Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
Đối với việc quản trị rủi ro tín dụng nhiều ngân hàng đang dần áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng, không đứng ngoài cuộc BIDV cũng đang thí điểm áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tại ngân hàng. Tại chi nhánh của ngân hàng BIDV đóng tại Đồn Tháp thì nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng rất cần thiết nhằm hạn chế việc mất thanh khoản trong cho vay.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp là định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính nhằm phân tích lý thuyết qua đó thấy được những khe hở trong nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích, luận giải nhằm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp thống kê so sánh số liệu qua các thời kỳ nhằm nổi bật lên thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp.
Kết quả đáp ứng các chuấn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, tìm ra giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng ứng dụng thiết thực tại đơn vị và có thể mở rộng trên quy mô lớn hơn.
Keywords:Ngân hàng, Ngân hàng thương mại, Khoản vay ngân hàng, Tín dụng tiêu dùng, Quản trị rủi ro, Banking, Commercial banks, Bank loans, Consumer credits, Risk management
MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………. 1
1.1 Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu…………………………………….. 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung …………………………………………………….. 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể …………………………………………………….. 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………………… 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………….. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………….. 3
1.4.2 Phân tích số liệu…………………………………………………………………….. 3
1.6 Kết cấu luận văn ………………………………………………………………………….. 4
1.7 Định hướng ứng dụng của đề tài ……………………………………………………. 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….. 5
2.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại …………………………………. 5
2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại ……………………………… 5
2.1.2 Bản chất tín dụng Ngân hàng ………………………………………………….. 5
2.1.3 Các hình thức tín dụng Ngân hàng thương mại………………………….. 6
2.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại. …………………………….. 7
2.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng…………………………………….. 7
2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng ……………………………………. 7
2.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng……………………………….. 7
2.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng …………………………………… 8
2.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng………………………….. 9
2.3.1 Khái niệm …………………………………………………………………………….. 9
2.3.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng …………………….. 11
2.3.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng………….. 13
2.4 Hậu quả của rủi ro cho vay tiêu dùng…………………………………………… 17
2.4.1 Đối với khách hàng………………………………………………………………. 17
2.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại ……………………………………………… 17
2.4.3 Đối với hệ thống ngân hàng…………………………………………………… 18
2.4.4 Đối với nền kinh tế ………………………………………………………………. 18
2.5 Quy trình của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng ….. 19
2.5.1 Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng……………………. 19
2.5.2 Phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng …………………….. 20
2.5.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng……………………. 23
2.5.4 Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng ………………………….. 24
2.6 Một số nghiên cứu liên quan ……………………………………………………….. 25
Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP……………………………………………………………………….. 28
3.1 Giới thiệu chung về BIDV Đồng Tháp………………………………………….. 28
3.1.1 Lịch sử hình thành ……………………………………………………………….. 28
3.1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đồng Tháp….. 28
3.1.3 Tổng quan hoạt động cho vay tại BIDV Đồng Tháp…………………. 29
3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp ……………………………………………………………………………………… 32
3.2.1 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn………………………………………………… 32
3.2.2 Nợ quá hạn và nợ xấu…………………………………………………………… 33
3.2.3 Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng…………… 35
3.3 Đánh giá rủi ro tín dụng theo Basel II tại BIDV Đồng Tháp ……………. 36
3.3.1 Đo lường rủi ro tín dụng ……………………………………………………….. 36
3.3.2 Nhận diện rủi ro tín dụng………………………………………………………. 42
3.3.3 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng từ chuyên gia……………………. 44
3.3.4 Thành tựu đạt được tại đơn vị………………………………………………… 46
Chương 4 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV ĐỒNG THÁP ………………….. 49
4.1 Một số nguyên nhân …………………………………………………………………… 49
4.1.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng …………………………………………….. 49
4.1.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng …………………………………………… 52
4.1.3 Nguyên nhân khách quan khác………………………………………………. 53
4.2 Một số giải pháp từ chuyên gia…………………………………………………….. 54
4.2.1 Giải pháp chung…………………………………………………………………… 54
4.2.2 Giải pháp cụ thể…………………………………………………………………… 56
Chương 5 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… 61
5.1 Kết luận…………………………………………………………………………………….. 61
5.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo
……………………………………………………………………………………………………… 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CIC : Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng. DSCV : Doanh số cho vay.
DSTN : Doanh số thu nợ.
BIDV : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển. NH : Ngân hàng.
NHNN : Ngân hàng nhà nước. RRTD : Rủi ro tín dụng. TMCP : Thương mại cổ phần. KH : Khách hàng
QTRR : Quản trị rủi ro
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2014 –
2018
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn 2014 –
2018.
Bảng 3.3 Tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp theo thời hạn giai đoạn
2014 – 2018.
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp giai đoạn
2014 – 2018.
Bảng 3.5 Phân loại nhóm nợ tại BIDV Đồng Tháp.
Bảng 3.6 Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tại BIDV Đồng Tháp – Trụ cột thứ nhất.
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Đồng Tháp
Hình 3.2 Quy trình xét duyệt tín dụng tiêu dùng tóm tắt tại BIDV Đồng Tháp
Hình 3.3 Hệ thống công nghệ quản trị Basel tiên tiến tại BIDV. Hình 3.4 Mô hình 3 tuyến phòng thủ theo Basel II.
Hình 3.5 Nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Đồng Tháp
TÓM TẮT
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
Đối với việc quản trị rủi ro tín dụng nhiều ngân hàng đang dần áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng, không đứng ngoài cuộc BIDV cũng đang thí điểm áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tại ngân hàng. Tại chi nhánh của ngân hàng BIDV đóng tại Đồn Tháp thì nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng rất cần thiết nhằm hạn chế việc mất thanh khoản trong cho vay.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp là định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính nhằm phân tích lý thuyết qua đó thấy được những khe hở trong nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích, luận giải nhằm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp thống kê so sánh số liệu qua các thời kỳ nhằm nổi bật lên thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp.
Kết quả đáp ứng các chuấn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp nằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro, tìm ra giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng ứng dụng thiết thực tại đơn vị và có thể mở rộng trên quy mô lớn hơn.
Từ khóa: vay tiêu dùng, rủi ro tín dụng, Basel 2.
ABSTRACT
CONSUMING LENDING CREDIT RISK MANAGEMENT ACTIVITIES AT BIDV DONG THAP
For the credit risk, many banks are gradually applying Basel II in their system, BIDV is not on the sidelines of piloting the application of Basel II in risk at banks. At BIDV’s agency in Dong Thap, the demand on consuming activity loans is increasing, the bank has also launched many loan methods to meet the needs of consumers. Therefore, the risk in consuming lending activities is essential to limit the loss of liquidity in lending.
Research objectives of the research is how to find out the reason that cause the credit risk of lending activities in BIVD Dong Thap; How to solve that problems and prevent that problems in BIDV Dong Thap; The result of this research can be applied not only in BIDV Dong Thap but also in all BIDV and banks system in Vietnam.
The research method uses both qualitatives and quantitatives method that the qualitative method is used to analyze the theory, so that the gaps in the study can be analyzed, interpreted and interpreted to clarified problems. In quantitatives research use statistical analysis data in the situation of credit risk in consumer lending activities at BIDV Dong Thap.
The results meet the standards under Basel II, as well as compliance with the regulations of the State Bank of Vietnam in Circular No. 13/2018 / TT- NHNN dated May 18, 2018. The study analyzed, assessed the situation of credit risk for consuming lending credit risk activities at BIDV Dong Thap, thereby proposing some solutions to improve risk , find out the solutions to help limiting credit risks in consuming lending activities, which are practical at the agency and can be expanded on a larger scale.
Key words: Consuming lending, Credit risk, Basel 2.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với việc quản trị rủi ro tín dụng nhiều ngân hàng đang dần áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng, không đứng ngoài cuộc BIDV cũng đang thí điểm áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tại ngân hàng. Tại chi nhánh của ngân hàng BIDV đóng tại Đồn Tháp thì nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng rất cần thiết nhằm hạn chế việc mất thanh khoản trong cho vay.
Vay tiêu dùng là phương thức giúp cho khách hàng nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn mà không cần thiết phải có tài sản đảm bảo. Chính vì sự nhanh chóng, tiện lợi mà hoạt động cho vay tiêu dùng luôn tồn tại nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng, rủi ro này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, mỗi ngân hàng tuy có những biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp cũng đã có những chính sách đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng bằng việc kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, những chính sách đưa ra còn mang tính chất tổng quan chưa cụ thể, đáng chú ý là hiện tại chi nhánh vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng.
Hiện nay vẫn chưa thực sự có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu rủi luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng “Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” để đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, nghiên cứu làm tiền đề cho những nghiên cứu có liên quan ở mức độ chuyên sâu hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp nhằm đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hoá lý thuyết về rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp.
Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp.
Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Có những đề xuất nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung về vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu phân tích trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin về khách hàng vay tiêu dùng được thu thập từ hồ sơ vay được lưu trữ nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.
Lịch sử của khách hàng được truy xuất từ phần mềm lõi của ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các đối tượng khác nhau để phân tích được đa chiều về rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Đồng Tháp.
Đối tượng khách hàng tiến hành phỏng vấn 04 khách hàng sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng tại đơn vị trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối tượng cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn 03 cán bộ tín dụng đang trực tiếp phụ trách mảng nghiệp vụ vay tiêu dùng tại đơn vị trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối tượng cán bộ quản lý tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ quản lý tại chi nhánh, cụ thể là giám đốc, phó giám đốc chi nhánh và trưởng phòng tín dụng đang trực tiếp phụ trách quản lý bộ phận tín dụng.
Đối tượng cán bộ quản trị rủi ro nội bộ (Basel) tại chi nhánh tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ đang trực tiếp quản lý việc lập báo cáo và quản trị Client BIDV Database tại chi nhánh trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu.
1.4.2 Phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp là định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính nhằm phân tích lý thuyết qua đó thấy được những khe hở trong nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích, luận giải nhằm sáng tỏ vấn đề.
Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp thống kê so sánh số liệu qua các thời kỳ nhằm nổi bật lên thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp.
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp.
Chương 4: Phân tích rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
1.7 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài luận văn nhằm tìm ra giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp ứng dụng thiết thực tại đơn vị và có thể mở rộng trên quy mô lớn hơn.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại
Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh: “Credo” – đó là sự tin tưởng, tín nhiệm một người về một vấn đề nào đó. Thuật ngữ tín dụng được diễn giải trong tiếng anh: “Credit”. Thuật ngữ tín dụng theo dân gian Việt Nam được diễn giải: “Sự vay mượn”.
Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”.
Theo Luật các TCTD (2010), nếu đứng trên góc độ quan hệ giữa các TCTD với khách hàng ta có thể hiểu tín dụng theo nghĩa sau: “Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và nghiệp vụ khác”.
Như vậy tín dụng ngân hàng: Là giao dịch tài sản giữa ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.
2.1.2 Bản chất tín dụng Ngân hàng
Theo Lê Văn Tề (2010) cho rằng bản chất tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng cơ bản như sau: Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản), xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (gốc + lãi vay), tiền vay
được cấp trên cơ sở bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
2.1.3 Các hình thức tín dụng Ngân hàng thương mại
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng, tín dụng được chia như sau:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà ở, xe ô tô, các hàng hóa tiêu dùng khác…Hiện nay, loại tín dụng tiêu dùng là một trong thị trường tín dụng rộng lớn.
Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học tập của học sinh sinh viên như nộp học phí, trang trải cuộc sống sinh viên hàng tháng.
Căn cứ vào sự đảm bảo tín dụng, tín dụng được chia làm các loại:
Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản, cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.
Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà người vay không buộc phải sử dụng tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ 3.
Căn cứ vào phương pháp hoàn trả chia thành các loại:
Tín dụng trả góp: Là phương thức cho vay mà theo đó các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau, số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau, số lãi được tính trên số dư nợ gốc và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ.
Tín dụng hoàn trả cố định: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập.
Căn cứ theo thời hạn tín dụng thì TDNH được chia làm 3 loại:
Tín dụng ngắn hạn: Không quá 12 tháng chủ yếu sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng từ trên 12 tháng đến 60 tháng, dùng đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuấ kinh doanh và cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng dự án quy mô nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh chóng.
Tín dụng dài hạn: Trên 60 tháng, sử dụng để đáp ứng cho việc đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, dùng để đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại.
Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn. Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.
2.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng
Theo Phan Thị Thu Hà, (2007) định nghĩa: “Cho vay tiêu dùng là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh”.
2.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng
Thứ nhất: Quy mô của các khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay lớn. Hoạt động cho vay tiêu dùng có thể coi là một dịch vụ bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng rất đa dạng và phong phú mức thu nhập của nhóm khách hàng này không quá thấp nhóm đối tượng khách hàng này có nhu cầu rất đa dạng, đối tượng sử dụng các khoản vay đa dạng tuy nhiên quy mô của các khoản vay là không lớn.
Thứ hai: Theo đánh giá của các chuyên gia, cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro khá thường xuyên. Nguyên nhân là bản thân khách hàng vay vốn có thể phát sinh những biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ. Ngoài ra, để được xét duyệt vay vốn, nhiều khách hàng đã không trung thực trong việc khai báo các thông tin về tình hình tài chính trong tương lai của mình nên các Ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay.
Thứ ba: Chúng ta có thể thấy, cho vay tiêu dùng thường chịu ảnh hưởng của nhiều rủi ro. Do vậy các NHTM thường áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn khách hàng là doanh nghiệp, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng cao hơn so với các hoạt động cho vay khác.
Thứ tư: Mục đích cho vay tiêu dùng chủ yếu là hướng tới mục đích vay tiêu dùng như: mua nhà, mua xe ô tô, mua tiêu dùng, du học, chữa bệnh ….
Thứ năm: NHTM phải bỏ ra mức chi phí cho các khoản vay cho vay tiêu dùng tương đối thấp, do chi phí cho nhân lực và công cụ để thẩm định khách hàng là tương đối cao không đáng kể, số lượng các khoản vay lớn nhưng quy mô mỗi khoản vay lại tương đối nhỏ.
Thứ sáu: Lãi suất cho vay của các khoản cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các khoản cho vay KHDN. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay tiêu dùng tính trên mỗi đơn vị đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kém nhạy bén với lãi suất.
Thứ bảy: Thời gian vay vốn của cho vay tiêu dùng đa dạng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn.
2.2.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) đưa ra các vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng là: