Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Kinh tế quốc tế: Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Mã: LA14.019 Danh mục: , Thẻ: Chuyên Ngành: Kinh tế Quốc tếLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Ngoại thươngTên tác giả: Lê Phương Thảo Quỳnh
Số trang: 221

Download Luận án Kinh tế quốc tế: Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm ra điểm khác biệt giữa nhóm nước thoát Bẫy thu nhập trung bình và mắc Bẫy thu nhập trung bình, các yếu tố ảnh hưởng tới Bẫy thu nhập trung bình ở các quốc gia trên thế giới, xác định khả năng vượt BTNTB của Việt Nam. Từ đó, đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam, giúp Việt Nam tăng trưởng cao, bền vững và vượt BTNTB thành công.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu những đặc điểm giúp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong vượt Bẫy thu nhập trung bình thành công. Nghiên cứu những yếu tố khiến Philippines, Indonesia rơi vào BTNTB. Rút ra những đặc điểm chung và khác biệt giữa các quốc gia này và tìm ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

Định lượng được ảnh hưởng của các yếu tố trong nền kinh tế tới khả năng vượt BTNTB của nhóm nước TNTB thấp tại châu Á bao gồm 13 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Bangladesh, Pakistan, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Bhutan giai đoạn 2002 – 2020.

Dựa vào các định nghĩa mà những nghiên cứu quốc tế đưa ra và lấy ý kiến chuyên gia để xác định khả năng vượt BTNTB của Việt Nam. Từ đó, đưa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích

Nghiên cứu cần trả lời cho những câu hỏi sau: i) Yếu tố nào khác biệt giữa nhóm quốc gia mắc BTNTB và nhóm vượt BTNTB thành công?; (ii) Thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay và khả năng vượt BTNTB của Việt Nam như thế nào?; (iii) Các yếu tố có ảnh hưởng ra sao tới khả năng vượt Bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam và các nước TNTB thấp khác tại châu Á?; (iv) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng kinh tế Việt Nam, có thể rút ra hàm ý chính sách để Việt Nam tăng trưởng bền vững và nhanh chóng đuổi kịp các nước TNTB cao và sau đó là thu nhập cao trên thế giới?

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………….. i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………. ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU …………………………………………………………….. x
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………… xi
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………….. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ………………………………………………………… 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể…………………………………………………………. 3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích ……………………………………… 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………. 4
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án …………………………………………. 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính…………………………………………….. 5
4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………..5
4.1.2. Phương pháp phân tích …………………………………………………………….6
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng………………………………………….. 6
4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………..6
4.2.2. Phương pháp phân tích …………………………………………………………….6
5. Đóng góp của luận án ………………………………………………………………… 7
5.1. Về lý luận …………………………………………………………………………………… 7
5.2. Về thực nghiệm ………………………………………………………………………….. 7
6. Kết cấu của luận án …………………………………………………………………… 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẪY THU
NHẬP TRUNG BÌNH …………………………………………………………………… 9
1.1. Cách xác định BTNTB trong các nghiên cứu ……………………………… 9
iv

1.1.1 Cách xác định BTNTB …………………………………………………………….10
1.1.2 Danh sách các quốc gia mắc /thoát/ có nguy cơ rơi vào BTNTB trong
các nghiên cứu ………………………………………………………………………………..15
1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB ……………. 18
1.2.1 Vốn đầu tư ………………………………………………………………………………18
1.2.2 Vốn nhân lực …………………………………………………………………………..19
1.2.3 Công nghệ……………………………………………………………………………….21
1.2.4 Thể chế …………………………………………………………………………………..23
1.2.5 Hội nhập …………………………………………………………………………………24
1.2.6 Các yếu tố khác ……………………………………………………………………….26
1.3 Khoảng trống nghiên cứu …………………………………………………………. 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
………………………………………………………………………………………………….. 30
2.1. Khái niệm về bẫy thu nhập trung bình …………………………………….. 30
2.1.1 Khái niệm về ngưỡng TNTB và BTNTB ……………………………………30
2.1.2 Ảnh hưởng của BTNTB lên kinh tế xã hội ………………………………..35
2.2. Luận giải BTNTB theo các lý thuyết tăng trưởng ……………………… 36
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB …………………………………………….. 42
2.3.1 Vốn đầu tư ………………………………………………………………………………42
2.3.2 Vốn nhân lực …………………………………………………………………………..43
2.3.3 Công nghệ……………………………………………………………………………….44
2.3.4 Thể chế …………………………………………………………………………………..45
2.3.5 Hội nhập …………………………………………………………………………………46
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA CÁC NỀN KINH TẾ VƯỢT HOẶC
MẮC BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH TẠI CHÂU Á …………………… 48
3.1. Các nền kinh tế châu Á vượt BTNTB thành công ……………………… 48
3.1.1 Thu nhập và tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á vượt BTNTB
thành công……………………………………………………………………………………….48
3.1.2. Các yếu tố giúp các nền kinh tế châu Á vượt BTNTB thành công 53
3.2 Các nền kinh tế châu Á mắc BTNTB …………………………………………. 73
v

3.2.1 Thu nhập và tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á mắc BTNTB
……………………………………………………………………………………………………….73
3.2.2 Các yếu tố khiến các nền kinh tế châu Á mắc bẫy thu nhập trung
bình ………………………………………………………………………………………………..77
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG VƯỢT BẪY
THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA VIỆT NAM ………………………………. 85
4.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam …………………………………………………….. 85
4.1.1. Thu nhập và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam ………………………..85
4.1.2 Đánh giá chung về kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 – 2020 ………..89
4.2. Đánh giá khả năng vượt BTNTB của Việt Nam ………………………… 93
4.2.1 Đánh giá khả năng vượt BTNTB của Việt Nam theo các cách tiếp
cận ………………………………………………………………………………………………….93
4.2.2 Đánh giá khả năng vượt BTNTB của Việt Nam bằng cách so sánh các
tiêu chí …………………………………………………………………………………………..100
4.2.3 Đánh giá khả năng vượt BTNTB của Việt Nam theo ý kiến chuyên
gia và gợi ý kịch bản ………………………………………………………………………108
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI KHẢ NĂNG VƯỢT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA VIỆT
NAM VÀ CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP KHÁC TẠI
CHÂU Á …………………………………………………………………………………… 111
5.1. Thu nhập và tăng trưởng của Việt Nam và các nước TNTB thấp
khác tại châu Á (nhóm LMICA) từ năm 2002 đến năm 2020 …………. 111
5.1.1. Thu nhập và tăng trưởng kinh tế của nhóm LMICA ………………..111
5.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập, tăng trưởng của nhóm
LMICA ………………………………………………………………………………………….112
5.2. Định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt BTNTB của
nhóm LMICA ……………………………………………………………………………….. 116
5.2.1 Mô hình nghiên cứu ………………………………………………………………116
5.2.2 Biến số và thước đo ………………………………………………………………..117
5.2.3 Mô tả thống kê và tương quan ………………………………………………..122
5.2.4 Kết quả và thảo luận ………………………………………………………………125
CHƯƠNG 6. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ………………. 130
vi

6.1. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và định hướng phát triển kinh
tế của chính phủ Việt Nam ……………………………………………………………. 130
6.1.1 Xu hướng phát triển kinh tế thế giới………………………………………..130
6.1.2 Định hướng phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam ……………132
6.1.3 Gợi ý kịch bản kinh tế Việt Nam 2021 – 2030 ……………………………134
6.2. Những hàm ý chính sách cho Việt Nam…………………………………… 136
6.2.1 Tăng trưởng nhờ tăng năng suất lao động ……………………………….136
6.2.2. Thúc đẩy vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng ….139
6.2.3 Đổi mới và nâng cao chất lượng thể chế ………………………………….141
6.2.4. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế một cách linh hoạt và hiệu quả
……………………………………………………………………………………………………..142
6.2.5. Nâng cao hiệu quả chi tiêu công và hiệu quả hoạt động vốn đầu tư
……………………………………………………………………………………………………..143
6.2.6. Tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế – Nâng cao hiệu quả thu
hút, sử dụng FDI……………………………………………………………………………145
6.2.7. Một số hàm ý chính sách khác ……………………………………………….147
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ……………………………….. 151
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA MẮC BẪY VÀ THOÁT BẪY
THU NHẬP TRUNG BÌNH …………………………………………………………. 172
PHỤ LỤC 2: CÁC CÁCH TIẾP CẬN BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
TRONG CÁC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 174
PHỤ LỤC 3: ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG GIÚP CÁC NỀN KINH TẾ CHÂU
Á VƯỢT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH THÀNH CÔNG ……………. 176
PHỤ LỤC 4: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA KINH TẾ VIỆT NAM …………………………………………. 181
PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH ARIMA DỰ BÁO THU NHẬP CHO VIỆT NAM
(THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA FELIPE VÀ CỘNG SỰ, 2012) …………. 197
PHỤ LỤC 6: DỰ BÁO GDP BQĐN CỦA VIỆT NAM THEO SỐ LIỆU IMF
(PHƯƠNG PHÁP FELIPE, 2012) …………………………………………………. 198
PHỤ LỤC 7: KIỂM TRA TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI THU NHẬP TƯƠNG
ĐỐI THEO ADF VÀ PHILLIPS PERRON (THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA
vii

ROBERTSON & YE, 2014) …………………………………………………………. 199
PHỤ LỤC 8: PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ XÂY
DỰNG KỊCH BẢN KINH TẾ ………………………………………………………. 201
PHỤ LỤC 9: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA …………. 203
BẢNG ĐIỀU TRA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH TẠI VIỆT NAM 203
PHỤ LỤC 10: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG VƯỢT BẪY
THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
………………………………………………………………………………………………… 207
viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt Từ đầy đủ

BQĐN Bình quân đầu người

BTNTB Bẫy thu nhập trung bình

CMCN Cách mạng công nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

KH&CN Khoa học và công nghệ

NCS Nghiên cứu sinh

TCTK Tổng cục thống kê

TN Thu nhập

TNTB Thu nhập trung bình

 

TỪ TIẾNG ANH

Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á

Association of South East
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations

Brazil, Russia, India,
BRICS Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS
China, and South Africa

CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng

CUI Catch – up Index Chỉ số đuổi kịp

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
ix

GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

ICAC Independent Commission Ủy ban độc lập chống tham nhũng
Against Corruption

ICOR Incremental Capital Hệ số hiệu quả sử dụng vốn
Output Ratio

IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế
Fund

IT Information&Technology Công nghệ thông tin

LMICA Lower Middle Income Các nước thu nhập trung bình thấp tại
Countries in Asia châu Á

OLG Overlapping Generation Mô hình thế hệ đan chéo

PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua

PWT Penn World Tables Dữ liệu Penn World Tables

R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển

TFP Total Factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp

VAR Vector Autocorrelation Mô hình vectơ tự hồi quy
Regression

WEO World Development Triển vọng phát triển thế giới
Outlook

OECD Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Co-operation and
Development

UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
Development Organization Hợp Quốc
x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB …………………………………….. 27
Bảng 2.1: Phân loại các nước theo thu nhập ……………………………………… 31
Bảng 2.3: Tóm tắt luận giải về BTNTB về mặt lý thuyết…………………….. 42
Bảng 3.1 Các giai đoạn đạt TNTB thấp và TNTB cao ………………………… 48
Bảng 3.2: Tỷ lệ tích lũy vốn/GDP của Singapore ………………………………. 54
Bảng 3.3: Đầu tư và hiệu quả đầu tư của các quốc gia Đông Á giai đoạn 1965
– 1995 …………………………………………………………………………………………. 56
Bảng 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng của Hàn Quốc (1965 – 1994)
Bảng 3.5: Kinh tế các nền kinh tế châu Á thành công trong giai đoạn TNTB
………………………………………………………………………………………………….. 72
Bảng 3.6: Kinh tế các quốc gia châu Á mắc BTNTB ………………………….. 84
Bảng 4.1: Dự báo tăng trưởng và TNTB của Việt Nam (dùng mô hình
ARIMA) ……………………………………………………………………………………… 95
Bảng 4.2: Dự báo tăng trưởng và TNTB của Việt Nam (số liệu World Bank)
………………………………………………………………………………………………….. 96
Bảng 4.3: So sánh giáo dục Việt Nam và các nền KT thành công ở Châu Á
………………………………………………………………………………………………… 102
Bảng 4.4: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam và các nền kinh tế thoát
BTNTB …………………………………………………………………………………….. 106
Bảng 5.1: Các biến số trong mô hình dữ liệu bảng …………………………… 120
Bảng 5.2: Mô tả thống kê và tương quan các biến ……………………………. 122
Bảng 5.3: Mô tả tương quan các biến …………………………………………….. 125
Bảng 5.4: Kết quả ước lượng ………………………………………………………… 126
Bảng 6.1: Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam năm 2020 và 2030 ……. 133
xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ khung phân tích …………………………………………………………. 4
Hình 1.1: Kết quả tìm kiếm Google cho chủ đề Bẫy thu nhập trung bình
(Middle income trap) trong tổng số tìm kiếm ……………………………………. 10
Hình 2.1: 5 giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế ………………………………. 40
Hình 2.2: Mô hình tăng trưởng của Tran Van Tho (2013) …………………… 41
Hình 3.1: Thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế châu Á thành
công và Mỹ ………………………………………………………………………………… 49
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trong giai đoạn TNTB ….. 51
Hình 3.3: Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (%) ……………………………………………….. 55
Hình 3.4: Vốn nhân lực các nước châu Á thành công và Mỹ giai đoạn 1950
– 1995 …………………………………………………………………………………………. 57
Hình 3.5: TFP các nước Đông Á và Mỹ giai đoạn 1951 -1995 …………….. 61
Hình 3.6: GDP BQĐN của Philippines, Indonesia và một số quốc gia phát
triển ……………………………………………………………………………………………. 74
Hình 3.7: Tăng trưởng kinh tế của Philippines ………………………………….. 74
Hình 3.8: Tăng trưởng kinh tế của Indonesia…………………………………….. 76
Hình 3.9: Vốn nhân lực của Philippines và Indonesia giai đoạn 1953 – 2017
………………………………………………………………………………………………….. 80
Hình 3.10: TFP của Philippines và Indonesia giai đoạn 1953 – 2017 …….. 80
Hình 4.1: GDP BQĐN của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2002 – 2020 .. 85
Hình 4.2: Tăng trưởng GDP BQĐN của Việt Nam và thế giới từ 2008 – 2020
(tính theo USD hiện hành)……………………………………………………………… 86
Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế Việt Nam …………. 87
giai đoạn 2002 – 2020 (%) …………………………………………………………….. 87
Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp vào GDP Việt Nam của từng khu vực kinh tế .. 88
Hình 4.5: Tăng trưởng thu nhập tương đối của Việt Nam so với Mỹ …….. 98
Hình 4.6: Tăng trưởng và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam
………………………………………………………………………………………………… 100
Hình 4.7: Số năm giáo dục của các nhóm nước so với Mỹ (%) ………….. 102
Hình 4.8: Số lượng bằng phát minh sáng chế ………………………………….. 104
xii

Hình 4.9: Chỉ số đa dạng xuất khẩu ……………………………………………….. 107
Hình 4.10: Mức độ ảnh hưởng và tính bất định của các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng vượt BTNTB của Việt Nam ……………………………………………. 110
Hình 5.1: Thu nhập tương đối và tăng trưởng GDP BQĐN của Việt Nam và
cả nhóm LMICA ………………………………………………………………………… 112
Hình 5.2: Chi tiêu chính phủ và vốn đầu tư của Việt Nam và nhóm LMICA
………………………………………………………………………………………………… 112
Hình 5.3: FDI ròng vào trong nước của Việt Nam và nhóm LMICA …… 113
Hình 5.4: Tỷ dân số sử dụng internet của Việt Nam và nhóm LMICA … 113
Hình 5.5: Tỷ lệ nhập học đại học và cao đẳng của Việt Nam và nhóm LMICA
………………………………………………………………………………………………… 114
Hình 5.6: Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam và nhóm LMICA 114
Hình 5.7: Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam và nhóm LMICA ……….. 115
Hình 6.1: Kịch bản tăng trưởng của Việt Nam từ 2021 tới 2030 ……….. 134
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm bẫy thu nhập trung bình (middle-income trap – BTNTB) xuất hiện
lần đầu tiên trong báo cáo của Gill và Kharas công bố năm 2007 bởi World Bank.
Theo đó, BTNTB là tình trạng các quốc gia đã đạt được mức thu nhập trung bình
(TNTB) nhưng sau đó mắc kẹt tại mức thu nhập ấy và không thể đạt được mức thu
nhập cao do không thể duy trì đà tăng trưởng như trước. Nhiều nước ở Mỹ Latinh,
Trung Đông và châu Phi đã mắc BTNTB như Brazil, Mexico, Iran, Li Băng, Ai Cập,
Jordan, Nam Phi… Tại khu vực Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng đối mặt với
BTNTB như Indonesia, Philipines, Thái Lan… Vì vậy, BTNTB đã trở thành đề tài
nóng, thường xuyên được nghiên cứu, phân tích bởi các tổ chức quốc tế như World
Bank, IMF, ADB, OECD… và nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu
và làm chính sách trên thế giới.

Theo tính toán của World Bank dựa trên chỉ số GNI/người, kinh tế Việt Nam
đã đạt mức TNTB thấp từ năm 2009 với mức thu nhập bình quân đầu người (BQĐN)
là 1.120 USD (Beliner và cộng sự, 2013). GNI BQĐN của Việt Nam năm 2020 là
2.660 USD (World Bank, 2021), với mức tăng trưởng 4,7% (như bình quân giai đoạn
2011 – 2019), phải tới năm 2030 GNI BQĐN của Việt Nam mới đạt mức TNTB cao
(4.045 USD) và Việt Nam sẽ đạt mức thu nhập cao (từ 12.535 USD trở lên) vào năm
2054. Với cách phân loại quốc gia theo thu nhập (sử dụng chỉ số GDP BQĐN PPP
1990) từ bộ số liệu Maddison (2010), Felipe và cộng sự (2012) chỉ ra Việt Nam đã đạt
mức TNTB từ năm 2002 với 2.023 USD/người. Giai đoạn 2002 – 2010, tốc độ tăng
trưởng GDP BQĐN đạt 6,1%. Việt Nam muốn thoát khỏi BTNTB thấp thì phải đạt
tốc độ tăng trưởng trung bình 4,3% trong giai đoạn 2010 – 2029.

Có thể nói, nếu so sánh với chính mình theo trục thời gian, Việt Nam đã đạt
được thành công nhất định, nhưng để vươn lên thành quốc gia có kinh tế phát triển
và thu nhập cao trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore thì còn nhiều khó
khăn. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã đạt được những thành tựu như tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao so với khu vực và thế giới, lạm phát ổn định, cán cân thương
mại và cán cân thanh toán có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng bộc
2

lộ nhiều tồn tại như đầu tư kém hiệu quả, chất lượng lao động thấp, nền kinh tế thâm
dụng tài nguyên, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển, hệ thống ngân hàng tiềm
ẩn nhiều rủi ro, ô nhiễm môi trường, tham nhũng… Nhiều nghiên cứu trong nước và
quốc tế chỉ ra Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ rơi vào BTNTB, Đại hội XIII
của Đảng cũng khẳng định BTNTB là một trong bốn nguy cơ lớn của dân tộc Việt
Nam.

Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành
lập Đảng, Việt Nam trở thành quốc gia có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình
cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát
triển, thu nhập cao. Điều đó cho thấy, vượt BTNTB để đạt được các mục tiêu kể trên
vừa là vấn đề khoa học, vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là trách nhiệm quốc gia.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi “làm thế nào để vượt
BTNTB?” với những phân tích, đánh giá và những bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, đặt
vấn đề nghiên cứu so sánh để tìm ra yếu tố quyết định của hai nhóm quốc gia “vượt
BTNTB” và “mắc BTNTB”, cùng với những phân tích từ chính năng lực nội tại của
kinh tế Việt Nam, để từ đó đề xuất những hàm ý chính sách giúp Việt Nam tăng
trưởng cao, bền vững và vượt BTNTB thành công, là một lựa chọn thuyết phục về
mặt học thuật, thích hợp – nhìn từ bối cảnh và điều kiện thực tiễn. Chính vì vậy, NCS
quyết định chọn đề tài: “Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý
chính sách cho Việt Nam”. Thông qua luận án, NCS đưa ra nghiên cứu sâu hơn về
kinh nghiệm vượt/mắc BTNTB của các quốc gia trên thế giới, áp dụng các cách xác
định BTNTB và mô hình được đưa ra bởi các nghiên cứu quốc tế để phân tích về
BTNTB tại Việt Nam và đưa ra các hàm ý chính sách có ý nghĩa với kinh tế Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm ra điểm khác biệt giữa nhóm nước thoát
BTNTB và mắc BTNTB, các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB ở các quốc gia trên thế
giới, xác định khả năng vượt BTNTB của Việt Nam. Từ đó, đưa ra hàm ý chính sách
cho Việt Nam, giúp Việt Nam tăng trưởng cao, bền vững và vượt BTNTB thành công.
3

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Nghiên cứu những đặc điểm giúp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,
Hong Kong vượt BTNTB thành công. Nghiên cứu những yếu tố khiến Philippines,
Indonesia rơi vào BTNTB. Rút ra những đặc điểm chung và khác biệt giữa các quốc
gia này và tìm ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
Định lượng được ảnh hưởng của các yếu tố trong nền kinh tế tới khả năng vượt
BTNTB của nhóm nước TNTB thấp tại châu Á bao gồm 13 quốc gia: Việt Nam, Ấn
Độ, Campuchia, Lào, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Bangladesh, Pakistan, Nepal,
Indonesia, Sri Lanka và Bhutan giai đoạn 2002 – 2020.
Dựa vào các định nghĩa mà những nghiên cứu quốc tế đưa ra và lấy ý kiến
chuyên gia để xác định khả năng vượt BTNTB của Việt Nam. Từ đó, đưa ra gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích

Nghiên cứu cần trả lời cho những câu hỏi sau: i) Yếu tố nào khác biệt giữa
nhóm quốc gia mắc BTNTB và nhóm vượt BTNTB thành công?; (ii) Thực trạng kinh
tế Việt Nam hiện nay và khả năng vượt BTNTB của Việt Nam như thế nào?; (iii) Các
yếu tố có ảnh hưởng ra sao tới khả năng vượt BTNTB của Việt Nam và các nước
TNTB thấp khác tại châu Á?; (iv) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng kinh tế Việt
Nam, có thể rút ra hàm ý chính sách để Việt Nam tăng trưởng bền vững và nhanh
chóng đuổi kịp các nước TNTB cao và sau đó là thu nhập cao trên thế giới? Để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, NCS sử dụng khung phân tích như sau:
4

 

Nền kinh tế vượt thành Nền kinh tế mắc
công BTNTB tại châu Á BTNTB tại châu Á

Các nền kinh tế vượt
hoặc mắc BTNTB tại
châu Á

Hàm ý
Mô hình ước lượng các
Cơ sở chính
yếu tố ảnh hưởng tới khả
sách
lý luận năng vượt BTNTB cho Việt
Nam và các nước TNTB
cho Việt
thấp khác tại châu Á Nam

Thực trạng kinh tế và
khả năng vượt BTNTB
của Việt Nam

Cách tiếp
cận tương
đối Theo Theo Phỏng
các khái phương vấn
Cách tiếp niệm pháp so chuyên
cận tuyệt BTNTB sánh gia
đối

Hình 1: Sơ đồ khung phân tích

Nguồn: Tác giả, 2020

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đối với
BTNTB; khả năng vượt BTNTB của Việt Nam; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
BTNTB ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Khách thể nghiên cứu: Các quốc gia trên thế giới, tập trung vào các quốc gia
châu Á (trong đó có Việt Nam).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về kinh nghiệm mắc/thoát BTNTB của
các quốc gia trên thế giới, đánh giá ước lượng các yếu tố quyết định khả năng thoát
5

BTNTB của nhóm nước có TNTB thấp tại châu Á, xác định thực trạng kinh tế và khả
năng vượt BTNTB của Việt Nam, từ đó đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Mặc
dù, tồn tại nhiều nguyên nhân và biểu hiện của BTNTB, trong luận án này, NCS tập
trung vào biểu hiện của BTNTB thông qua chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người
và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và tập trung vào các yếu tố giúp các quốc gia
vượt BTNTB thành công.

Không gian nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu về BTNTB trên thế giới, tuy
nhiên, với mục tiêu tìm ra các hàm ý chính sách giúp Việt Nam vượt BTNTB thành
công, luận án lựa chọn tập trung nghiên cứu về BTNTB tại các quốc gia và nền kinh
tế tại châu Á như nhóm các nền kinh tế thoát BTNTB (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore, Hong Kong), nhóm nước mắc BTNTB tại châu Á (cụ thể là
Philippines và Indonesia) và nhóm quốc gia TNTB thấp tại châu Á (bao gồm Việt
Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Bangladesh,
Pakistan, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Bhutan). Việc lựa chọn tập trung vào các
nền kinh tế châu Á là do các quốc gia này có sự tương đồng về mặt địa lý, văn hóa,
lịch sử và kinh tế so với Việt Nam, như vậy sẽ giảm thiểu độ sai lệch trong kết quả
nghiên cứu và hàm ý chính sách đưa ra cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn.

Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm đối với BTNTB trên
thế giới và tại châu Á trong giai đoạn từ năm 1950 tới 2020. Luận án đánh giá ước
lượng các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt BTNTB của nhóm nước TNTB thấp
tại châu Á trong giai đoạn từ 2002 tới 2020. Luận án thực hiện phỏng vấn chuyên gia
để tìm ra những yếu tố quyết định tới khả năng vượt BTNTB của Việt Nam và xây
dựng kịch bản cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, thời gian thực hiện phỏng
vấn là tháng 3/2021 – 6/2021.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong luận án này, NCS sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là định
tính và định lượng.

4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được NCS sử dụng trong nghiên cứu định tính bao gồm dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp:
6

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các website của World Bank, IMF, Penn
World Tables, Tổ chức minh bạch quốc tế, Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ tài chính,
trong giai đoạn từ 1950 tới 2020.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 15 chuyên
gia có kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, thời gian thu thập
dữ liệu sơ cấp từ tháng 3/2021 tới tháng 6/2021.

4.1.2. Phương pháp phân tích

– Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh cho dữ liệu thứ cấp với các mục đích
sau: Thứ nhất, tìm hiểu kinh nghiệm các nước châu Á đối với BTNTB (tìm ra những
yếu tố giúp nhóm nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong
vượt BTNTB thành công; phân tích các yếu tố khiến Philippines và Indonesia bị mắc
BTNTB). Thứ hai, so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt BTNTB giữa Việt
Nam với nhóm nước rơi vào BTNTB và nhóm nước thoát BTNTB, và so sánh với
một số nước cụ thể như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…), từ đó đánh giá về khả
năng vượt BTNTB của Việt Nam.

– Phương pháp phân tích xây dựng kịch bản theo ý kiến chuyên gia bằng cách
cho điểm: Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng bảng hỏi, tập hợp ý kiến chuyên gia
về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng giúp Việt Nam vượt BTNTB từ đó xây dựng
kịch bản kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030. So sánh kết quả của phỏng
vấn chuyên gia với phần phân tích tổng hợp so sánh ở trên và phần nghiên cứu định
lượng để xác định khả năng vượt BTNTB của Việt Nam (Cụ thể về phương pháp
phỏng vấn chuyên gia xem ở phụ lục 8).

4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

4.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được NCS sử dụng trong nghiên cứu định lượng là dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các website của World Bank, IMF, Penn World Tables, Tổ chức
minh bạch quốc tế và Maddison (2018) trong giai đoạn từ 1950 tới 2020.

4.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp hồi quy: NCS sử dụng phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng
7

nhằm đánh giá ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt BTNTB của nhóm
nước TNTB thấp ở châu Á (Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Philippines,
Myanmar, Mông Cổ, Bangladesh, Pakistan, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Bhutan)
giai đoạn 2002 – 2020. Kết quả mô hình là căn cứ đưa ra hàm ý chính sách ở chương 6.

Phương pháp dự báo: Dựa trên các khái niệm khác nhau về BTNTB, NCS
dùng phương pháp dự báo theo mô hình ARIMA (Box và Jenkin, 1976) dự báo thu
nhập và tăng trưởng của Việt Nam tới năm 2030 để xác định khả năng vượt BTNTB
của Việt Nam. NCS cũng sử dụng phần mềm Eview để đánh giá tính dừng của chuỗi
số liệu về thu nhập tương đối của Việt Nam so với Mỹ, từ đó đánh giá khả năng vượt
BTNTB của Việt Nam.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Về lý luận

Luận án hệ thống hóa được cơ sở khoa học (bao gồm cơ sở lý thuyết và thực
tiễn) về BTNTB, xác định được các yếu tố khiến các quốc gia rơi vào BTNTB, những
yếu tố giúp các quốc gia thoát BTNTB.

Dựa vào các nghiên cứu quốc tế đi trước, luận án đã xác định được các cách
để đánh giá khả năng vượt BTNTB của Việt Nam. Trong luận án, NCS đã kết hợp
được nhiều phương pháp nghiên cứu từ phân tích, tổng hợp so sánh, tới phương pháp
định lượng và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

5.2. Về thực nghiệm

Luận án đã xây dựng được phương pháp luận đầy đủ để nghiên cứu về BTNTB
mà bất cứ quốc gia nào có đặc điểm tương đồng Việt Nam (tức là đang trong giai
đoạn TNTB thấp) có thể áp dụng để nghiên cứu cho quốc gia mình, cụ thể như sau:

Luận án đã khái quát hóa được những yếu tố chung và đặc trưng khiến các nền
kinh tế vượt/mắc BTNTB tại châu Á; đồng thời áp dụng các cách xác định BTNTB,
các tiêu chí so sánh và lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá khả năng vượt BTNTB của
Việt Nam.

Luận án dùng mô hình dữ liệu bảng xác định được các yếu tố quyết định tới
khả năng vượt BTNTB của Việt Nam và các nước TNTB thấp khác Châu Á.
8

Cuối cùng, từ kinh nghiệm BTNTB trong khu vực, thực trạng kinh tế và khả
năng vượt BTNTB của Việt Nam, các yếu tố quyết định tới khả năng vượt BTNTB
của nhóm nước TNTB thấp tại châu Á, xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới, định
hướng phát triển kinh tế của chính phủ, luận án đưa ra hàm ý chính sách cho Việt
Nam để vượt BTNTB thành công bao gồm thúc đẩy tăng trưởng nhờ tăng năng suất
lao động, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, nâng cao chất lượng thể chế; chính
phủ can thiệp linh hoạt vào nền kinh tế; nâng cao hiệu quả chi tiêu công và hiệu quả
hoạt động của vốn đầu tư, tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của luận án

Luận án được chia thành sáu chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về bẫy thu nhập trung bình

Chương 2: Cơ sở lý luận về bẫy thu nhập trung bình

Chương 3: Kinh nghiệm của các nền kinh tế vượt hoặc mắc bẫy thu nhập trung bình
tại châu Á

Chương 4: Thực trạng kinh tế và khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam

Chương 5: Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt bẫy thu nhập
trung bình cho Việt Nam và các nước thu nhập trung bình thấp khác tại châu Á

Chương 6: Hàm ý chính sách cho Việt Nam
9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẪY THU
NHẬP TRUNG BÌNH

1.1. Cách xác định BTNTB trong các nghiên cứu

Thuật ngữ BTNTB được đưa ra một cách gián tiếp bởi Garret (2004) khi quan
sát thấy tốc độ tăng trưởng của các nước TNTB đã bị đình trệ kể từ những năm 1980.
Thuật ngữ BTNTB được định nghĩa lần đầu tiên bởi Gill và Kharas (2007) trong báo
cáo “An East Asian Renaissance”, kể từ đó thuật ngữ BTNTB trong nghiên cứu học
thuật đã được phổ biến nhanh chóng. Tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2021, trên Google
Scholar, có tới hơn 300 bài báo khoa học với thuật ngữ BTNTB (Middle income trap)
trong tiêu đề. Trong số đó, các bài báo có số lượng trích dẫn nhiều nhất bao gồm
nghiên cứu của: Felipe và cộng sự (2012), Aiyar và cộng sự (2013), Egawa (2013),
Eichengreen và cộng sự (2013), Islam (2015), Kharas và Kohli (2011), Lin và
Treichel (2012).

Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu đặt câu hỏi về sự tồn tại của
BTNTB như Barro (2016) cho rằng “Sự chuyển dịch từ mức TNTB lên TN cao là
khó khăn nhưng không có bằng chứng chỉ ra sự chuyển dịch này khó hơn so với
chuyển từ mức TN thấp lên TNTB”, như vậy, BTNTB cũng không khác biệt so với
bẫy thu nhập thấp. Nghiên cứu của Im và Rosenblatt (2013) cũng đồng tình tới quan
điểm này. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất rằng BTNTB có tồn tại và
là hiện tượng đang ảnh hưởng lớn tới nhiều nước trên thế giới. Vấn đề BTNTB đã
được nghiên cứu bởi rất nhiều học giả (Ohno, 2009; Eichengreen và cộng sự, 2011;
Spence, 2011; Agenor và Canuto, 2012; Felipe và cộng sự, 2012; Tran Van Tho,
2013; Aiyar và cộng sự, 2012; …). Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại đưa ra một khái
niệm khác nhau về BTNTB, nhìn chung chưa có một định nghĩa thống nhất về
“BTNTB”, mặc dù hiện tượng rơi vào BTNTB đang diễn ra. Ngoài ra, cách viết về
các quốc gia được coi là rơi vào BTNTB cũng rất khác biệt trong các nghiên cứu như
“được coi là BTNTB” (so-called middle-income trap) (Wheatley, 2010), hoặc
“BTNTB, nếu bẫy này tồn tại” (middle-income trap, if such traps exist) (World Bank,
2010). Spence không sử dụng từ “bẫy” nhưng cũng chỉ ra “chuyển đổi từ TNTB sang
thu nhập cao là rất khó khăn” (Spence, 2011).
10

Hình 1.1 cho thấy tổng số lượt tìm kiếm tương đối trong Google trends cho
cụm từ “middle income trap” từ năm 2010 tới 2021 minh họa cho sự quan tâm tới
BTNTB ngày càng tăng kể từ năm 2011.

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

2014-07
2010-01
2010-07
2011-01
2011-07
2012-01
2012-07
2013-01
2013-07
2014-01

2015-01
2015-07
2016-01
2016-07
2017-01
2017-07
2018-01
2018-07
2019-01
2019-07
2020-01
2020-07
2021-01
Hình 1.1: Kết quả tìm kiếm Google cho chủ đề Bẫy thu nhập trung bình
(Middle income trap) trong tổng số tìm kiếm

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả Google trends1, 2021
1.1.1 Cách xác định BTNTB

Có hai cách xác định BTNTB bao gồm: cách tiếp cận tuyệt đối và cách tiếp cận
tương đối.

Cách tiếp cận tuyệt đối

Cách tiếp cận tuyệt đối dựa trên các mức TNTB tuyệt đối. Các tác giả như
Spence (2011), Felipe (2012), Aiyar và cộng sự (2013) Eichengreen, Park và Shin
(2013) sử dụng các giá trị tuyệt đối cho các ngưỡng thu nhập và dựa theo cách phân
loại thu nhập của World Bank (Phụ lục 2.1). Nhìn chung, cách tiếp cận tuyệt đối có
ưu điểm là đưa ra khái niệm và cách xác định các nước rơi hay thoát BTNTB một
cách rõ ràng. Mặc dù TNBQĐN không phản ánh hoàn toàn mức độ phát triển của
một quốc gia nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu như chất lượng
cuộc sống, tuổi thọ, tỷ lệ đi học… Nhược điểm của cách tiếp cận này là khi giữ các
mốc TN cố định để phân nhóm nước thì theo thời gian mốc TN này không còn phản

1 Google Trends, Cụm từ Tìm kiếm: “Middle income trap”, truy cập trực tuyến 30.05.2021. Thông tin về
Google Trends: “điểm số 100 phản ánh cụm từ được tìm kiếm rất phổ biến, điểm số 50 là phổ biến ở mức trung
bình, điểm số dưới 50 là ít phổ biến ”.
11

ánh chính xác kinh tế của một nước, nhất là không phản ánh được tương quan TN với
các quốc gia khác.

Spence (2011) là người đầu tiên đưa ra khoảng TN cố định để xác định
BTNTB, theo đó một nước rơi vào BTNTB khi có TNBQĐN từ 5000 USD tới 10000
USD vì nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều thử thách khi chuyển từ giai đoạn phát triển
này sang mức TN cao.

Felipe và cộng sự (2012) phân tích GDP PPP1990 của 124 quốc gia dựa trên
bộ số liệu Maddison 2010, do bộ số liệu Maddison 2010 có số liệu tăng trưởng tới
năm 2008, các tác giả đã mở rộng số liệu tới 2010 nhờ việc sử dụng tăng trưởng GDP
BQĐN (theo local currency và constant prices) từ cơ sở dữ liệu của World Economic
Outlook, IMF. Cách phân loại nhóm nước theo TN của World Bank thông thường
dựa theo GNI BQĐN, do đó không thể áp dụng trực tiếp để phân loại dữ liệu của
Maddison. Các tác giả đã lựa chọn các ngưỡng thu nhập để đảm bảo các nước được
xếp loại TN thấp, TNTB thấp, TNTB cao và TN cao ở từng năm giống nhất với kết
quả phân loại mà World Bank đưa ra. Cuối cùng các tác giả chọn được cách phân loại
theo bốn ngưỡng thu nhập sau: thu nhập thấp (dưới 2000 USD), TNTB thấp (2000 –
7250USD), TNTB cao (7250 – 11750 USD) và thu nhập cao (11750 USD). Sau đó
chỉ ra một quốc gia được coi là rơi vào BTNTB thấp nếu đã ở trong mức thu nhập
này hơn 28 năm, một quốc gia rơi vào BTNTB cao nếu đã ở trong mức thu nhập này
hơn 14 năm. Và để vượt qua TNTB thấp cần tốc độ tăng trưởng trung bình tối thiểu
4.7%/năm, trong khi để vượt qua TNTB cao cần tốc độ tăng trưởng 3.5%/năm trong
giai đoạn nêu trên.

Eichengreen (2013) định nghĩa BTNTB là sự tăng trưởng chậm lại của các nền
kinh tế thị trường mới nổi. Theo họ, một quốc gia đối mặt với tăng trưởng chậm lại ở
thời gian t nếu: (1) Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 7 năm của TNBQĐN là 3,5%
hoặc lớn hơn so với thời điểm t.; (2) Sau thời gian t, tốc độ tăng trưởng thấp hơn ít
nhất 2%; (3) TNBQ lớn hơn $10,000. Tác giả kết luận rằng, tăng trưởng chậm lại chủ
yếu xảy ra ở thời điểm chuyển giao thu nhập từ $10000 -11000, và $15000-16000.
Nghiên cứu này cập nhật so với nghiên cứu năm 2011 (PWT 6.3) của tác giả do sử
dụng PWT 7.1.
12

Aiyar và các cộng sự (2013) trong bài nghiên cứu “Tăng trưởng chậm lại và
BTNTB” nêu rõ BTNTB là hiện tượng các quốc gia tăng trưởng nhanh, sau khi đạt
được mức TNTB không thể tiếp tục tiến lên mức thu nhập cao. Nghiên cứu chỉ ra
BTNTB thực tế là trường hợp đặc biệt của “tăng trưởng chậm lại”. Aiyar chọn ngưỡng
TNTB thấp là $2000 và cao là $15000. Tác giả dùng dữ liệu về TNTB cho 138 quốc
gia trong 11 thời kỳ (1955 và 2009). Trước tiên, thực hiện hồi quy, với tỷ lệ tăng
trưởng của TNBQĐN (dùng trung bình nhân của 5 năm) là biến phụ thuộc, và mức
độ trễ của thu nhập cũng như vốn là các biến độc lập. Kết quả hồi quy này cho ra một
tốc độ tăng trưởng dự kiến của mỗi nước tại từng thời điểm. Phần chênh lệch res t là
sự khác nhau giữa tỷ lệ tăng trưởng thực tế và dự kiến của nước i tại thời điểm t. Theo
đó, quốc gia i bị tăng trưởng chậm lại khi phần chênh lệch nhỏ hơn đáng kể so với
thời điểm trước đó (t-1) và cũng nhỏ hơn thời điểm tiếp theo (t+1), trong đó mỗi thời
kỳ t là 5 năm. Tóm lại, quá trình tăng trưởng chậm lại kéo dài ít nhất 10 năm. Tác giả
chỉ ra 123 lần tăng trưởng chậm lại từ 1960 (11% tổng số mẫu). Tác giả cũng kết luận
rằng các nước TNTB thường bị tăng trưởng chậm lại nhiều hơn so với các nước có
thu nhập thấp hoặc cao.

Islam (2015) có cách tiếp cận khác khi nghiên cứu TNBQĐN của các nước
vào bốn thời điểm, năm 1980, 1990, 2000 và 2010, sao đó xếp các quốc gia vào nhóm
nước TN thấp, TNTB thấp, TNTB cao và TN cao theo cách định nghĩa của World
Bank. Một quốc gia được xếp là rơi vào BTNTB khi ở cả bốn mốc thời gian này đều
có TNTB cao vì quốc gia đó đã không chuyển được sang mốc TN cao sau 40 năm.

Các nhà kinh tế học của Morgan Stanley khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
nghiên cứu các giai đoạn phát triển của lịch sử thế giới và phát hiện ra rằng, trong
lịch sử, tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ bị suy giảm sau một số năm tăng trưởng
cao. Thời điểm suy giảm tăng trưởng thường rơi vào mức GDP BQĐN PPP là
7000USD. Dựa trên số liệu của Angus Maddison, họ tìm ra rằng trong 100 năm qua
có tới 40 nền kinh tế bị suy giảm tăng trưởng khi đạt mức TN 7000 USD, trong đó
31 nước có mức suy giảm tăng trưởng trung bình 2,8% sau khi đạt mức TN kể trên
(Wang và cộng sự, 2009). Ngoài những nghiên cứu kể trên, Egawa (2013), Yiping và
các cộng sự (2014), Dalgic và các cộng sự (2014) and Bozkurt và các cộng sự (2014)
cũng nghiên cứu về BTNTB theo cách tiếp cận tuyệt đối.
13

Nhìn chung, cách tiếp cận tuyệt đối có ưu điểm là đưa ra khái niệm và cách
xác định các nước rơi hay thoát BTNTB một cách rõ ràng. Mặc dù TNBQĐN không
phản ánh hoàn toàn mức độ phát triển của một quốc gia nhưng cũng có mối quan hệ
mật thiết với các chỉ tiêu như chất lượng cuộc sống, tuổi thọ, tỷ lệ đi học… Nhược
điểm của cách tiếp cận này là khi giữ các mốc TN cố định để phân nhóm nước thì
theo thời gian mốc TN này không còn phản ánh chính xác kinh tế của một nước, nhất
là không phản ánh được tương quan TN với các quốc gia khác.

Cách tiếp cận tương đối

Cách tiếp cận “tương đối” dựa theo TNBQĐN khi so sánh với Mỹ hoặc một
quốc gia phát triển khác. BTNTB tập trung vào nghiên cứu các nước thất bại trong
việc đuổi kịp các nước phát triển như Mỹ và Nhật. Các nghiên cứu lựa chọn cách tiếp
cận tương đối lập luận rằng mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia là đạt được mức thu
nhập cao như các nước phát triển nhất, do đó không nên chỉ nhìn vào thu nhập tuyệt
đối của quốc gia đó mà phải có sự so sánh với một quốc gia phát triển (Cai, 2012).
Woo (2012), Jankowska và các cộng sự (2012), Im và Rosenblatt (2013), Robertson
và Ye (2013), Bulman và các cộng sự (2014) là những nhà nghiên cứu điển hình tiếp
cận BTNTB theo hướng tương đối (Phụ lục 2.2).

Woo (2012) giới thiệu khái niệm về chỉ số đuổi kịp (catch-up index CUI) đo
bằng tỷ lệ thu nhập bình quân trên đầu người của một quốc gia với thu nhập bình
quân đầu người tại Mỹ. Woo sử dụng số liệu về dân số và GDP của Maddison (2010),
trong đó GDP đo bằng 1990 Geary Khamis dollars. Tác giả chỉ ra một nước có TNTB
khi thu nhập của nước đó ở trong khoảng 20% đến 55% TNBQĐN của Mỹ. Theo đó,
một quốc gia mắc BTNTB nếu chỉ số đuổi kịp giữ ở mức 20-55% trong giai đoạn
1960-2006.

Báo cáo “China 2030” của World Bank, 2012 chỉ ra một quốc gia rơi vào
BTNTB khi thu nhập nằm trong khoảng 5% đến 45% TNBQ của Mỹ (theo Geary
Khamis dollar 1990). Theo cách tiếp cận này, trong số 101 quốc gia có TNTB năm
1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao trước năm 2008. Agenor và
Canuto (2012) cũng sử dụng cách định nghĩa này trong nghiên cứu của mình.
14

Robertson và Ye (2013) công bố cách kiểm tra BTNTB bằng cách sử dụng dữ
liệu PWT (Pen World Table). Tác giả tập trung vào log income gap x i,t = y i,t – y
r,t. Trong đó, y là log của TNBQTĐN của nước i, và r là nước tham chiếu.. Theo các
tác giả, một nước mắc BTNTB khi: thu nhập của nước đó không khác nhiều so với
nước tham chiếu theo thời gian (dùng GDP cố định giá 2005, điều chỉnh theo PPP);
thu nhập nằm trong ngưỡng trung bình 8% đến 36% so với Mỹ.

Cũng sử dụng cách tiếp cận như Robertson và Ye (2013), Yilmaz (2014)
nghiên cứu 57 quốc gia TNTB xem có mắc BTNTB hay không bằng cách sử dụng số
liệu từ 1960 đến 2010. Kết quả là 8/57 quốc gia thoát bẫy (Đảo Síp, Hy Lạp, Bồ Đào
Nha, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan) các quốc gia còn lại
(Thổ Nhĩ Kỳ và đa số các quốc gia Châu Mỹ La tinh) đều mắc bẫy.

Im và Rosenblatt (2013), cũng tiếp cận theo hướng tương đối. Các tác giả
nghiên cứu phân bố thu nhập tại 127 nước từ 1950 đến 2008 từ số liệu Maddison
(2010). Các tác giả đã chia TNTB ra làm ba mức “TB thấp”, “TB vừa” và “TB cao”
(phần tô đậm) theo 2 nhóm thu nhập khác nhau:

(1): <15%, 15-30, 30-45, 45-60, và 60% của thu nhập Mỹ

(2): <1/16, 1/16-1/8, 1/8-1/4, ¼-1/2, và >1/2 so với thu nhập của Mỹ.

Kết luận chỉ ra rằng quá trình chuyển từ TNTB cao lên TN cao cũng giống như
TNTB thấp lên TNTB cao. Do đó, các tác giả nghi ngờ về sự tồn tại của BTNTB.

Bulman và các cộng sự (2014) phân biệt các quốc gia thành hai nhóm “thoát
bẫy” và “không thoát bẫy”. Tác giả khẳng định các nước thoát bẫy tăng trưởng nhanh
trong mọi mức thu nhập, trong khi nhóm không thoát bẫy có xu hướng tăng trưởng
chậm ở các giai đoạn phát triển (không chỉ trong ngưỡng TNTB). Kết luận này mâu
thuẫn với các nghiên cứu cho rằng BTNTB là kết quả của việc tăng trưởng chậm lại
kéo dài trong mức TNTB. Tác giả đã sử dụng cách tiếp cận tương đối, chỉ ra mức
TNTB thấp và cao là nằm trong khoảng 10% đến 50% thu nhập của Mỹ (dữ liệu PWT
7.0). Một nước mắc bẫy khi nó nằm trong ngưỡng thu nhập này trong giai đoạn 1960-
2009 và không thể đạt được mức thu nhập cao (>50% GDP BQĐN của Mỹ).
15

Ngoài ra, nghiên cứu của PwC (2014) đưa ra chỉ số thoát bẫy (ESCAPE Index
– EI). Một nhóm các nhà kinh tế mà đứng đầu là Hawksworth (2014) đã đưa ra chỉ
số thoát bẫy nhằm phân tích khả năng thoát BTNTB cả các thị trường mới nổi. Chỉ
số này gồm 20 chỉ số nhỏ trong 5 lĩnh vực: (i) ổn định và tăng trưởng kinh tế, ii) tiến
bộ và gắn kết xã hội, iii) công nghệ truyền thông, iv) các thể chế chính trị, luật pháp
và quản lý, và v) tính bền vững về môi trường. Theo chỉ số thoát bẫy, những quốc gia
đang đi đúng con đường thoát bẫy bao gồm Trung Quốc, Chile, Malaysia, Ả rập xê
út, trong khi đó Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ là năm quốc gia
mắc BTNTB.

Ưu điểm của cách tiếp cận tương đối là so sánh được TN giữa các quốc gia
theo thời gian do đó không cần cập nhật các mốc TN để xác định trạng thái của các
nước.

Điểm chung của hai cách tiếp cận là hầu hết đều tập trung vào các nước Châu
Mỹ La Tinh và Châu Á. Các nghiên cứu với cách tiếp cận tuyệt đối chỉ ra BTNTB là
do tăng trưởng chậm lại. Cách tiếp cận tương đối chỉ ra BTNTB là do quá trình đuổi
kịp bị thất bại. Hầu hết các nghiên cứu về BTNTB đều tập trung vào nghiên cứu diễn
biến của thu nhập bình quân trên đầu người và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia
theo thời gian, đồng thời nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới hai biến số này.
Nguồn số liệu thường sử dụng của World Bank, Pen World Tables, Maddison (2010).
1.1.2 Danh sách các quốc gia mắc /thoát/ có nguy cơ rơi vào BTNTB trong các
nghiên cứu

Từ các cách xác định TNTB và Bẫy thu nhập trung bình khác nhau, kết quả là số lượng các
nước được xác định rơi vào BTNTB trong các nghiên cứu cũng khác nhau. Theo số
liệu của World Bank, trong 101 nước TNTB năm 1960, có 88 nước mắc BTNTB và
13 nước lên được mức TN cao trước 2008: Equatorial Guinea, Hi Lạp, Hong Kong,
Ireland, Israel, Nhật Bản, Mauritius, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Hàn Quốc, Singapore,
Tây Ba Nha, Đài Loan. Hầu hết 88 nước rơi vào BTNTB còn lại nằm ở Châu Mỹ La
tinh và Trung Đông.

Felipe và cộng sự (2012) xác định có 52 nước có TNTB năm 2010, bao gồm
38 nước là TNTB thấp, 14 nước TNTB cao. Trong đó, 30 nước nằm trong BTNTB
16

thấp, 5 nước mắc BTNTB cao. Thêm vào đó, 7 nước được xếp là có khả năng rơi vào
BTNTB. Woo (2012) nghiên cứu các nước Mỹ La Tinh và Đông Á. Tác giả chỉ ra 5
quốc gia Mỹ La Tinh là các nước mắc BTNTB (Argentina, Brazil, Chile, Mexico và
Venezuela).

Bulman và cộng sự (2014) nghiên cứu sự chuyển giao của các quốc gia giữa
ba mức thu nhập từ 1960 (1970) đến 2009 thông qua cách tiếp cận tương đối. Kết quả
là trong 41 nước có TNTB năm 1960, 10 nước đã chuyển sang được mức TN cao,
trong đó 24 nước vẫn nằm trong mức TNTB và 7 nước quay lại mức TN thấp.

Robertson và Ye (2013) nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian về TNBQĐN của
các quốc gia. Các tác giả tiến hành hai loại kiểm tra: Kiểm tra Dickey-Fuller đơn giản
trên log của chênh lệch TNBQ xi,t (mô hình không giới hạn) và một mức kiểm tra
tương tự nhưng không phải chuỗi thời gian dài hạn trên xi,t (mô hình giới hạn). Trong
hình thức kiểm tra thứ hai, giả định đặt ra là tất cả các quốc gia có tốc độ tăng trưởng
dài hạn giống nhau. Hai cách kiểm tra này cho ra kết quả rất khác nhau (mô hình
không giới hạn chỉ ra 6 nước mắc BTNTB, mô hình giới hạn chỉ ra 25 nước mắc
BTNTB). Hầu hết các nước trong 25 nước này nằm ở Châu Mỹ La Tinh (6 nước) và
Trung Mỹ (6 nước) và Châu Á (6 ở Tây Á, 3 ở Đông Nam Á).

Pruchnik và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 186 quốc gia, xem xét khả năng
mắc bẫy của các quốc gia này theo những định nghĩa khác nhau về BTNTB. Các tác
giả đưa ra kết luận hầu hết các quốc gia trong nghiên cứu (112 trên 186 nước, tương
đương 60,2%) được xác định mắc BTNTB theo ít nhất một định nghĩa; 48,4% số
quốc gia hiện đang mắc bẫy (số liệu World Bank tới 2015); 67 quốc gia được xác
định là mắc bẫy theo một số định nghĩa nhưng lại được xác định là thoát bẫy theo
định nghĩa khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nước Châu Mỹ La tinh và Ca ri bê chịu
ảnh hưởng lớn nhất từ BTNTB, có tới 90,6% các quốc gia trong khu vực này được
xác định mắc bẫy theo ít nhất một định nghĩa về BTNTB. Ngoài ra một số nghiên
cứu khác như Agenor và Canuto (2015); Im và Rosemblatt (2013); Jankowska và
cộng sự (2012) không nêu danh sách nhóm mắc BTNTB nhưng liệt kê được các quốc
gia đã thoát bẫy (Xem danh sách các quốc gia mắc bẫy và thoát bẫy ở Phụ lục 1).

Nghiên cứu William.T.Wilson (2014) về BTNTB tại khu vực Đông Á, tập
17

trung vào bốn quốc gia là Thái Lan, Indonesia, Philipines và Việt Nam, thông qua
phân tích các nhân tố chính quyết định đến BTNTB: nền tảng vĩ mô, cơ cấu dân số,
đô thị hoá, thể chế, cơ cấu thương mại, cơ sở hạ tầng; chiến tranh và xung đột. Tác
giả chỉ ra Việt Nam là nước có nhiều khả năng rơi vào BTNTB. Wing Thye Woo
(2009) cho rằng Malaysia hiện đang mắc BTNTB vì nước này vẫn đang sử dụng chiến
lược tăng trưởng kinh tế được xây dựng vào năm 1970 khi cấu trúc nền kinh tế
Malaysia và các điều kiện kinh tế quốc tế rất khác so với ngày nay. Nghiên cứu của
Jitsuchon (2012) chỉ ra Thái Lan hiện đang mắc BTNTB. Ohno (2017) thực hiện một
nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng chính sách công nghiệp và hiệu quả tăng
trưởng. Kết luận của Ohno là Việt Nam cùng với Ấn Độ, Indonesia. Campuchia đã
rơi vào BTNTB nhưng chất lượng của chính sách công nghiệp vẫn rất thấp.
Theo Cai (2012) và Linda Glawe, Helmut Wagner (2020), Trung Quốc đang
phải đối mặt với thách thức trong việc xác định làm thế nào để vượt qua giai đoạn
tăng trưởng giảm tốc, điều này đã dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang, hoặc cũng
sẽ phải đối mặt với BTNTB. Nguyễn Minh Phong (2014) nghiên cứu về các khái
niệm BTNTB trên thế giới, thách thức BTNTB và ứng phó cần có của Việt Nam. Tác
giả chỉ ra Việt Nam có thể đối diện với BTNTB do tốc độ tăng trưởng có nguy cơ
chậm lại, các nhân tố tăng trưởng theo bề rộng không còn hiệu quả như trước, thiếu
các động lực tăng trưởng theo chiều sâu. Trong nghiên cứu của Tho (2013), tác giả
đưa ra một khung phân tích bao gồm các thuật ngữ như giai đoạn phát triển, điểm
chuyển hoán trên thị trường lao động, tăng trưởng dựa trên đầu vào, tăng trưởng dựa
trên năng suất các nhân tố tổng hợp, lợi thế so sánh động và yếu tố thể chế. Sau đó,
nghiên cứu giai đoạn phát triển hiện nay của các nước ASEAN, có so sánh với các
nước Đông Á khác, đồng thời đánh giá khả năng vượt BTNTB của các nước ASEAN
bằng cách thử so sánh tình trạng hiện nay của các nước đó với kinh nghiệm của Hàn
Quốc, một nước đã thành công trong quá trình thoát khỏi BTNTB và phát triển thành
nước tiên tiến. Phần cuối của nghiên cứu tập trung bàn về khả năng rơi vào BTNTB
của Việt Nam. Nghiên cứu kết luận nếu không cải cách triệt để, Việt Nam có thể rơi
vào trường hợp mà tác giả gọi là sự xuất hiện sớm của BTNTB. Nguyễn Văn Luân
và Ngô Văn Hải (2015), Chu Văn Cấp & Nguyễn Đức Hải (2015), Võ Trí Hảo (2016),
Phan Thế Công và Phạm Thị Minh Uyên (2016), Charles Gore (2017) cũng nhận định
18

Việt Nam có nguy cơ rơi vào BTNTB.
Như vậy, chuỗi dữ liệu, thời gian và phương pháp nghiên cứu khác nhau dẫn
đến kết quả nghiên cứu rất khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các nước
Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, trong những năm gần đây do tăng trưởng chậm lại diễn
ra tại Trung Quốc nên có thêm nhiều nghiên cứu đặt câu hỏi về khả năng mắc BTNTB
của Trung Quốc. Về kết quả nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra các nước mắc
bẫy nằm ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, riêng nghiên cứu của Bulman (2014) kết
luận nhiều nước mắc BTNTB ở Châu Âu. Đối với các nghiên cứu về BTNTB tại Việt
Nam, đa số các nghiên cứu chỉ ra Việt Nam đang rơi vào hoặc có nguy cơ đối mặt
với BTNTB. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu này một phần cũng xuất phát từ
việc chưa có định nghĩa rõ ràng và đồng nhất về BTNTB.
1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB
Có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới BTNTB nhưng tổng hợp
lại thì hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các biến kiểm soát tăng trưởng trong
đó chủ yếu tập trung vào yếu tố vốn nhân lực, công nghệ, vốn đầu tư, thể chế và hội
nhập. Nói cách khác, các yếu tố được lựa chọn là những yếu tố quyết định tăng trưởng
kinh tế dài hạn, rất quan trọng cho các nước TNTB duy trì tăng trưởng kinh tế.
1.2.1 Vốn đầu tư
Có nhiều cách giải thích khác nhau đã được đưa ra để giải thích cho sự tồn tại
của BTNTB. Những lập luận mà các nhà nghiên cứu đưa ra về cơ bản đều chỉ ra sự
suy giảm trong tốc độ tăng năng suất là nguyên nhân chính của BTNTB; tuy nhiên
các nhà nghiên cứu đưa ra những lý do khác nhau giải thích sự giảm tốc của năng
suất và về những chính sách có thể được thực hiện để thúc đẩy tăng năng suất. Một
trong các lý do được đưa ra để giải thích sự suy giảm tốc độ tăng năng suất là do vốn
tư bản có hiệu suất giảm dần.
Lập luận đầu tiên để giải thích về BTNTB (đặc biệt là với những kinh nghiệm
ở Đông Á với Trung Đông và Bắc Phi) liên quan tới năng suất cận biên giảm dần của
vốn tư bản. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế, tỷ lệ đầu tư cao (đặc biệt là
các khu vực công) tạo ra lợi ích lớn về tăng trưởng trong kinh tế do đầu tư công vừa
trực tiếp tác động lên năng suất của các yếu tố đầu vào vừa gián tiếp thúc đẩy đầu tư
công thông qua hiệu ứng bổ sung (Agenor, 2012).
19

Kharas và Kohli (2001) chỉ ra rằng các nước TNTB và thu nhập thấp có
những kênh tăng trưởng khác nhau. Đối với nước thu nhập thấp, tăng trưởng có được
do sự di chuyển các yếu tố, đặc biệt là lao động từ những hoạt động năng suất thấp
lên những hoạt động năng suất cao, cụ thể là trong xuất khẩu. Chính phủ chỉ có vai
trò cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ thị trường. Tích luỹ tư bản tương đối đơn giản do
chỉ yêu cầu thị trường tài chính tốt. Tuy nhiên, các quốc gia TNTB phải đối mặt với
những điều kiện khó khăn hơn do các yếu tố đã dịch chuyển sang các hoạt động có
năng suất cao và hiệu quả đầu tư của vốn lúc này giảm dần. Các quốc gia có TNTB
phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn để thu hút người tiêu dùng trên
thị trường quốc tế, đồng thời cũng phải tập trung vào thị trường nội địa. Lúc này,
phân bổ thu nhập là vấn đề cần quan tâm vì tăng trưởng phụ thuộc vào nhu cầu tiêu
dùng của nhóm TN thấp và trung bình.
Nguyễn Văn Luân và Ngô Văn Hải (2015) chỉ ra giai đoạn 2008 – 2014 tăng
trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức bình quân 5,5 – 6%/năm chưa đáp ứng yêu cầu cần
thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế Việt Nam đang ngày
càng bộc lộ sự tăng trưởng chậm, năng suất chưa cao, đồng vốn bỏ ra lớn nhưng hiệu
quả thấp, khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm… Do đó, kinh tế Việt Nam phải
đối mặt với vấn đề rơi vào BTNTB.
1.2.2 Vốn nhân lực
Felipe và các cộng sự (2012) chỉ ra rằng kiến thức và kỹ năng của lực lượng
lao động ở những quốc gia rơi vào BTNTB thường thấp, do đó khó có thể sản xuất
và xuất khẩu những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao. Lin và Treichel (2012),
cũng nhấn mạnh nguyên nhân của BTNTB là do các quốc gia không có nhân lực để
chuyển đổi từ sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng thấp sang hàng hoá có giá trị gia
tăng cao. Jankowska và các cộng sự (2012) cũng nêu rõ nguyên nhân của BTNTB là
năng suất lao động thấp và thiếu sự chuyển đổi cơ cấu lao động.
Trong nghiên cứu bởi Redding (1996) khẳng định thiếu sót trong đào tạo và
giáo dục có thể làm giảm hiệu quả các khoản đầu tư của các công ty về chất lượng
sản phẩm. Trong mô hình của Redding, công nhân đầu tư vào việc phát triển kỹ năng,
trong khi doanh nghiệp đầu tư vào R&D. Hai hình thức đầu tư đem lại ảnh hưởng qua
lại tích cực và bổ sung lẫn nhau.
20

Nghiên cứu của Acemoglu và cộng sự (2006) cung cấp một cơ sở khái niệm
thay thế cho BTNTB. Trong khuôn khổ nghiên cứu của họ, việc lựa chọn cán bộ quản
lý kỹ năng cao và các công việc để thúc đẩy sự đổi mới quan trọng hơn so với việc
áp dụng (hay mô phỏng) công nghệ nước ngoài. Theo lý luận của các tác giả, nếu
trình độ và kỹ năng của các nhà quản lý kém, họ sẽ không thể sử dụng công nghệ một
cách hiệu quả. Không có khả năng nâng cao chất lượng của lực lượng lao động có thể
coi là nguyên nhân khiến BTNTB kéo dài, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh.
Theo Eichengreen và cộng sự (2011), các nhân tố dẫn tới tăng trưởng chậm lại
bao gồm: tốc độ tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu, yếu tố nhân khẩu học không thuận
lợi, tỷ lệ đầu tư cao và tỷ giá hối đoái thấp. Nghiên cứu năm 2013 của các tác giả chỉ
ra nếu tỷ lệ số người được giáo dục trung học trở lên trong tổng dân số càng cao và
tỷ lệ xuất khẩu công nghệ cao thì tăng trưởng chậm lại càng ít xảy ra. Jimenez và
cộng sự (2012) và Jitsuchon (2012) cũng chỉ ra thiếu hụt lao động có tay nghề và chất
lượng là nguyên nhân khiến các quốc gia mắc BTNTB.
Stone và Shepherd (2011) cho thấy sự sẵn có của lao động có tay nghề cao là
một yếu tố quyết định đặc biệt quan trọng để một công ty có thể tạo ra năng suất từ
nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hoá tư bản, tận dụng những lợi ích đem lại từ
thương mại. Vai trò của chính sách công trong việc tạo ra ngoại ứng tích cực trong
giáo dục cũng được đề cập trong nghiên cứu của Agenor và Canuto (2015).
Theo Refika Atalay (2015), các nước đang phát triển sau khi đạt thu nhập
BQĐN 10.000 USD/đầu người phải đối mặt với BTNTB và hướng tới mục tiêu phát
triển kinh tế, cải thiện nguồn vốn con người của họ để loại bỏ BTNTB. Vốn nhân lực
bao gồm kiến thức và kỹ năng mà nhân lực có được. Tất cả những điều này cho phép
gia tăng sự phát triển của cá nhân và xã hội và sự thịnh vượng về kinh tế. Tuy nhiên,
thời lượng giáo dục ở các nước đang phát triển càng tăng thì chi phí cá nhân và xã
hội càng tăng. Do đó, các quốc gia này phải cải thiện các chính sách giáo dục để vừa
phát triển nguồn nhân lực vừa giảm chi phí thay thế gây ra cho giáo dục.
Bozkurt và các cộng sự (2014) nghiên cứu xem Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào BTNTB
hay chưa bằng cách sử dụng dữ liệu giai đoạn 1971 – 2012 thông qua phân tích hội tụ
và ARDL. Thổ Nhĩ Kỳ “hội tụ” các nước có TN cao nhờ hai biến số quan trọng tác
động tích cực lên GDP BQĐN là tỷ lệ đi học và tiết kiệm trong nước.
21

Nghiên cứu của Agenor và Canuto (2015) sử dụng mô hình OLG phân biệt giữa
hai loại kỹ năng lao động, cơ bản và nâng cao, trong đó kỹ năng nâng cao được được
nghĩa là những kiến thức chuyên môn có được do tham gia các chương trình giáo dục
đại học ở tuổi trưởng thành. Các cá nhân với kỹ năng lao động cơ bản và nâng cao đều
có thể làm việc để sản xuất ra hàng hoá cuối cùng nhưng chỉ những người có kỹ năng
nâng cao mới có thể làm trong lĩnh vực phát minh, sáng tạo. Mô hình nghiên cứu này giả
định năng suất cận biên đạt được từ việc tích luỹ kiến thức, kỹ năng sẽ tăng dần nhờ hiệu
ứng “learning by doing”.
Trong nghiên cứu về Thái Lan của Warr (2011), để có thể thoát BTNTB, Thái
Lan phải tăng năng suất lao động thông qua việc đầu tư vào vốn nhân lực, đặc biệt
nâng cao chất lượng giáo dục. Tác giả cho rằng sự quan liêu của bộ giáo dục là nguyên
nhân khiến chất lượng giáo dục của Thái Lan thấp. Tran Van Tho (2013), Dinh
(2014), Phan Thế Công và Phạm Thị Minh Uyên (2016), Tran Thi Ha (2018) khi
nghiên cứu về BTNTB tại Việt Nam cũng kết luận Việt Nam muốn thoát BTNTB cần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kĩ năng cho người lao động, đẩy mạnh
khả năng nghiên cứu phát triển và tạo môi trường thể chế thuận lợi cho lĩnh vực tư nhân.
1.2.3 Công nghệ
Các nghiên cứu định lượng về các quốc gia chỉ ra rằng tăng trưởng chậm lại
liên quan trực tiếp đến BTNTB là do năng suất suy giảm không phải đơn thuần là kết
quả của việc năng suất cận biên của tích luỹ vốn tư bản bị giảm. Nghiên cứu của
Yanrui Wu (2013) đã chia năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) thành các yếu tố nhỏ hơn
như sáng tạo (tiến bộ công nghệ) và hệ số bắt kịp (thay đổi trong hiệu quả công nghệ).
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 109 nền kinh tế, giai đoạn 1961 – 2010. Tác giả so
sánh hiệu quả của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi BTNTB và các quốc gia tránh được
BTNTB, kết quả là TFP đóng vai trò quan trọng ở các nước thu nhập cao và các nước
thoát BTNTB nhưng lại có tác động ngược chiều tới các nước mắc BTNTB. Ngoài
ra, cả ở nước có thu nhập cao vào nước có TNTB, tiến bộ công nghệ và hiệu quả công
nghệ đều có tác động cùng chiều tới tăng trưởng.
Theo Bulman và cộng sự (2014), các nước thoát TNTB thường có tốc độ tăng
trưởng công nghệ cao hơn, lạm phát thấp hơn, quá trình chuyển đổi cơ cấu nhanh hơn
(từ nông nghiệp sang công nghiệp). Các nước thoát bẫy cũng có mức độ vốn nhân
22

lực, tỷ trọng xuất khẩu cao hơn, quản lý vĩ mô tốt hơn, phân phối thu nhập công bằng
hơn.
Aiyar và cộng sự (2013) cũng chỉ ra rằng các nước nằm trong ngưỡng TNTB
thường có TFP suy giảm mạnh hơn so với những nước có thu nhập cao và thấp. Đồng
thời, suy giảm tăng trưởng không phải là một hiện tượng nhất thời, nó có thể kéo dài
thời gian chuyển đổi sang mức thu nhập cao, nhưng nó không có nghĩa là các quốc
gia sẽ bị “bẫy” lại trong giai đoạn tăng trưởng thấp.
Dalgic và các cộng sự (2014) phân tích các chỉ số hiệu quả liên quan tới
BTNTB bằng cách sử dụng dữ liệu của 56 quốc gia có TNTB từ 1990 đến 2013 bằng
phương pháp Probit. Nghiên cứu chỉ ra khác biệt trong chất lượng nguồn nhân lực,
công nghệ và chất lượng thể chế là những yếu tố giúp các quốc gia thoát BTNTB.
Jitsuchon (2012) chỉ ra mức độ chi tiêu và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
thấp, chính phủ Thái Lan chưa thực sự nỗ lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đây cũng là
nguyên nhân khiến Thái Lan rơi vào BTNTB.
Các nhà kinh tế học như Eichengreen và cộng sự (2012), Agenor và Canuto
(2012), Felipe và cộng sự (2012), Ayiar và cộng sự (2013) đều chung quan điểm các
quốc gia thoát được BTNTB là do thực thi chiến lược phát triển kinh tế hợp lí, duy
trì tăng trưởng sáng tạo và chuyển đổi từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu sáng kiến,
công nghệ. Tăng trưởng trong sáng tạo giúp tăng năng suất, giúp các quốc gia đạt
mức tăng trưởng kinh tế cao hơn và dần thoát khỏi BTNTB. Nghiên cứu về các quốc
gia Đông Nam Á, Daniel Kasenda (2013) cũng chỉ ra muốn thoát BTNTB phải tập
trung nâng cao hiệu quả hoạt động chính phủ, đầu tư cơ sở hạ tầng và nghiên cứu
khoa học công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể là cơ hội giúp các quốc gia
như Malaysia, Thái Lan vượt BTNTB thành công, để đạt được điều đó, các quốc gia
này cần có sự chuẩn bị sẵn sàng và phản ứng nhanh thích ứng với sự thay đổi công
nghệ như nâng cao hiểu biết về công nghệ số, đẩy mạnh kỹ năng, trình độ học vấn
của người lao động, điều chỉnh cơ cấu dân số, mở rộng quy mô thị trường nội địa và
nâng cao vị trí trong chuỗi sản xuất toàn cầu (Keun và cộng sự, 2020).
Theo Nguyễn Minh Phong (2014) và Phan Thế Công và Phạm Thị Minh Uyên
(2016), Việt Nam muốn thoát BTNTB cần tập trung nâng cao trình độ khoa học công
nghệ, tăng cường ảnh hưởng của các nhân tố năng suất tổng hợp. Klingler-Vidra và
23

cộng sự (2020) chỉ ra khi Việt Nam vượt qua ngưỡng của World Bank từ “TN thấp”
sang “TNTB thấp”, chính phủ Việt Nam bắt đầu quan tâm tới vấn đề “BTNTB” và
xác định “chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN)” là yếu tố quan trọng nhất
duy trì tăng trưởng kinh tế và giúp tránh bẫy.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các quốc gia rơi vào Bẫy thu nhập trung bình do các mặt hàng xuất
khẩu không đa dạng và không có khả năng sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có
hàm lượng công nghệ cao (như trong nghiên cứu của Felipe và cộng sự 2012,
Eichengreen và cộng sự 2013, Lin và Treichel 2012). Eichengreen và cộng sự (2013)
chỉ ra tăng trưởng chậm lại thường ít xảy ra ở những nước có cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu đa dạng và các mặt hàng công nghệ cao chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch
xuất khẩu. Lin và Treichel (2012) phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật
Bản, Hàn Quốc trong thập niên 60 – 90, đồng thời nghiên cứu sự trỗi dậy của kinh tế
Trung Quốc trong những năm gần đây. Kết quả cho thấy những quốc gia này đều có
sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hiện đại hoá, do đó các nước
châu Mỹ La Tinh muốn thoát Bẫy thu nhập trung bình cần học hỏi từ các quốc gia trên, chính phủ cần
có chính sách hỗ trợ những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, thúc đẩy ngành
công nghiệp công nghệ cao.
1.2.4 Thể chế
Theo Kanchoochat (2014) thể chế kém là những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến Bẫy thu nhập trung bình. Các tác giả cũng chỉ ra rằng các chính sách phát triển không đủ và không
phù hợp là nguyên nhân khiến các quốc gia rơi vào Bẫy thu nhập trung bình. Paus (2014) điều tra một
số nước Châu Mỹ La tinh những năm 2000. Các tác giả tiếp cận theo hướng tập trung
vào năng suất của các quốc gia và chỉ ra rằng cần phải có sự thay đổi thể chế các quốc
gia này mới thoát được Bẫy thu nhập trung bình. Chính sách chính phủ mang tính chiến lược, năng
động và toàn diện là yếu tố cốt lõi giúp các quốc gia đạt được mức thu nhập cao. Thể
chế cũng là một trong bảy yếu tố khiến tăng trưởng chậm lại tại các quốc gia mắc
Bẫy thu nhập trung bình Châu Mỹ La Tinh và Châu Á được chỉ ra trong nghiên cứu của Aiyar và
cộng sự (2013). Theo nghiên cứu của Kharas và Kohli (2011), các quốc gia trong
BTNTB không thể điều chỉnh các chính sách tăng trưởng hợp lý để đạt được mức thu
nhập cao hơn. Wing Thye Woo (2009) cho rằng Malaysia hiện đang mắc BTNTB vì
nước này vẫn đang sử dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế được xây dựng vào năm
24

1970 không phù hợp với tăng trưởng dựa trên tri thức, chiến lược này đã khiến
Malaysia rơi vào BTNTB.

LA14.019_Bẫy thu nhập trung bình – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam