Download Luận án tiến sĩ ngành Xã hội học: An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức: Nghiên cứu bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội (LA36.002)
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động trong khu vực phi chính thức; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm của người lao động; đưa ra một số khuyến nghị đóng góp cho việc mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội ở nhóm lao động này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây.
Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận về an sinh xã hội cho lao động khu vực phi chính thức. Trong nhiệm vụ này, luận án tập trung làm rõ một số khái niệm then chốt: an sinh xã hội, tự an sinh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, khu vực phi chính thức, người lao động trong khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, luận án lựa chọn lý thuyết, cách tiếp cận lý thuyết để giải thích hành vi tham gia BHYT, BHXH của người lao động.
Nhiệm vụ 2: Nhận diện thực trạng tham gia BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
Nhiệm vụ 3: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tham gia BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
LA36.002_An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức – Nghiên cứu bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................viii
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án ......................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án......................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án ........................................................................ 4
3.2. Khách thể nghiên cứu của luận án ........................................................................ 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................................................... 4
3.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 5
3.5. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 6
4. Phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận án ............................................................ 6
4.1. Phương pháp luận................................................................................................... 6
4.2. Khung phân tích...................................................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................... 10
6.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................................... 10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 10
6.3. Hạn chế của luận án............................................................................................. 11
7. Cấu trúc của luận án............................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 14
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 14
1.1.1. Việc làm trong khu vực phi chính thức............................................................. 14
1.1.2. An sinh xã hội của người lao động trong khu vực phi chính thức.................. 17
1.1.3. Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội với lao động khu vực phi chính thức ............................................................................................................... 21
i
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 26
1.2.1. Việc làm trong khu vực phi chính thức ............................................................ 26
1.2.2. An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức ............................ 29
1.2.3. Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội với lao động khu vực phi chính thức ở Việt Nam ........................................................................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1:....................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 42
2. 1. Khái niệm nghiên cứu ......................................................................................... 42
2.1.1. An sinh xã hội .................................................................................................... 42
2.1.2. Tự an sinh........................................................................................................... 49
2.1.3. Bảo hiểm xã hội.................................................................................................. 50
2.1.4. Bảo hiểm y tế ...................................................................................................... 51
2.1.5. Khu vực phi chính thức ..................................................................................... 52
2.1.6. Lao động trong khu vực phi chính thức ........................................................... 56
2.2. Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu ............................................................... 58
2.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý .................................................................................. 58
2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội................................................................................ 59
2.2.3. Cách tiếp cận an sinh xã hội dựa trên chu trình vòng đời ............................. 61
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu ................ 63
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 63
2.3.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 67
2.3.3. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu........................................................................... 71
Tiểu kết chƣơng 2:....................................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG .................................................................................................. 75
3.1. Đặc điểm việc làm của ngƣời lao động ............................................................... 75
3.2. Nhận thức của ngƣời lao động về an sinh xã hội............................................... 81
3.3. Tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời lao động ...................................................... 84
3.3.1. Đặc trưng của người lao động tham gia bảo hiểm y tế .................................... 84
3.3.2. Nhận thức của người lao động về bảo hiểm y tế .............................................. 86
ii
3.3.3. Đánh giá của người lao động về bảo hiểm y tế................................................. 88
3.3.4. Rào cản trong tham gia bảo hiểm y tế............................................................... 89
3.4. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngƣời lao động................................ 94
3.4.1. Đặc trưng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ............. 94
3.4.2. Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội tự nguyện....................... 99
3.4.3. Đánh giá của người lao động về bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................... 102
3.4.4. Rào cản trong tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ..................................... 106
Tiểu kết chƣơng 3:..................................................................................................... 108
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ................... 110
4.1. Yếu tố ảnh hƣởng đến tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời lao động .............. 110
4.1.1. Yếu tố chính sách ............................................................................................. 110
4.1.2. Yếu tố về đặc điểm cá nhân và gia đình người lao động................................ 114
4.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngƣời lao
động ............................................................................................................................ 123
4.2.1. Yếu tố chính sách ............................................................................................. 123
4.2.2. Yếu tố đặc điểm cá nhân và gia đình của người lao động ............................. 126
4.3. Chiến lƣợc tự an sinh của ngƣời lao động........................................................ 130
4.3.1. Dựa vào sự giúp đỡ của người thân trong gia đình ....................................... 131
4.3.2. Tham gia bảo hiểm thương mại ...................................................................... 135
4.3.3. Tiết kiệm bằng tiền mặt.................................................................................... 139
4.3.4. Chiến lược tự an sinh khác.............................................................................. 141
4.3.5. Dự định trang trải cho cuộc sống khi về già................................................... 143
Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 147
1. Kết luận .................................................................................................................. 147
2. Khuyến nghị ........................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
iii
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 163
Phụ lục 1: Danh sách mẫu phỏng vấn sâu .............................................................. 163
Phụ lục 2: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu ..................................................................... 165
Phụ lục 3: Bảng hỏi thu thập thông tin tại thực địa............................................... 167
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của người nào khác.
Tác giả luận án
Hồ Ngọc Châm
v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới GS.TS. Đặng Nguyên Anh và TS. Bùi Thị Thanh Hà. Chính thày và cô là những người khơi gợi cho tôi ý tưởng nghiên cứu cũng như khuyến khích tôi thực hiện luận án. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của thày và cô đã giúp tôi vượt qua những khó khăn, bế tắc không chỉ trong quá trình thực hiện luận án mà còn trong hoạt động nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thày cô trong Hội đồng bảo vệ các chuyên đề, Hội đồng bảo vệ cấp Khoa, Hội đồng bảo vệ cấp Cơ sở và 02 thày cô là phản biện độc lập. Những góp ý chân thành, thẳng thắn về mặt học thuật của các thày cô đã giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn nội dung luận án, từ đó giúp tôi trưởng thành hơn về mặt chuyên môn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thày cô và cán bộ Khoa Xã hội học, Phòng Đào tạo - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi khó có thể hoàn thành luận án đúng thời gian quy định.
Có được thuận lợi trong quá trình học tập, tôi không thể quên sự ủng hộ của Lãnh đạo Viện Xã hội học và các đồng nghiệp trong phòng Đô thị, các bạn bè, đồng nghiệp ở Viện Xã hội học - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như chia sẻ những kinh nghiệm quý báu liên quan đến quá trình học tập.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mình, bố mẹ, chồng và những thành viên trong gia đình. Họ đã ủng hộ tôi hết mình và luôn là động lực lớn để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng …. năm 2020
Hồ Ngọc Châm
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
ILO: Tổ chức Lao động quốc tế
KHXH: Khoa học xã hội
LĐ: Lao động
NCT: Người cao tuổi PCT: Phi chính thức PVS: Phỏng vấn sâu
SXKD: Sản xuất kinh doanh TB - XH: Thương binh xã hội TCTK: Tổng cục Thống kê TH: Trường hợp
THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TP: Thành phố
UN: Liên Hợp Quốc
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Chọn mẫu định lượng..................................................................................................... 69
Bảng 2. 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 69
Bảng 3. 1 : Nguồn thông tin về ASXH của người lao động (N = 38) ............................................. 83
Bảng 3. 2: Một số đặc trưng cơ bản của người tham gia BHYT ..................................................... 85
Bảng 3. 3: Lý do người lao động không mua BHYT (N = 94) ....................................................... 90
Bảng 3. 4: Lý do người lao động không tham gia BHXH tự nguyện (N = 287) ........................... 106
Bảng 4. 1: Mức độ tham gia BHYT theo một số đặc điểm cá nhân.............................................. 115
Bảng 4. 2: Mức độ tham gia BHYT theo một số đặc điểm gia đình ............................................. 117
Bảng 4. 3: Ước lượng mô hình hồi quy logistic về tham gia BHYT (N = 300)............................ 120
Bảng 4. 4: Ước lượng mô hình hồi quy logistic về dự định nhờ gia đình và con cái giúp đỡ,
chăm sóc khi về già (N = 300)....................................................................................................... 132
Bảng 4. 5: Giá trị thể hiện mức độ phù hợp và mức độ giải thích của mô hình............................ 134
Bảng 4. 6: Tham gia Bảo hiểm Nhân thọ theo một số đặc điểm cá nhân và gia đình người lao
động (N = 300) .............................................................................................................................. 136
Bảng 4. 7: Hình thức đảm bảo cuộc sống của người lao động khi về già ..................................... 143
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
Hình 2. 1: Hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020......................................................... 48
Hình 2. 2: Đảm bảo ASXH của Việt Nam theo chu trình vòng đời ................................................ 63
Hình 3. 1: Thời gian làm việc theo giới tính và nghề nghiệp (%) ................................................... 76
Hình 3. 2: Thu nhập bình quân/ tháng theo một số đặc điểm cá nhân và nghề nghiệp (1,000
đồng)................................................................................................................................................ 79
Hình 3. 3: Địa điểm làm việc của người lao động tại xã Tân Lập................................................... 80
Hình 3. 4: Đánh giá mức độ cần thiết của BHYT ( N = 300).......................................................... 88
Hình 3. 5: Đánh giá mức độ cần thiết của BHXH tự nguyện (%) ................................................. 103
Hình 4. 1: Nhờ cậy ai khi gặp khó khăn đột xuất trong cuộc sống (N = 300).................................. 131
Hình 4. 2: Phương án quan trọng nhất để đảm bảo cuộc sống khi về già ........................................ 141
Hộp 3. 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: họ là ai?......................................... 97
Hộp 4. 1: Tham gia/ không tham gia BHXH theo giới .................................................................... 129
Sơ đồ 3. 1: Chân dung người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................... 96
Sơ đồ 3. 2: Sơ đồ con đường tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động .................. 105
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) hướng tới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là một trong những mục tiêu trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội là quan điểm xuyên suốt trong chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và mở rộng độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang đảm bảo quyền an sinh xã hội của công dân [53].
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tính đến thời điểm 2017, cả nước có 13,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc (khoảng 29% lực lượng trong độ tuổi lao động). Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 11,7 triệu người [7]. Về bảo hiểm y tế (BHYT), hiện nay trên cả nước có khoảng 87,84% dân số tham gia bảo hiểm y tế [11]. Cùng với đó, Việt Nam cơ bản đảm bảo cung ứng một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số về giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, bảo đảm nước sạch, thông tin.
Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay có nhiều hợp phần và diện bao phủ hướng đến nhiều nhóm dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, với nhóm người trong độ tuổi lao động và đang tham gia thị trường lao động, chính sách về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội giữ vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giúp người lao động có đủ nguồn lực để bù đắp một phần thiếu hụt về thu nhập trước những biến cố, rủi ro xảy ra trong cuộc sống.
Nếu như trước đây phần lớn diện bao phủ của chính sách an sinh xã hội chủ yếu là người lao động khu vực chính thức thì từ năm 2008, Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) đã mở rộng đối tượng đến nhóm lao động trong khu vực phi chính thức (PCT) với mục tiêu tăng số người được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động.
Đồng thời, Luật Bảo hiểm y tế quy định tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc với mọi
1
người dân. Do đặc thù nghề nghiệp, phần lớn lao động trong khu vực phi chính thức làm việc trong điều kiện kém an toàn, tiền công thấp, tình trạng việc làm bấp bênh… do vậy, tham gia chương trình bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người lao động khu vực phi chính thức giảm thiểu tình trạng mất hoặc giảm thu nhập liên quan đến ốm đau, bệnh tật và các rủi ro khác, đồng thời tạo cơ hội cho họ thụ hưởng an sinh xã hội khi đến tuổi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, thực hiện chính sách an sinh xã hội trên thực tế còn nhiều tồn tại. Có thể thấy hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội đa dạng hiện nay. Các chính sách được ban hành tuy nhiều về số lượng, song có nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và liên kết trong quá trình triển khai thực hiện. Tình hình này thể hiện ở việc giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, người dân còn nhiều khó khăn, bất bình đẳng xã hội và phân hoá giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm dân cư [4]. Trong khi đó, nguồn lực huy động thực hiện các chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách của nhà nước vốn nguồn lực eo hẹp và phân tán. Năng lực tự vươn lên, tự an sinh của người dân còn thấp.
Với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, chỉ một tỉ lệ nhỏ người lao động khu vực phi chính thức tham gia vào chương trình này. Theo Hoàng Nguyên (2018), thời điểm đầu năm 2018, Việt Nam có khoảng 35 triệu lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mặc dù vậy cả nước mới có khoảng 240 nghìn người tham gia (chưa đến 1% lực lượng lao động phi chính thức) và 60% trong số này đã tham gia bảo hiểm xã hội trước đó nên tiếp tục đóng để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên để đạt mục tiêu đến năm 2030 có tỉ lệ người lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm 5% lực lượng lao động như Nghị quyết 28 – NQ/TW ngày 23/5/2018 đặt ra là một thách thức lớn.
Với chính sách bảo hiểm y tế, tuy tỉ lệ người dân tham gia không ngừng tăng lên qua các năm, nhưng trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đã phát sinh một số hạn chế, bất cập. Những bất cập này tạo khó khăn, vướng mắc trong tổ chức khám chữa bệnh, đăng ký chuyển tuyến, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban
đầu, phương thức thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế…..
2
Để khắc phục sự hạn chế của hệ thống an sinh xã hội, người dân nói chung, đặc biệt trong những gia đình nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào phương thức “an sinh truyền thống” thông qua sự hỗ trợ của gia đình, dòng họ, cộng đồng mỗi khi gặp khó khăn, rủi ro. Trong các gia đình đô thị, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng chuyển đổi từ mô hình gia đình mở rộng nhiều thế hệ sang mô hình hạt nhân trong đó gia đình chỉ bao gồm cha mẹ và con cái chưa kết hôn ngày càng chiếm ưu thế; quan hệ giữa các thế hệ ngày càng lỏng lẻo khiến cho hình thức an sinh truyền thống dựa vào gia đình ngày càng suy yếu [39]. Cùng với đó, quá trình đô thị hóa dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người dân nông thôn di cư ra thành phố. Ở góc độ tích cực, di cư là một nguồn lao động bổ sung quan trọng cho đô thị, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Nhưng di cư cũng đang là một vấn đề xã hội lớn khi người lao động di cư làm việc chủ yếu ở khu vực tư nhân, không chính thức, việc làm có thu nhập thấp và không ổn định dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương hơn so với những nhóm lao động khác [1].
Trước những thách thức trên, việc nhận diện thực trạng tham gia và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện - hai hợp phần quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội đối với lao động làm việc trong khu vực phi chính thức càng trở nên cấp thiết. Cùng với nhận diện thực trạng, tìm hiểu yếu tố tác động đến tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đề tài sẽ đưa ra một số khuyến nghị với mong muốn góp phần mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội ở nhóm lao động khu vực phi chính thức, từ đó giúp nhóm lao động này có thể đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội khiến họ suy giảm về thu nhập. Đó chính là những lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức: Nghiên cứu bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội” cho luận án nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động trong khu vực phi chính thức; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia bảo hiểm của người lao động; đưa ra một số khuyến nghị đóng góp cho việc mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội ở nhóm lao động này.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
sau đây.
Nhiệm vụ 1: Xây dựng cơ sở lý luận về an sinh xã hội cho lao động khu vực phi chính thức. Trong nhiệm vụ này, luận án tập trung làm rõ một số khái niệm then chốt: an sinh xã hội, tự an sinh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, khu vực phi chính thức, người lao động trong khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, luận án lựa chọn lý thuyết, cách tiếp cận lý thuyết để giải thích hành vi tham gia BHYT, BHXH của người lao động.
Nhiệm vụ 2: Nhận diện thực trạng tham gia BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
Nhiệm vụ 3: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tham gia
BHYT, BHXH của lao động khu vực phi chính thức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội của
người lao động trong khu vực phi chính thức.
3.2. Khách thể nghiên cứu của luận án
Khách thể nghiên cứu của luận án có hai nhóm, bao gồm người lao động trong khu vực PCT và cán bộ cấp xã/ phường. Nhóm khách thể thứ nhất bao gồm người lao động làm thuê và người lao động làm chủ/ lao động tự làm. Nhóm khách thể thứ hai bao gồm cán bộ lãnh đạo xã/ phường và cán bộ phụ trách công tác thương binh – xã hội của xã/ phường.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi về thời gian: Đề tài luận án được thực hiện trong thời gian từ năm
2016 đến năm 2019 trong suốt quá trình học tập của nghiên cứu sinh. Thời gian tiến hành khảo sát mẫu của đề tài vào tháng 5 – 7/ 2018.
4
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu mẫu được thực hiện tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng và phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Tên đề tài luận án có phạm vi bao quát TP Hà Nội nhưng luận án triển khai thu thập thông tin tại địa bàn 2 xã/ phường nói trên bởi những đặc điểm về vị trí địa lý, tỉ lệ lao động trong khu vực PCT, sự đa dạng các ngành nghề của người lao động phù hợp với mục tiêu của luận án (được trình bày kỹ hơn trong mục giới thiệu về địa bàn nghiên cứu tại chương 2). Tuy nhiên, do đặc điểm đa dạng về vị trí địa lý, thành phần dân cư của Thành phố Hà Nội nên việc chỉ lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu cũng tạo ra những hạn chế nhất định của luận án nghiên cứu (được trình bày trong mục 6.3 của phần mở đầu).
Phạm vi về nội dung: Hệ thống ASXH ở Việt Nam có phạm vi rộng lớn, bao gồm nhiều hợp phần khác nhau và hướng đến diện bao phủ là toàn bộ người dân nhằm thực hiện các chức năng chính là phòng ngừa rủi ro (các chương trình, chính sách về thị trường lao động chủ động), giảm thiểu rủi ro (các chính sách về bảo hiểm) và khắc phục rủi ro (các chương trình trợ giúp đột xuất, trợ giúp thường xuyên cho các nhóm đặc thù). Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự tham gia của người lao động ở chương trình bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện bởi đây là hai hợp phần quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội đối với người lao động khu vực phi chính thức. Luận án sẽ phân tích về nhận thức, sự đánh giá về mức độ cần thiết và sự tham gia của người lao động với hai chương trình bảo hiểm này. Đồng thời, luận án cũng làm rõ tính chủ động tự an sinh của nhóm lao động đã chọn.
3.4. Câu hỏi nghiên cứu
Với phạm vi luận án đã nêu, tập trung phân tích sự tham gia ASXH của người
lao động ở hai trụ cột BHYT và BHXH, luận án đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Hiện nay, người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHYT, BHXH tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHYT,
BHXH tự nguyện của lao động trong khu vực PCT?
Câu hỏi 3: Lao động trong khu vực PCT đã làm gì để đảm bảo an sinh cho bản thân và các thành viên gia đình?
5
3.5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay, hầu hết người lao động khu vực PCT không tham gia BHXH tự nguyện bởi họ chưa thấy được lợi ích của sự tham gia chương trình. So với chương trình BHXH tự nguyện, người lao động có xu hướng tham gia nhiều hơn chương trình BHYT.
Giả thuyết 2: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động. Với chương trình BHYT, khả năng tham gia BHYT phụ thuộc phần lớn vào đánh giá của người lao động về mức độ cần thiết của thẻ BHYT. Những trải nghiệm về lợi ích của BHYT liên quan đến vấn đề sức khỏe cũng là yếu tố góp phần gia tăng khả năng tham gia BHYT của người lao động. Trong khi đó, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn là yếu tố làm giảm khả năng tham gia BHYT của người lao động bởi quy định mua BHYT theo hộ gia đình.
Với chương trình BHXH tự nguyện, những quy định của chính sách BHXH tự nguyện về thời gian đóng kéo dài và chế độ thụ hưởng ít là yếu tố chính khiến người lao động khu vực phi chính thức không muốn tham gia vào chương trình này. Cũng từ những quy định về thời gian đóng – hưởng khiến người lao động trong gia đình có mức sống thấp hơn ít có khả năng tham gia.
Giả thuyết 3: Trong bối cảnh chương trình bảo hiểm trong hệ thống ASXH chưa thu hút được nhiều người lao động khu vực PCT, mạng lưới các liên kết (liên kết giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè…) có vai trò nhất định trong việc giúp người lao động đối mặt với các tình huống khó khăn, rủi ro. Hiện nay, sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, họ hàng vẫn là một hình thức “tự an sinh” truyền thống phổ biến khi người lao động gặp rủi ro trong cuộc sống. Ngoài ra, bản thân người lao động và gia đình họ đã chủ động xây dựng chiến lược “tự an sinh” nhằm phù hợp với đặc điểm gia đình họ.
4. Phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận án thể hiện ở sự kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau khi xem xét an sinh xã hội của người lao động trong khu vực phi chính thức.
6
Trước hết, luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập thông tin của khách thể nghiên cứu. Ngoài ra, luận án ứng dụng lý thuyết Xã hội học như lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết mạng lưới xã hội và cách tiếp cận chu trình vòng đời trong nghiên cứu an sinh xã hội để lý giải hành vi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động.
4.2. Khung phân tích
Khung phân tích thể hiện hệ thống các biến số và sự tác động qua lại giữa các biến số. Trong luận án này, khung phân tích được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu đi trước, các luận điểm lý thuyết và khái niệm nghiên cứu (được trình bày cụ thể ở chương 1 và chương 2). Các nghiên cứu đi trước cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong tham gia chương trình BHYT, BHXH bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nữ cao hơn nam. Đồng thời, nữ giới thường làm các công việc dễ tổn thương, thu nhập thấp hơn nên họ khó có khả năng tham gia các chương trình BHXH tự nguyện hơn so với nam giới. Cùng với đó, tuổi tác tăng gắn liền với nguy cơ về bệnh tật cũng gia tăng khả năng tham gia chương trình BHYT. Các nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, sự ra đời của đứa con, quy mô hộ gia đình, điều kiện kinh tế hộ gia đình cũng khiến người lao động có những tính toán để lựa chọn tham gia chương trình bảo hiểm nào cho phù hợp. Tình trạng di cư và mạng lưới các mối quan hệ xã hội của người di cư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia chương trình bảo hiểm của người lao động khu vực phi chính thức. Điều này cũng được nhấn mạnh trong lý thuyết mạng lưới xã hội.
Ngoài ra, các yếu tố thuộc về đặc điểm việc làm như tính không ổn định của công việc, thu nhập tiền công thấp, mức tích lũy thấp cũng khiến người lao động ít tham gia các chương trình bảo hiểm. Trong khi đó, nhận thức đúng đắn về các chương trình bảo hiểm, tính sẵn có về thông tin, khả năng tiếp cận dễ dàng các địa điểm bán bảo hiểm làm tăng khả năng tham gia chương trình bảo hiểm của người lao động.
Về mặt chính sách, tỉ lệ bao phủ của hệ thống bảo hiểm được mở rộng hay hạn chế cũng một phần do sự triển khai, thực hiện chính sách này trên thực tế. Chi phí
7
tham gia cao, chế độ thụ hưởng ít, ít tính linh hoạt, không có chiến lược tuyên truyền phù hợp khiến BHYT, BHXH tự nguyện không thu hút được nhiều lao động tham gia.
Ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác và một số yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, gia đình đến hành vi tham gia bảo hiểm cũng phù hợp với các luận điểm của lý thuyết tiếp cận an sinh xã hội dựa trên chu trình vòng đời. Theo luận điểm của lý thuyết này, ở mỗi giai đoạn trong chu trình vòng đời con người có những nhu cầu khác nhau về các chính sách an sinh xã hội, vì vậy lựa chọn tham gia chương trình nào trong hệ thống ASXH cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn sống của con người.
Cách phân chia khu vực phi chính thức theo tính chất công việc, địa điểm làm việc, tình trạng di cư, cấu trúc không gian đô thị cũng đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng khung phân tích của luận án.
8
Bối cảnh kinh tế - xã hội
(Chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược an sinh xã hội, ….)
Đặc điểm cá nhân
Tuổi, Giới tính, Học vấn, Hôn nhân, Nghề nghiệp, Tiền công, Tình trạng di cư, Vốn xã hội, Đánh giá mức độ cần thiết của BHYT
Đặc điểm gia đình
Quy mô hộ, Thu nhập/Mức sống hộ gia, Gia đình có trẻ em, Gia đình có người già
Địa bàn cƣ trú
Cư trú tại khu vực ngoại thành,
cư trú tại khu vực nội thành
BẢO HIỂM Y TẾ
- Nhận thức về BHYT
- Tham gia BHYT
Chính sách bảo hiểm y tế
Nội dung chính sách (cách thức tham gia; mức đóng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu); thực
thi chính sách
Đặc điểm cá nhân
Tuổi, Giới tính, Học vấn, Hôn nhân, Nghề nghiệp, Tiền công, Tình trạng di cư, Vốn xã hội, Đánh giá mức độ cần thiết của BHXH tự nguyện
Đặc điểm gia đình
Quy mô hộ, Thu nhập/Mức sống hộ gia, Gia đình có trẻ em, Gia
đình có người già
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
- Nhận thức về BHXH
BẢO HtựInỂgMuyệXnÃ
HỘI TỰ
- Tham gia BHXH tự
NGUYỆN
nguyện
Địa bàn cƣ trú
Cư trú tại khu vực ngoại thành, cư
trú tại khu vực nội thành
Chính sách BHXH tự nguyện
Mức đóng; Thời gian đóng; Chế độ thụ hưởng; Triển khai chính sách trên thực tế
- Nhận thức về
BHXH tự nguyện
- Đánh giá mức độ cần thiết của BHXH tự nguyện
- Tham gia BHXH
tự nguyện
9
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp mới về khoa học của luận án được minh chứng thông qua các kết quả thực nghiệm và việc vận dụng lý thuyết trong các nội dung được phân tích. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng tiếp cận BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực PCT tại mẫu khảo sát cũng như chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động. Đặc biệt, những phát hiện của luận án về tính chủ động của người lao động trong tự an sinh cho bản thân và gia đình là một điểm mới của luận án so với các nghiên cứu đi trước. Việc luận án vận dụng luận điểm chính của lý thuyết Lựa chọn hợp lý và cách tiếp cận ASXH theo chu trình vòng đời để giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động đã cụ thể hóa hơn vai trò của các lý thuyết trung mô trong giải thích hành vi của người lao động. Đồng thời, việc áp dụng lý thuyết Mạng lưới xã hội của Granovetter để giải thích hành vi tham gia BHXH của người lao động đã cung cấp thêm những bằng chứng thực tiễn cho thấy không chỉ các liên kết mạnh mới có vai trò quan trọng mà các liên kết yếu cũng có vai trò nhất định trong mạng lưới xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã vận dụng các luận điểm chính của lý thuyết Xã hội học gồm lý thuyết Lựa chọn hợp lý, lý thuyết Mạng lưới xã hội và cách tiếp cận chu trình vòng đời trong nghiên cứu ASXH để giải thích hành vi tham gia hệ thống BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động trong khu vực PCT. Việc chỉ ra sự phù hợp trong áp dụng lý thuyết để giải thích hành vi của người lao động sẽ góp phần bổ sung những thông tin mang tính khoa học, tính lý luận cho các lĩnh vực nghiên cứu liên quan.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong bối cảnh các nghiên cứu về khu vực PCT và các số liệu thống kê về khu vực PCT ở Việt Nam vẫn chưa mang tính hệ thống, toàn diện, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung những thông tin mang tính thực tiễn cho lĩnh
vực nghiên cứu này.
10
Kết quả luận án đã chỉ ra rằng một số đặc điểm cá nhân và gia đình của người lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận BHYT, BHXH tự nguyện của người lao động.
Luận án cũng cho thấy sự bất cập trong nội dung chính sách BHXH tự nguyện như thiết kế chương trình có điểm chưa phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người lao động, việc triển khai chính sách trên thực tế tại địa bàn nghiên cứu vẫn mang tính chất hình thức, chưa thực sự sâu sát đến người lao động khiến diện bao phủ của chính sách vẫn hạn chế. Những kết quả này phần nào cung cấp thêm thông tin thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, từ đó góp phần điều chỉnh chính sách cho phù hợp hơn với đặc thù, nhu cầu và lợi ích của người lao động khu vực PCT.
Đặt trong bối cảnh quy mô và những đóng góp cho nền kinh tế của người lao động khu vực PCT ngày càng tăng, kết quả nghiên cứu của luận án ở hai địa bàn nghiên cứu cụ thể góp phần cung cấp thêm các thông tin trong bức tranh chung về người lao động trong khu vực PCT và những khó khăn, bất cập trong thực hiện chính sách ASXH ở nhóm xã hội này.
6.3. Hạn chế của luận án
Khi thực hiện đề tài luận án “An sinh xã hội của lao động trong khu vực phi chính thức: Nghiên cứu bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội”, tác giả mong muốn tìm hiểu thực trạng tham gia ASXH của nhóm lao động PCT cũng như chỉ ra một số rào cản trong tham gia hệ thống ASXH ở nhiều hợp phần khác nhau để vẽ lên bức tranh chung về an sinh xã hội của lao động khu vực PCT. Tuy nhiên trên thực tế, từ giới hạn nội dung nghiên cứu, luận án chỉ tập trung làm rõ sự tham gia vào hệ thống ASXH của người lao động ở hai chương trình là BHXH và BHYT. Vì vậy các kết quả nghiên cứu không đề cập đến sự tiếp cận của người lao động đến các hợp phần khác của hệ thống ASXH. Bên cạnh đó, luận án cũng chưa phân tích so sánh mức độ tham gia hệ thống ASXH của nhóm lao động khu vực chính thức với nhóm lao động khu vực PCT.
Mặt khác, từ việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại TP Hà Nội với 1 xã vùng ven đô thuộc huyện Đan Phượng và 1 phường nội thành thuộc quận Cầu Giấy nên các kết quả luận án không thể suy rộng cho tổng thể là toàn bộ nhóm lao động khu vực PCT của toàn Thành phố Hà Nội hoặc suy rộng cho tổng thể trên toàn quốc như
11
các nghiên cứu chọn mẫu trên quy mô quốc gia. Tuy nhiên, tác giả cũng đã cố gắng so sánh kết quả nghiên cứu này với những kết quả nghiên cứu trước với mong muốn đưa ra những suy luận, gợi mở các vấn đề nghiên cứu tiếp theo.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau.
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nội dung chương 1 tập trung làm rõ vấn đề ASXH của lao động khu vực PCT đã được các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập, xem xét ở khía cạnh nào. Trong đó, tổng quan nghiên cứu đi vào xem xét đặc điểm việc làm của khu vực PCT, tiếp cận ASXH của người lao động khu vực PCT với hai chương trình BHYT, BHXH và rà soát các chính sách ASXH nói chung, chính sách BHYT, BHXH nói riêng cho nhóm đối tượng lao động khu vực PCT. Kết quả của chương 1 là tiền đề để luận án xây dựng vấn đề nghiên cứu và khung phân tích.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 của luận án tập trung làm rõ 3 nội dung cơ bản bao gồm: khái niệm nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Việc thao tác hóa những khái niệm cơ bản của luận án, phân tích các luận điểm lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu giúp luận án xây dựng bảng hỏi cũng như giải thích hành vi tham gia BHXH, BHYT của người lao động trong nội dung của luận án. Ngoài ra, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên nhằm làm rõ độ tin cậy của luận án.
Chương 3: Tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động
Nội dung chương 3 tập trung mô tả chân dung người lao động tham gia BHYT, BHXH, nhận thức và đánh giá của họ về chương trình BHYT, BHXH. Đồng thời, nội dung chương 3 cũng làm rõ những rào cản mà người lao động gặp phải trong quá trình tham gia hai chương trình này.
Chương 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động
12
Nội dung chương 4 tập trung làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia BHYT, BHXH của người lao động. Những yếu tố này xuất phát từ đặc điểm cá nhân, gia đình, nơi cư trú, đánh giá của người lao động cũng như từ chính nội dung của chính sách. Kết quả nghiên cứu chương 4 cũng đưa ra phát hiện về tính chủ động “tự an sinh” của người lao động trong bối cảnh người lao động ít
tham gia các chương trình ASXH do nhà nước cung cấp.
13
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Việc làm trong khu vực phi chính thức
Vai trò quan trọng của nền kinh tế phi chính thức
Trong hai thập kỷ qua, việc làm trong khu vực kinh tế PCT đã tăng nhanh chóng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á gần đây, chỉ các nền kinh tế đang phát triển ở Đông và Đông Nam Á có sự tăng trưởng đáng kể về việc làm trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng đó, phần lớn các nước này đều có sự suy giảm việc làm trong khu vực chính thức và tăng việc làm trong khu vực PCT. Ngay cả trước cuộc khủng hoảng, số liệu thống kê chính thức cho thấy khu vực kinh tế PCT chiếm hơn một nửa tổng số việc làm phi nông nghiệp ở Mỹ Latinh và Caribê, gần một nửa ở Đông Á và 80% ở các khu vực khác của châu Á và châu Phi. Về việc làm ở thành thị, khu vực kinh tế PCT chiếm hơn ½ ở châu Phi và châu Á và ¼ ở Châu Mỹ Latinh và Caribê [73]. Hiện nay, lao động trong khu vực PCT trên thế giới vào khoảng 2 tỷ người (chiếm 61% lực lượng lao động toàn cầu). Ở Châu Phi, 85,8% việc làm thuộc khu vực phi chính thức. Tỷ lệ này là 68,2% ở châu Á - Thái Bình Dương, 68,6% ở các nước Ả Rập,
40,0% ở châu Mỹ và 25,1% ở châu Âu và Trung Á. Lao động khu vực PCT thuộc nhiều nhóm dân cư khác nhau xét về loại hình nghề nghiệp, địa vị xã hội và tình trạng pháp lý [91].
Sự đóng góp của khu vực PCT là khá lớn, không chỉ ở quy mô của nó. Nếu không tính khu vực nông nghiệp, vào thời điểm 2012 – 2013, đóng góp thu nhập từ khu vực kinh tế PCT vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở một số nước Bắc Phi là
20,6%, tại khực Châu Phi cận Sahara là 25,1%, tại Châu Mỹ Latinh là 21,8% [72:
28].
Phụ nữ và việc làm khu vực phi chính thức
Các nghiên cứu của tổ chức Liên Hợp Quốc UN (2000) và Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2018) cho thấy ở hầu hết các nước đang phát triển, nguồn lao động chính trong khu vực kinh tế PCT là phụ nữ. Một số quốc gia ở Châu Phi và vùng hạ Sahara, hầu như tất cả nữ lao động phi nông nghiệp đều thuộc khu vực kinh tế PCT. Khu vực PCT chiếm hơn 95% lao động nữ ngoài nông nghiệp ở Bénin, Chad và
14
Mali. Tại Ấn Độ và Indonesia, cứ 10 phụ nữ làm việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp thì có tới 9 người làm việc ở khu vực PCT. Với những số liệu có sẵn ở 10 nước Mỹ Latinh và 4 nước Đông Á cho thấy ít nhất ½ số lao động phi nông nghiệp nữ làm việc trong khu vực kinh tế PCT [109]. Theo ILO (2018) nếu tính trên toàn thế giới, số lượng nam giới làm việc trong khu vực phi chính thức cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, có khoảng 55,5% các nước có tỉ lệ nữ giới làm việc trong khu vực PCT cao hơn nam giới, và phần lớn các nước này thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Việc làm của 90% nữ giới thuộc các nước Châu Phi cận Sahara,
89% nữ giới ở các nước Nam Á và 75% nữ giới ở các nước Mỹ Latin thuộc khu vực PCT [91: 21]. Nữ giới thường làm những công việc dễ bị tổn thương hơn so với nam giới trong khu vực PCT, điển hình như lao động không được trả công trong gia đình, lao động giúp việc gia đình,… Và có mối liên hệ giữa phụ nữ- làm việc trong khu vực PCT – tình trạng nghèo đói. Một tỉ lệ lớn lao động nữ trong khu vực kinh tế PCT ở trong tình trạng nghèo đói trong mối tương quan so sánh với lao động trong khu vực chính thức.
Tính dễ bị tổn thương của lao động trong khu vực phi chính thức
Đặc trưng của lao động trong khu vực PCT là tính dễ bị tổn thương, thể hiện ở tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập thấp, điều kiện làm việc nguy hiểm. Và phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới trong khu vực này.
So với lao động trong khu vực chính thức, họ phải đối mặt với tình trạng không an toàn về công việc, làm việc trong điều kiện căng thẳng hơn. Đa số phải làm việc nhiều thời gian hơn so với quy định. Gần một nửa số công nhân làm việc ở Bangladesh và Mỹ Latinh cho biết họ phải làm việc điều kiện làm việc thiếu an toàn, dẫn đến tình trạng sức khỏe của lao động trong khu vực này kém đi. Hơn 60% phụ nữ trong khu vực PCT ở Ấn Độ cho biết sức khỏe thể chất kém đi do điều kiện sống và làm việc. Tại Nam Phi, tỷ lệ thương tích ở nơi làm việc tại khu vực PCT cao hơn 7,2 lần so với chính thức; Ở Phi-líp-pin, hơn 50% thương tích không gây tử vong là ở những người lao động tự trả công trong khu vực PCT [103].
Không chỉ làm việc trong điều kiện thiếu/kém an toàn mà thu nhập của lao động trong khu vực PCT cũng rất thấp. Nếu không tính khu vực nông nghiệp, thu nhập trong khu vực PCT thấp nhất so với các khu vực còn lại. Tiền lương/ tiền công
15