Download Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế: Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàm ý chính sách cho quản lý
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này, nhưng tập trung chủ yếu vào quá trình CĐS nói chung tại các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp. Số lượng các nghiên cứu đi sâu vào đánh giá mức độ CĐS trong doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV còn khá khiêm tốn, nhất là chỉ nghiên cứu riêng quy mô doanh nghiệp này tại một thành phố như Hà Nội.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, trở thành xu hướng tất yếu đối với cả quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có nhận thức đúng đắn và tích cực đối với CĐS.
Đồng thời, cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của khoa học công nghệ Internet vạn vật và thương mại điện tử, CĐS không còn là sân chơi chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tiếp cận và tham gia một cách hiệu quả, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu mức độ chuyển đổi số, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy CĐS của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các mục tiêu cụ thể được xác định gồm:
– Hệ thống cơ sở lý luận về mức độ chuyển đổi số trong DNNVV; xây dựng khung lý luận về mức độ CĐS, các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến CĐS tại các DN nói chung và DNNVV nói riêng, các tiêu chí đánh giá mức độ CĐS và xác lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV.
– Phân tích thực trạng CĐS và mức độ CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ ra những thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện CĐS tại các DN này
– Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy mức độ CĐS trong DNNVV Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, thông qua tác động vào các nội dung CĐS và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS của DNNNVV.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu của luận án gồm:
– Cơ sở lý luận nào được sử dụng để phân tích và đánh giá mức độ CĐS trong DNNVV?
– Quá trình CĐS trong các DNNVV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Và mức độ ảnh hưởng ra sao?
– Thực trạng CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện như thế nào? Các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế là gì?
– Những giải pháp chính sách nào có thể được đề xuất để thúc đẩy CĐS trong DNNVV tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào đo lường đánh giá mức độ CĐS và các nhân tố ảnh hưởng trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác lập cụ thể như sau:
– Về nội dung: mức độ CĐS trong DNNVV và vai trò quản lý nhà nước, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV.
– Về không gian: các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Về thời gian: trong giai đoạn 2015 – 2021.
LA03.144_Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàm ý chính sách cho quản lý