Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

Luận án được thực hiện trong bối cảnh ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) của tỉnh Lâm Đồng đang phát triển mạnh mẽ nhưng dòng vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với lĩnh vực này lại phát triển chưa tương xứng. Nhằm luận giải sự bất cập này, luận án đã thực hiện hai nghiên cứu để giải quyết bốn mục tiêu.

Nghiên cứu thứ nhất kết hợp giữa định tính và định lượng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được đã giải quyết hai mục tiêu đầu tiên là tìm hiểu, phân tích thực trạng việc cấp vốn tín dụng từ phía các NHTM và nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng đối với sản xuất NNCNC từ phía các khách hàng sản xuất NNCNC. Kết quả phân tích dữ liệu thu được cho thấy, hoạt động tín dụng đối với NNCNC tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại đang gặp phải một số khó khăn và điểm nghẽn như: Việc định giá tài sản thế chấp còn thấp, quy trình hồ sơ còn phức tạp, chưa có nhiều hình thức thế chấp tài sản, hạn mức cho vay chưa đáp ứng nhu cầu, thời gian giải ngân còn chậm, thời gian cho vay chưa phù hợp với thời gian hoàn vốn và tốn thêm các khoản chi phí không chính thức trong quá trình vay vốn v.v.

Nghiên cứu thứ hai được thực hiện để giải quyết mục tiêu thứ ba, đó là nhận diện và đo lường sự tác động của các yếu tố đến ý định cấp tín dụng của các nhân viên tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho sản xuất NNCNC. Luận án đã lược khảo những khung lý thuyết về hành vi như TPB, TAM, ECT và cảm nhận rủi ro, từ đó tích hợp chúng để xây dựng mô hình lý thuyết giải thích cho ý định cấp tín dụng cho sản xuất NNCNC. Nghiên cứu này được xây dựng bằng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra. Hai mô hình riêng biệt được sử dụng để tiên đoán cho ý định chấp nhận và ý định duy trì cấp tín dụng lần lượt của các nhân viên chưa từng/hoặc đã từng thực hiện hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay vốn sản xuất NNCNC.

Kết quả mô hình đo lường của cả hai mô hình trên cho thấy các thang đo đạt độ tin cậy, độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt và độ giá trị nội dung tốt. Kết quả hai mô hình cấu trúc SEM đã kiểm định những giả thuyết nghiên cứu đề ra, với 6/8 giả thuyết của cả hai mô hình, thứ nhất và thứ hai được ủng hộ. Kết quả kiểm định đã lý giải được những nguyên nhân ảnh hưởng đến ý định hành vi cấp tín dụng của các nhân viên tín dụng cho sản xuất NNCNC.

Từ các kết quả của hai nghiên cứu, luận án đã hoàn thành mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng NHTM đối với sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.

Bảng 4.1 Thống kê về cho vay NNNT của các NHTM tại Lâm Đồng……………………… 79

Bảng 4.2 Tổng hợp tình hình cho vay NNCNC giai đoạn 2012-2018………………………. 80

Bảng 4.3 Mô tả đối tượng mẫu khảo sát ………………………………………………………………. 86

Bảng 4.4 Đặc tính về nhân khẩu học……………………………………………………………………. 87

Bảng 4.5 Đặc tính sản xuất nông nghiệp của đối tượng trong mẫu khảo sát……………… 88

Bảng 4.6 Kinh nghiệm sản xuất NNCNC của đối tượng nghiên cứu ………………………. 89

Bảng 4.7 Khảo sát các lo lắng của đối tượng tham gia sản xuất NNCNC………………… 90

Bảng 4.8 Khảo sát đối tượng đã vay NNCNC về mục đích sử dụng tiền vay ……………. 91

Bảng 4.9 Khảo sát đối tượng nghiên cứu về nguồn vốn khác để SX NNCNC…………… 91

Bảng 4.10 Khảo sát đối tượng nghiên cứu về hình thức thế chấp vay NHTM…………… 92

Bảng 4.11 Khảo sát về nhu cầu vay NHTM để sản xuất NNCNC ………………………….. 92

Bảng 4.12 Khảo sát lý do khách hàng chưa vay NHTM để sản xuất NNCNC ………….. 93

Bảng 4.13 Khảo sát khó khăn trong quá trình vay NHTM để sản xuất NNCNC ………. 94

Bảng 4.14 Phân bổ mẫu khảo sát về đối tượng NHTM ………………………………………….. 94

Bảng 4.15 Các tiêu chí đánh giá sử dụng cho lưới phân tích IPA ……………………………. 95

Bảng 4.16 Khảo sát khách hàng về hiệu quả sử dụng vốn vay SXNNCNC………………. 97

Bảng 4.17 Khảo sát kết quả kinh doanh NNCNC của đối tượng khảo sát ………………… 98

Bảng 4.18 Mối quan hệ và tinh thần kinh doanh của khách hàngsản xuất NNCNC …… 99

Bảng 4.19 Khảo sát khách hàng về thực trạng đầu ra nông sản……………………………… 100

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo ……………………….. 104

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo (tt) ………………….. 105

Bảng 4.21 Kết quả phân tích EFA……………………………………………………………………… 106

Bảng 4.22 Kết quả Độ tin cậy thang đo Chuẩn chủ quan ……………………………………… 110

Bảng 4.23 Độ giá trị hội tụ của các thang đo ………………………………………………………. 111

Bảng 4.24 Độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và phân biệt …………………………………………….. 112

Bảng 4.25 Kết quả mô hình cấu trúc SEM………………………………………………………….. 113

Bảng 4.26 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap …………………………………………………….. 114

Bảng 4.27 Thực trạng của cácyếu tố trong mô hình thứ nhất ………………………………… 116

Bảng 4.28 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo ……………………….. 119

Bảng 4.28 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo (tt) ………………….. 120
vii

Bảng 4.29 Kết quả phân tích EFA……………………………………………………………………… 122

Bảng 4.29 (tt) Kết quả phân tích EFA………………………………………………………………… 123

Bảng 4.30 Kết quả Cronbach’Alpha cho các nhân tố mới…………………………………….. 127

Bảng 4.31 Kết quả độ tin cậy thang đo Chuẩn chủ quan ………………………………………. 129

Bảng 4.32 Kết quả độ tin cậy thang đo Cảm nhận rủi ro ………………………………………. 131

Bảng 4.33 Độ giá trị hội tụ của các thang đo ………………………………………………………. 133

Bảng 4.34 Độ giá trị phân biệt giữa các thang đo ………………………………………………… 134

Bảng 4.35 Kết quả mô hình cấu trúc SEM………………………………………………………….. 136

Bảng 4.36 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap …………………………………………………….. 137

Bảng 4.37 Thực trạng của các yếu tố trong mô hình thứ hai …………………………………. 139
viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ………………………………………………….. 38

Hình 2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)……………………………………………………. 41

Hình 2.3 Mô hình lý thuyết về sự mong đợi – sự xác nhận (ECT)…………………………… 43

Hình 2.4 Mô hình tích hợp của Lee (2009) …………………………………………………………… 45

Hình 2.5 Mô hình hậu chấp nhận (Post-acceptance-Model)……………………………………. 46

Hình 2.6 Mô hình tích hợp của Liao & cộng sự (2007)………………………………………….. 48

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ……………………………………………………………….. 51

Hình 3.1 Quy trình của nghiên cứu thứ nhất…………………………………………………………. 54

Hình 3.2 Lưới phân tích IPA mẫu ……………………………………………………………………….. 60

Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu thứ hai ………………………………………………………………… 62

Hình 3.4 Mô hình nghiên cứu thứ nhất ………………………………………………………………… 63

Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu thứ hai ………………………………………………………………….. 65

Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay NNCNC phân theo NHTM tại Lâm Đồng………….. 81

Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay NNNT và NNCNC của NH tại Lâm Đồng ………. 82

Hình 4.3 Cơ cấu dư nợ vay NNCNC tại các NHTM tỉnh Lâm Đồng……………………….. 82

Hình 4.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay NNCNC của NHTM tại Lâm Đồng …………………….. 83

Hình 4.5 Khách hàng vay NNCNC và NNNT tại các NHTM tỉnh Lâm Đồng ………….. 83

Hình 4.6 Số lượng khách hàng có dư nợ vay NNCNC tại các NHTM tỉnh Lâm Đồng . 84

Hình 4.7 Nợ xấu cho vay NNNT và NNCNC của NHTM tại Lâm Đồng …………………. 84

Hình 4.8 Khảo sát về Lưới tầm quan trọng – Chất lượng dịch vụ tín dụng……………….. 97

Hình 4.9 Kết quả CFA cho thang đo Chuẩn chủ quan………………………………………….. 109

Hình 4.10 Kết quả mô hình đo lường tới hạn………………………………………………………. 110

Hình 4.11 Kết quả mô hình cấu trúc SEM ………………………………………………………….. 113

Hình 4.12 Kết quả mô hình nghiên cứu thứ nhất …………………………………………………. 116

Hình 4.13 Kết quả CFA cho thang đo Chuẩn chủ quan………………………………………… 128

Hình 4.14 Kết quả CFA thang đo Cảm nhận rủi ro ……………………………………………… 130

Hình 4.15 Kết quả mô hình đo lường tới hạn………………………………………………………. 132

Hình 4.16 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh………………………………………………………….. 135

Hình 4.17 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM …………………………………………… 136

Hình 4.18 Kết quả mô hình nghiên cứu thứ hai …………………………………………………… 139

Hình 5.1 Sơ đồ triển khai cơ sở dữ liệu tài chính nông nghiệp………………………………. 161
ix

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………………….. i LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………………………. ii TÓM TẮT LUẬN ÁN……………………………………………………………………………………………..iii DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………………….. vi DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………………………………….viii MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………………… ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………………. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………………. 1

1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 1

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học………………………………. 3

1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ……………………………………………………………………. 3

1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước…………………………………………………………………….. 6

1.1.2.3. Nhận xét khái quát về các nghiên cứu trước đây……………………………………… 11

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………… 14

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 14

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………………………………….. 14

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………. 15

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………. 15

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………. 15

1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ………………………………………………. 16

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 16

1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 16

1.5. Những điểm mới và đóng góp của luận án ……………………………………………………….. 17

1.5.1. Những điểm mới………………………………………………………………………………………… 17

1.5.2. Các đóng góp về mặt khoa học…………………………………………………………………….. 17

1.5.3. Các đóng góp về mặt thực tiễn …………………………………………………………………….. 17

1.6. Kết cấu của luận án…………………………………………………………………………………………. 18

Kết luận Chương 1………………………………………………………………………………………………… 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………….. 19

2.1. Tổng quan về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…………………………………………. 19

2.1.1. Các khái niệm và đặc trưng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… 19
x

2.1.1.1. Các khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………. 19

2.1.1.2. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao …………………. 21

2.1.2. Những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…………………. 22

2.2. Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng thương mại…………………………………………… 23

2.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại ……………………………………………………. 23

2.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ………………………………………………………………………. 24

2.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng…………………………………………………………………….. 26

2.3. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ……………………………………………………………………………………………….. 27
2.3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………………… 27
2.3.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………… 27
2.3.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………………… 29
2.3.4. Phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao ………………………………………………………………………………………………………………………… 31

2.3.4.1. Quan điểm về phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………….. 31

2.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ……………………………………………………………………………….. 31
2.3.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………….. 35
2.4. Các khung lý thuyết về hành vi ……………………………………………………………………….. 37

2.4.1. Lý thuyết về hành vi có hoạch định (TPB) ……………………………………………………. 37

2.4.2. Lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ……………………………………….. 40

2.4.3. Lý thuyết về mô hình sự mong đợi – sự chấp nhận (ECT) ……………………………….. 42

2.4.4. Lý thuyết về cảm nhận rủi ro (Perceived Risk)………………………………………………. 44

2.4.5. Các mô hình tích hợp………………………………………………………………………………….. 45

2.4.5.1. Mô hình tích hợp của Lee (2009) …………………………………………………………… 45

2.4.5.2. Mô hình tích hợp của Bhattacherjee (2001) ……………………………………………. 46

2.4.5.3. Mô hình tích hợp của Liao & cộng sự (2007)………………………………………….. 48
xi

2.5. Đánh giá và kế thừa các nghiên cứu có liên quan……………………………………………… 50

Kết luận Chương 2………………………………………………………………………………………………… 53

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 54

3.1. Thiết kế nghiên cứu thứ nhất…………………………………………………………………………… 54

3.1.1. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 54

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 55

3.1.2.1. Nghiên cứu định tính ……………………………………………………………………………. 55

3.1.2.2. Nghiên cứu định lượng…………………………………………………………………………. 56

3.1.3. Mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 56

3.1.4. Xây dựng bảng câu hỏi……………………………………………………………………………….. 57

3.1.5. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………………………………………….. 58

3.2. Thiết kế nghiên cứu thứ hai …………………………………………………………………………….. 62

3.2.1. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 62

3.2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết…………………………………………………………… 63

3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu thứ nhất ………………………………………………………………… 63

3.2.2.2. Mô hình nghiên cứu thứ hai ………………………………………………………………….. 65

3.2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………………. 67

3.2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ…………………………………………………………………………………. 67

3.2.3.2. Nghiên cứu chính thức …………………………………………………………………………. 68

3.2.4. Mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 68

3.2.5. Thang đo …………………………………………………………………………………………………… 69

3.2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………………………………………….. 69

3.2.6.1. Phân tích mô tả …………………………………………………………………………………… 70

3.2.6.2. Phân tích độ tin cậy thang đo ……………………………………………………………….. 70

3.2.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ………………………………………………………….. 70

3.2.6.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA………………………………………………………… 71

3.2.6.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………… 72

Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………………………. 72

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 73

4.1. Tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội và sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lâm

Đồng …………………………………………………………………………………………………………………….. 73

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng …………………………………………………………. 73
xii

4.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng……………………………………………………… 74

4.1.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng…………. 75

4.1.3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng ……………………………….. 75

4.1.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng….. 75

4.2. Thực trạng về phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng …………………………………………………………………………. 77
4.2.1. Tổng quan về hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ………………………… 77

4.2.2. Nhu cầu vốn tín dụng trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh

Lâm Đồng ……………………………………………………………………………………………………………… 78

4.2.3. Thực trạng về tín dụng nông nghiệp nông thôn tại các ngân hàng thương mại trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng ……………………………………………………………………………………………. 78

4.2.4. Thực trạng về tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng……………………………………………………………………………………… 80
4.2.5. Thảo luận kết quả phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng…………………………………………….. 85
4.3. Kết quả khảo sát khách hàng sản xuất nông nghiệp về nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại………………………………………………………. 86
4.3.1. Mô tả tổng quan mẫu khảo sát……………………………………………………………………… 86

4.3.2. Kết quả khảo sát khách hàng sản xuất nông nghiệp về nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại…………………………………………………………………. 88
4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………. 101

4.3.3.1. Từ kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng thương mại ……… 101

4.3.3.2. Về vai trò của vốn tín dụng ngân hàng thương mại cho sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………… 102

4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng từ khảo sát ý định hành vi cấp tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các ngân hàng thương mại ……………. 103
4.4.1. Kết quả nghiên cứu mô hình thứ nhất …………………………………………………………. 103

4.4.1.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha …………………………………….. 103

4.4.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA …………………………………………….. 105

4.4.1.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’Alpha cho nhân tố mới………………. 108

4.4.1.4. Kết quả phân tích CFA……………………………………………………………………….. 108

4.4.1.5. Kết quả mô hình đo lường tới hạn ……………………………………………………….. 110
xiii

4.4.1.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ………………………………………………………… 112

4.4.1.7. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap………………………………………… 114

4.4.1.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình thứ nhất………………………………. 114

4.4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình thứ hai …………………………………………………………… 119

4.4.2.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha …………………………………….. 119

4.4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA …………………………………………….. 121

4.4.2.3. Kiểm định Cronbach’Alpha cho các nhân tố mới…………………………………… 126

4.4.2.4. Kết quả CFA cho các thang đo đa hướng……………………………………………… 128

4.4.2.5. Kết quả mô hình đo lường…………………………………………………………………… 131

4.4.2.6. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh……………………………………………………………. 134

4.4.2.7. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ………………………………………………………… 135

4.4.2.8. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap………………………………………… 137

4.4.2.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình thứ hai………………………………… 138

Kết luận Chương 4………………………………………………………………………………………………. 144

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ………………………………. 145

5.1. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng ………………………… 145
5.1.1. Những thành tựu, hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………. 145
5.1.1.1. Những thành tựu trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………………. 145
5.1.1.2. Những hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………………. 145
5.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ………………………………………………………………………………………………………. 146
5.2. Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phát triển tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ……………………………………………….. 152
5.2.1. Giải pháp đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Lâm Đồng …………. 152

5.2.2. Khuyến nghị với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng155

5.2.2.1. Đối với các bộ, ngành có liên quan ……………………………………………………… 155

5.2.2.2. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng………………………………………………. 158

5.3. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo…………………………………………………………. 164
xiv

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………… i PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………………. xi Phụ lục 1. Các văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn ………. xi Phụ lục 2. Kết quả nghiên cứu định tính và các bảng khảo sát nông hộ và doanh nghiệp ………………………………………………………………………………………………………………….. xiv Phụ lục 2.1. Nội dung nghiên cứu định tính…………………………………………………………… xiv Phụ lục 2.2. Phiếu khảo sát nông hộ……………………………………………………………………..xvii Phụ lục 2.3. Phiếu khảo doanh nghiệp và hợp tác xã ……………………………………………. xxxv Phụ lục 3. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu ý định hành vi nhân viên tín dụng ……………………………………………………………………………………………xlvi Phụ lục 3.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ………………………………………………………………….xlvi
3.1.1. Kết quả hiệu chỉnh và bổ sung thang đo …………………………………………………. xlvii

3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính …………………………………………………………………… lix

3.1.3. Tổng hợp các biến đo lường …………………………………………………………………….. lx

3.1.4. Kết quả nghiên cứu định lượng………………………………………………………………. lxiii

3.1.5. Thống kê nhân khẩu học mẫu khảo sát …………………………………………………….. lxv Phụ lục 3.2. Bảng câu hỏi khảo sát……………………………………………………………………..lxviii Phụ lục 3.3. Danh sách các ngân hàng thương mại đã khảo sát………………………………..lxvi Phụ lục 3.4. Các kết quả mô hình thứ nhất……………………………………………………………lxvii
3.4.1. Kết quả phân tích Cronbach’Alpha ……………………………………………………….. lxvii

3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA………………………………………………………………. lxxi

3.4.3. Kiểm định phân phối chuẩn …………………………………………………………………..lxxiv

3.4.4. Kết quả kiểm định CFA …………………………………………………………………………lxxvi

3.4.5 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM …………………………………………….. lxxxiii

Phụ lục 3.5. Các kết quả kiểm định mô hình thứ hai………………………………………………. xcii

3.5.1. Kết quả phân tích Cronbach’Alpha ………………………………………………………… xcii

3.5.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA……………………………………………………………. xcviii

3.5.3. Kiểm định phân phối chuẩn …………………………………………………………………….. cii

3.5.4. Kết quả kiểm định CFA ………………………………………………………………………….. ciii

3.5.5. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ………………………………………………… cxi

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ …………………………. cxxi
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) là một bước tiến trong sản xuất nông nghiệp, là một trong những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt. Thông qua sản xuất NNCNC, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt đã được tạo ra. Qua đó gia tăng thu nhập, năng lực cạnh tranh cho người sản xuất và kinh tế của địa phương. Lâm Đồng là tỉnh có khí hậu và đất đai rất thuận lợi để phát triển NNCNC, đặc biệt là các loại nông sản cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Tính đến cuối năm 2018, tổng diện tích sản xuất NNCNC tại tỉnh Lâm Đồng là 54.477 ha (chiếm 19,5% diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn tỉnh); trong đó diện tích sản xuất rau là 18.968 ha, hoa là 3.623,8 ha, cây đặc sản là 158,7 ha, chè là 6.335 ha, cà phê là 19.884,9 ha, ngoài ra có 2.829,5 ha lúa cho năng suất cao1.
Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xác định là một trong 6 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ năm 2004. Từ đó đến nay, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao (Quyết định số 56/2004/QĐ-UB phê duyệt Chương trình phát triển NNCNC giai đoạn 2004-2010; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1691/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng).
Với những lợi thế và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng đang phát huy những lợi thế so sánh để phát triển sản xuất rau, hoa theo hướng công nghệ cao thành từng vùng tập trung, qua đó nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm thu hoạch vừa thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp

1 UBND tỉnh Lâm Đồng (2018), Báo cáo số 237/BC-UBND ngày 27/11/2018 về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp năm 2019
2

và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thì hiện toàn tỉnh có 11.000 ha đạt doanh thu hơn

500 triệu đồng/ha/năm. Trong đó có hơn 700 ha đạt doanh thu từ 01 (một) đến 03 (ba) tỷ đồng, cá biệt có một số diện tích trồng rau, hoa chất lượng cao đạt doanh thu hơn 03 (ba) tỷ đồng/ha/năm. Sản xuất NNCNC đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, qua khảo sát sơ bộ thực trạng đầu tư của một số doanh nghiệp sản xuất rau hoa, để đạt mức doanh thu trồng rau, hoa NNCNC hơn 03 tỷ đồng/ha/năm, ngoài các yếu tố đầu vào của sản xuất, vốn lưu động v.v, mỗi ha đất sản xuất cần đầu tư hệ thống nhà kính, hệ thống tưới tiêu, máy móc thiết bị từ 2,2 tỷ đồng đến 2,5 tỷ đồng.
Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho thấy, giai đoạn từ năm 2012 đến 2018, các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ cho vay được 1.021 tỷ đồng để phát triển NNCNC. Số vốn này mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất NNCNC của cả giai đoạn (4.837 tỷ
đồng).

Mặc dù là tỉnh có nhiều ưu thế để phát triển NNCNC và việc phát triển NNCNC đang được Tỉnh ủy và UBND tỉnh rất quan tâm, đưa vào chương trình trọng tâm, trọng điểm để phát triển trong từng giai đoạn; bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các chính sách về tín dụng để hỗ trợ sản xuất NNCNC (Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP..), tuy nhiên, lượng vốn tín dụng từ các NHTM chảy vào khu vực này trong thời gian qua còn rất hạn chế.
Theo Boucher et al (2007), nguồn vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất. Trong khi đó, Diagne et al (2000) lại cho rằng vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp như đầu tư vào hạt giống cho năng suất cao, đầu tư mua phân bón làm tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập của họ. Vì vậy, vốn tín dụng NHTM đóng vai trò quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực NNCNC.
Như vậy, việc phát hiện các khó khăn, điểm nghẽn trong hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho sản xuất NNCNC là rất bức thiết, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng để phát triển NNCNC.
3

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học

Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tín dụng NHTM và tín dụng NHTM trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các tác giả trước đây đã phần nào khắc họa những nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM, trong đó có nhiều xu hướng tiếp cận khác nhau, cụ thể như sau:
1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu thực nghiệm củaWaqar Akram, Zakir Hussain, MH Sial và Ijaz Hussain (2008), về hạn chế tín dụng nông nghiệp và hành vi vay của nông dân ở nông thôn Punjab, Pakistan. Nhóm tác giả này đã sử dụng Mô hình hồi quy Logit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hạn chế tín dụng nông nghiệp và hành vi vay mượn của trang trại ở nông thôn Punjab. Kết quả chỉ ra rằng có 8 lý do quan trọng từ những người được phỏng vấn cho việc không đăng ký vay từ một tổ chức, thể chế; trong đó có 5 lý do từ phía nông trại đó là (1) không cần vay, (2) các khoản phí không chính thức, (3) tài sản thế chấp không đầy đủ, (4) đã có đủ nguồn và (5) không muốn trả lãi vay; có 3 lý do từ phía cung tín dụng đó là (1) thủ tục rườm rà, (2) người cho vay ở quá xa và (3) thủ tục đắt tiền (expensive Procedur es). Nghiên cứu đã sử dụng một bảng câu hỏi với các nội dung có liên quan đến tiếp cận tín dụng nông nghiệp như: Tài sản thế chấp cho khoản vay nông nghiệp; mục đích của khoản vay; tổ chức tín dụng chính thức; lãi suất và phản ứng của nông dân; thời gian giải ngân khoản vay; khoảng cách của ngân hàng; nhu cầu vay và lãi suất. Kết quả ước lượng mô hình Logit cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng nông nghiệp của hộ gia đình phụ thuộc vào: (1) Giá trị đất, (2) giá trị tài sản của trang trại triển khai, (3) kinh nghiệm của chủ trang trại, (4) tỷ lệ phụ thuộc, (5) hoạt động của tổ chức, (6) trình độ của tổ chức và (7) tiết kiệm của hộ gia đình.
Nghiên cứu thực nghiệm của Rabah (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Jordan. Dựa trên các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đặc biệt là Imran và Nishatm (2013) Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011), Rabah đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê Durbin-Watson, thống kê F để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại ở Jordan. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng tài sản, các biến độc lập gồm: (1) Tỷ lệ tiền gửi; (2) tỷ lệ nợ xấu;(3) tỷ lệ vốn; (4) tỷ lệ thanh khoản; (5) quy mô tài sản;(6) lãi suất cho vay; (7) lãi suất tiền gửi; (8) lãi suất cửa sổ; (9) dự trữ pháp lý; (10) tỷ lệ
4

lạm phát và (11) tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản và lãi suất cửa sổ có tỷ lệ âm và tác động đáng kể đến tỷ lệ cho vay của các ngân hàng, trong khi đó, quy mô ngân hàng và tăng trưởng kinh tế có một tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ cho vay của các ngân hàng.
Firas Mohammed Al-rawashdeh, Al Balqa; Burhan M. Al-omari et al (2013) đã sử dụng phương pháp kiểm định Kolmogorov-Smornov Z về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng trong các ngân hàng thương mại Cơ quan Khu kinh tế đặc biệt Aqaba- Jordan. Nghiên cứu này chỉ ra các nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các chi nhánh của ngân hàng thương mại ở Aqaba-Jordan gồm: (1) Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng vay, (2) nhóm yếu tố thuộc chính sách tín dụng, (3) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo điều kiện tín dụng liên quan đến trung tâm quản lý khoản vay, (4) nhóm yếu tố thuộc chính sách vĩ mô và (5) nhóm yếu tố thuộc môi trường kinh tế của địa phương.
Khi nghiên cứu tín dụng của nông hộ ở 5 huyện của Malawi, bằng phân tích hồi qui OLS, Diagne and Manfred Zeller (1999) đã kết luận có nhiều yếu tố tác động tới mức độ tiếp cận tín dụng (giới hạn tiền vay) của nông hộ, đó là: (1) Tỷ lệ giá trị đất đai trên tổng giá trị tài sản tác động nghịch tới mức tiếp cận cả tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức, (2) qui mô lao động và (3) tỷ lệ khẩu có tác động nghịch, (4) khoảng cách từ nhà ở tới nơi vay vốn cũng có tác động nghịch. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ là: (1) Giá phân bón có tác động thuận, (2) qui mô lao động và (3) tỷ lệ khẩu phụ thuộc của hộ có tác động nghịch. Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng NHTM đối với các nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit, nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng NHTM của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam (Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang) và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ là: (1) Tổng diện tích đất canh tác, (2) giá trị đàn gia súc và (3) địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng phi chính thức là: (1) Tỷ lệ khẩu phụ thuộc, (2) tổng diện tích đất canh tác. Bằng mô hình định lượng với hàm hồi quy Probit, Duong và Inzumida (2002) đã kết luận các nhân tố chủ yếu quyết định nông hộ bị giới hạn tín dụng chính thức; tác động thuận gồm: (1) Tỷ lệ nhân khẩu phụ thuộc, (2) số lượng vốn xin vay, tác động nghịch là (3) danh tiếng của hộ, (4) bình phương lượng vốn xin vay.
Theo Mpuga, Paul (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ gia đình: Thứ nhất là đặc điểm của cá nhân và đặc điểm của hộ gia đình: Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng

LA02.301_Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA02.301_Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng
Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng