Download Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
Mục tiêu cụ thể
– Làm rõ được tổng quan về tình hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu của luận án.
– Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của CSTGHĐ đến XK hàng hóa của quốc gia.
– Trình bày được thực trạng CSTGHĐ của Việt Nam, tình hình XK của Việt Nam sang Mỹ và phân tích tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ, từ đó đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
– Đề xuất định hướng và khuyến nghị nhằm phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
– Mối quan hệ giữa CSTGHĐ và XK là gì? Cơ chế tác động (kênh truyền dẫn) của CSTGHĐ đến XK như thế nào?
– CSTGHĐ đã ảnh hưởng như thế nào đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ giai đoạn 01/2008-03/2021? Chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?
– Phương hướng và giải pháp nào để phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC HÌNH x MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Những đóng góp mới của luận án 11
7. Kết cấu của luận án 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 14
1.1.1.Xu hướng tác động của chính sách tỷ giá đến XK 14
1.1.2. Các mô hình phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến XK 24
1.2. Khoảng trống nghiên cứu 28
1.3. Hướng nghiên cứu của luận án 29
1.4. Những giá trị khoa học luận án được kế thừa 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA QUỐC GIA 33
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái 33
2.1.1.Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái 33
2.1.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập 36
2.1.3.Chế độ tỷ giá hối đoái 41
2.1.4.Công cụ thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái 45
2.2. Xuất khẩu hàng hóa 49
2.2.1.Khái niệm 49
2.2.2.Các hình thức XK hàng hóa 49
2.2.3.Vai trò của XK hàng hóa trong phát triển kinh tế 51
2.2.4.Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển XK của quốc gia 53
iv
2.3. Tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu 55
2.3.1.Quan điểm về đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu 55
2.3.2.Kênh truyền dẫn tác động của chính sách tỷ giá tới XK 56
2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách tỷ giá đến XK 60
2.4. Tác động của chính sách tỷ giá đến XK của một số nước trên thế giới & bài học với Việt Nam 64
2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 64
2.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 70
2.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 72
2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 75
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 78
3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 78
3.1.1. Bối cảnh hội nhập 78
3.1.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam 81
3.1.3. Chế độ và cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam 82
3.1.4. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam 85
3.1.5. Diễn biến tỷ giá hối đoái 91
3.2. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ thời gian qua 96
3.2.1. Kim ngạch XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ 96
3.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 98
3.2.3. Mặt hàng XK chủ lực 99
3.3. Nghiên cứu định tính về tác động của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam
sang thị trường Mỹ 101
3.3.1. Tương quan giữa chính sách tỷ giá và kim ngạch XK Việt Nam sang Mỹ 102
3.3.2. Tương quan giữa chính sách tỷ giá và cơ cấu XK sang Mỹ 104
3.3.3. Tương quan giữa chính sách tỷ giá và mặt hàng XK sang Mỹ 106
3.4. Nghiên cứu định lượng về tác động của chính sách tỷ giá trung tâm đến XK của
Việt Nam trên thị trường Mỹ 110
3.4.1. Mô hình nghiên cứu định lượng 111
3.4.2. Dữ liệu và nguồn dữ liệu 113
3.4.3. Kết quả nghiên cứu 114
v
3.5. Đánh giá chung tác động của chính sách tỉ giá hối đoái tới XK Việt Nam trên
thị trường Mỹ 121
3.5.1. Tác động tích cực 121
3.5.2. Tác động tiêu cực 122
3.5.3. Nguyên nhân 123
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 127
4.1. Định hướng XK và chính sách tỷ giá hối đoái hướng đến mục tiêu XK của Việt
Nam giai đoạn 2021-2030 127
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến XK và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 127
4.1.2. Định hướng XK của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 130
4.1.3. Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái hướng đến mục tiêu XK của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 133
4.1.4. Yêu cầu mới với chính sách tỷ giá hướng đến XK trong bối cảnh hội nhập 134
4.2. Khuyến nghị nhằm phát huy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến XK của
Việt Nam sang thị trường Mỹ 136
4.2.1. Khuyến nghị trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 136
4.2.2. Khuyến nghị trong lựa chọn công cụ điều hành tỷ giá thúc đẩy XK 141
4.3. Các giải pháp hỗ trợ và điều kiện 145
4.3.1. Phối hợp hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô 145
4.3.2. Đổi mới mô hình tăng trưởng XK hướng tới XK bền vững 148
4.3.3. Kiến nghị Bộ Công Thương 152
KẾT LUẬN 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tiếng Anh) 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tiếng Việt) 162
PHỤ LỤC 166
Bảng PL.1: Tổng hợp tổng quan nghiên cứu 166
Bảng PL.2: Kim ngạch XK của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 179
Bảng PL.3: Tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 179
Bảng PL.4: Kim ngạch XK mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ 180
Bảng PL.5: Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ giai đoạn 2015-2020 181
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Augmented Dickey-Fuller): Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng
APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương
ARDL (autoregressive distributed lag): Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BOT (Bank of Thailand): Ngân hàng trung ương Thái Lan
CMCN: Cách mạng công nghiệp
CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng
CSTGHĐ: Chính sách tỷ giá hối đoái
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội ECM (Error Correction Model): mô hình sai số hiệu chỉnh EU (European Union): Liên minh châu Âu
EX (Export): Kim ngạch xuất khẩu
ER (Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái
FCFA (Franc Communaute financiere African): Đồng Franc Châu Phi
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED (Federal Reserve System): Cục dự trữ liên bang Mỹ FTA (Free Trade Area): Khu vực thương mại tự do
FXO (Foreign Exchange Operations): Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế IRF (Impulse response function): Hàm phản ứng xung
JPY (Japanese Yen): Đồng Yên Nhật Bản
KRW (Korean Won): Đồng Won Hàn Quốc
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển KT
OLS (Ordinary Least Squares): Mô hình bình phương nhỏ nhất OMO (Open Market Operations): Nghiệp vụ thị trường mở NCS: Nghiên cứu sinh
vii
NDT: Nhân dân tệ Trung Quốc NHHH: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung ương NK: Nhập khẩu
RER (Real Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái thực
REER: Tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực tế
SPS (Sanitary and Phytosanitary): Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của WTO SX: Sản xuất
TBT (Technical Barriers to Trade): Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TGHĐ: Tỷ giá hối đoái
TMQT: Thương mại quốc tế
USD (United States dollar): Đô la Mỹ
VAR (Vector Autoregression): Mô hình tự hồi quy theo vecto
VCB (Vietnam Commercila Bank): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VECM (Vector Error Correction. Model): Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VN: Việt Nam
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lựa chọn chính sách trong mô hình Mundell-Fleming………………………………… 40
Bảng 2. 2: Mục tiêu của chính sách tỷ giá ………………………………………………………………… 41
Bảng 2.3: Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của IMF ……………………………………. 44
Bảng 3.1: Chế độ và cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2001 -2020 ……………………….. 83
Bảng 3.2: Xếp hạng và thị phần 10 nước XK hàng đầu vào Mỹ ………………………………….. 96
Bảng 3.3: Biến động của tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ………… 103
Bảng 3.4: Tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ nhóm hàng công nghệ …………………. 107
Bảng 3.5: Mã hóa các thành phần thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc………………… 112
Bảng 3.6: Dữ liệu thống kê mô tả ………………………………………………………………………….. 114
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)…………………………………… 115
Bảng 3.8. Xác định độ trễ tối ưu……………………………………………………………………………. 115
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết …………………………………………………………….. 116
Bảng 3.10: Kết quả mô hình VECM………………………………………………………………………. 117
Bảng 3.11: Kiểm định nhân quả Granger Causallity ………………………………………………… 118
Bảng 3.12: Kết quả phân tích phương sai ……………………………………………………………….. 119
Bảng PL.1: Tổng hợp tổng quan nghiên cứu …………………………………………………………… 166
Bảng PL.2: Kim ngạch XK của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ……………………………….. 179
Bảng PL.3: Tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ……………………. 179
Bảng PL.4: Kim ngạch XK mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ ……………………….. 180
Bảng PL.5: Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng của Mỹ giai đoạn 2015-2020 …………….. 181
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đồ thị Swan……………………………………………………………………………………….. 37
Biểu đồ 2.2: Mô hình IS-LM-BP …………………………………………………………………………….. 38
Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất nhập khẩu………………… 58
Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại của Trung Quốc giai đoạn 1952-2019 (tỷ USD) ……….. 65
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ 2000-2020………………………………. 68
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc……………………………………………………… 71
Biểu đồ 2.7: Xuất khẩu của Thái Lan từ năm 2000 ……………………………………………………. 74
Biểu đồ 3.1: Biên độ tỷ giá USD/VND từ 1999 đến nay…………………………………………….. 86
Biểu đồ 3.2: Diễn biến phá giá VND……………………………………………………………………….. 86
Biểu đồ 3.3: Diễn biến phá giá VND giai đoạn 2011-2015…………………………………………. 87
Biểu đồ 3.4: Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ năm 2006-2012 (tỷ USD) …………………………. 88
Biểu đồ 3.5. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2008-2020…………………………………… 89
Biểu đồ 3.6: Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu………………………………………………. 90
Biểu đồ 3.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 ………………………………………………….. 91
Biểu đồ 3.8: Diễn biến tỷ giá và biên độ tỷ giá giai đoạn 2008-2015 …………………………… 92
Biểu đồ 3.9: Diễn biến tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 01/2016-03/2021 ……………… 92
Biểu đồ 3.10: Diễn biến tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá danh nghĩa (VND/USD) ……………. 95
Biểu đồ 3.11: Kim ngạch XK của Việt Nam giai đoạn 2008 -2020 ……………………………… 97
Biểu đồ 3.12: Cơ cấu hàng Việt Nam XK sang Mỹ thời kỳ 2008 – 2020 ……………………… 98
Biểu đồ 3.13: Kim ngạch XK sang Mỹ theo mặt hàng của Việt Nam…………………………… 99
Biểu đồ 3.14: Tỷ giá và kim ngạch XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ ………………….. 102
Biểu đồ 3.15: Quan hệ giữa tỷ giá và cơ cấu XK sang thị trường Mỹ ………………………… 105
Biểu đồ 3.16: Tỷ giá và kim ngạch hàng XK chủ lực của Việt Nam sang Mỹ …………….. 106
Biểu đồ 3.17: Nhập khẩu đầu vào của ngành may (triệu USD)………………………………….. 109
Biểu đồ 3.18: Phản ứng Cholesky …………………………………………………………………………. 120
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu của Luận án ……………………………………………………………. 10
Hình 1.1: Khung phân tích của luận án ……………………………………………………………………. 30
Hình 2.1: Các loại tỷ giá hối đoái ……………………………………………………………………………. 34
Hình 2.2: Mô hình “Bộ ba bất khả thi”…………………………………………………………………….. 39
Hình 2.3: Gia công xuất khẩu …………………………………………………………………………………. 50
Hình 2.4: XK gia công ủy thác ……………………………………………………………………………….. 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) luôn được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, quan tâm bởi đây chính là con đường ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải, giải quyết gánh nặng nợ nần. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển mức cao hay mức thấp, đều có khao khát thúc đẩy hoạt động XNK. Vì thế, Việt Nam trong quá trình đổi mới cũng coi xuất khẩu (XK) là động lực chính để phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030 [2.5], Việt Nam đã xác định rõ “Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do”, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện các mục tiêu, định hướng đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động XNK, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay bước vào một cuộc chạy đua thúc đẩy hoạt động XNK và tỷ giá hối đoái được xem là một trong những công cụ để tối ưu hóa mục đích này.
Chính sách tỷ giá hối đoái (CSTGHĐ) là cầu nối giữa hoạt động kinh tế trong nước và kinh tế bên ngoài, có tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế của một quốc gia. Điều hành CSTGHĐ phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, tăng trưởng XK là những mục tiêu quan trọng được nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) đặt ra. Ngoài ra, CSTGHĐ còn ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như uy tín của Chính phủ với vai trò là cơ quan hoạch định chính sách kinh tế tối cao. Với tầm quan trọng của CSTGHĐ như vậy, nhiều nghiên cứu đã nỗ lực nhằm tìm ra CSTGHĐ tối ưu để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển kinh tế không chỉ trên bình diện từng quốc gia đơn lẻ mà còn theo từng nhóm quốc gia, từng khu vực và toàn cầu.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào sân chơi của khu vực và thế giới như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN… CSTGHĐ
2
của Việt Nam trong thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với những bước đi tương đối phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh tế khu vực và quốc tế thời gian qua có nhiều biến động lớn và phức tạp thì việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam cũng có những điều chỉnh. Vấn đề quan trọng cần được giải đáp, đó là chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua liệu có thực sự mang lại lợi thế đối với thương mại quốc tế (TMQT) nói chung hay XK nói riêng của Việt Nam sang thị trường Mỹ – thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất và ngày càng mở rộng của Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, Việt Nam là nước đứng thứ 12 về quy mô XK và thứ 5 về quy mô thương mại [2.7]. XK của Việt Nam sang Mỹ trong những năm qua luôn thặng dư ở mức cao. Cũng chính vì vậy, gần đây nổi lên việc Mỹ quy kết Việt Nam thao túng tiền tệ, sử dụng công cụ tỷ giá để tạo lợi thế trong thương mại. Vậy thực tế CSTGHĐ tác động như thế nào đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ? Mức độ và quy mô ra sao? Giải đáp cho những câu hỏi trên, luận giải về tính hợp lý hay sự tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực XK trên thị trường Mỹ, trong mỗi thời kỳ và hoàn cảnh nhất định là cần thiết để góp phần cung cấp luận cứ quan trọng cho việc bác bỏ lập luận của Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam hoặc để giúp Chính phủ có thể xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, và điều hành chính sách tỷ giá phù hợp, góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XK và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu về chính sách tỷ giá có tính hấp dẫn và có ý nghĩa chính sách rất lớn nên đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chủ đề này ở các góc độ khác nhau, chẳng hạn như tác động của chính sách tỷ giá đến tăng trưởng, công nghiệp hóa, XNK, cán cân thanh toán, lãi suất… Ở phạm vi quốc tế, có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của CSTGHĐ đến xuất khẩu, nhưng số công trình tập trung phân tích cho trường hợp điển hình ở Việt Nam còn hạn chế. Ở Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực này nhưng đa phần nghiên cứu về tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại, lạm phát và
3
tăng trưởng kinh tế. Cũng có một vài nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến XK Việt Nam sang Mỹ nhưng mới chỉ phân tích đến một số nhóm hàng (nông sản, thủy sản) và ở giai đoạn trước năm 2018. Bên cạnh đó, những nhận định về mặt lý thuyết và các kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu đã công bố còn rất nhiều điểm chưa thống nhất về bản chất và xu hướng tác động của tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá đến hoạt động TMQT hay XK. Thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy có những biểu hiện rất khác nhau về tương quan giữa CSTGHĐ và hoạt động XNK.
Do đó, xét cả về mặt khoa học và thực tiễn, lý thuyết và thực nghiệm thì rõ ràng, thực trạng tác động của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam là mối quan tâm lớn cả về phía cơ quan quản lý cũng như từ phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XK. Vì thế, “Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ” trở thành yêu cầu tất yếu và là đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết để có giải pháp phát huy tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của chính sách tỷ giá đối với XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng không để Mỹ quy kết Việt Nam thao túng tiền tệ và bán phá giá, tạo lợi thế cạnh tranh trong TMQT tại thị trường Mỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của CSTGHĐ đến XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
Mục tiêu cụ thể
– Làm rõ được tổng quan về tình hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu của luận án.
– Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của CSTGHĐ đến
XK hàng hóa của quốc gia.
– Trình bày được thực trạng CSTGHĐ của Việt Nam, tình hình XK của Việt
Nam sang Mỹ và phân tích tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị
4
trường Mỹ, từ đó đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của CSTGHĐ đến
XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ.
– Đề xuất định hướng và khuyến nghị nhằm phát huy tác động tích cực của
CSTGHĐ đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ
3. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
– Mối quan hệ giữa CSTGHĐ và XK là gì? Cơ chế tác động (kênh truyền dẫn) của CSTGHĐ đến XK như thế nào?
– CSTGHĐ đã ảnh hưởng như thế nào đến XK của Việt Nam trên thị trường
Mỹ giai đoạn 01/2008-03/2021? Chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?
– Phương hướng và giải pháp nào để phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ
– Phạm vi thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu với dữ liệu trong giai đoạn từ 01/2008 đến hết tháng 03/2021 và đề xuất giải pháp định hướng trong giai đoạn 2021-2030. Luận án chọn mốc thời gian bắt đầu nghiên cứu từ 2008 – mốc sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào sân chơi chung toàn cầu (11/1/2007) và cũng là mốc thời gian xảy ra khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sự mất giá tiền tệ ở nhiều nước trên thế giới.
– Phạm vi không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu tác động của CSTGHĐ
đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ
– Phạm vi nội dung: Ở góc độ nội dung, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, XK có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như XK hàng hóa, XK dịch vụ, XK lao động, XK vốn, XK công nghệ… Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về XK hàng hóa và sự tác động của CSTGHĐ đến XK hàng hóa của một quốc gia.
5
Thứ hai, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của nước XK và nước nhập khẩu cũng như bối cảnh chung của thế giới mà hoạt động XK của một quốc gia có thể có những mặt hàng hay nhóm mặt hàng khác nhau. Luận án ngoài việc phân tích khái quát thực tiễn XK nói chung của Việt Nam sang Mỹ sẽ nghiên cứu một số nhóm hàng hóa XK có kim ngạch XK tương đối ổn định và luôn trong nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam nói chung và tại thị trường Mỹ nói riêng trong giai đoạn 01/2008-
03/2021, đó là hàng nông lâm thủy sản (thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều…); hàng gia công (hàng dệt may, giầy dép, túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù…); hàng công nghiệp và công nghệ cao (Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng).
Thứ ba, XK có thể thực hiện ở một hoặc nhiều quốc gia khác nhau, trên quan hệ song phương hay đa phương. Luận án tập trung nghiên cứu vào XK song phương của Việt Nam sang Mỹ và sự tác động của chính sách tỷ giá đến XK hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ bởi Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Thị trường này triển vọng sẽ ngày càng mở rộng hơn nữa với nhiều cơ hội cho XK Việt Nam nhờ các FTA đã ký kết giữa Việt Nam và Mỹ cũng như bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn căng thẳng.
Thứ tư, tỷ giá hối đoái có rất nhiều loại. Luận án tập trung nghiên cứu vào tỷ giá song phương (USD/VND) bởi đây là tỷ giá hối đoái của cặp 2 đồng tiền có quan hệ thương mại được nghiên cứu trong Luận án. Bên cạnh đó, Luận án sử dụng loại tỷ giá danh nghĩa (tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố), tỷ giá của Ngân hàng thương mại (NHTM) với đại diện là tỷ giá của VCB – loại tỷ giá được tham chiếu khi quy đổi ngoại tệ trong các hoạt động ngoại thương và tỷ giá thực (tỷ giá danh nghĩa có tính đến yếu tố lạm phát của Việt Nam và Mỹ). Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong nghiên cứu là loại tỷ giá hối đoái được niêm yết gián tiếp, đồng ngoại tệ được tính theo số đơn vị nội tệ.
Thứ năm, chính sách tỷ giá được các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý bằng nhiều công cụ trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu CSTGHĐ qua một số công cụ như phá giá nội tệ, biên độ dao động, tỷ lệ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường ngoài hối…. nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu sự tác động của CSTGHĐ đến XK. Ngoài ra, biến động tỷ giá
6
không chỉ là kết quả can thiệp mang tính chủ quan của cơ quan quản lý tiền tệ mà còn được xác định bởi cơ chế cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối cũng như chịu ảnh hưởng bởi các biến số khác. Tuy nhiên, nghiên cứu không trực tiếp tìm hiểu tác động của các biến số khác đó đến biến động của tỷ giá nên không biểu diễn cụ thể trong khung phân tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của CSTGHĐ đến XK có thể thực hiện được bằng nhiều phương pháp, tùy thuộc vào mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu… Để giải quyết được một cách toàn diện các mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã kết hợp thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.
– Nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu thực hiện thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm nhằm tìm ra bản chất các vấn đề, cụ thể:
+ Phương pháp phân loại (hệ thống hóa): được sử dụng để sắp xếp tài liệu khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Trong luận án, có 3 nhóm vấn đề chính được phân loại gồm CSTGHĐ, xuất khẩu, và sự tác động của CSTGHĐ đến xuất khẩu. Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề khác được Luận án hệ thống hóa, phân loại như các chế độ tỷ giá hối đoái, các công cụ điều hành của CSTGHĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tác động của CSTGHĐ đến xuất khẩu…
+ Phương pháp mô tả được sử dụng trong luận án để mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu, các CSTGHĐ của Việt Nam, tình hình XK hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ. Phương pháp này còn được sử dụng để mô tả sự tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ như thế nào dựa trên các kết quả nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt một tập dữ liệu nhất định (có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể), trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong Luận án, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tổng quan tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Nam, tình hình XK hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2008
7
đến tháng 03/2021 thông qua việc đo lường xu hướng tập trung (để mô tả trung tâm của chuỗi dữ liệu – giá trị trung bình, trung vị…) và đo lường biến động hoặc phân tán (để mô tả sự phân tán dữ liệu trong tập dữ liệu – độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất…).
+ Phương pháp kế thừa phân tích và diễn giải quy nạp: được sử dụng trong Luận án để phân tích quy mô, mức độ tác động của CSTGHĐ đối với hoạt động XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua.
+ Phương pháp phân tích: được sử dụng trong Luận án để phân tách những vấn đề nhỏ, những yếu tố cấu thành trong đề tài và bàn luận để từ đó hiểu được một cách sâu sắc, chi tiết và cụ thể nhất vấn đề được nghiên cứu trong từng khía cạnh khác nhau.
+ Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tóm gọn lại những nội dung chính, những vấn đề cần lưu ý và thông điệp của từng phần, từng mục, từng chương và của đề tài của Luận án.
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: là một phương pháp nghiên cứu dựa trên một trường hợp đơn lẻ. NCS sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chọn một số mặt hàng XK chủ lực, có kim ngạch cao, có tính điển hình và đặc thù của XK Việt Nam trên thị trường Mỹ để phân tích, đánh giá.
– Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu hướng vào việc thiết kế những quan sát định lượng các biến, lượng hóa, đo lường, kiểm tra, phân tích, mô tả và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng trên cơ sở số liệu thu thập được. Luận án sử dụng phương pháp thống kê suy luận trong nghiên cứu định lượng để ước lượng, phân tích mối liên hệ giữa CSTGHĐ và XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ trên cơ sở thu thập thông tin thứ cấp, sử dụng các mô hình kinh tế lượng, mô hình toán và phần mềm thống kê Eview để tính toán. Trong chương 3 của luận án, nghiên cứu định lượng đã được sử dụng nhằm hỗ trợ, làm rõ hơn cho các nhận định và kết quả nghiên cứu định tính về tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã được phân tích ở trong các phần trước.
Phân tích định lượng tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ được thực hiện qua các bước sau:
8
B1: Kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Đối với nghiên cứu này, chuỗi số liệu được sử dụng là chuỗi số liệu theo thời gian, do đó khi phân tích phải đảm bảo tính dừng. Tính dừng của chuỗi hàm ý chuỗi có giá trị trung bình là hằng số, đồng thời có phương sai không thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai. Có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian: kiểm định Dickey– Fuller (DF), kiểm định Philip–Person (PP) và kiểm định Dickey và Fuller mở rộng – Augmented Dicky – Fuller (ADF), kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan… Để xác định chuỗi dừng có 3 phương pháp là phân tích đồ thị; phân tích nghiệm đơn vị (Unit Root Test) và giản đồ tự tương quan. Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF để xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu.
+ Nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc thì thực hiện hồi quy OLS (Ordinary
Least Squares – bình phương nhỏ nhất)
+ Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1 thì chuyển bước nghiên cứu định lượng sau.
B2: Xác định độ trễ tối ưu: Độ trễ trong mô hình hồi quy theo vecto (VAR) có ý nghĩa hết sức quan trọng để định dạng mô hình. Nếu độ trễ quá lớn dẫn đến các tham số cần ước lượng nhiều, đòi hỏi kích thước mẫu phải đảm bảo đủ lớn. Nếu độ trễ quá nhỏ có thể mô hình sẽ bỏ sót những biến có ý nghĩa. Vì vậy, khi xây dựng mô hình VAR cần xác định độ trễ tốt nhất. Độ trễ tối ưu được lựa chọn trên các tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), Schwarz (SC) và Hannan Qiunn (HQ). Độ trễ nào làm cho các thống kê trên nhận giá trị nhỏ nhất thì được xem là độ trễ tối ưu của mô hình nghiên cứu.
B3: Kiểm định quan hệ đồng liên kết: Khi mô hình hóa mối quan hệ giữa một tập hợp các biến chuỗi thời gian trong phương trình, nghiên cứu phải tính đến tính ổn định của dữ liệu. Phương pháp để tránh hiện tượng hồi quy không xác thực – hiện tượng một biến của chuỗi thời gian đối với một hoặc nhiều biến khác của chuỗi thời gian cho ra kết quả không có ý nghĩa hoặc không xác thực – là xác định xem chuỗi thời gian có phải là đồng liên kết hay không. Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến trong mô hình thực hiện bằng phương pháp VAR [1.26] với kiểm định
9
Trace Statistics nhằm xác định số tổ hợp tuyến tính đồng liên kết giữa các chuỗi cùng dừng ở sai phân bậc 1, từ đó cho thấy tồn tại bao nhiêu mối quan hệ cân bằng trong dài hạn.
– B4: Xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu
+ Nếu không có đồng liên kết: Sử dụng mô hình kinh tế lượng VAR để ước lượng mối quan hệ của các chuỗi dữ liệu. Mô hình VAR là mô hình vector các biến số tự hồi quy, được nhà khoa học kinh tế Mỹ là Christopher A.Sims đề xuất vào năm 1980 để phân tích thực nghiệm vĩ mô. Mô hình xem xét nhiều chuỗi thời gian cùng một lúc. Mô hình VAR cho phép xem xét các biến tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của biến số này và giá trị trễ của biến số khác. Mục đích của việc sử dụng mô hình VAR là nhằm ước lượng tác động CSTGHĐ tới XK hàng hóa của Việt Nam trên thị trường Mỹ và các mối tương tác có thể xảy ra giữa các biến. Tuy nhiên, điều kiện của VAR là các chuỗi số liệu thời gian phải là chuỗi “dừng” và trong thực tế các chuỗi số liệu gốc thường “không dừng” nên phải chuyển qua xét các chuỗi sai phân cấp 1, các chuỗi số liệu đã lấy logarit tự nhiên (để giảm thiểu sự biến động trong chuỗi số liệu), hoặc sai phân của các chuỗi số liệu đã lấy logarit tự nhiên. Hạn chế của mô hình này xem xét các mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn.
+ Nếu có đồng liên kết: Sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction. Model – Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số) để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu. Mô hình VECM là hệ phương trình bao gồm các phương trình trong mô hình sai số hiệu chỉnh ECM (Error Correction Model) trong đó các biến vừa là biến độc lập và cũng vừa là biến phụ thuộc [1.6]. Mô hình này dựa trên đặc điểm về đồng tích hợp (cointegration) của chuỗi thời gian. Mô hình VECM được sử dụng để ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, xem xét tác động của các nhân tố đến giá trị XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Các kết quả của mô hình được đọc thông qua kiểm định nhân quả Granger, đồ thị hàm phản ứng xung, bảng phân rã phương sai và phương trình đồng liên kết.
B5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phương sai thay đổi giữa các biến
Quy trình các bước nghiên cứu định tính và định lượng trong Luận án được
khái quát qua hình 1.01 sau:
10
Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết – thực tiễn
– Chính sách tỷ giá hối đoái
– Xuất khẩu
– Tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu
Khung
nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng
E.Views
Nghiên cứu định tính
Phân tích tương quan
1. CSTGHĐ và kim ngạch XK
2. CSTGHĐ và cơ cấu
hàng hóa XK
3. CSTGHĐ và mặt
hàng XK
Thống kê mô tả
– N
– Mean
– Độ lệch chuẩn
Kiểm định các biến trong mô hình
– Kiểm định tính dừng của các biến
– Xác định độ trễ tối ưu
– Kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến
Xây dựng mô hình hồi quy
(VAR và VECM)
Kiểm tra sự phù hợp
của mô hình
Phân tích
và kết luận
Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu của Luận án
11
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án “Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ” đóng góp những điểm mới sau:
Về học thuật và lý luận
Ngoài biến xuất khẩu (EX), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đoái thực (RER), Luận án đã đưa vào mô hình thực nghiệm các biến thể hiện cho “chính sách tỷ giá hối đoái” là VOEUP (chênh lệch tỷ giá trần của NHNN và tỷ giá giao dịch của NHTM) và STDEV (độ lệch của tỷ giá). Nếu như EX, GDP, RER và STDEV đã từng xuất hiện trong một số nghiên cứu thực nghiệm thì việc đưa biến VOEUP vào mô hình nghiên cứu định lượng trong Luận án được xem là có tính mới mà chưa công trình nghiên cứu nào đề cập đến theo kết quả nghiên cứu tổng quan của NCS. Biến VOEUP là chênh lệch giữa tỷ giá OER trần do NHNN công bố với tỷ giá trung bình của NHTM ngoại thương Việt Nam – VCB (tỷ giá thường được tham chiếu, tính toán trong hoạt động XNK) để thể hiện sức ép của chính sách tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu về tác động của CSTGHĐ đến XK nói chung và XK tại thị trường Mỹ nói riêng cũng như được vận dụng để nghiên cứu tác động của CSTGHĐ đến nhóm hàng XK hoặc thị trường XK khác.
Về những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp CSTGHĐ và XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ và phân tích tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ với dữ liệu cập nhật đến năm 03/2021 nên kết quả nghiên cứu và các đánh giá, đề xuất của Luận án có tính cập nhật, tổng thể, toàn diện cho sự tác động đó (chứ không tập trung vào một số mặt hàng như các nghiên cứu trước đây).
Thứ hai, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình VAR và VECM, luận án đã phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến hoạt động XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả là cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhân tố tỷ giá và các chỉ tiêu liên quan đến chính sách tỷ giá (RER, VOEUP, STDEV) hầu như không có tác động nhiều đến kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng như phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính, XK chịu tác động bởi
12
nhiều yếu tố khác khiến cho hiệu quả của chính sách tỷ giá tác động lên XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ còn hạn chế. Chẳng hạn, đặc thù hàng Việt Nam XK sang Mỹ chủ yếu là hàng nông nghiệp, thủy sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng dệt may, giầy dép và thủy sản…) được XK dưới dạng thô, chưa qua chế biến, chất lượng chưa ổn định và có độ co giãn theo giá thấp trên thị trường thế giới nên lợi thế về giá chưa đủ mạnh để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, nguồn cung của các mặt hàng này lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan như thiên nhiên, thời tiết và cầu hàng hóa lại phụ thuộc vào sự biến động tình hình kinh tế thế giới hơn là phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nhóm hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Mỹ thuộc loại giá trị thấp (hàng dệt may, giầy dép mặc, túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù…) nên dù có độ co giãn của cầu theo giá cao hơn nhưng các mặt hàng này lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, do đó những lợi thế về tỷ giá XK lại bị triệt tiêu bởi những bất lợi do tỷ giá khi nhập khẩu nguyên liệu. Ngoài ra, nhóm hàng điện tử, công nghệ cao – nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong cơ cấu XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ – chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI và đây là nhóm hàng mà CSTGHĐ tác động không rõ nét do đầu vào cũng có tỷ trọng nhập khẩu cao. Các kết luận này có ý nghĩa trong việc cung cấp thêm luận cứ quan trọng để bác bỏ lập luận của Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh khi XK hàng hóa sang Mỹ.
Những đề xuất mới về định hướng, chính sách và giải pháp
Vận dụng kinh nghiệm của quốc tế và thực tiễn mang tính quy luật của Việt Nam, dựa trên các kết quả phân tích định tính và định lượng về tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ, luận án đề xuất định hướng và các khuyến nghị trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá, cơ chế tỷ giá và các công cụ của CSTGHĐ nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới. Thứ nhất, Việt Nam vẫn tiếp tục áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết nhưng trong ngắn hạn, sử dụng biên độ nhỏ để ổn định tỷ giá và trong dài hạn thì tăng dần mức độ thả nổi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Thứ hai, Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm bởi đây là một bước tiến mới của NHNN trong thời gian qua trong việc điều hành thị trường ngoại hối theo diễn biến thị trường để
13
dần hướng đến một cơ chế tỷ giá thả nổi. Thứ ba, Việt Nam không nên phá giá mạnh đồng nội tệ khi quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng XK của Việt Nam chưa được cải thiện bởi để tăng trưởng XK, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng XK của Việt Nam, đặc biệt ở thị trường Mỹ, thì yếu tố chính không phải là CSTGHĐ, mà cần phải nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá trị sử dụng, độ thỏa mãn người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm… NHNN cần tránh đưa ra tuyên bố quy định biên độ xác định tỷ giá trong năm. Trong ngắn hạn và trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa ổn định, NHNN có thể tiếp tục thực hiện linh hoạt và hợp lý các biện pháp mang tính trực tiếp (can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường, điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh biên độ nếu cần) cũng như các biện pháp mang tính hành chính. Tuy nhiên, trong dài hạn, các công cụ trực tiếp mang tính hành chính của CSTGHĐ sẽ phải dần bị hạn chế, thay vào đó là việc sử dụng các công cụ gián tiếp như lãi suất… Ngoài ra, Luận án cũng đề xuất các giải pháp khác mang tính chất hỗ trợ và điều kiện để CSTGHĐ có thể phát huy được hiệu quả, tác động tích cực đến hoạt động XK sang thị trường Mỹ, đó là phối hợp hiệu quả giữa CSTGHĐ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hướng tới XK bền vững. Những khuyến nghị này là cơ sở quan trọng để Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan tham khảo trong việc lựa chọn, điều hành CSTGHĐ phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới. Tóm lại, nghiên cứu về tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ có tính mới, thể hiện hàm ý chính sách của chính phủ – Việt Nam không thao túng tiện tệ và dùng công cụ này để cạnh tranh không lành mạnh, tác động vào việc XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục cùng các danh mục bảng biểu/đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo thì luận án có 4 phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của CSTGHĐ đến XK
Chương 3: Thực trạng tác động của CSTGHĐ đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực của CSTGHĐ
đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ