Download Luận án Kinh tế chính trị: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, luận án làm rõ những cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về XK thủy sản, cụ thể là làm rõ khái niệm, xây dựng khung phân tích về nội dung, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến XK thủy sản.
– Phân tích kinh nghiệm thực tiễn về XK thủy sản vào thị trường EU của một số nước và rút ra bài học đối với Việt Nam.
– Phân tích và đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU đặt trong bối cảnh thực hiện EVFTA.
– Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là XK thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU. Luận án tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đặt trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng và trong bối cảnh xu thế biến động của thị trường thế giới và tình hình xuất khẩu của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
Giới hạn nghiên cứu ở một số loại thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn: tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc.
– Về thời gian: Thời gian từ 2008-2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. – Về không gian: 27 nước thành viên của EU.
LA07.062_Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU)