Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

100.000 VNĐ

Download Luận án Quản lý kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

Mã: LA03.134 Danh mục: , Từ khóa: , , , Chuyên Ngành: Quản lý kinh tếNăm: 2022Nơi xuất bản: Học viện Khoa học xã hộiLoại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Đặng Thành Dũng
Số trang: 179

Download Luận án Quản lý kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

1. Các câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở của các nghiên cứu đã được thực hiện và tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu mà luận án này đặt ra gồm có:

– Những nhân tố nào ảnh hưởng tới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển?

– Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập phát triển có những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn gì?

– Giải pháp nào nhằm đổi mới cơ chế QLTC đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế QLTC đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

+ Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của luận án

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển

+ Đánh giá thực trạng Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

+ Đề xuất các giải pháp đổi mới Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về thời gian: Luận án chọn thời điểm từ năm 2000 đến 2021. Đây là thời điểm mà Việt Nam chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gia nhập WTO- sự kiện được đánh dấu là bước khởi đầu tích cực trên hành trình hội nhập quốc tế và phát triển của Việt Nam. Đề xuất giải pháp cho đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

– Về không gian: Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.

– Về nội dung:

+ Luận án tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học công lập; các công cụ quản lý khác được lồng ghép trong các nội dung cơ chế quản lý tài chính hoặc được đề cập ở mức cần thiết, trong đó trọng tâm là từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

+ Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của nhà nước tới các nguồn tài chính cho các trường đại học công lập trên cơ sở nghiên cứu nguồn thu Ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nước.

+ Luận án nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam tới các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học công lập không thuộc khối quốc phòng, an ninh.

LA03.134_Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

Chuyên Ngành

Năm

Nơi xuất bản

Loại tài liệu

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở VN
Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển