Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Luật: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam

Mã: LA32.043 Danh mục: , Từ khóa: , , Chuyên Ngành: LuậtLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Luật Hà NộiNăm: 2021Tên tác giả: Đỗ Hồng Quyên
Số trang: 189

Download Luận án Luật: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam

Về mặt lý luận

– Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT như: khái niệm, hình thức, nội dung và mối quan hệ giữa điều khoản giải quyết tranh chấp với các điều khoản khác trong hợp đồng.

– Làm rõ đặc điểm, giá trị pháp lý của điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.

– Khẳng định sự cần thiết của điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.

Về mặt thực tiễn

– Chỉ ra thực trạng xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT trên thế giới và tại Việt Nam.

– Đưa ra một số đề xuất cụ thể cho các doanh nghiệp Việt Nam, các thương nhân Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.

– Đưa ra một số đề xuất cụ thể cho việc xây dựng và thực thi pháp luật liên quan tới vấn đề điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương 3: Thực trạng pháp luật về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Chương 4: Thực tiễn xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số đề xuất

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………….. 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ……………………… 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án ……….. 10

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước …………………………………………. 10

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ………………………………………… 28

1.2. Đánh giá về vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ……………. 42

1.2.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ……………..42

1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án………………………………43

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KHOẢN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ…………………………………………………………………………………………………………..45
2.1. Khái quát về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ……………………………………………………………………………. 45
2.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ………………………………45

2.1.2. Định nghĩa điều khoản giải quyết tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ………………………………………………………65
2.1.3. Đặc điểm của điều khoản giải quyết tranh chấp ………………………………71

2.1.4. Vai trò của điều khoản giải quyết tranh chấp…………………………………..75

2.2. Hình thức và nội dung của điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ………………………………………………………… 78
2.2.1. Hình thức của điều khoản giải quyết tranh chấp ………………………………78

2.2.2. Nội dung của điều khoản giải quyết tranh chấp ……………………………….80

2.3. Mối quan hệ giữa điều khoản giải quyết tranh chấp với các điều khoản của hợp đồng…………………………………………………………………………………. 81
2.3.1. Mối quan hệ giữa điều khoản giải quyết tranh chấp với các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ……………………………………………………………………………..81
2.3.2. Mối quan hệ giữa các điều khoản giải quyết tranh chấp với nhau trong hợp đồng ……………………………………………………………………………………………82
v

2.3.3. Mối quan hệ giữa điều khoản giải quyết tranh chấp với điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về hoàn cảnh khó khăn trong hợp đồng ………………………………………………………………………………………………….84
2.4. Hiệu lực pháp lý của điều khoản giải quyết tranh chấp ……………………. 89

2.4.1. Điều khoản giải quyết tranh chấp có hiệu lực ………………………………….89

2.4.2. Điều khoản giải quyết tranh chấp vô hiệu……………………………………….90

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ………96
3.1. Nguyên tắc tự do thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ………………………………………………………… 96
3.1.1. Pháp luật quốc tế về nguyên tắc tự do thoả thuận điều khoản giải quyết

tranh chấp trong HĐMBHHQT ……………………………………………………………..96

3.1.2. Pháp luật Việt Nam về nguyên tắc tự do thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT …………………………………………………………… 103
3.2. Điều khoản xác định phương thức giải quyết tranh chấp trong

HĐMBHHQT theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam 103

3.2.1. Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng ……………………. 109

3.2.2. Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 112

3.2.3. Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài …………………………… 115

3.2.4. Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng toà án………………………………. 120

3.3. Điều khoản chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam …………………………………………… 125
3.3.1. Điều khoản chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế………………………………………………………………………………. 126
3.3.2. Điều khoản chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam……………………………………………………………………………. 129
CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT …………………………………………………………………….. 133
4.1. Thực tiễn xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam………………………………. 133
4.1.1. Thực tiễn xây dựng điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ………………………………………………………………………… 133
vi

4.1.2. Thực tiễn thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam …. 137
4.2. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện và thực thi pháp luật về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế …………… 155
4.2.1. Nâng cao kiến thức pháp luật về điều khoản giải quyết tranh chấp khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 156
4.2.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để việc giải quyết tranh chấp được ưu tiên xử lý bằng phương thức hòa giải ………………………………………………….. 155
4.2.3. Việt Nam nên sớm gia nhập Công ước Singapore về hòa giải thương mại quốc tế…………………………………………………………………………………………….. 157
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………… 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….. 170
1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp, cùng với đó là sự mở rộng đến nhiều lĩnh vực thương mại quốc tế khác như cung ứng dịch vụ, đầu tư quốc tế và sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, sự đa dạng và phức tạp này đã tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, cũng như sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Theo thống kê của WTO, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2017 xếp vị trí thứ 27 trên thế giới và quy mô nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ hạng 25. Với kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu trong năm 2018 thì thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng, giữ vững vị trí trong số 30 nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Trong năm 2018, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm
1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm

1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017).1

Năm 2019, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD, vươn lên đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng các quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu thế giới2, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng xuất khẩu nhóm
hàng nhiên liệu, khoáng sản tiếp tục giảm xuống còn 1,6% (từ 1,9% năm

1 Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018, tr.4-11.
2 Đinh văn Sơn, Báo cáp thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2019 từ chiến tranh thương mại đến cuộc chiến tiền tệ, Nxb Thống kê, tr. 184-185.
2

2018) và nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng lên 84,3% (từ 82,9% năm

2018). Năm 2019 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng thêm 3 mặt hàng so với năm 2018 (chất dẻo nguyên liệu; giấy và sản phẩm từ giấy; đá quý, kim loại quý và sản phẩm). Trong đó, số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là 23, số mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD là 8 và số mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD là 6. Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 là điện thoại và các loại linh kiện đạt 51,38 tỷ USD (tăng 4,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD (tăng 21,5%); hàng dệt may đạt
32,85 tỷ USD (tăng 7,8%); giày, dép đạt 18,32 tỷ USD (tăng 12,8%); máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD (tăng 11,9%).3
Với các số liệu trên cho thấy trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay thì phần lớn là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được hình thành và bảo đảm dựa trên quan hệ của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nó được xem như luật giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, cũng chính việc thực thi các thoả thuận trong hợp đồng lại làm phát sinh những tranh chấp mặc dù khi thiết lập quan hệ hợp đồng các bên đều không mong muốn điều này xảy ra, chính điều này đã gây ra không ít khó khăn và phức tạp cho hoạt động giải quyết những tranh chấp liên quan đến chính các thoả thuận của các bên tham gia quan hệ. Theo báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, chỉ số đánh giá về hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng của Việt Nam xếp thứ 66 trong tổng số 190 quốc gia xếp hạng, với thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài trung bình 400 ngày và chi phí giải quyết tranh chấp lên
tới 29% giá trị hợp đồng4.

3 Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019, tr.6-10.
4 World Bank, Doing Business 2018, http://www.doingbusiness.org, tr. 204.
3

Có thể nói rằng, tính chất phức tạp của các hoạt động thương mại quốc tế so với các hoạt động thương mại nội địa đã dẫn tới sự phức tạp trong kết cấu, nội dung các điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) nói riêng được xem là một lĩnh vực khá phức tạp, đặc biệt là trong quá trình thực hiện hợp đồng có phát sinh tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện HĐMBHHQT là hiện tượng khá phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế và nó đòi hỏi phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều loại tranh chấp phát sinh như: tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quan hệ HĐMBHHQT; tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa; tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa… Và hậu quả của tranh chấp thường gây ra những tổn thất về vật chất và tinh thần cho cả bên bán và bên mua do đó ngay từ khi giao kết hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với các bên.
Điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT có thể được thỏa thuận nằm trong hợp đồng chính hoặc cũng có thể được nằm bên ngoài hợp đồng chính. Trong hợp đồng chính, điều khoản giải quyết tranh chấp được nằm trọn trong một điều khoản của hợp đồng song cũng có thể được thể hiện ở nhiều điều khoản của hợp đồng như điều khoản về lựa chọn cơ sở pháp lý cho hợp đồng, điều khoản về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hoặc cũng có thể được thể hiện tại phần phụ lục của hợp đồng. Hiện diện bên ngoài hợp đồng chính thì điều khoản giải quyết tranh chấp thường được thể hiện với hình thức là một thoả thuận giải quyết tranh chấp.
Khi tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện HĐMBHHQT thì điều khoản giải quyết tranh chấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
4

điều khoản này không được xem là điều khoản chủ yếu bên cạnh các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như: điều khoản về tên hàng hóa; số lượng hàng hóa; quy cách phẩm chất – chất lượng hàng hóa; điều khoản về giá cả…
Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra ngày càng phức tạp kéo theo sự đa dạng và phức tạp của các hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng, việc không nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan tới hợp đồng hoặc xem nhẹ các điều khoản thuộc nhóm điều khoản không căn bản trong hợp đồng, như các điều khoản về lựa chọn luật áp dụng và điều khoản lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp…khiến cho các thương nhân có thể gặp một số rủi ro và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình khi thực hiện hợp đồng cũng như trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán.
Vì vậy, việc nghiên cứu về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ đưa ra cách nhìn nhận một cách tích cực về giá trị của loại điều khoản này trong hợp đồng cũng như những hạn chế nhất định khi ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa “có yếu tố nước ngoài” nhưng lại thiếu vắng hoặc chưa chặt chẽ về nội dung của loại điều khoản được xem là điều khoản giải quyết tranh chấp này. Bởi vậy, NCS lựa chọn đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của NCS.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

– Về đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
– Về phạm vi nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp đối với tất cả các loại hợp đồng thương mại quốc tế, cũng như không nghiên cứu chuyên sâu về phương thức giải quyết tranh chấp hợp
5

đồng thương mại quốc tế. Luận án chỉ nghiên cứu chuyên sâu về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT. Bởi vậy, luận án tập trung nghiên cứu về điều khoản giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với các khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận: Làm rõ khái niệm về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT; làm rõ giá trị pháp lý của điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT nhằm xác định sự cần thiết của loại điều khoản này trong HĐMBHHQT; Chỉ ra tính ràng buộc các chủ thể của HĐMBHHQT đối với điều khoản giải quyết tranh chấp; Phân tích những yếu tố pháp lý của điều khoản giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, về mặt thực tiễn: Phân tích một số vụ việc điển hình liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp đã gây hậu quả pháp lý cho các bên, cũng như thực tiễn áp dụng, xây dựng điều khoản giải quyết tranh chấp trong một HĐMBHHQT. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, NCS cũng cố gắng tiếp cận với các quy định về xác lập, thực thi điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT theo pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số kết luận và đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết và thực thi điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT. Đồng thời luận án đưa ra một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT và một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán, ký kết, thực hiện HĐMBHHQT.
3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên
6

cứu lý luận với thực tiễn… Các phương pháp nghiên cứu trong Luận án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể:
– Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phác họa nội dung của các quy định pháp luật liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
– Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích được sử dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia về những vấn đề liên quan đến đề tài.
– Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của các quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam cũng như đề xuất cho việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam liên quan tới điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT .
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau:

– Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong HĐMBHHQT;
– Làm rõ các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT;
– Làm rõ thực tiễn xây dựng và áp dụng điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT tại Việt Nam và ở một số nước trên thế giới;
– Đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho các
7

doanh nghiệp Việt Nam, các thương nhân Việt Nam trong xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
5. CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

HĐMBHHQT là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện HĐMBHHQT đã có không ít những tranh chấp xảy ra giữa các bên và để giải quyết tranh chấp đó trước hết phải căn cứ vào những gì các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ là: Điều khoản giải quyết tranh chấp có thực sự là quan trọng và cần thiết đối với một HĐMBHHQT không?
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sẽ giải quyết nhiều câu hỏi nghiên cứu nhỏ, cụ thể như: Trong HĐMBHHQT, điều khoản giải quyết tranh chấp là điều khoản như thế nào và có những đặc điểm gì ? Điều khoản giải quyết tranh chấp có chức năng, vai trò gì? Điều khoản giải quyết tranh chấp có mối quan hệ như thế nào với các điều khoản khác trong hợp đồng? Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về điều khoản giải quyết tranh chấp? Điều khoản giải quyết tranh chấp được xây dựng và thực hiện như thế nào trong thực tiễn ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Với câu hỏi lớn và các câu hỏi nhỏ cho vấn đề nghiên cứu nêu trên, Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng: Điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp HĐMBHHQT là điều khoản có giá trị trong việc giải quyết tranh chấp với các nội hàm như xác định phương thức, thẩm quyền, luật áp
8

dụng để giải quyết những xung đột về lợi ích giữa các bên trong quan hệ hợp

đồng.

Với giả thuyết nghiên cứu trên, Luận án sẽ đi vào luận giải từ góc độ lý luận về HĐMBHHQT cũng như những quy định của pháp luật về HĐMBHHQT và có những đánh giá và phân tích về điều khoản của HĐMBHHQT và điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
Bên cạnh đó, trên cơ sở liên hệ với thực tiễn xây dựng, thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp và phân tích nhằm đưa ra một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT và một số khuyến nghị cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng, thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
6. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về mặt lý luận

– Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT như: khái niệm, hình thức, nội dung và mối quan hệ giữa điều khoản giải quyết tranh chấp với các điều khoản khác trong hợp
đồng.

– Làm rõ đặc điểm, giá trị pháp lý của điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
– Khẳng định sự cần thiết của điều khoản giải quyết tranh chấp trong

HĐMBHHQT.

Về mặt thực tiễn

– Chỉ ra thực trạng xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT trên thế giới và tại Việt Nam.
9

– Đưa ra một số đề xuất cụ thể cho các doanh nghiệp Việt Nam, các thương nhân Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
Hoàn thiện pháp luật

– Đưa ra một số đề xuất cụ thể cho việc xây dựng và thực thi pháp luật liên quan tới vấn đề điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 3: Thực trạng pháp luật về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 4: Thực tiễn xây dựng và thực hiện điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số đề xuất
10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án

Với sự phát triển thương mại toàn cầu, sự gia tăng không ngừng các quan hệ thương mại giữa các thương nhân của các quốc gia với nhau, việc phát sinh những rủi ro, bất đồng, tranh chấp trong thương mại là điều khó tránh khỏi và việc giải quyết những tranh chấp về lĩnh vực này không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý. Nhận được sự quan tâm của nhiều thế hệ học giả trên toàn thế giới, nên những vấn đề lý luận và thực tiễn , liên quan tới HĐMBHHQT nói chung và điều khoản giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT nói riêng đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ và được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo chuyên đề… Để thấy được tình hình nghiên cứu của các học giả, Luận án xem xét riêng biệt hai nhóm, nhóm các công trình nghiên cứu ở trong nước với nhóm các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đồng thời các công trình được tiếp cận dựa trên cơ sở nội dung nghiên cứu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.1.1.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học pháp lý quan tâm và có những nghiên cứu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau về HĐMBHHQT, như bài báo khoa học, đề tài luận văn, luận án, sách tham khảo, chuyên khảo. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của tác giả sau:
11

Tác giả Nguyễn Bá Bình với bài viết: Vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng như xác định tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế5, được đăng tải trên tạp chí Khoa học pháp lý năm 2008, bài viết đã phân tích khá chi tiết về hai yếu tố khi xác định nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa như: (1) Là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại; (2) Phải có yếu tố nước ngoài (chủ thể, sự kiện pháp lý, đối tượng của hợp đồng). Qua đó bài viết nhằm làm rõ tính hợp pháp của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tác giả Phan Thị Thanh Hồng với bài viết: Một số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế6, trên diễn đàn trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý, bài viết đã thể hiện quan điểm về vấn đề hiệu lực của hợp đồng, theo tác giả thì hiệu lực của hợp đồng sẽ đảm bảo các quyền, nghĩa vụ cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng và nếu có tranh chấp xảy ra mới đảm bảo việc khiếu nại hay tốt tụng trước tòa án hay trọng tài. Xuất phát từ đó tác giả đã đề cập tới một số vấn đề cần lưu ý: (1) Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chí giữa các Bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn; (2) Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác
định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở; (3) Người

5 Xem Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2008, Số 1(44), tr.27-34
6 https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-MOT-SO-VAN-DE-CAN-LUU-Y- NHAM-DAM-BAO-HIEU-LUC-PHAP-LY-CUA-HOP-DONG-MUA-BAN-HANG-HOA-QUOC-TE-
12849/, truy cập ngày 18/4/2018.
12

ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở; (4) Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Tức là hàng hoá theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán; (5) Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: “luật nước người bán”, “luật nơi xảy ra tranh chấp”, “luật nơi ký kết hợp đồng”, “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”; (6) Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế7.
Bài viết của tác giả Lê Minh Hùng về: Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam8, được đăng trên tạp chí chuyên ngành luật năm 2009, tác giả bài viết đã phân tích các quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia về vấn đề điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi và đưa ra một số quan điểm về vấn đề này, cụ thể như: (1) Không chỉ trong thực tiễn thương mại hay trong các tập quán thương mại quốc tế, mà có rất nhiều nước, cả trong luật thực định và trong án lệ, đã thừa nhận và áp dụng điều khoản hardship để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống pháp lý nên việc đưa các quy
định về hardship vào phần quy định chung trong pháp luật hợp đồng của Việt

7 https://luatquocte.wordpress.com/2012/10/28/mot-so-van-de-can-luu-y-nham-dam-bao-hieu-luc-phap-ly- cua-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te/ , truy cập ngày 20/12/2016.
8 Xem Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 3/2009, tr. 41-51.

LA32.043_Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA32.043_Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - kinh nghiệm cho Việt Nam
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – kinh nghiệm cho Việt Nam