấn đề thiết yếu của đời sống hàng ngày. Đó thường là các lĩnh vực mà các đơn vị nhà nước do thiếu năng lực hoặc nguồn lực nên không thể bao quát hết, hay các doanh nghiệp thông thường, do thiếu động cơ về lợi nhuận nên không muốn can dự vào. Theo một cuộc điều tra về DNXH do CSIP tổ chức năm 2011 với sự tham gia của 167 doanh nghiệp được phỏng vấn thì có ba vấn đề hàng đầu được nêu ra. Đó là thiếu vốn để phát triển mở rộng, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ và thiếu kiến thức và năng lực lãnh đạo và quản trị. Vì vậy, cũng giống như các nước khác, DNXH tại Việt 13 Nam sẽ không phát triển nếu thiếu sự vào cuộc của các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, cần thiết phải có các chương trình nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, không chỉ nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực của các tổ chức sẵn có mà còn chuẩn bị ngay từ nhà trường các thế hệ DNXH tương lai, những người muốn sử dụng tài năng để cống hiến cho cộng đồng.  Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Hội đồng Anh tại Việt Nam (British Coucil), Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) (2012), đề tài nghiên cứu khoa học “DNXH tại Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách”, Hà Nội. Đề tài đã làm rõ các khái niệm về DNXH trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời, đề tài cũng phân tích thực trạng, bối cảnh tổng thể để đưa ra những khuyến nghị, chính sách nhằm phát triển DNXH ở Việt Nam. Trong phần một, nghiên cứu đã phân tích các quan điểm khác nhau về khái niệm DNXH vốn vẫn đang được tranh cãi và chưa thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Có thể thấy, DNXH đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu nhưng tại Việt Nam thì khái niệm này còn khá mới mẻ. Đây là loại hình doanh nghiệp được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của người sáng lập. Trong vòng ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các đặc điểm cơ bản của DNXH bao gồm: phải có hoạt động kinh doanh; đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu; tái phân phối lợi nhuận; sở hữu mang tính xã hội; phục vụ nhu cầu của nhóm đáy; một số đặc điểm khác như: sáng kiến từ cơ sở, cởi mở và liên kết, gắn chặt với vai trò cá nhân của DNhXH... Theo đó, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DNXH phải dựa trên cả ba hệ tiêu chí về giá trị xã hội, kinh tế và môi trường. Phần hai của đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để phát triển các DNXH tại Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước mà phong trào DNXH phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đó là: Anh Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sau khi đã phân tích thực trạng DNXH tại nước nhà. Theo đó, kiến nghị về cơ chế, chính sách phát triển DNXH tại Việt Nam được đưa ra bao gồm hai ý chính: i) cần đưa ra một khái niệm chính thức của Việt Nam về DNXH; và ii) thể chế hóa DNXH tại Việt Nam. 14 Có thể nói, DNXH là một mô hình hỗn hợp, sử dụng các hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu xã hội. Họ hoạt động không chỉ vì mục đích lợi nhuận. Đây có thể coi là một miếng ghép còn thiếu trong bức tranh đã có chỗ đứng của khu vực nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức NGO và là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội.  Các nghiên cứu về khía cạnh xã hội của du lịch  Võ Quế (2014), Xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Theo tác giả, đói nghèo ở nước ta là một thực tế lớn, nó ảnh hưởng, cản trở sự phát triển đi lên của đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp các ngành và thu hút toàn xã hội quan tâm, cung cấp nguồn lực cùng tham gia xóa đói giảm nghèo. Đối với ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có nhiều cơ hội tạo ra nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng đặc biệt là cộng đồng tại các điểm giàu tài nguyên du lịch ở vùng núi, vùng sâu vùng xa thông qua phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.  Nguyễn Bảo Thoa (2014), Xây dựng DLCĐ nâng cao đời sống tại một số vùng nông thôn Việt Nam, tham luận tại sinh hoạt khoa học hưởng ứng thông điệp Ngày Du lịch thế giới năm 2014 "Du lịch và sự phát triển của cộng đồng", Hà Nội. Bài tham luận chỉ ra rằng phát triển DLCĐ đã và đang đóng góp vào việc nâng cao đời sống của một số vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vùng nông thôn nào cũng có thể phát triển được DLCĐ và việc áp dụng thành công DLCĐ phụ thuộc rất lớn vào sự phân chia hài hòa lợi ích trong cộng đồng, giải pháp bảo tồn văn hóa trong phát triển DLCĐ, phương pháp giảm thiểu các bất cập trong phát triển DLCĐ…đòi hỏi tiếng nói chung của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và đặc biệt là cộng đồng dân cư.  Nguyễn Văn Thanh (2006), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài NCKH cấp Nhà nước. Đề tài đã nghiên cứu và phát triển hệ thống cơ sở lý luận về du lịch bền vững tại Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên hệ thống cơ sở lý luận này. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và phát triển các loại hình du lịch bền vững mang lại ý nghĩa xã hội lớn đối với cộng đồng địa phương, môi trường, bản sắc văn hóa bản địa cũng như lợi ích kinh tế xã hội. 15  Nguyễn Ngọc Thơ, Bùi Việt (2015), DLCĐ và kinh nghiệm quốc tế, tham luận tại Hội thảo “DLCĐ, giải pháp phát triển DLCĐ tại Bình Thuận”, Bình Thuận. Hai tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về DLCĐ, loại hình, đặc trưng, mối quan hệ giữa DLCĐ và du lịch sành điệu cùng các loại hình du lịch khác tại các nước trên thế giới. Một số kinh nghiệm triển khai DLCĐ trên thế giới cho thấy tùy thuộc vào bản chất và đặc trưng các loại hình tài nguyên hiện có mà các cộng đồng Âu, Á, Mỹ khác nhau lại lựa chọn phương thức phối hợp khác nhau giữa ba nhóm sinh thái, lịch sử - văn hoá và sự tham gia của cộng đồng dựa trên nguyên tắc vận dụng lý thuyết và tham vấn cộng đồng. Trong tất cả các xu hướng ấy, khu vực Âu – Mỹ thiên về xu hướng khai thác sự cộng cảm giữa người du khách với quá khứ (di sản) và hiện tại (sinh hoạt lễ hội, gặp gỡ - đối thoại với cộng đồng); trong khi đó khối các nước đang phát triển (Á, Mỹ La tinh) thiên về cung cấp dịch vụ homestay và cơ chế cấp cho du khách một địa vị “người trong cuộc”, “người nhà” trước khi tạo điều kiện cho họ tương tác, trải nghiệm. Trong DLCĐ, nguyên tắc vàng nằm ở chỗ sản phẩm du lịch là một quá trình chứ không phải là kết quả cuối cùng của quá trình ấy.  Trịnh Thanh Thủy (2005), “Nghiên cứu DLCĐ theo hướng phát triển bền vững. Lấy ví dụ tại Sa Pa - Lào Cai”, đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Viện Đại Học Mở Hà Nội, Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Đề tài đã nghiên cứu phát triển cơ sở lý luận khoa học về Du lịch, DLCĐ cũng như Phát triển du lịch theo hướng bền vững. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ như một công cụ để hỗ trợ việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống của cộng đồng dân cư địa phương tại điểm du lịch. Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan tới DNXH hoặc DLCĐ nhưng chưa một đề tài nào đề cập tới DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Chính vì thế, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là cấp thiết, thể hiện tính mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Trong thời gian qua, các nghiên cứu về DNXH trong lĩnh vực du lịch tại các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm và nghiên cứu khá nhiều dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực du lịch nhưng chưa có công trình đề cập đến DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thường dừng lại ở mức độ áp dụng tại điểm du lịch của quốc gia sở tại, nơi thực hiện nghiên cứu, chưa đề cập đến việc áp dụng ở
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA05.030_Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam