Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

100.000 VNĐ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 9340201_TC

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng: Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (LA02.282)

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất là về tổng hợp lý thuyết gốc để xây dựng một mô hình đánh giá tác động toàn diện của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính. Mặc dù những lý thuyết nền tảng về rủi ro, dự báo vỡ nợ, cơ cấu vốn, chính sách cổ tức đã được xây dựng và nghiên cứu thực nghiệm từ rất lâu đời, nhưng trên thế giới cũng như Việt Nam chưa hề có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện tác động của cả ba quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai là về phân loại rủi ro tài chính. Luận án tiếp cập rủi ro tài chính dưới giác độ rủi ro của hai đối tượng nhà đầu tư vào doanh nghiệp là cổ đông và chủ nợ, từ đó hình thành nên Rủi ro vốn cổ phần (RRVCP) – xảy ra khi mức lợi nhuận thực tế từ cổ phiếu doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn mức lợi nhuận kỳ vọng và Rủi ro vỡ nợ (RRVN) – khả năng doanh nghiệp không thể trả được tiền lãi và tiền gốc. Điểm mạnh của phân loại rủi ro tài chính theo cách thức này là khả năng bao quát và tính dễ tiếp cận cả về mặt định nghĩa và đo lường.

Thứ ba là đánh giá vai trò tương tác của vấn đề người đại diện trong mối quan hệ tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính. Người ra quyết định cuối cùng trong doanh nghiệp chủ yếu là nhà quản lý, làm nảy sinh chi phí đại diện khi có mâu thuẫn giữa nhà quản lý này với 2 nhóm nhà đầu tư nói trên. Điều này đã được tác giả đưa thêm vào luận án để giúp khám phá thêm những điểm thú vị trong mối quan hệ giữa quyết định tài chính và rủi ro tài chính. Từ đó làm cơ sở cho những giải pháp thiết thực, có ý nghĩa trong quản trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư vốn và quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng làm giảm rủi ro vốn cổ phần nhưng lại làm tăng RRVN. Nguyên nhân có thể do xu hướng duy trì tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Dù tỷ lệ nợ ngắn hạn cao nhưng cũng được bảo đảm bới tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao tương ứng nên RRVN thấp. Nhưng việc duy trì thực trạng này trong thời gian dài thể hiện tiềm lực tài chính kém vững mạnh, ít có triển vọng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến RRVCP tăng lên. Việc tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều với RRVCP cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu tại Rumani (Nenu và cộng sự, 2018).

Thứ hai, tỷ lệ chi phí lãi trên nợ phải trả bình quân tăng làm tăng RRVCP nhưng lại làm giảm RRVN. Kết luận này chưa được công bố trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Chi phí lãi vay bình quân tăng lên chứng tỏ niềm tin của chủ nợ đối với doanh nghiệp phần nào bị giảm sút, cùng là tín hiệu tiêu cực làm ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư khác đối với doanh nghiệp dẫn đến tăng RRVCP. Ngược lại chi phí vay vốn tăng lên sẽ làm doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi đi vay, dẫn đến RRVN giảm.

Thứ ba, tỷ lệ hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định đều có tác động thuận chiều trong khi tỷ lệ khoản phải thu ngắn hạn lại có tác động ngược chiều với cả RRVCP và RRVN. Những kết quả này cũng hoàn toàn mới, chưa được công bố trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nguyên nhân là do việc gia tăng những tài sản có tính thanh khoản thấp làm giảm khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong việc ứng phó với những sự kiện bất thường – rủi ro sẽ có thể tăng đối với cả cổ đông và chủ nợ.

Thứ tư, tỷ lệ lợi tức cổ tức tác động thuận chiều tới RRVCP, tương đồng với nghiên cứu ở Anh (Hussainey và cộng sự, 2010) và Kenya (Kenyoru và cộng sự, 2013) nhưng lại trái ngược với ở Mỹ (Profilet và Bacon, 2013), Jordan (Ramadan, 2013) và Pakistan (Nazir và cộng sự, 2012).

Thứ năm, mối quan hệ giữa cổ đông, cũng như chủ nợ với nhà quản lý tốt đẹp sẽ có tương tác theo chiều hướng tích cực đối với mối tương quan giữa quyết định tài chính với rủi ro tài chính.

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam