Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh

100.000 VNĐ

Download Luận án Kinh tế phát triển: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh

Mã: LA06.073 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: Kinh tế phát triểnLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Học viện Nông nghiệp Việt NamTên tác giả: Nguyễn Văn Phơ
Số trang: 208

Download Luận án Kinh tế phát triển: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh

Giới thiệu về luận án

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm gồm nghiên cứu về chủ trương chính sách của nhà nước và địa phương có liên quan, nội dung nghiên cứu về quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm, nội dung nghiên cứu kiểm soát chất lượng đầu vào, thực hiện các quy trình chăn nuôi, liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn.

Luận án đã nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch vùng chăn nuôi ngoài khu dân cư nhằm chuyển dân chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Tỉnh cũng đã tiến hành kiểm soát thường xuyên chất lượng đầu vào phục vụ chăn nuôi đặc biệt là thuốc và thức ăn chăn nuôi. Đối với các cơ sở chăn nuôi, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống từ thực trạng trang bị cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi và thực hành chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm của các cơ sở. Về cơ bản, các hộ chăn nuôi quy mô lớn, ngoài khu dân cư có điều kiện chăn nuôi và thực hành chăn nuôi tốt hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trong khu dân cư. Do đó, kết quả chăn nuôi của các hộ quy mô lớn, ngoài khu dân cư cũng cao hơn nhóm hộ quy mô nhỏ trong khu dân cư. Vấn đề liên kết trong chăn nuôi cũng được nghiên cứu trong luận án. Ở Bắc Ninh đã hình thành các liên kết ngang là các hợp tác xã chăn nuôi và có liên kết dọc. Tuy nhiên, việc phát triển các liên kết còn chậm.

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án

Luận giải và phát triển lý luận về phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm nói riêng. Luận án cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm về lý thuyết. Từ đó, luận án xây dựng khung phân tích nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm.

Luận án đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới gồm: (i) Tăng cường thực hiện quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; (ii) Công nghệ số hóa nhằm phân biệt sản phẩm trong chăn nuôi lợn; (iii) Cải tiến việc kiểm soát chất lượng đầu vào trong chăn nuôi; (iv) Xây dựng các chuỗi giá trị thịt lợn an toàn; (v) Nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi và giảm thiểu dịch bệnh trong chăn nuôi; (vi) Tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm cho người dân; (vii) Nâng cao nhận thức của hộ về chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm.

Introduction to the dissertation

Study on the development of pig production towards food safety includes researches on relevant state and local policies, the planning of pig production development towards food safety, the inputs quality control, the implementation of breeding processes, linkages between livestock production and consumption and evaluation of results and economic efficiency of pig production.

The study has researched the realitiy of pig production towards food safety in Bac Ninh province. Bac Ninh province has had a master plan to raise pigs outside of residential areas to gradually shift from small-scale and scattered pig production to concentrated, large-scale and ensuring biological safety pig production. Moreover, the province also regularly controls the quality of inputs for livestock, especially feed and veterinary drugs. For livestock production facilities, the study has systematically studied from the real situation of infrastructure investment for livestock production and the practice of pig production towards food safety of these facilities. Basically, large-scale livestock raising households outside of residential areas have better livestock conditions and practices than small-scale livestock households in residential areas. Therefore, the livestock production results of large-scale households outside residential areas have higher economic performance than those of small-scale households in residential areas. The issue of linkage in livestock production is also researched in the study. In Bac Ninh provice, horizontal linkages have been established, which are livestock cooperatives and there are vertical linkages. However, the development of linkages is still limited.

New contributions of the dissertation to academic and theory

The study has synthesized and clarified theoretical and practical issues on the development of pig production towards food safety. Based on that, an analytical framework has been developed for the study.

Based on the above findings, the study has proposed a set of solutions to develop pig production towards food safety, including: (i) Solutions to reinforce the plan to build disease-free production areas; (ii) Digital technology solutions to differentiate products in pig farming; (iii) Solutions to improve quality control of inputs in livestock; (iv) Solutions for developing safe pork value chains; (v) Solutions to improve the quality of environment and mitigate diseases; (vi) Solutions for providing trainings to improve good pig farming practices; (vii) Solutions to raise awareness of pig producers about pig production towards food safety.

LA06.073_Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh