Download Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của lạm phát đến độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018
Bài viết tìm hiểu tác động giữa lạm phát và giá cổ phiếu đối với độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư các công ty. Tác giả sử dụng dữ liệu được thiết lập từ 121 công ty niêm yết tại HNX và HOSE giai đoạn 2009 – 2018 để chạy mô hình hồi quy Pooled OLS, tương ứng 1.210 quan sát.
Kết quả thể hiện lạm phát có ảnh hưởng nghịch biến với độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu các công ty được niêm yết tại thị trường Việt Nam. Từ năm2009 – 2018, Việt Nam là một quốc gia có thị trường mới nổi; đang tích cực mở cửa hội nhập quốc tế, cải thiện nền kinh tế.
Khi lạm phát cao, làm giảm lượng thông tin của giá cổ phiếu, các nhà quản trị không tin tưởng và ít sử dụng giá cổ phiếu làm tiêu chuẩn để lựa chọn quyết định cho công ty. Điều đó dẫn đến độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu thấp hơn.
Keywords: Cổ phiếu, Giá cổ phiếu, Chỉ số giá cổ phiếu, Lạm phát, Stocks, Stock prices, Stock price indexes, Inflation
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu:…………………………………………………………..9
2.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam:…………………………..12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………… 15
3.1. Mô hình…………………………………………………………………………………….15
3.1.1. Các biến chính …………………………………………………………………16
3.1.2. Biến kiểm soát …………………………………………………………………17
3.1.3. Phương pháp ước lượng ……………………………………………………20
3.2. Dữ liệu: …………………………………………………………………………………….21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 23
4.1. Phân tích thống kê mô tả: ……………………………………………………………23
4.2. Kiểm định hệ số tương quan:……………………………………………………….26
4.3. Kiểm định mô hình hồi quy Pooled OLS ban đầu:………………………….27
4.3.1. Ước lượng hàm hồi quy lần 1: …………………………………………..27
4.3.2. Kiểm định Wald:………………………………………………………………29
4.3.2.1. Kiểm định Wald biến SIZE:…………………………………….29
4.3.2.2. Kiểm định Wald biến LEV:……………………………………..30
4.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy Pooled OLS lần 2: ……………………30
4.3.3.1. Ước lượng hàm hồi quy lần 2: ………………………………..30
4.3.3.2. Kiểm định đồng thời 05 biến độc lập: ………………………32
4.3.3.3. Kiểm định Wald với biến Q: ……………………………………33
4.3.3.4. Kiểm định Wald với biến INF: ………………………………..34
4.3.3.5. Kiểm định Wald với biến QINF: ……………………………..34
4.3.3.6. Kiểm định Wald với biến EPS: ………………………………..35
4.3.3.7. Kiểm định Wald với biến GRO:……………………………….36
4.3.4. Hệ số hồi quy chuẩn hóa:………………………………………………….36
4.4. Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết hồi quy cổ điển: ……………………38
4.4.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến:……………………………………38
4.4.2.Kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số ngẫu nhiên thay
đổi:…………………………………………………………………….…….39
4.4.3.Kiểm tra hiện tượng tự tương quan của các phần dư:……………40
4.5. Phân tích kết quả nghiên cứu:………………………………………………………41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN …………………………………………………………………………… 45
5.1. Kết luận…………………………………………………………………………………….45
5.2. Hạn chế: ……………………………………………………………………………………46
5.3. Hướng phát triển đề tài ……………………………………………………………….47
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải Tiếng việt
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
CTCP Công ty cổ phần Công ty cổ phần
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam GSO
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
HOSE
PIN Probability of informed trading
Xác suất giao dịch được thông
báo
Pooled OLS Pooled Ordinary least squares
Phương pháp hồi quy kết hợp tất
cả các quan sát
TCT Tổng công ty Tổng công ty
TTCK Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng mô tả cơ sở dữ liệu ……………………………………………………………..15
Bảng 3.2. Quan hệ dự kiến của các yếu tố tác động đến chi tiêu vốn trong
mô hình …………………………………………………………………………………………………….19
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong giai đoạn 2009-2018 ………………………..22
Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến……………………………………………………..25
Bảng 4.3. Ước lượng hàm hồi quy lần 1 ………………………………………………………..27
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Wald cho biến SIZE………………………………………….28
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Wald cho biến LEV ………………………………………….29
Bảng 4.6. Ước lượng hàm hồi quy lần 2 ………………………………………………………..30
Bảng 4.7. Kiểm định Wald 05 biến độc lập ……………………………………………………32
Bảng 4.8. Kiểm định Wald biến Q………………………………………………………………..32
Bảng 4.9. Kiểm định Wald biến INF …………………………………………………………….33
Bảng 4.10. Kiểm định Wald biến QINF ………………………………………………………..34
Bảng 4.11. Kiểm định Wald biến EPS…………………………………………………………..34
Bảng 4.12. Kiểm định Wald biến GRO …………………………………………………………35
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu…………………..36
Bảng 4.14. Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa của ước lượng hàm hồi quy lần 2….37
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến……………………………………38
Bảng 4.16.Tóm tắt kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi……..39
Bảng 4.17.Tóm tắt kết quả kiểm tra tự tương quan giữa các phần dư ………………..40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân tán của các biến độc lập so với biến phụ thuộc….24
TÓM TẮT
Bài viết tìm hiểu tác động giữa lạm phát và giá cổ phiếu đối với độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư các công ty. Tác giả sử dụng dữ liệu được thiết lập từ 121 công ty niêm yết tại HNX và HOSE giai đoạn 2009 – 2018 để chạy mô hình hồi quy Pooled OLS, tương ứng 1.210 quan sát.
Kết quả thể hiện lạm phát có ảnh hưởng nghịch biến với độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu các công ty được niêm yết tại thị trường Việt Nam.Từ năm2009 – 2018, Việt Nam là một quốc gia có thị trường mới nổi; đang tích cực mở cửa hội nhập quốc tế, cải thiện nền kinh tế. Khi lạm phát cao, làm giảm lượng thông tin của giá cổ phiếu, các nhà quản trị không tin tưởng và ít sử dụng giá cổ phiếu làm tiêu chuẩn để lựa chọn quyết định cho công ty. Điều đó dẫn đến độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu thấp hơn.
Từ khóa: lạm phát, độ nhạy cảm của đầu tư, giá cổ phiếu, chi tiêu vốn, Pooled OLS.
ABSTRACT
The paper explores the relationship between inflation and the sensitivity of investment activities to stock prices of companies. By using the Pooled OLS regression method, data were established from 121 enterprises listed on HNX and HOSE in the period of 2009-2018, corresponding to 1,210 observations.
The results show that inflation has a negative effect on the sensitivity of the investment to stock prices of listed companies in Vietnam market. From 2009-2018, Vietnam is an emerging market country; is actively opening international integration, improving the economy. Therefore, during this period the economy was more volatile. When inflation is high, reducing the amount of information about stock prices, managers do not trust and rarely use stock prices as a standard to choose decisions for the company. That leads to the sensitivity of the investment to lower stock prices.
Keywords: inflation, sensitivity of investment, stock prices, capital expenditures, Pooled OLS.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Vấn đề và phạm vi nghiên cứu:
Theo thời gian thì lạm phát làm gia tăng mức giá chung của nền kinh tế. Lạm phát thể hiện sự giảm sút sức mua của một đơn vị tiền tệ do mức giá chung tăng cao, lượng hàng hóa và dịch vụ có thể mua được bằng một đơn vị tiền tệ giảm hơn so với trước đây.
Lạm phát có thể ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực do không xác định chắc chắn được kỳ vọng lạm phát trong tương lai và tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền dẫn đến quyết định tiết kiệm và đầu tư giảm.Ngoài ra, nếu lạm phát tăng làm cho người tiêu dùng lo lắng giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao trong thời gian tới do sự thiếu hụt hàng hóa. Lạm phát cũng mang lại những tác động tích cực dựa trên giá cả cứng nhắc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, việc lạm phát tác động đối với nền kinh tế luôn là đề tài nóng bỏng đối với các nhà nghiên cứu.
Dựa vào các nghiên cứu gần đây thì có mối quan hệ giữ lạm phát và độ nhạy cảm của đầu tư đối với quyết định đầu tư. Friedman (1977) nói rằng lạm phát gây ra độ nhiễu trong nội dung dữ liệu thể hiện ở giá cả. Theo Modigliani và Cohn (1979) thì các nhà đầu tư bị “lạm phát ảo tưởng” và không kết hợp tác động của lạm phát trong dự báo của họ, do đó gây ra định giá sai cổ phần. Ball và Romer (2003) cho rằng khi lạm phát khiến giá cả tương đối thay đổi, nó làm giảm thông tin về giá cả tương lai trong giá hiện hành. Do đó, giá hiện tại trở nên ít thông tin hơn.
Foucault và Frésard (2012) cho rằng độ nhạy đầu tư tăng lên khi giá cổ phiếu tăng do lượng thông tin phản ánh trong giá cổ phiếu tăng. Trong một nghiên cứu khác, Farooq và Amin (2017) cũng ghi nhận trường hợp tương tự rằng khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư ít có thông tin về giá cổ phiếu, những nhà quản trị sẽ ít sử dụng giá cổ phiếu để lựa chọn các quyết định đầu tư. Dẫn đến việc giảm độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu tại các quốc gia có tình trạng lạm phát tăng cao. Sự
2
nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu tăng lên khi tính thông tin của giá cổ phiếu
tăng.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Do đó, phụ thuộc nhiều bởi các nền kinh tế trên thế giới. Từ năm 2008 – 2012, lạm phát ở Việt Nam tăng cao do tác động của khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Trong khoảng từ năm 2013 – 2018, tình trạng lạm phát ở mức thấp và ổn định khi không có các cú sốc lớn như biến động tỷ giá lãi suất, giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng và yêu cầu thực hiện giá thị trường đối với giá điện, dịch vụ y tế… Tình trạng lạm phát nhiều biến động ảnh hưởngđến những quyết định đầu tư. Việt Nam có thị trường mới nổi, đang thực hiện đẩy mạnh việc mở cửa, hội nhập quốc tế, gia nhập WTO dẫn đến nhiều cơ hội cho các công ty phát triển và tăng trưởng. Vì vậy, việc hiểu rõ ảnh hưởng của lạm phát với độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu của các công ty tại Việt Nam là rất quan trọng; khiến cho các nhà quản trị có một cái nhìn rõ ràng hơn về lạm phát, để đưa ra những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Ngoài ra, cũng giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về dữ liệu mà giá chứng khoán thể hiện trong thời gian qua, từ đó thực hiện quyết định đầu tư.
Đề tài “Tác động của lạm phát đến độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018”.
Bài viết tìm hiểu mối quan hệ của lạm phát và độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam thông qua việc dữ liệu của 121 CTCP tại HNX và HOSE giai đoạn 2009 – 2018.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở bài viết của Farooq và Ahmed (2017), mục tiêu của bài viết: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Bài viết sẽ trả lời được các nội dung sau:
– Mối quan hệ giữa lạm phát và độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư đối với giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến 2018 ra sao?
3
– Ngoài yếu tố lạm phát, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của hoạt động đầu tư với giá cổ phiếu hay không?
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng (panel data) bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS) với kiểm định Wald, Kiểm định BG, và kiểm định White, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để xác định phương pháp ước lượng là phù hợp với dữ liệu thu thập dữ liệu từ 121 công ty niêm yết tại HNX và HOSE theo dữ liệu bảng trong giai đoạn 2009- 2018.
Chương 2: Lý thuyết và tóm tắt những nghiên cứu trước đây. Phần này trình bày sơ lược những nghiên cứu trước đây về phân tích các ảnh hưởng của lạm phát đến độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Phần này trình bày dữ liệu nghiên cứu, giải thích các biến được sử dụng và giới thiệu về phương pháp ước lượng hồi quy tác giả sử dụng.
Chương 4 viết cụ thể phương pháp ước lượng hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình với các kiểm định cổ điển. Sau đó, tác giả trình bày kết quả hồi quy đạt được, phân tích kết quả hồi quy và giải thích ý nghĩa.
Chương 5 viết về kết luận kết quả tìm thấy ở bài nghiên cứu, trình bày hạn chế chưa giải quyết được và giới thiệu các hướng nghiên cứu mới.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài đã được nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát và độ nhạy cảm của đầu tư nhưng tại Việt Nam đề tài vẫn là một hướng nghiên cứu mới, chưa được nhiều chuyên gia quan tâm. Do đó, bài viết cũng mang ý nghĩa quan trọng nhất định trong việc giải thích lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018, mở ra một nội dung mới cho các nhà nghiên cứu tại Việt
4
Nam có thể tìm hiểu cũng như giải thích thêm một phần nào sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam.
5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lạm phát
Theo thời gian thì lạm phát làm gia tăng mức giá chung của nền kinh tế. Lạm phát thể hiện sự giảm sút sức mua của một đơn vị tiền tệ do mức giá chung tăng cao, lượng hàng hóa và dịch vụ có thể mua được bằng một đơn vị tiền tệ giảm hơn so với trước đây. Để xác định mức độ lạm phát, người ta xác định dựa trên chỉ số giá cả; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số giá cả phổ biến nhất. Chỉ số này đo lường theo thời gian việc tăng, giảm giá của giỏ hàng và dịch vụ cố định, được mua bởi một “người tiêu dùng điển hình”.
Lạm phát có thể ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực khi tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền và việc không xác định chắc chắn được kỳ vọng lạm phát trong tương lai khiến cho việc quyết định tiết kiệm và quyết định đầu tư giảm. Tác động của lạm phát phụ thuộc vào việc có thể tiên đoán được lạm phát hay không? Tuy nhiên, không phải mọi người đều có thể dự đoán trước được lạm phát; cho nên khi lạm phát tăng cao và không thể dự đoán được, các doanh nghiệp thường đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nhiều rủi ro. Lạm phát tăng cao, giá cả không ổn định dẫn đến lượng thông tin trong giá cả không đáng tin cậy, các phép tính bị sai lệch nhiều theo thời gian, dẫn đến sự khó khăn khi quyết định đầu tư (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008).
Theo Campbell và Vuolteenaho (2004), lạm phát cao có thể làm cho các nhà đầu tư và nhà quản trị dự báo sự phát triển của công ty một cách chủ quan dựa trên những dữ liệu về tăng trưởng trong quá khứ, kết quả là định giá sai giá trị doanh nghiệp. Ổn định lạm phát thành công có thể làm giảm khả năng xảy ra việc định giá sai, những thông tin trong giá bây giờ sẽ đáng tin cậy hơn. Quan điểm này trước đây
6
đã được đặt ra bởi Cohn và Lessard (1980), lạm phát tăng có thể gây ra một sai lầm trong việc định giá.
Tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố cơ bản quyết định biến động TTCK theo nghiên cứu của Saryal (2007). Phân tích lạm phát cung cấp các công cụ cho các nhà đầu tư để lựa chọn các quyết định đầu tư tốt dựa trên dữ liệu quá khứ của nền kinh tế và kỳ vọng cho tương lai của nền kinh tế.
2.1.2. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp:
Brealey và cộng sự (2016) thì quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp là quyết định đầu tư vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn quyết định đầu tư chính xác sẽ làm gia tăng giá trị của công ty, tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Lựa chọn quyết định đầu tư không chính xác làm giảm giá trị doanh nghiệp, sẽ gây thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu.
Quyết định đầu tư là lựa chọn đối với tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (Tài sản lưu động và tài sản cố định). Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp; Trong đó, yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là chính sách kinh tế của quốc gia trong việc phát triển nền kinh tế, thị trường và sự cạnh tranh, sự tiến bộ khoa học và công nghệ, khả năng tài chính của doanh nghiệp, lãi suất cho vay và thuế trong kinh doanh…
Chi tiêu vốn (capital expenditure) là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. Có nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí mua một thiết bị mới, một bất động sản hay một tòa nhà để mở rộng một sản phẩm hay một ngành dịch vụ hiện có hoặc bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới; Thay thế một tài sản cố định hiện có; Chi phí cho một chiến dịch quảng cáo; Chi phí cho một chương trình nghiên cứu phát triển; Các đầu tư cho đào tạo và huấn luyện nhân viên…Các chi tiêu vốn rất quan trọng đối với một doanh nghiệp,
7
bởi vì chúng đòi hỏi các chi phí tiền mặt lớn và chúng có tác động dài hạn đối với thành quả doanh nghiệp (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
2.1.3. Độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu:
Khi có sự thay đổi trong giá cổ phiếu của công ty trên thị trường thì quyết định đầu tư của doanh nghiệp có sự thay đổi gọi là độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu.
Độ nhạy cảm của đầu tư đối với giá cổ phiếu bị tác động bởi nhiều nhân tố; trong đó có lạm phát theo Farooq và Amin (2017); theo tính thông tin của giá cổ phiếu Foucault và Frésard (2012)…
Ovtchinnilov và McConnel (2009) đã đưa ra bằng chứng rằng khi thị trường không hoàn hảo thì các công ty có đòn bẩy cao hơn, quy mô vốn nhỏ, cổ tức thấp hơn sẽ nhạy cảm hơn khi lựa chọn quyết định đầu tư khi có sự thay đổi trong cơ hội đầu tư do các công ty này có các khoản nợ quá mức, bất cân xứng thông tin, khó khăn tài chính nên họ sẽ có lợi nhất khi quyết định các khoản đầu tư mới, dự án mới. Do đó, các công ty đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về giá cổ phiếu vì những thay đổi trong giá cổ phiếu phản ánh những thay đổi trong cơ hội đầu tư dành cho các công ty.
Giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn và quyết định đầu tư của nhà quản lý. Như vậy, những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu có thể tác động đến suy nghĩ và lựa chọn của nhà quản lý để đưa ra quyết định đầu tư và độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu được hình thành.
2.1.4. Mô hình cấu trúc q của Tobin – chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp:
Tobin (1969) đưa ra chỉ số Q minh họa cho mối liên hệ giữa nền kinh tế thực và thị trường tài chính. Chỉ số Q là tỷ số giữa hai giá trị của cùng một tài sản với tỷ số là sự định giá của hàng hóa, mức giá hiện hành cho việc trao đổi tài sản đó (ví dụ: trên TTCK) và mẫu số là chi phí thay thế hay chi phí tái sản xuất tài sản đó.
8
Ý tưởng của ông là giá thị trường của công ty nếu cao hơn giá trị sổ sách thì thị trường cho rằng doanh nghiệp này có triển vọng phát triển. Do đó, Q lớn hơn 1 thì công ty tăng đầu tư để đẩy mạnh tăng trưởng và ngược lại, Q nhỏ hơn 1 thì công ty bán bớt cổ phần hoặc giảm đầu tư thấp hơn mức khấu hao để giá trị sổ sách giảm.
Theo Yoshikawa (1980), các quyết định đầu tư của doanh nghiệp dựa theo tỷ lệ q. Nếu giá trị thị trường (được đo lường trên thị trường chứng khoán) của một doanh nghiệp cao hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu thị trường cho rằng doanh nghiệp này có triển vọng phát triển.
Trong một nghiên cứu về hiệu quả phân bổ vốn, sử dụng mô hình cấu trúc Q
của Tobin, (Wurgler 2000) đã ước lượng độ co giãn của vốn tới giá trị tăng thêm ở
65 nước không phải nền kinh tế chuyển đổi. Tác giả đã chứng minh rằng, hiệu quả sử dụng vốn tỷ lệ thuận với độ co giãn vốn tăng thêm (vốn đầu tư) – tăng trưởng doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn tăng khi độ nhạy của vốn đầu tư tới sản lượng tăng.
Do đó, điểm khác biệt và là ưu điểm đặc biệt của mô hình q của Tobin là đo lường độ nhạy của vốn đầu tư được phản ánh bởi kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai dựa trên giá trị lợi nhuận hiện tại. Và lý thuyết q của Tobin nhấn mạnh rằng các quyết định đầu tư phụ thuộc không chỉ vào các chính sách kinh tế hiện tại mà còn dựa vào sự kỳ vọng vào tương lai của các nhà đầu tư.
Theo Mayer (2003), nhiều nghiên cứu trước đây về đầu tư cho thấy cái nhìn sâu sắc về mô hình Tobin q của đầu tư. Một công ty sẽ muốn đầu tư nếu giá thị trường của một dự án vượt quá giá trị thay thế của nó. Nếu thị trường đầu ra cạnh tranh hoàn hảo, hoạt động sản xuất có lợi nhuận, không thay đổi theo quy mô thì công ty sẽ đầu tư nếu giá trị thị trường của công ty vượt quá giá trị thay thế của nó.
Blanchard, Rhee và Summers (1993) chỉ ra rằng định giá của các nhà quản lý có thể khác với định giá của thị trường, đặc biệt nếu thị trường không hiệu quả.
9
2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây:
Các phân tích trước đây chỉ ra được rằng các nhà phân tích và nhà đầu tư không thể đưa ra dự báo chính xác khi có lạm phát cao, do đó làm giá cổ phiếu ít thông tin hơn. Nội dung thông tin của giá giảm khi lạm phát do cú sốc tổng cầu không thể đoán trước và các công ty điều chỉnh sản lượng ít hơn để đáp ứng với tất cả các cú sốc là kết quả nghiên cứu của Tommasi (1996). Kết quả là giá thay đổi nhiều hơn để cân bằng lượng cầu với lượng cung biến đổi ít. Dẫn đến các nhà phân tích và nhà đầu tư sẽ khó có thể phát hiện thông tin liên quan từ giá cả do lạm phát dẫn đến sự thay đổi về giá cao hơn theo Hsu và cộng sự (2013). Theo bài viết của Ball và Romer (2003) thì chỉ ra rằng lạm phát làm giảm tính thông tin về giá cả. Theo Basu et al. (2010) thì thông tin về lạm phát kỳ vọng không được các nhà phân tích quan tâm đầy đủ trong dự báo của họ. Trong một diễn biến khác của Chordia và Shivakumar (2005) thì cho rằng trong giai đoạn lạm phát cao, các nhà đầu tư không dự đoán chính xác thu nhập.
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về độ nhạy cảm của
đầu tư đối với giá cổ phiếu:
Chen, Goldstein và Jiang (2005) đã đánh giá rằng giá cổ phiếu và đầu tư thực tế của một công ty có mối tương quan cao. Với mục tiêu là kiểm tra mức độ tin cậy của giá cổ phiếu có vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối tương quan tích cực giữa giá cổ phiếu và đầu tư thực tế hay không, nhóm tác giả đã dựa trên hai biện pháp thông tin khác nhau là tính không đồng bộ của giá và xác suất giao dịch được thông báo (mã PIN). Cả hai biện pháp này tập trung vào lượng thông tin riêng biệt được tích hợp chứa đựng trong giá cổ phiếu. Với mẫu gồm 7.268 công ty giai đoạn
1981 đến 2001 tương ứng với 68.277 quan sát, tác giả đã thiết lập mô hình với các biến chính như đầu tư (thể hiện qua chi tiêu vốn, tỷ lệ thay đổi trong giá trị sổ sách của tài sản), Tobin Q, biến thông tin giá cổ phiếu và các biến kiểm soát bao gồm tổng tài sản, dòng tiền, lợi nhuận. Kết quả đã cho thấy mối tương quan tích cực và rõ ràng giữa thông tin trong giá và độ nhạy cảm của đầu tư với giá cổ phiếu. Giá không chỉ đóng vai trò thụ động mà giá cả phản ánh các thông tin mà các nhà quản