Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Mã: LA03.118 Danh mục: , Thẻ: , , Chuyên Ngành: Quản lý kinh tếNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNăm: 2021Loại tài liệu: Luận án tiến sĩTên tác giả: Phạm Bách Khoa
Số trang: 211

Download Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu

Về lý luận: Luận án tập trung làm rõ các nội dung sau:

(i) Những vấn đề mang tính nguyên tắc và yêu cầu đặt ra trong công tác QLNN đối với thuế BVMT;

(ii) Nội hàm QLNN đối với thuế BVMT: xây dựng và ban hành các chính sách thu thuế BVMT; thiết lập bộ máy QLNN đối với thuế BVMT; tổ chức thực hiện chính sách thuế BVMT; thanh tra kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm chính sách thu thuế BVMT;

(iii) Mục tiêu và tiêu chí đánh giá mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT;

(iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế BVMT để có cái nhìn tổng quan về bối cảnh QLNN, kết hợp với thực trạng các nội hàm QLNN và đánh giá mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT trong thời gian qua, đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Về thực tiễn:

(i) Luận án thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với thuế BVMT của một số nước trên thế giới.

(ii) Luận án phân tích thực trạng các nội dung QLNN về thuế BVMT tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

(iii) Luận án đánh giá QLNN về thuế BVMT, bao gồm: đánh giá các mục tiêu QLNN, và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam.

(iv) Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Trong bối cảnh nghiên cứu đã trình bày, câu hỏi nghiên cứu tổng quát của luận án được đặt là: Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa công tác QLNN đối với thuế BVMT trong thời gian tới?

Các câu hỏi nghiên cứu phụ được chi tiết hóa gồm:

1. Cơ sở lý thuyết về QLNN đối với thuế BVMT: nguồn gốc hình thành và mục tiêu của thuế BVMT là gì? Bản chất các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về thuế BVMT?

2. Thực trạng nội dung và thực thi QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về thuế BVMT? Những thành công trong QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam là gì? Có gì bất cập, khó khăn gì? Nguyên nhân do đâu?

3. Các quan điểm và giải pháp nào cần triển khai thực hiện để hoàn thiện QLNN đối với thuế BVMT, cũng như đảm bảo sự tuân thủ nộp thuế của đối tượng đóng thuế BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới?

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………………..i MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………….ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………………..vi DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………….. viii DANH MỤC HÌNH …………………………………………………………………………………………ix MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………………………..1

2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………………….2

3. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………….3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….4

5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………4

6. Những đóng góp mới của luận án………………………………………………………………..7

7. Kết cấu của luận án ……………………………………………………………………………………8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ……….9
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài……………………………………………………………………9

1.1.1. Các nghiên cứu về thuế và thuế bảo vệ môi trường ………………………………….9
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về thuế và thuế bảo vệ môi trường ….14

1.2. Các nghiên cứu trong nước …………………………………………………………………….16

1.2.1. Các nghiên cứu về thuế và thuế bảo vệ môi trường ………………………………..16
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về thuế và thuế bảo vệ môi trường ….21

1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu………………………………………………………………26

1.3.1. Những nội dung luận án kế thừa từ kêt quả các nghiên cứu trước ……………26
1.3.2. Những khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án ….27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG………………………………………………………………………………..31

2.1. Cơ sở lý luận về thuế bảo vệ môi trường …………………………………………………31

2.1.1. Khái luận chung về thuế bảo vệ môi trường ………………………………………….31
2.1.2. Các lý thuyết liên quan đến thuế bảo vệ môi trường ………………………………35
2.1.3. Những kết luận về cơ sở lý luận đối với thuế bảo vệ môi trường………………37

2.2. Quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường………………………………………….38
iii

 

2.2.1. Lý thuyết về thất bại thị trường và sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường………………………………………………………………………………..38
2.2.2. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường41
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường…………………………..43
2.2.4. Mục tiêu quản lý thuế và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về
thuế bảo vệ môi trường………………………………………………………………………………..51

2.3. Kinh nghiệm thế giới và một số bài học rút ra cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường………………………………………………………51
2.3.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới ……………………………………………………..52
2.3.2. Các bài học rút ra cho Việt Nam ………………………………………………………….62

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM …………………………………………………………65

3.1. Khái quát lịch sử và bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế BVMT ở Việt
Nam …………………………………………………………………………………………………………….65

3.1.1. Lịch sử thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam………………………………………….65
3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế BVMT ở Việt Nam…………………….66

3.2. Đánh giá thực trạng các nội dung quản lý nhà nước đối với Thuế bảo vệ
môi trường ở Việt Nam…………………………………………………………………………………67

3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý nhà nước
đối với thuế bảo vệ môi trường …………………………………………………………………….68
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường 74
3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ……………………………………………………………………………………………………….78
3.2.4. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế bảo vệ
môi trường …………………………………………………………………………………………………84

3.3. Đánh giá chung về thực hiện quản lý nhà nước về Thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………..91

3.3.1. Đánh giá thành công theo các mục tiêu thuế bảo vệ môi trường ………………91
3.3.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ……………………………95

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM……………………………………………………………………………………………….102
4.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thuế
bảo vệ môi trường trong các công trình đã công bố ……………………………………..102
iv

 

4.1.1. Nhóm nhân tố vĩ mô và liên quan đến Cơ quan quản lý nhà nước ………….102
4.1.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng nộp thuế, tính chất hoạt động, đặc
điểm của doanh nghiệp………………………………………………………………………………104
4.1.3. Nhóm nhân tố quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường ……………………….105

4.2. Mô hình, giả thuyết và thiết kế nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng………………………………………………………………………………………………107
4.2.1. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu lý thuyết …………………………….107
4.2.2. Phát triển thang đo nghiên cứu chính thức…………………………………………..109
4.2.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng …………………………………………………………112
4.2.4. Kiểm định thang đo nghiên cứu …………………………………………………………113

4.3. Phân tích hồi quy bội và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu ………117

4.3.1. Phân tích hồi quy bội và kiểm định mô hình nghiên cứu……………………….117
4.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường……………………………..119
4.3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam …………………………………………………………………………121
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM……………………..134
5.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam …………………………………………………134

5.1.1. Bối cảnh quốc tế ………………………………………………………………………………134
5.1.2. Bối cảnh trong nước …………………………………………………………………………135
5.1.3. Chủ trương của Đảng và nhà nước……………………………………………………..135

5.2. Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam…………………………………………136
5.2.1. Đề xuất quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………136
5.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường138

5.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ……………………………………………………….151

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………………………………………………….155

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..156

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………….163
v

 

Phụ lục 1: Hệ thống văn bản pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam163

Phụ lục 2: Các lĩnh vực áp dụng các loại thuế, phí bảo vệ môi trường phổ biến hiện nay trên thế giới ………………………………………………………………………………….165
Phụ lục 3: Các câu hỏi khung phỏng vấn chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường…………………………………………..168
Phụ lục 4: Danh sách các chuyên gia nghiên cứu và quản lý nhà nước về thuế
bảo vệ môi trường ………………………………………………………………………………………169

Phụ lục 5: Bảng hỏi điều tra các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế BVMT.171

Phụ lục 6: Bảng hỏi khảo sát điều tra đối với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường …………………………….179
Phụ lục 7: Mô tả đặc điểm mẫu điều tra ……………………………………………………..187

Phụ lục 8: Phân tích miêu tả kết quả khảo sát điều tra ………………………………..189
vi

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

BVMT : Bảo vệ môi trường

CFA : Phân tích thành tố khẳng định (Confirmatory factor analysis) CNTT : Công nghệ thông tin
CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)

EFA : Phân tích thành tố khám phá (Exploratory factor analysis)

ESCAP : Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) EU : Liên minh Châu Âu (European Union)
EU : Liên minh Châu Âu (European Union)

EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EU- Vietnam Free Trade Agreement)

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) HCFC : Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund)

INDC : Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined
Contributions) NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic
Cooperation and Development) QLNN : Quản lý nhà nước
SPSS : Phần mềm phân tích thống kê (Statistical Package for the Social
Sciences)
vii

 

SXKD : Sản xuất kinh doanh TCHQ : Tổng Cục Hải Quan TNDN : Thu nhập cá nhân TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt UBND : Ủy Ban Nhân Dân
UNESCAP hay ESCAP: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp
Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

UNESCAP : Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change) WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
XNK : Xuất nhập khẩu
viii

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng và ban hành luật pháp và chính sách thuế BVMT……………………………………………………………………………………..72
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế BVMT ……………76
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu Thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn 2012-2019 …..81
Bảng 3.4: Số thu thuế BVMT chi tiết các nhóm hàng hóa từ năm 2012-2019 ………….82
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức quản lý thuếBVMT …………83
Bảng 3.6: Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2011-2019 của Tổng cục Thuế……….86
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế BVMT ……………………………………………………………………………………….87
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả QLNN đối với thuế BVMT……………95
Bảng 4.1: Bộ thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ………………………………….109
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với các biến độc lập …….114
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của 7 Biến độc lập và Biến phụ thuộc …………….115
Bảng 4.4: Kết quả phân tích thành tố khám phá (EFA) đối với Biến phụ thuộc ……..117
Bảng 4.5: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu…..118
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy bội ……………………………………………………………118
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến nhận thức và trách nhiệm môi trường của đối tượng nộp thuế BVMT…………………………..122
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tốliên quan đến thương mại quốc tế và xu thế bảo hộ thương mại bằng hàng ràokỹ thuật môi trường…………124
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tình hình hoạt động SXKD của đối tượng nộp thuế BVMT……………………………………………….125
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến Cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT …………………………………………………………………….127
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan quy trình thủ tục, hồ sơ thanh toán thuế BVMT ……………………………………………………………….129
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến ngành thuế về BVMT ……………………………………………………………………………………..130
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan xu thế
BVMT tại Việt Nam ……………………………………………………………………………………….133
ix

 

DANH MỤC HÌNH

 

Hình 2.1: Tổng quan về thuế BVMT trong các công cụ kinh tế ……………………………..32
Hình 2.2: Các công cụ chính sách môi trường và mức độ can thiệp của nhà nước ……41
Hình 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện hành tại Việt Nam…………………………….66
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu thuyết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác QLNN đối với thuế BVMT………………………..Error! Bookmark not defined.
1

 

 

1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU

Thứ nhất, bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm toàn cầu từ nhiều năm trở lại đây bởi tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng cùng sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, một số quốc gia đã có chính sách điều chỉnh han chế tác hại của ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao ý thức BVMT. Điển hình, Thụy Sĩ đã thu lệ phí tiếng ồn máy bay từ năm 1981; Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển đã giới thiệu cải cách thuế năng lượng từ năm 1990; Bỉ áp dụng thuế phát thải cơ vào năm 1993,… Đây là những chính sách tài khóa mà rất nhiều nước tiến tiến trên thế giới đã áp dụng bằng cách sử dụng công cụ phổ biến là thuế và phí môi trường. Luật thuế BVMT, ở Việt Nam, được ban hành và đưa vào thực thi tương đối muộn (có hiệu lực từ 01/01/012); tuy nhiên cũng là dấu mốc ghi nhận sự nỗ lực của nhà nước trong việc BVMT.

Thứ hai, tại Việt Nam, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến theo chiều hướng xấu khi liên tiếp phải đối đầu với một số hiện tượng đáng lo ngại, chẳng hạn như hiện tượng cá chết hàng loạt do nhiễm độc biển ở miền Trung, hạn hán ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây, cũng như tình trạng xâm nhập mặn ở vùng Tây Nam Bộ,… Công tác QLNN về thuế BVMT vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả QLNN.

Thứ ba, cho đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản liên quan đến môi trường, trong đó phải kể đến các văn kiện quan trọng như: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992, Công ước về đa dạng sinh học 1992, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng năm 1995,… Đặc biệt, việc ban hành Luật thuế BVMT năm 2010 và chính thức có hiệu lực năm 2012 có ý nghĩa rất lớn, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT. Qua gần 8 năm triển khai thực hiện, chính sách thuế BVMT cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra như: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao ý thức BVMT của toàn xã hội; thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế; động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường,… Tuy nhiên, do chính sách thuế BVMT ở Việt Nam là một chính sách mới nên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh những vướng mắc và hạn chế từ xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, công tác thanh tra kiểm tra, cũng như mục tiêu thực hiện cải cách thuế BVMT, điều này cần thiết phải được nghiên cứu,
2

 

đánh giá một cách tổng thể, đầy đủ, toàn diện để từ đó đề xuất khắc phục những điểm yếu, hạn chế, vướng mắc và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với thuế BVMT trong thời gian tới.

Thứ tư, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính, số thu từ thuế BVMT tăng trưởng đều qua các năm. Nếu số thu năm 2012 – năm đầu tiên thực hiện Luật thuế BVMT – mới chỉ đạt 11.160 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng gần 6 lần đạt 64.463 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 4,16% tổng thu NSNN và đóng góp 1,07% vào GDP hàng năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật này đã phát sinh một số bất cập như: đối tượng chịu thuế còn hạn hẹp, thời điểm tính thuế đối với mặt hàng xăng dầu chưa đồng bộ, cách tính thuế và thu thuế chưa hợp lý giữa các đối tượng, chưa làm rõ sự khác nhau cơ bản giữa thuế BVMT và phí môi trường, mục đích nguồn thu thuế chưa rõ ràng, công tác quản lý thuế còn nhiều yếu kém,… Chính vì thế, cần nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) đối với thuế BVMT để quá trình thực thi đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ năm, hiện nay, tại Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về QLNN đối với thuế BVMT chưa nhiều, đa phần mới chỉ dừng lại ở những bài viết mang tính đóng góp cho dự thảo của Luật thuế BVMT, nhiều nghiên cứu chỉ dưới gốc độ tiêu chí chứ không đi sâu dưới góc độ QLNN, hoặc chỉ về vấn đề BVMT. Thực tế cho thấy chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào các vấn đề liên quan đến thuế BVMT như thực trạng pháp luật, thực trạng QLNN, thực trạng thực thi,… của luật này. Điều này cho thấy cần có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về QLNN đối với thuế BVMT, trước hết là xây dựng tổng quan nghiên cứu, đưa ra đánh giá nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu một cách chính xác và phù hợp.

Xuất phát từ những lý do nêu trên và mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu chủ đề BVMT ở khía cạnh QLNN, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ. Luận án này nhằm nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu

· Mục đích chung

Luận án đặt mục tiêu góp phần hoàn thiện lý thuyết về QLNN đối với thuế BVMT; trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp có tính khoa học hoàn thiện công tác QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới, nhằm bảo đảm được các mục tiêu QLNN về thuế BVMT của Việt Nam.
3

 

· Mục tiêu cụ thể

Về lý luận: Luận án tập trung làm rõ các nội dung sau:

(i) Những vấn đề mang tính nguyên tắc và yêu cầu đặt ra trong công tác QLNN
đối với thuế BVMT;

(ii) Nội hàm QLNN đối với thuế BVMT: xây dựng và ban hành các chính sách thu thuế BVMT; thiết lập bộ máy QLNN đối với thuế BVMT; tổ chức thực hiện chính sách thuế BVMT; thanh tra kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm chính sách thu thuế BVMT;

(iii) Mục tiêu và tiêu chí đánh giá mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT;

(iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thuế BVMT để có cái nhìn tổng quan về bối cảnh QLNN, kết hợp với thực trạng các nội hàm QLNN và đánh giá mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT trong thời gian qua, đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Về thực tiễn:

(i) Luận án thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với thuế BVMT của một số nước trên thế giới.

(ii) Luận án phân tích thực trạng các nội dung QLNN về thuế BVMT tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

(iii) Luận án đánh giá QLNN về thuế BVMT, bao gồm: đánh giá các mục tiêu QLNN, và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam.

(iv) Luận án đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thuế
BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Trong bối cảnh nghiên cứu đã trình bày, câu hỏi nghiên cứu tổng quát của luận án được đặt là: Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa công tác QLNN đối với thuế BVMT trong thời gian tới?

Các câu hỏi nghiên cứu phụ được chi tiết hóa gồm:

1. Cơ sở lý thuyết về QLNN đối với thuế BVMT: nguồn gốc hình thành và mục tiêu của thuế BVMT là gì? Bản chất các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về thuế BVMT?
4

 

2. Thực trạng nội dung và thực thi QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về thuế BVMT? Những thành công trong QLNN về thuế BVMT tại Việt Nam là gì? Có gì bất cập, khó khăn gì? Nguyên nhân do đâu?

3. Các quan điểm và giải pháp nào cần triển khai thực hiện để hoàn thiện QLNN đối với thuế BVMT, cũng như đảm bảo sự tuân thủ nộp thuế của đối tượng đóng thuế BVMT tại Việt Nam trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

· Đối tượng nghiên cứu: QLNN về thuế BVMT ở Việt Nam.

· Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Luận án phân tích và làm rõ thực trạng QLNN đối với thuế BVMT trên phương diện tác giả là một nhà nghiên cứu công tác tại Bộ Tài chính, tập trung vào 4 nhóm nội dung chính: (1) Xây dựng và ban hành các chính sách thuế BVMT; (2) Tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN đối với thuế BVMT; (3) Thực hiện QLNN đối với thuế BVMT và (4) Thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến thuế BVMT.

Về thời gian nghiên cứu: Do Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2012, nên luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế BVMT trong giai đoạn 2012-2019 để có thể làm rõ những thay đổi trong QLNN trước và sau khi Luật thuế BVMT có hiệu lực thi hành. Các phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thuế BVMT áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam. Với đặc thù là quốc gia đang phát triển và Luật thuế BVMT chỉ mới được triển khai áp dụng năm 2012, việc nghiên cứu công tác QLNN đối với thuế BVMT là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực với phát triển kinh tế – môi trường tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong luận án này, tác giả sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể
như sau:

– Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu này được thu thập từ
các báo cáo cập nhật của các cơ quan, tổ chức (Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài
5

 

nguyên Môi trường, Tổng cục thống kê, Tổng Cục Thuế, WB…); báo cáo tổng kết từ các chương trình, dự án cũng như các kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài NCKH do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ sách, báo, các kết quả từ các công trình khoa học có liên quan tới thực trạng QLNN đối với thuế BVMT trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng khác phục vụ cho nghiên cứu này là các văn bản pháp lý hiện hành tại Việt Nam có liên quan đến QLNN về thuế BVMT như Luật BVMT, Luật Thuế BVMT, … Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp hữu ích, cung cấp các thông tin quan trọng về các quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến công tác QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam.

– Dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn: Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn sâu với 28 chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ QLNN trong lĩnh vực QLNN về thuế BVMT (Phụ lục 4) nhằm phân tích thực trạng QLNN đối với thuế BVMT cũng như tham vấn để xây dựng Phiếu điều tra phục vụ đánh giá. Đây là kỹ thuật nghiên cứu định tính, theo đó, những người tham gia phỏng vấn được yêu cầu phát biểu cảm nhận, đánh giá của họ về vấn đề nghiên cứu. Mục đích của các cuộc phỏng vấn chuyên sâu cá nhân chú trọng thu thập ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và các chuyên gia về QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay, luận án sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc (dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến, Phụ lục 3) để có thể tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu.

Sau khi xác định rõ mục tiêu và phương pháp phỏng vấn, tác giả xác định các đối tượng tham gia phỏng vấn, và tiến hành liên hệ để lên kế hoạch về thời gian và địa điểm phỏng vấn. Các nội dung phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được xác định trước. Nội dung phỏng vấn chuyên sâu tập trung vào các vấn đề chính như: (1) Thực trạng các chính sách thuế BVMT tại Việt Nam; (2) Thực trạng công tác QLNN đối với thuế BVMT; (3) Những khó khăn trong QLNN đối với thuế BVMT; (4) Định hướng QLNN đối với thuế BVMT.

– Dữ liệu sơ cấp qua khảo sát điều tra:

Trên cơ sở Phiếu điều tra khảo sát đã hoàn thiện sau phỏng vấn chuyên sâu, tác giả đã tiếp tục tiến hành khảo sát đối với 68 chuyên gia, nhà quản lý về QLNN đối với thuế BVMT. Đây là đối tượng chuyên sâu vừa hiểu về công tác QLNN, xây dựng cơ chế chính sách cũng như các vấn đề liên quan đến đối tượng nộp thuế, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế BVMT.
6

 

Đồng thời, để củng cố thêm dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu, tác giả tiến hành một cuộc khảo sát điều tra bảng hỏi đối với 155 doanh nghiệp về QLNN đối với thuế BVMT trên cả nước. Đây là đối tượng vừa phải chịu thuế và đi đóng thuế thay người tiêu dùng cuối cùng; vì vậy, đối tượng này có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích và đưa ra các đánh giá chính xác về hiệu quả QLNN đối với thuế BVMT.

Để triển khai khảo sát điều tra, trước tiên, tác giả xác định mục đích khảo sát điều tra. Theo đó, mục đích khảo sát điều tra là nghiên cứu thực trạng công tác QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay. Bảng hỏi gồm hai nội dung chính là thông tin của doanh nghiệp tham gia khảo sát và thực trạng QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay. Kết quả thu về từ khảo sát hai đối tượng trên hình thành mẫu nghiên cứu là 223 phiếu, gồm: 68 phiếu chuyên gia 155 phiếu doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế BVMT (Phụ lục 7 và Phụ lục 8).

 Phương pháp phân tích dữ liệu

– Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương pháp quy nạp và suy diễn nhằm đưa ra các lập luận của mình trên cơ sở những kiến thức, kinh nghiệm và các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cả hai phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong phần cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với thuế BVMT hiện nay. Đồng thời, các chỉ số thống kê mô tả như trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm, tốc độ phát triển, tốc độ phát triển bình quân… là các chỉ số thống kế dùng để phân tích dữ liệu thứ cấp.

– Đối với dữ liệu sơ cấp quan phỏng vấn và khảo sát điều tra, tác giả sử dụng một số phương pháp phân tích dữ liệu sau đây:

+ Tổng hợp, phân tích thống kê: Các dữ liệu phỏng vấn được tổng hợp lại và phân loại theo từng nội dung cụ thể liên quan đến QLNN về thuế BVMT. Hoạt động này tạo thuận tiện cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Trong trường hợp một số thông tin phỏng vấn chưa rõ ràng, tác giả gọi điện lại cho người tham gia phỏng vấn để xác nhận với họ. Dữ liệu phỏng vấn thu thập được tổng hợp phân tích kết hợp với kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng các nội dung QLNN, đánh giá thực hiện các mục tiêu QLNN đối với thuế BVMT.

+ Phương pháp định lượng: Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với thuế BVNT. Cụ thể, tác giả sử dụng phần mềm Excel và SPSS để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp khảo sát trên cơ sở mô hình lý thuyết được đề xuất, lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với kết quả QLNN bằng
7

 

phương pháp phân tích hồi quy, đồng thời để đánh giá mức độ quan trọng (mức độ tác động, giải thích) của mỗi biến độc lập tới biến phụ thuộc, kết luận có hay không bác bỏ các giả thuyết về tác động của mỗi nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, để phân tích các dữ liệu này, tác giả sử dụng các phép thống kê như phần trăm, trung bình … nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với thuế BVMT tại Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận án

6.1. Về lý luận:

Thứ nhất, luận án đã tiếp cận trên góc độ quản lý nhà nước (QLNN) về thuế bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm khắc phục thất bại của thị trường đối với khía cạnh tác động ngoại lai của môi trường, bao gồm: (i) Xây dựng và ban hành các chính sách thu thuế BVMT; (ii) Bộ máy QLNN về thuế BVMT; (iii) Tổ chức thực hiện chính sách thuế BVMT; (iv) Thanh tra kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm chính sách thu thuế BVMT. Cách tiếp cận này là mới so với một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh để hoàn thiện luật thuế như nội dung thuế, các loại thuế, phương pháp tính thuế, hoặc các chính sách thuế BVMT. Đó là cách tiếp cận nghiên cứu của khoa học quản lý.

Thứ hai, phần lớn, các nghiên cứu về thuế BVMT trong thời gian gần đây ở Việt Nam đơn thuần đứng trên góc độ tài chính. Điểm mới của luận án là giải quyết vấn đề theo hai góc độ là tài chính và môi trường. Quan trọng hơn, luận án nhấn mạnh góc độ thứ hai: quản lý nhà nước về thuế BVMT phải nhằm đến mục tiêu chủ yếu là phải bảo vệ được môi trường. Theo đó, luận án xác định nhóm tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả QLNN về thuế BVMT là đáp ứng được yêu cầu về BVMT, sau đó mới là nhóm tiêu chí về tăng thu từ thuế. Điều đó có nghĩa là tiêu chí tăng thu từ thuế phải được ưu tiên thấp hơn mục tiêu về BVMT. Đây là quan điểm mới so với các quan điểm truyền thống về mục tiêu của thuế. Từ quan điểm đó nên nhóm nhân tố liên quan đến BVMT đã được luận án xem là chủ đạo khi lập luận về hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về thuế BVMT của luận án.

6.2. Về thực tiễn:

– Ngoài việc sử dụng mô hình định lượng để chỉ ra được 6 nhân tố tác động đến hiệu quả của QLNN về thuế BVMT, điểm mới của luận án là còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, và thang đo Likert để nghiên cứu, chỉ ra được trạng thái của các nhân tố này hiện nay như thế nào ở Việt Nam. Trong khi còn nhiều quan điểm cho rằng
8

 

hiệu quả hành thu thuế BVMT thấp hiện nay là do hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp, hay tính bất hợp lý của chính sách thuế, các thủ tục quy trình nộp thuế thiếu khoa học, thì qua phân tích bằng mô hình định lượng, luận án đã kết luận nút thắt chính là: (i) Nhận thức và trách nhiệm môi trường và sự tự nguyện của doanh nghiệp; (ii) Bộ máy quản lý nhà nước về thuế BVMT hoạt động còn thiếu hiệu quả; (iii) Tổ chức thực thi, thanh kiểm tra và xử phạt vi phạm theo pháp luật BVMT chưa nghiêm minh. Những phát hiện mới này của luận án là cơ sở để luận án đề xuất những giải pháp đột phá trong tăng cường QLNN về thuế BVMT.

– Luận án đã khẳng định, BVMT và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế- xã hội của đất nước là mục tiêu hàng đầu chương trình hoàn thiện QLNN về thuế BVMT. Các giải pháp chính được đề cập trong luận án hướng tới giải quyết các nút thắt ảnh hưởng không tích cực nhất đến QLNN về thuế BVMT, đó là: (i) Hoàn thiện các khía cạnh kinh tế của thuế BVMT nhằm nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đến BVMT; (ii) Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế BVMT, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thuế BVMT; (iii) Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện thuế BVMT.

7. Kết cấu của luận án

Luận án được kết cấu gồm 5 Chương, không kể phần mở đầu và kết luận, cụ
thể gồm:
· Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường
· Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường
· Chương 3: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường
ở Việt Nam
· Chương 4: Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
· Chương 5: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
9

 

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Thuế BVMT đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ cuối những năm
1990, và nở rộ trong 2 thập niên gần đây. Các nghiên cứu chủ yếu chú trọng phân tích về vai trò và tác động của thuế BVMT. Từ năm 2010 đến nay, các nghiên cứu nước ngoài tập trung vào việc hoàn thiện và đổi mới thuế BVMT về thực tiễn. Các nghiên cứu tiêu biểu gồm:
1.1.1. Các nghiên cứu về thuế và thuế bảo vệ môi trường

– YipChi Man (2018), “On the labor market consequences of environmental taxes”, Journal of Environmental Economics and Management, Volume 89, Pages 136-152.
Nghiên cứu “Hậu quả thị trường lao động của thuế môi trường”chỉ ra tác động của thuế BVMT đến thị trường lao động một quốc gia. Cụ thể, nghiên cứu chú trọng phân tích và đánh giá ảnh hưởng của thuế BVMT đối với thị trường lao động trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng. Trong đó, tác giả cho rằng việc đánh thuế BVMT nhiều hơn đối với thị trường lao động phổ thông tại các doanh nghiệp này là không hoàn toàn hợp lý.
Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là các lao động nam có trình độ học vấn trung bình. Bằng chứng cho thấy tình trạng thất nghiệp của bộ phận nam giới có trình độ học vấn thấp ngày càng gia tăng tại một số quốc gia trên thế giới do mức thuế BVMT áp dụng cho vị trí công việc của họ cao khiến họ chán nản và quyết định rời khỏi lực lượng lao động. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các quốc gia cần cân nhắc việc đánh thuế BVMT đối với các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng bởi điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động các ngành này.
– OueslatiWalid (2015), “Growth and welfare effects of environmental tax reform and public spending policy”, Economic Modelling, Volume 45, Pages 1-13.
Nghiên cứu“Tác động tăng trưởng và phúc lợi của cải cách thuế môi trường và chính sách chi tiêu công”phân tích tác động của thuế BVMT đến tăng trưởng và các phúc lợi xã hội của một quốc gia. Cụ thể, tác giả cho rằng cải cách thuế BVMT và chính sách chi tiêu công tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh hai ngành trong đó tính đến các tương tác giữa lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường. Từ đó, tác giả nhận thấy cải cách thuế
10

 

BVMT tác động tích cực thay đổi cơ cấu chi tiêu công giúp cải thiện tăng trưởng và phúc lợi dài hạn.
Tuy nhiên, điều này dẫn đến chi phí phúc lợi tương đối cao trong giai đoạn chuyển tiếp.Hơn nữa, giảm thuế trên tiền lương có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, mạnh hơn là giảm thuế trên lợi nhuận. Ngoài ra, phúc lợi xã hội cũng phụ thuộc vào các nhân tố khác, như chi tiêu cho giáo dục;mặt khác giảm ô nhiễm cũng tác động tích cực đến tích lũy vốn nhân lực. Khi cải cách thuế BVMT gắn liền với sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu công, tác động đến tăng trưởng và phúc lợi vẫn tích cực, nhưng với mức độ thay đổi.
– Abdullah Sabah, Morley Bruce (2014), “Environmental taxes and economic growth: Evidence from panel causality tests”, Energy Economics, Volume
42, Pages 27-33.

Nghiên cứu“Thuế môi trường và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng từ các bài kiểm tra nhân quả”nhằm mục đích xác định rõ tác động của thuế BVMT đến tăng trường kinh tế. Cụ thể, các tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thuế BVMT và tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng các biện pháp khác nhau về thuế BVMT với GDP cũng như tiết kiệm ròng được điều chỉnh. Kết quả cho thấy một số bằng chứng về quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và tăng doanh thu từ thuế BVMT, tuy nhiên cũng có một số bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn theo hướng ngược lại. Nhìn chung, dân số và chính sách trợ cấp kinh tế ít ảnh hưởng đến mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và tăng doanh thu từ thuế BVMT, mặc dù chính sách trợ cấp có một số tác động ngắn hạn đối với tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động dài hạn của GDP và tiết kiệm được điều chỉnh ròng đối với thuế BVMT và vận tải. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về quan hệ dài hạn theo hướng khác với dữ liệu thuế BVMT và giao thông của EU hoặc OECD. Kết quả này không thay đổi đáng kể khi các nhân tố khác được xem xét, chẳng hạn như dân số và chính sách trợ cấp môi trường.
– OueslatiWalid (2014), “Environmental tax reform: Short-term versus long- term macroeconomic effects”, Journal of Macroeconomics, Volume 40, Pages 190-201.
Nghiên cứu“Cải cách thuế môi trường: Tác động kinh tế vĩ mô ngắn hạn so với dài hạn” xem xét các tác động kinh tế vĩ mô của thuế BVMT trong một nền kinh tế đang phát triển. Một mô hình tăng trưởng nội sinh dựa trên tích lũy vốn nhân lực được sử dụng để mô phỏng số lượng các tác động tăng trưởng của những cải cách thuế BVMT khác nhau và tính toán tác động của chúng đối với phúc lợi trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả cho thấy mức độ tác động phụ thuộc vào loại cải cách thuế và sự hiện
11

 

diện của chi phí điều chỉnh cho đầu tư. Mặc dù, cải cách thuế xanh nhằm mục đích sử dụng nguồn thu từ thuế BVMT để giảm thuế đối với tiền lương luôn cải thiện tăng trưởng, hiệu quả phúc lợi dài hạn của thuế phụ thuộc vào chi phí điều chỉnh vốn. Hơn nữa, hiệu quả phúc lợi ngắn hạn luôn luôn là tiêu cực đối với bất kể kịch bản cải cách thuế nào tại các nền kinh tế đang phát triển.
– LiuAntung Anthony (2013), “Tax evasion and optimal environmental taxes”, Journal of Environmental Economics and Management, Volume 66, Issue 3, Pages 656-670.
Nghiên cứu về“Trốn thuế và thuế môi trường tối ưu”chỉ ra tác động của thuế BVMT đến kinh tế – xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, tác giả đưa ra lập luận mới về tác động của một số hành vi liên quan đến thuế BVMT. Tác giả cho rằng một số thuế BVMT, đặc biệt là thuế đối với xăng hoặc điện, khó trốn hơn thuế đối với lao động hoặc thu nhập. Khi cơ sở thuế được thay đổi theo cách trung lập về doanh thu đối với các loại thuế BVMT này, kết quả là làm giảm đáng kể số tiền trốn thuế. Sử dụng thuế carbon làm ví dụ,tình trạng trốn thuế được chứng minh là làm giảm mạnh các chi phí phục vụ cho việc kiểm soát khí thải, từ đó ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô chung, đặc biệt là tại các quốc gia có mức độ trốn thuế cao.Nhóm tác giả đã phát hiện sự thay đổi trung lập về doanh thu đối với thuế BVMT có thể có chi phí cực kỳ thấp hoặc tiêu cực, ngay cả khi thuế carbon được thực hiện. Đồng thời, nghiên cứu đã xem xét cẩn thận vấn đề trốn thuế khi thiết kế thuế carbon.
– Wiesmeth Hans (2013), Environmental Economics: Theory and Policy in
Equilibrium, Springer-Verlag Berlin and Heidelberg GmbH & Co. KG Nghiên cứu“Kinh tế môi trường: Lý thuyết và chính sách cân bằng” đã nêu lên
các nội dung quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường bằng các công cụ
kinh tế, đặc biệt là vai trò của thuế BVMT trong việc kiểm soát các vấn đề kinh tế. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ rõ ở một mức độ nhất định, suy thoái môi trường là kết quả của các hoạt động kinh tế, cho nên mâu thuẫn giữa kinh tế và sinh thái được xem là hiển nhiên. Để giải quyết vấn đề này, việc sử dụng công cụ thuế BVMT có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và môi trường của các quốc gia.
Chính bởi vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung giải thích vai trò của thuế BVMT, đồng thời thực hiện các phân tích chuyên sâu về phương pháp cân bằng đối với kinh tế môi trường. Nghiên cứu thảo luận sự cần thiết phải có các cơ chế áp dụng thuế BVMT phù hợp, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, để giải quyết các vấn đề môi trường. Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát để làm rõ vấn đề này.
Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu này, các chính sách môi trường hiện tại trên thế giới khá đa dạng, gồm các quy định, công cụ và các cuộc đàm phán liên quan
12

 

đến môi trường, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, trong đó thuế BVMT có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự hiểu biết đầy đủ về kinh tế môi trường và vai trò của thuế BVMT cần được đẩy mạnh hơn nữa trong việc ban hành các chính sách môi trường tại các quốc gia.
– Böcher Michael (2012), “A theoretical framework for explaining the choice of instruments in environmental policy”, Forest Policy and Economics, Volume 16, Pages 14-22.
Nghiên cứu“Khung lý thuyết để giải thích sự lựa chọn các công cụ trong chính sách môi trường”bằng việc tập trung nghiên cứu vai trò của thuế BVMT và chính sách nhà nước về thuế BVMT tại Đức, nghiên cứu chia quá trình cải cách chính sách nhà nước về thuế BVMT ở Đức thành hai giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu tiên, nhìn chung, ý tưởng về chính sách cải cách thuế BVMTđã được hình thành sau khi cấu trúc chính sách môi trường được thay đổi. Nhờ vậy, một liên minh bao gồm những người ủng hộ thuế BVMT được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển thể chế trong bối cảnh Liên minh Châu Âu. Như vậy, trong giai đoạn này, vai trò của thuế BVMT đã được nhìn nhận một cách đầy đủ.
Trong giai đoạn thứ hai, trọng tâm của quy trình cải cách chính sách đã chuyển sang các cấu hình phân phối. Lợi ích và quyền lực trở nên quan trọng hơn, và điều này đã làm giảm khả năng thay đổi chính sách môi trường. Các nhân tố thể chế liên quan đến hệ thống chính trị Đức đã phân định phạm vi lựa chọn thực tế mà các chủ thể chính sách có thể đưa ra liên quan đến chính sách môi trường. Nhìn chung, ở giai đoạn này, thuế BVMT chưa được nhìn nhận đúng với vai trò của nó, việc ra quyết định của các chủ thể chính trị đối với thuế BVMT ở mức độ không cao.
Nhìn chung, trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nhấn mạnh vai trò của thuế BVMT trong chính sách môi trường của các quốc gia. Đồng thời, theo tác giả, vai trò của thuế BVMT đôi khi chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác bởi các chủ thể chính trị, điều này làm giảm hiệu quả của công cụ thuế BVMT.
– Cornelia Piciu Gabriela and LenutaTrica Carmen (2012), “Trends in the Evolution of Environmental Taxes”, Procedia Economics and Finance, Volume 3, Pages 716-721.
Nghiên cứu“xu hướng phát triển của thuế môi trường”đã làm rõ vai trò quan trọng của thuế BVMT như một công cụ tác động tích cực đến sự phát triển môi trường trên cơ sở quan điểm của các nhà chính trị.Những tác động của các hoạt động kinh tế đối với môi trường ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc áp dụng thuế mô-đun sẽ cho phép Liên minh châu Âu triển khai hiệu quả các giải pháp BVMT trên cơ sở thu thuế công bằng đối với các công dân của EU.
13

 

Thuế mô-đun dựa trên một loại thuế đã được áp dụng ở các nước châu Âu và trong hệ thống tài chính của liên minh, không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào đối với hiệu quả và công bằng của nền kinh tế. Các tác giả cho rằng một cơ chế cân bằng nên được phát triển giữa các thành viên của quốc gia để bù đắp cho sự thay đổi trong thu nhập từ mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, sự cân bằng giữa các thành viên quốc gia về hàng hóa và dịch vụ chưa được áp dụng phải được thiết lập.
– Westin Richard (1994), “International trade and environmental taxes”,
Renewable Energy, Volume 5, Issues 5–8, Pages 1293-1299.

Trong nghiên cứu“Thương mại quốc tế và thuế môi trường” tác giả cho rằng cuộc khủng hoảng môi trường là tiền đề của các đề xuất thuế nhằm kiểm soát thiệt hại cho môi trường Trái Đất. Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của thuế BVMT như một giải pháp hữu ích cho ngành năng lượng thay thế bởi có thể tạo gánh nặng tài chính cho các dạng năng lượng không mong muốn. Về cơ bản, những đề xuất thuế BVMT này rất hấp dẫn, nhưng đồng thời cũng là đối tượng của các cuộc tranh luận bởi vì thuế có tác động đáng kể đến các mô hình ngoại thương.
Theo nghiên cứu này, thuế BVMT có vai trò quan trọng thông qua những tác động đến luật thương mại quốc tế dựa theo các hiệp ước đa phương mà nhiều quốc gia đã ký kết, trong đó chủ yếu là các quốc gia phát triển. Vì vậy, các hiệp ước này cần được thực hiện nghiêm túc, đồng thời phải được kiểm soát cẩn thận nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi thuế BVMT. Ngoài ra, đối với các quốc gia, các vấn đề liên quan đến thuế BVMT trong việc thiết lập thương mại quốc tế cần được cân nhắc cẩn thận.
– Baumol và Oates (1988), The Theory of Environmental Policy, Cambridge: Cambridge University Press, 2nd ed.
Trong nghiên cứu“Lý thuyết và chính sách môi trường” này, vai trò của thuế BVMT đối với sự hiệu quả của nền kinh tế thị trường được các tác giả chú trọng quan tâm. Trước tiên, các tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về xây dựng chính sách môi trường tại các quốc gia. Nghiên cứu chú trọng xác định các nhân tố bên ngoài tác động đến sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, bộ thuế Pigouvian rất hữu ích trong việc điều chỉnh tác động ngoại lai. Thuế Pigouvian đưa ra mức thuế bằng với những thiệt hại xã hội cận biên, từ đó có thể duy trì tính hiệu quả trong môi trường cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng áp dụng phân tích kinh tế vào việc thiết kế một chính sách môi trường khả thi và hiệu quả. Dựa trên thiết kế và thực thi các biện pháp chính sách trong một môi trường hành chính điển hình, trong đó cơ quan môi trường trước tiên xác định một bộ tiêu chuẩn môi trường (ví dụ, nồng độ chất ô nhiễm cho
14

 

phép), các tác giả đã thiết lập một khung chính sách môi trường để đạt được các tiêu chuẩn này. Theo đó, các hệ thống phí và giấy phép phát thải có thể được sử dụng để đạt được các tiêu chuẩn định trước về chất lượng môi trường. Ngoài ra, một số công cụ chính sách khác cũng có thể được nghiên cứu áp dụng trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về thuế và thuế bảo vệ môi trường

– Hafstead Marc, Williams III Roberton (2018), “Unemployment and environmental regulation in general equilibrium”, Journal of Public Economics, Volume 160, Pages 50-65.
Trong nghiên cứu “Thất nghiệp và điều tiết môi trường trong trạng thái cân bằng chung”, tác giả tập trung nghiên cứu QLNN về thuế BVMT. Cụ thể, tác giả đã phân tích các tác động của chính sách và công tác quản lý môi trường, đặc biệt là thuế BVMT đối với vấn đề việc làm và thất nghiệp. Nghiên cứu cho rằng việc áp thuế BVMT sẽ làm giảm đáng kể việc làm trong ngành công nghiệp gây ô nhiễm, nhưng điều này được giải quyết bằng việc gia tăng việc làm trong các khu vực không hoặc ít gây ô nhiễm. Kết quả là, mặc dù chính sách liên quan đến thuế BVMT gây ra sự thay đổi đáng kể về việc làm giữa các ngành, những hiệu quả ròng về việc làm nói chung (và thất nghiệp) là rất nhỏ, ngay cả trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, định mức (tiêu chuẩn) môi trường gây ra sự thay đổi đáng kể trong ngành nghề so với thuế phát thải, với các tác động ròng gần tương tự nhau.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách muốn giảm thiểu sự thay đổi việc làm giữa các ngành thì nên ưu tiên giải pháp sử dụng các tiêu chuẩn môi trường thay vì thuế BVMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia cần phải thận trọng trong việc triển khai các chính sách và công tác QLNN đối với thuế BVMT để đảm bảo cân bằng về các tác động của chúng.
– Bachus Kris (2017), The use of environmental taxation as a regulatory policy instrument, PhD. Thesis, Faculteit Sociale Wetenschappen.
Trong nghiên cứu “Sử dụng thuế môi trường như một công cụ chính sách quản lý”, tác giả cho rằng Nhà nước cần thiết phải sử dụng thuế BVMT như một công cụ điều tiết trong quản lý chính sách môi trường. Một số vấn đề liên quan đến công cụ này được tác giả nghiên cứu cụ thể, bao gồm:vai trò của thuế BVMT trong hệ thống các công cụ chính sách, mô hình ra quyết định, so sánh thuế BVMT với các công cụ liên quan, áp dụng thuế BVMT trong chính sách hỗn hợp, đo lường hiệu quả, tác dụng phụ của thuế BVMT, tiềm năng của thuế BVMT với sự phát triển bền vững …
Có thể đánh giá, đây là một trong những công trình nghiên cứu có quy mô và bao quát khá đầy đủ các nội dung quan trọng liên quan đến thuế BVMT và công tác

LA03.118_Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 1.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 399.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 99.000 VNĐ.
LA03.118_Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam