Download Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Sự tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13 Quận 11, TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn của Việt Nam, đang trên đà phát triển không ngừng trên lĩnh vực tất các các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng đang dẫn đến những hậu quả và một trong những vấn đề đó là môi trường. Nguyên nhân là do quản lý chất thải rắn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững.
Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai nhằm quản lý chất thải rắn, đảm bảo tính bền vững cho môi trường. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý chất thải rắn, bên cạnh những vấn đề kinh tế – tài chính, kỹ thuật, thể chế – chính sách thì yếu tố “tham gia của người dân” cũng cần được phân tích và đánh giá, từ đó có những giải pháp hiệu quả cho quá trình quản lý chất thải rắn nói chung.
Đề tài đã triển khai khảo sát về các mức độ tham gia của người dân thông qua 151 phiếu khảo sát. Qua đó đề tài đã sử dụng lý thuyết về sự tham gia để đánh giá các mức độ tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất, khuyến nghị những giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của người dân vào chương trình này, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Keywords:Bảo vệ môi trường, Sự tham gia của người dân, Environmental protection, Citizen participation
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HỘP CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Các khái niệm 5
2.1.1. Về sự tham gia (Participation) 5
2.1.2. Sự tham gia của người dân 5
2.2. Mức độ tham gia của người dân 7
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước 11
2.4. Kinh nghiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt một số nước trên thế giới và
thực trạng quản lý, phân loại chất thải rắn tại Việt Nam 13
2.4.1. Kinh nghiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt một số nước trên thế giới 13
2.4.2. Hiện trạng quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 15
2.5. Đề xuất khung phân tích 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu 19
3.2. Nghiên cứu sơ bộ 19
3.3. Nghiên cứu chính thức 22
3.3.1. Chọn mẫu 22
3.3.2. Công cụ thu thập thông tin, bảng hỏi 23
3.3.3. Quá trình thu thập thông tin 24
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 24
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Địa bàn nghiên cứu 25
4.1.1. Đặc điểm địa bàn và dân cư Phường 13 Quận 11 25
4.1.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và tình hình thực hiện chương 25 trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường
4.1.2.1. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường 25
4.1.2.2. Tình hình thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 25
nguồn trên địa bàn phường
4.2. Kết quả nghiên cứu 26
4.2.1. Thông tin chung 26
4.2.2. Sự tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh 30
hoạt tại nguồn
4.2.2.1. Thông tin (Nắm bắt các thông tin về chương trình) 31
4.2.2.2. Tham vấn (Tham gia bàn và cho ý kiến xây dựng chương trình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn) 35
4.2.2.3. Tham gia 38
4.2.2.4. Hợp tác 41
4.2.2.5. Trao quyền 44
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 49
5.2. Khuyến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRSHTN Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn UBND Ủy ban nhân dân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
HTX Hợp tác xã
ĐTN Đoàn thanh niên CCB Cựu chiến binh UB.MTTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc LHPN Liên hiệp phụ nữ
TM&MT Tài nguyên và môi trường BĐH KP Ban điều hành khu phố TDP Tổ dân phố
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thang đo về sự tham gia của người dân theo Arntein (Năm 1969, 8
1971)
Hình 2.2. Những mức độ tham gia của người dân theo Andre và 9
Lanmafankpotin (Năm 2012)
Hình 2.3. Những mức độ tham gia của người dân theo Dower (Năm 1996) 10
Hình 2.4. Khung phân tích 18
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 19
Hình 4.1. Tỷ lệ người dân biết đến chương trình phân loại CTRSHTN 31
Hình 4.2. Tỷ lệ người dân biết đến chương trình phân loại CTRSHTN qua 32
các hình thức
Hình 4.3. Tỷ lệ người dân được mời tham gia họp tổ dân phố 32
Hình 4.4. Tỷ lệ người dân được triển khai cách thức thực hiện phân loại 33
CTRSH
Hình 4.5. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phân loại 34
CTRSHTN trong việc bảo vệ môi trường
Hình 4.6. Kết quả khảo sát về vai trò của các đối tượng trong chương trình 35
phân loại CTRSHTN
Hình 4.7. Tỷ lệ người dân cho rằng có quyền đóng góp ý kiến vào chương 36
trình phân loại CTRSHTN
Hình 4.8. Tỷ lệ tham gia phản ánh, đề xuất thông tin, khó khăn 36
Hình 4.9. Lĩnh vực tham gia đóng góp ý kiến 37
Hình 4.10.Người tiếp nhận những ý kiến, phản ánh của người dân 38
Hình 4.11. Tỷ lệ người dân tham gia thực hiện phân loại rác 39
Hình 4.12. Tỷ lệ khảo sát về quyền được giám sát 42
Hình 4.13. Đánh giá của người dân về hoạt động của đơn vị thu gom rác 43
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện phân loại rác tại nguồn ở TPHCM năm 2016 17
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về độ tuổi 26
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về giới tính 27
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về dân tộc 27
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn 28
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát về nghề nghiệp 29
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về sở hữu thiết bị thu gom, phân loại rác 29
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát về lượng rác thải hộ dân thải ra hằng ngày 30
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát tham gia lực lượng tuyên truyền viên và trách 38
nhiệm của cá nhân
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát các biện pháp thúc đẩy sự sẵn lòng tham gia và 40
tham gia tốt hơn trong việc thực hiện phân loại CTRSH
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát xây dựng quy ước cộng đồng 44
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát quyết định các vấn đề liên quan đến chương 44
trình phân loại CTRSHTN
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát quyết định các vấn đề liên quan đến chương 45
trình phân loại CTRSHTN
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát về kiểm soát việc thực hiện phân loại 46
CTRSHTN
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát những khó khăn khi người dân tham gia chương 46 trình PLCTRSHTN
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát về đề xuất những hoạt động để khuyến khích 47
người dân tham gia chương trình PLCTRSHTN
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1. Việc tuyên truyền, phổ biến chương trình phân loại CTRSHTN 33
Hộp 4.2. Khen thưởng người dân thực hiện chương trình phân loại CTRSHTN 41
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêu đề: Sự tham gia của người dân vào Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13 Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn của Việt Nam, đang trên đà phát triển không ngừng trên lĩnh vực tất các các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng đang dẫn đến những hậu quả và một trong những vấn đề đó là môi trường. Nguyên nhân là do quản lý chất thải rắn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững. Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai nhằm quản lý chất thải rắn, đảm bảo tính bền vững cho môi trường. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý chất thải rắn, bên cạnh những vấn đề kinh tế – tài chính, kỹ thuật, thể chế – chính sách thì yếu tố “tham gia của người dân” cũng cần được phân tích và đánh giá, từ đó có những giải pháp hiệu quả cho quá trình quản lý chất thải rắn nói chung.
Đề tài đã triển khai khảo sát về các mức độ tham gia của người dân thông qua 151 phiếu khảo sát. Qua đó đề tài đã sử dụng lý thuyết về sự tham gia để đánh giá các mức độ tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất, khuyến nghị những giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của người dân vào chương trình này, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Từ khóa: Sự tham gia của người dân, phân loại rác thải .
ABSTRACT
Title: Citizen Participation in The Solid Waste Treatment Program At Source in
Ward 13, District 11 – HCMC.
Abstract:
Ho Chi Minh City, a major city of Vietnam, is growing continuously in all socio-economic fields. However, the rapid industrialization – modernization in HCMC is also leading to consequences, including environmental issues. This is because of the ineffective and unsustainable part of solid waste management. Therefore, The Solid Waste Treatment Program At Source is implemented throughout Ho Chi Minh City by state administrative units to manage solid waste and ensure environmental sustainability. Beside of economic, financial, technical, institutional and policy solutions, Citizen Participation should also be analyzed and evaluated to ensure sustainability in the solid waste management process. From there, The state administrative units will have effective solutions for the solid waste management process in general.
The research distributed 151 questionnaires to analyze Citizen Participation in solid waste sorting program at source. Thereby, the research used the theory of participation to evaluate the level of Citizen Participation in The Solid Waste Treatment Program At Source in Ward 13, District 11, HCMC. Since then, the research proposed and recommended solutions to promote Citizen Participation in this program, aiming at the overall sustainable development of the city.
Keywords: Citizen Participation, Waste Treatment.
1
1.1. Đặt vấn đề:
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng về quy mô và số lượng các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng cũng ngày càng tăng. Sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ này là việc thải ra một lượng lớn chất thải vào môi trường, đặc biệt là chất thải rắn như chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại, …
Theo báo cáo tháng 8 năm 2018 về xử lý chất thải rắn của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hằng ngày, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng trên
10.000 tấn chất thải rắn/ngày trong đó khoảng 8.000 – 8.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm, khoảng 1.500 – 2.000 tấn chất thải rắn xây dựng/ngày đêm và sẽ còn tiếp tục tăng từ 7% – 15% mỗi năm. Vì vậy, nếu chất thải không được phân loại, tăng tỷ lệ chất thải tái chế, sẽ là áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý chất thải. Nếu tiếp tục đem chất thải chôn lấp như hiện nay thì các bãi tiếp nhận sẽ không còn khả năng tiếp nhận trong khi đó nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi trường thì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha,… đã và đang áp dụng khá thành công chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phát sinh và giúp cho công tác xử lý chất thải rắn phát triển (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…). Đây được xem là chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Tại Việt Nam, trong những năm qua, cũng đang thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nhưng kết quả còn ở mức khiêm tốn, sự tham gia của người dân trong việc tự giác thực hiện việc phân loại tại nguồn chưa cao, các tổ chức chính trị xã hội chưa thật sự năng động trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức và hình thành thói quen của người dân.
2
Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Quận 11 được triển khai từ năm 2017 trong đó thí điểm tổ chức tại 01/16 phường của quận và từ tháng 01 năm 2018 Ủy ban nhân dân Quận 11 chọn 4 phường để tiếp tục thí điểm thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong đó có Phường 13 Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh. Rút kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện thí điểm tại 01 phường của quận, chính quyền và đoàn thể Phường 13 đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, triển khai truyền thông bằng nhiều hình thức, tuy nhiên đến tháng 12 năm 2018 thì triển khai chương trình đạt hiệu quả chưa cao, ý thức tham gia của người dân chưa cao, hiệu quả lan tỏa chương trình không đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen của cộng đồng, người dân chưa có ý thức tự giác và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt; các tổ chức chính trị đoàn thể, trưởng các khu phố, tổ dân phố và cộng tác viên tuyên truyền chưa thật sự sâu sát, năng động trong công tác tuyên truyền, tổ chức phân loại chất thải rắn chưa đồng bộ từ trên xuống việc phân loại chất thải rắn chủ yếu tập trung ở người dân trong khi đó các đơn vị thu gom rác chưa thực hiện phân loại và thiếu cơ sở hạ tầng để thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế; không có chế tài xử phạt đối với hành vi không thực hiện phân loại rác hoặc khen thưởng đối với người thực hiện tốt, thiếu mô hình điển hình để nhân rộng, bên cạnh đó cũng do sau khi kết thúc thí điểm chương trình thì toàn bộ chi phí thực hiện việc phân loại do người dân chi, ….. Do đó, vấn đề tham gia của người dân vào chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phải được quan tâm và có phương pháp thích hợp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vì thế việc thực hiện đề tài “Sự tham gia của người dân vào Chương trìnhiphân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Phường 13 Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh” là cần thiết.
1. 2. Mục tiêu nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng mức độ tham gia của người dân vào chương trình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt.
– Đề xuất giải pháp thu hút người dân tham gia vào chương trình phân loại
chất thải rắn sinh hoạt.
3
1. 3. Câu hỏi nghiên cứu:
Người dân tham gia vào thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hiện nay như thế nào? Thực trạng và nguyên nhân?
Giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào chương trình
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của người dân vào chương trình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Phường 13, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: là những người dân trên địa bàn Phường 13, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Phường 13 Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh
+ Về thời gian: Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng phương pháp hỗn hợp (định tính và định lượng), với trình tự các bước như sau:
– Tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia để xây dựng, hiệu chỉnh bảng hỏi khảo sát đưa vào nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
– Tiến hành lấy phiếu khảo sát ý kiến của người dân tại Phường 13 Quận 11 để đánh giá thực trạng việc tham gia của người dân trong chương trình phân loại CTRSHTN.
Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua cách phát bảng câu hỏi cho các đối tượng nghiên cứu và có những trao đổi, giải thích cần thiết cho người được khảo sát. Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện.
Sau đó sẽ sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá mức độ
tham gia của người dân.
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm có 05 Chương với các nội dung như sau:
4
Chương 1: Giới thiệu đề tài: Trình bày lý do tác giả chọn đề tài, bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đưa ra câu hỏi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, định nghĩa các khái niệm về sự tham gia của người dân và các nghiên cứu có liên quan rút ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu, xây dựng thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Trình bày phân tích, diễn giải kết quả thu thập được từ cuộc khảo sát.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, kiến nghị những giải pháp gia tăng sự tham gia của người dân đối với chương trình phân loại CTRSHTN; đóng góp của nghiên cứu trong thực tiễn.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Về sự tham gia (Participation):
Tham gia là sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lực của các chương trình phát triển (Cohen và Uphoff, 1977)
Sự tham gia cũng là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ (Florin vàiWandersman, 1990).
Tổ chức Y tế Thế giới (ICE, 2001) cho rằng sự tham gia có thể là một yếu tố nguồn cho sự hiểu biết rõ hơn của một vấn đề tác động đến quyết định và môi trường sống của cá nhân trong khu vực. Tuy nhiên, Van de Valde và cộng sự (2010) lại cho rằng sự tham gia là quá trình tham gia trong một hoạt động của cuộc sống hoặc là quá trình trải qua các hoạt động theo sự thấu hiểu vấn đề mà trong thực tế khu vực họ đang sống.
2.1.2. Sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào hoạt động, mức độ… mà người dân tham gia. Theo Florin và Wandersman (1990) cho rằng sự tham gia của ngườiidân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ.
Choguilli (1996) cho rằng sự tham gia của người dân không chỉ là một phương tiện để người dân có thể tác động đến các quyết định trên chính trường về các vấn đề ảnh hưởng đến họ mà còn là một phương tiện để đạt được lợi ích cộng đồng, cá nhân thông qua các sáng kiến hỗ trợ lẫn nhau và có thể với sự trợ giúp từ bên ngoài là chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.
Harding và cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” theo hai thuật ngữ thành phần “sự tham gia” và “cộng đồng”. “Sự tham gia”
6
đặc biệt trong lĩnh vực môi trường được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là cá nhân, nhóm tổ chức và một bên là “nhóm chính quyền” trong việc thảo luận và ra các quyết định môi trường. Thuật ngữ “cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi quyết định môi trường, bao gồm những người hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nhân, các cá nhân thụ hưởng, tổ chức dân sự và nhóm người dân. Như vậy, cộng đồng được hiểu là một khái niệm có nội hàm khá rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và
các điều kiện kinh tế – xã hội và văn hóa, chính trị.
Sách Institute for Social Participation and Health Issues Centre của La Trobe
University (2011) cho rằng sự tham gia của xã hội được xem là quá trình tham gia của người tiêu dùng, xuất phát từ người tiêu dùng kết nối hòa nhập với xã hội và các hoạt động dựa trên lợi ích của người tiêu dùng. Theo nội dung của sự tham gia xã hội, ba thành phần trung tâm trong mô tả về sự tham gia của xã hội cho phép mọi người dân được thực hiện các mức đo trong sự tham gia xã hội để tự đánh giá; các yếu tố có liên quan đến các khái niệm về lợi ích xã hội, hòa nhập xã hội và quyền con người của cá nhân để thực hiện các mức đo tự xác định của sự tham gia trong tất cả các khía cạnh của xã hội và trách nhiệm của xã hội để cung cấp các điều kiện
cần thiết cho việc các hoạt động được đề xuất.
Theo Scand (2013) thì khái niệm về sự tham gia của xã hội có tính tương đồng và tương quan với sự tham gia và đồng thời liên quan đến khái niệm về các vấn đề của tham gia xã hội, hòa nhập xã hội hoặc các hoạt động của xã hội.
Cuối cùng, sự tham gia của người dân đóng một vai trò quan trọng trong quản lý công, sự tham gia của xã hội chủ yếu tập trung vào mức độ tham gia của người dân đó như thế nào vào các hoạt động cung cấp và có tương tác như thế nào với người khác trong xã hội hoặc trong cộng đồng sinh sống. Sự tham gia của người dân còn được nhấn mạnh rằng là sự tham gia có thể nhìn thấy trên một hoạt động liên tục từ tương đối thụ động đến rất tích cực và cho rằng sự tham gia của người dân có thể được trên cơ sở tự nguyện hoặc là bắt buộc.
7
2.2. Mức độ tham gia của người dân
Theo nghiên cứu của Arntein (1969, 1971) thì sự tham gia của người dân có
08 mức độ có xu hướng mở rộng dần của quyền lực công dân trong việc định đoạt sản phẩm cuối cùng: từ việc tham gia bị thay thế bởi người nắm giữ quyền lực tới việc công dân được trao quyền quản lý đầy đủ; cụ thể:
(1) Sự vận động – Bị điều khiển.
(2) Liệu pháp: giai đoạn chưa thể hiện sự tham gia mà chỉ nhằm đào tạo những người tham gia.
(3) Thông tin – đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia
nhưng thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có sự phản hồi.
(4) Tham vấn – khảo sát thái độ, tổ chức cuộc họp. Chính quyền sẽ khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp và tham khảo ý kiến cộng đồng, người dân sẽ trả lời câu hỏi khảo sát và tham gia ý kiến. Những ý kiến này chỉ dùng để tham khảo, họ không được ra quyết định. Thông thường đây chỉ là bước hình thức.
(5) Động viên – khen thưởng. Có sự chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa các bên có liên quan. Các bên có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và ra quyết định trong quá trình thực hiện công việc. Người dân thể hiện quyền lực bằng cách bầu ra một ủy ban để thực hiện chương trình hoặc những ý kiến đóng góp của người dân được lắng nghe và ghi nhận.
(6) Hợp tác – người dân và nhà cầm quyền cùng phối hợp và cả hai đều phải
có trách nhiệm về việc lên kế hoạch, ra quyết định.
(7) Ủy quyền. Người dân nắm đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định cao hơn các bên có liên quan khác thông qua việc đàm phán. Do có quyền cao hơn nên người dân phải chịu trách nhiệm trong các quyết định của mình
(8) Người dân kiểm soát, có quyền ra quyết định. Đến giai đoạn này, người dân khởi xướng công việc nhằm giải quyết nhu cầu của họ, đồng thời huy động nguồn lực để thực hiện dự án. Ở nấc thang này, người dân thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình.
8
Ở nấc thang dưới cùng, người dân không tham gia vào bất cứ hoạt động nào của chương trình, đây chỉ là bước vận động để có thể lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào chương trình mà chắc chắn tại bước này họ sẽ nhận được lợi ích. Ở ba nấc thang tiếp theo, mặc dù chỉ là hình thức, nhưng người dân đã nhận thức được lợi ích từ chương trình, từ đó từng bước tham gia vào các hoạt động: Từ cung cấp thông tin một chiều thông qua khảo sát của chính quyền đến việc tham vấn, đưa ra các ý kiến về vấn đề tại địa phương. Ở ba nấc thang cao nhất, người dân thực sự là
chủ thể của chương trình, từ việc hợp tác đến ủy quyền thực hiện và trực tiếp quản
lý. Thang đo này được mô tả như sau:
Người dân quản lý
Ủy quyền
Hợp tác
Người dân được trao quyền
Động viên
Tham vấn
Tham gia mang tính hình thức
Sự tham gia của người dân
Cung cấp thông tin
Liệu pháp
Vận động Không tham gia
Hình 2.1. Thang đo về sự tham gia của người dân theo Arntein
Nguồn: Arntein (1969, 1971)
Theo nghiên cứu của Andre và Lanmafankpotin (2012), tùy vào nhận thức, văn hóa và điều kiện địa lý của từng vùng khác nhau mà mức độ tham gia của người dân vào công việc phát triển cộng đồng thể hiện ở các mức độ khác nhau và được
chia thành 6 mức độ theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao như sau:
9
(1) Tham gia thụ động (Passive Participation): Tham gia một cách bị động, thực hiện theo sự chỉ bảo, không chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định.
(2) Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as
contributor): Người dân tham gia trả lời các câu hỏi điều tra, không tham gia vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin.
(3) Tham gia như nhà tư vấn (Participationias consultans): Người dân được
tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề.
(4) Tham gia trong việc thực hiện (Participationiin Implemetation): Người dân lập nhóm để thực hiện chương trình nhưng không tham gia ra quyết định.
(5) Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participationiin decision – marking): Người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và tham gia vào quá trình ra quyết định.
(6) Tham gia tự nguyện (self – mobilization): Người dân thực hiện, không có
sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài.
Tham gia tự nguyện
Tham gia trong quá
trình ra quyết định
Tham gia trong việc thực hiện
Tham gia như nhà tư vấn
Tham gia thông qua
việc cung cấp thông tin
Tham gia thụ động
Hình 2.2. Những mức độ tham gia của người dân theo Andre và Lanmafankpotin.
Nguồn: Andre và Lanmafankpotin (năm 2012)
10
Hoặc theo Dower (1996) chia mức độ tham gia của người dân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao, mức độ càng cao thì vai trò, trách nhiệm của cộng đồng càng được đòi hỏi nhiều hơn. Được mô tả như sau:
Trao quyền
Hợp tác
Tham gia
Tư vấn
Thông tin
Hình 2.3. Những mức độ tham gia của người dân theo Dower.
Nguồn: Dower (năm 1996)
(1) Thông tin: Đây là bước thúc đẩy sự tham gia, có vai trò cung cấp các thông tin cho những bên liên quan, tuy nhiên chỉ mang tính một chiều và chưa có sự phản hồi từ phía các bên có liên quan.
(2) Tư vấn: Ở giai đoạn này, thông tin được cung cấp cho các bên có liên quan thông các việc tổ chức họp khu dân cư, khảo sát ý kiến của cộng đồng và người đứng ra tổ chức sẽ lắng nghe ý kiến, khó khăn và nhu cầu của cộng đồng. Nhưng giai đoạn này chỉ mang tính chất tham khảo, người dân không được tham gia vào quá trình ra quyết định.
(3) Tham gia: Người dân tham gia thụ động với động cơ vật chất, theo hợp đồng hoặc chức năng.
(4) Hợp tác: Ở giai đoạn này, quyền lực được chia cho cả người dân và chính
quyền, cả hai đều phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và quyết định.
(5) Trao quyền: Người dân tự xác định các vấn đề, tìm tòi các giải pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề. Các tác nhân bên ngoài chỉ giữ vai trò xúc tác, hỗ trợ năng lực cho người dân.