Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Mã: LA08.087 Danh mục: , Thẻ: , Chuyên Ngành: Quản trị kinh doanhLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà NộiNăm: 2021Tên tác giả: Đặng Huy Du
Số trang: 243

Download Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Luận án đã có những kết luận và điểm mới như sau:

1. Về lý luận

Luận án phân tích cơ sở lý luận về phát triển thương mại của một địa phương (thành phố Hải Phòng) với các nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, trình độ phát triển, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả hoạt động thương mại; luận án tập trung nghiên cứu về thương mại hàng hóa. Xác định nội dung phát triển thương mại hàng hóa trên địa bàn địa phương cấp tỉnh trong mối quan hệ liên ngành (thương mại hàng hoá, công nghiệp, nông lâm thủy sản, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu …), liên tỉnh (với các tỉnh trong vùng), liên vùng, liên quốc gia (với cả nước, với các tỉnh thuộc hành lang kinh tế ”Hai hành lang, một vành đai”). Phân tích lợi thế so sánh của thành phố Hải Phòng trong phát triển thương mại

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại của Singapore và 3 tỉnh thành phố của Việt Nam là thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Luận án rút các bài học có thể áp dụng cho thành phố Hải Phòng.

2. Về thực tiễn

– Luận án đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển thương mại thành phố Hải Phòng từ năm 2012 đến năm 2019 với các thành tựu: Quy mô thương mại ngày càng mở rộng, đúng định hướng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; tổng kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng và thứ 7 cả nước; thương mại thành phố phát triển đa dạng với nhiều loại hình, kết cấu hạ tầng thương mại được quan tâm phát triển theo hướng văn minh hiện đại, góp phần làm tăng năng lực bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn. Đồng thời, Luận án đã chỉ rõ những hạn chế chủ yếu, đó là: hạn chế về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; hạn chế trong việc đa dạng hóa các hoạt động thương mại và phát triển dịch vụ thương mại; hạn chế trong hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại; hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại; hạn chế về liên kết vùng và hợp tác khu vực trong phát triển thương mại; hạn chế trong phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa; hạn chế trong phát triển thương mại điện tử và một số hạn chế khác trong phát triển thương mại thành phố Hải Phòng

– Luận án đã nêu các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ngoài ra luận án còn đề xuất tám nhóm giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đó là: giải pháp về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; giải pháp đa dạng hóa các hoạt động thương mại; giải pháp hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại; giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại; giải pháp liên kết vùng và hợp tác khu vực trong phát triển thương mại; giải pháp phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa; giải phát triển thương mại điện tử và giải pháp phát triển dịch vụ logicstics.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………………..1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án…………………………….3
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ………………………………………………………………..10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….10
5. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………..11
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………………11
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận án………………………………….13
8. Kết cấu luận án…………………………………………………………………………………………14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PTTM TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN …………………………………………………………………………………..15
1.1. Một số vấn đề cơ bản về thương mại và PTTM ………………………..15
1.1.1. Thương mại và vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân ……………15
1.1.2. Tác động của quy luật kinh tế thị trường đến phát triển thương mại…………..22
1.1.3. Mối quan hệ giữa thương mại với sản xuất và tiêu dùng…………………………..25
1.1.4. Một số học thuyết thương mại, phát triển TM và sự vận dụng vào phát triển thương mại của thành phố Hải Phòng ……………………………………………………..26
1.1.5. Xu hướng phát triển TM trong giai đoạn hiện nay ………………………..32
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển TM tại địa phương…………………39
1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển TM tại địa phương ………………39
1.2.2. Nội dung phát triển thương mại …………………………………………………………….46
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TM……………………………………..53
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ……………………………………………………………………………….53
1.3.2. Nhân tố bên trong………………………………………………………………………………..55
1.4. Kinh nghiệm phát triển thương mại trong nước, quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với phát triển thương mại thành phố Hải Phòng………………………………………….59
1.4.1. Kinh nghiệm PTTM trong nước, quốc tế…………………………..59
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với phát triển TM thành phố Hải Phòng….62
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………………………………….64
Chương 2: THỰC TRẠNG PTTM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG……………………………………………………………………………65
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến phát triển TM thành phố Hải Phòng …………………………………………………………………………………………………65
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………………………………………….65
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ……………………………………………………………………..67
2.1.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế …………………………………………….71
2.2. Thực trạng phát triểnTM trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………..76
2.2.1. Thực trạng vốn đầu tư phát triển ngành thương mại thành phố Hải Phòng….76
2.2.2. Thực trạng đóng góp của ngành thương mại đối với tăng trưởng kinh tế thành phố Hải Phòng……………………………………………………………………………………………..77
2.2.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ….82
2.2.4. Thực trạng chuyên môn hóa, đa dạng hóa các hoạt động thương mại và phát triển dịch vụ thương mại ……………………………………………………………………………….90
2.2.5. Thực trạng các loại hình doanh nghiệp thương mại tại Hải Phòng …………….95
2.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành thương mại tại thành phố Hải Phòng ..96
2.2.7. Thực trạng liên kết vùng trong phát triển thương mại thành phố Hải Phòng ..98
2.2.8. Thực trạng xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng .100
2.2.9. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại thành phố Hải Phòng ………….105
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TM trên địa bàn thành phố
Hải Phòng ……………………………………………………………………………………………………..107
2.3.1. Môi trường thể chế, luật pháp, các chính sách PTTM ……….107
2.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………….110
2.3.3. Thị trường thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………………111
2.3.4. Nguồn nhân lực thương mại thành phố Hải Phòng…………………………………111
2.4. Đánh giá về thực trạng phát triển TM trên địa bàn thành phố Hải Phòng….112
2.4.1. Phân tích mô hình SWOT cho PTTM thành phố Hải Phòng.112
2.4.2. Đánh giá thực trạng PTTM thành phố Hải Phòng giai đoạn
2012 – 2019 ……………………………………………………………………………………………….118
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………………………………..134
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG………………………………………………………………………….135
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển …………………………………………….135
3.1.1. Quan điểm phát triển ………………………………………………………………………….135
3.1.2. Mục tiêu phát triển …………………………………………………………………………….136
3.1.3. Định hướng phát triển ………………………………………………………………………..137
3.1.4. Phương án quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hải Phòng ………….147
3.1.5. Dự báo bối cảnh tác động đến phát triển thương mại thành phố Hải Phòng .149
3.2. Giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………..153
3.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng …………………………………………………………………………………..153
3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa các hoạt động thương mại và phát triển dịch vụ thương mại thành phố Hải Phòng …………………………………………………………………………….156
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng …………………………………………………………………………….158
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại trên địa bàn thành phố
Hải Phòng………………………………………………………………………………………………….160
3.2.5. Giải pháp về liên kết vùng và hợp tác khu vực trong phát triển TM trên địa bàn thành phố Hải Phòng …………………………………………………………………162
3.2.6. Giải pháp phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng………………………………………………………………………………………………………..165
3.2.7. Giải pháp phát triển TM điện tử thành phố Hải Phòng ………………..168
3.2.8. Giải pháp phát triển dịch vụ logictics trên địa bàn thành phố Hải Phòng ….170
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp…………………………………………………………………….171
3.3.1. Công khai rộng rãi các quy hoạch có liên quan đến phát triển TM .171
3.3.2. Phối hợp thực hiện …………………………………………………………………………….173
3.4. Kiến nghị ………………………………………………………………………………………………..175
3.4.1. Kiến nghị với các cơ quan Trung ương ………………………………………………..175
3.4.3. Kiến nghị với UBND thành phố Hải Phòng ………………………………………….176
Tiểu kết chương 3 …………………………………………………………………………………………..177
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BLHH Bán lẻ hàng hóa

CHTC Cửa hàng tự chọn

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CT Chỉ thị

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTM Doanh nghiệp thương mại HĐND Hội đồng nhân dân
HNQT Hội nhập quốc tế

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động
LHQ Liên hiệp quốc

NĐ Nghị định

NK Nhập khẩu

PTTM Phát triển thương mại

QĐ Quyết định

QLNN Quản lý nhà nước

ST Siêu thị

TMBL Tổng mức bán lẻ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư
TTTM Trung tâm thương mại TTTM Trung tâm thương mại TU Thành ủy
TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean

ASEAN

 

CPTPP
Association of South East Asian

Nations
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam

Á

Hiệp định Đối tác Toàn diện và

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD
Organization for Economic Co

operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng phân theo quận, huyện ……………..66

Bảng 2.2. Diện tích và mật độ dân số các quận, huyện thành phố Hải Phòng…………..67

Bảng 2.3. Lao động lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo loại hình kinh tế …………………………………………………68
Bảng 2.4: Tăng trưởng kinh tế theo GRDP thành phố giai đoạn 2012 – 2019…………..72

Bảng 2.5: Vốn đầu tư thực hiện phân theo ngành kinh tế ………………………………………77

Bảng 2.6: Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP chung và GDP dịch vụ giai đoạn 2012 – 2019 (giá thực tế)……………………………………………………………….78
Bảng 2.7: Mức đóng góp của ngành thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng và cả nước giai đoạn 2012 – 2019…………………………………………………………………………..78
Bảng 2.8: Tổng mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hải Phòng đến năm 2019 ……………………………………………………………………………80
Bảng 2.9: Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ……………………84

Bảng 2.10: Thực trạng mạng lưới thương mại trên địa bàn Hải Phòng ……………………86

Bảng 2.11: Số lượng chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………………………….93

Bảng 2.12: Số lượng chợ phân theo hạng thành phố Hải Phòng từ năm 2012-2019 ….93

Bảng 2.13: Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại phân theo loại hình kinh tế và phân theo hạng…………………………………………………………………………………………………94
Bảng 2.14: Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tại 15 quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng (tính đến năm 2019)…………………………………………………………..94
Bảng 2.15: Số lao động bình quân trên một doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2012

– 2019 ……………………………………………………………………………………………………………..97

Bảng 2.16: Lao động trong ngành thương mại thành phố Hải Phòng……………………..97

Bảng 2.17: Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp và doanh

nghiệp thương mại địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2019 …………………..98

Bảng 2.18: Hàng hóa xuất khẩu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2018 ………..101

Bảng 2.19: Hàng hóa nhập khẩu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 – 2018 ……….103

Bảng 2.20: Kim ngạch xuất, nhập khẩu TP. Hải Phòng……………………………………….104

Bảng 2.21: Cơ sở hạ tầng thương mại và tỷ trọng GTTT của thương mại ……………..110

Bảng 3.1: Phương án quy hoạch mạng lưới thương mại thành phố Hải Phòng đến năm

2030 ……………………………………………………………………………………………………………..148

Bảng 3.2. Các dự án chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm được ưu tiên đầu tư ………………………………………………………………………………………………………………….154
DANH MỤC HÌNH

 

Hình 1.1: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của M. Porter….31

Hình 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình kinh tế …………………………81

Hình 2.2. Cơ cấu tổng mức bán lẻ phân theo nhóm hàng ………………………………………81
1

 

1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU

Hải Phòng – đô thị loại 1 cấp quốc gia là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển lớn nhất của vùng duyên hải Bắc Bộ, là thành phố có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Với lợi thế là thành phố có cảng nước sâu, Hải Phòng còn là đầu mối giao thông đường biển quan trọng của các tỉnh thành phía Bắc, đồng thời còn là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, thành phố Hải Phòng luôn được Bộ Chính trị và Chính Phủ quan tâm và đã có những Nghị quyết rất quan trọng về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng, đó là Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày
24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm

2030 tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45- NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Công văn số 5092/UBND-TH ngày 21/8/2019 của UBND thành phố về kế hoạch thực hiện cụ thể nghị quyết 45-NQ/TW và Nghị quyết 108/NQ-CP về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, trước đó Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có những quyết định rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội thành phố theo hướng ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và cảng biển. Với chiến lược đó, UBND Thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định số
1272/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2012 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Ban thường vụ Thành Uỷ Hải Phòng về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu là: Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc. Thương mại, dịch vụ Hải Phòng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc
2

nền kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố; đóng vai trò quan trọng vào quá trình điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu cho khu vực phía Bắc; là động lực cho kinh tế thành phố chủ động hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế.
Đây là một quyết định quan trọng của thành phố Hải Phòng, vì thương mại hiện đang là 1 ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thương mại của thành phố những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có những đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì hoạt động thương mại của Hải Phòng nhìn chung vẫn còn những tồn tại: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại, mạng lưới phân phối hàng hóa chưa đa dạng, phong phú, chưa thuận tiện cho người tiêu dùng, hệ thống siêu thị tiện ích còn mỏng, cơ cấu và số lượng hàng hóa chưa được đa dạng về chủng loại và hạn chế về số lượng, chất lượng; năng lực cạnh tranh, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ của các nhà phân phối còn yếu. Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cẩu của một trung tâm đô thị cấp Quốc Gia: trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, từ đó cũng đặt ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành thương mại nói riêng, vì vậy trong quá trình phát triển nó đòi hỏi thành phố Hải Phòng phải có chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội một cách rõ ràng, trong đó có ngành thương mại, một mặt phải tập trung khai thác những lợi thế sẵn có, mặt khác phải khắc phục được những nhược điểm, giảm thiểu được các rào cản, các khó khăn, vượt qua những thách thức…
Để phát huy vai trò, tiềm năng và thế mạnh của ngành thương mại trong việc tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố; tạo thêm nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài thành phố phát triển ổn định và bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế… thì cần phải xây dựng chiến lược phát triển thương mại thành phố Hải Phòng trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh
3

tế – xã hội của thành phố, của vùng Duyên hải Bắc Bộ và của ngành thương mại cả nước. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” để làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

2.1. Công trình nghiên cứu về phát triển TM trong và ngoài nước

Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến luận án có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cũng như xác định phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận án. Thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài và các công trình công bố trong nước liên quan đến phát triển TM, giúp tác giả có những kiến thức, đánh giá kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra các nội dung mang tính kế thừa, những nội dung mới cũng như xác định khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề cần tập trung nghiên cứu của luận án. Cho đến nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thương mại với nhiều cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
– Cherunilam.F. (2006), “International Economics, McGraw – Hill”: Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá được tác động của hiệp định thương mại, chính sách công đến tăng trưởng kinh tế. Sự ảnh hưởng của chính sách công đến các chính sách khác. Tuy nhiên, công trình chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá chính sách công [90] – Carbaugh.R. (2010), “International Economics, South – Western College Publishing”: Nghiên cứu đã phân tích cụ thể những ảnh hưởng của các chính sách, hiệp định thương mại đối với phát triển kinh tế – xã hội. Xu hướng thay đổi và điều chỉnh các chính sách, hiệp định thương mại trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích được xu hướng thay đổi và điều chỉnh chính sách, hiệp định thương mại đó phụ thuộc vào yếu tố gì? Tại sao phải thay đổi và nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào [91] – Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, giáo trình kinh tế “Kinh tế thương mại”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân tái bản năm 2019. Giáo trình đã đề cập toàn diện đến các vấn đề về kinh tế và quản lý thương mại trong nền kinh tế quốc dân ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Đây là cơ sở lý luận, nền tảng quan trọng để nghiên cứu các vấn đề kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường nhất là đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm [21] 4

– Nguyễn Minh Tâm (2015), “Phát triển TM Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030” – Luận án tiến sỹ kinh tế – Viện nghiên cứu thương mại. Luận án đã tập trung hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển TM theo hướng văn minh hiện đại. Xây dựng tiêu chí (định tính và định lượng) đánh giá phát triển thương mại và xác định nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Tác giả cũng phân tích thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo 3 nội dung lớn về: Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán lẻ; cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ thống thương mại bán lẻ; và quản lý nhà nước. Từ đó, tác giả đã đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển thương mại Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại [62] – Hà Văn Hội (2018) chủ biên “Phát triển và quản lý thương mại biên giới vùng Tây Bắc: Lý luận và Thực tiễn” – công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu. Trong đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam những năm gần đây đạt được thành tựu quan trọng, song hoạt động thương mại biên giới Việt Nam nói chung và thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam
– Lào nói riêng còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược, quy hoạch rõ ràng, cơ sở hạ tầng các cửa khẩu, lối mở còn hạn chế. Các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động chưa hiệu quả, v.v. điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển ổn định của hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam [36] – Nguyễn Văn Hội (2018), “Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung” – luận án Tiến sĩ. Trong luận án của mình tác giả đã chỉ ra rằng, so với xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua các cảng biển, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp, đó là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc; là cầu nối tuyến đường ngắn nhất đến các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc; đồng thời chi phí thấp hơn về thuế, phí và lệ phí. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt [63] – Vũ Thị Lộc (2018), “Xây dựng chiến lược phát triển thương mại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030” – luận án tiến sỹ kinh tế – Đại học Thương mại. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chiến
5

lược và xây dựng chiến lược phát triển TM vùng kinh tế trọng điểm; đánh giá và làm rõ những căn cứ thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển TM vùng kinh tế trọng điểm, vận dụng trong trường hợp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đề xuất nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển TM vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 và kiến nghị giải pháp thực hiện [78] – Lê Thanh Tuấn (2019), “Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (tỉnh Quảng Ninh): Vấn đề và giải pháp” – luận án tiến sỹ kinh tế – Học viện Khoa học Xã hội. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển kinh tế biên giới nhằm chỉ ra vấn đề đang còn tồn tại trong chính sách phát triển kinh tế biên giới Việt Nam – Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay (nghiên cứu biên giới trên đất liền) và giải pháp nhằm phát triển kinh tế biên giới khu vực này trong thời gian tới (2030). Ngoài ra tác giả còn phân tích thực trạng các loại hình cụ thể của kinh tế biên giới tỉnh Quảng Ninh nhằm tìm ra các vấn đề đang gặp phải và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tế biên giới Việt – Trung tỉnh Quảng Ninh [48] 2.2. Công trình nghiên cứu về phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam với những điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch… UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định số 1272/QĐ-UBND, ngày 13/8/2012 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
26/3/2012 của Ban thường vụ Thành Uỷ về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm

2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu là: Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc và hai hành lang, một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay có rất ít các nghiên cứu đề cập đến phát triển thương mại ở

Hải Phòng, có một số các công trình nghiên cứu như:

– Quách Thị Hà (2013), “Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng” tác phẩm chỉ ra kinh tế biển với nhiều ngành dịch vụ liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng. Vì vậy, chính quyền cấp thành phố cần thiết phải quan tâm và phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của luận án chưa phân tích và đưa
6

ra các giải pháp về phát triển TM trong phạm vi nghiên cứu phát triển kinh tế

biển cho thành phố Hải Phòng [69]

– Nguyễn Quốc Tuấn (2015) với “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở cảng Hải Phòng” – luận án tiến sỹ kinh tế – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Trong luận án của mình tác giả tập trung phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với một ngành dịch vụ cụ thể ở Hải Phòng là Logistics. Đây là ngành dịch vụ mũi nhọn và phát triển nhất ở thành phố trong thời gian gần đây. Mặc dù luận án đã thể hiện đầy đủ vai trò quản lý nhà nước trong phát triển ngành dịch vụ này nhưng nội dung nghiên cứu khá đặc thù, chưa khái quát được hoạt động thương mại của Hải Phòng [64] – Nguyễn Thị Hải Hà (2018), “Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng” – luận án Tiến sỹ Kinh tế Chính trị – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích, làm rõ cơ sở khoa học về vai trò nhà nước trong phát triển hoạt động dịch vụ cấp tỉnh và chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển hoạt động dịch vụ ở Hải Phòng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò nhà nước trong phát triển khu vực này [65] – Nguyễn Văn Lịch (2005), “Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” – đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thương mại 2005). Trong công trình nghiên cứu tác giả cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên hành lang, đồng thời phân 16 tích tác động của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng [66] – Nguyễn Xuân Quang (2006), “Phát triển thương mại trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” – đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thương mại 2006). Trong công trình nghiên cứu tác giả cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã phân tích và làm rõ xu hướng pahst triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN và những yêu cần phát triển các hành lang kinh tế. Ngoài ra nhóm tác giả còn phân tích các yếu tố địa lý – kinh tế – xã hội – chính trị: điều kiện hình thành và phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội –
7

Hải Phòng và vai trò của hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng trong phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN bao gồm: Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam; hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và các cơ hội thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp phát triển thương mại trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng [67] – Đỗ Minh Thụy (2017), “Phát triển mạng lưới thương mại tại Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế đến năm 2020” – bài viết đăng trên Tạp chí Công thương. Trong bài viết này tác giả đã phân tích mạng lưới thương mại trong hệ thống các chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm của một hay nhiều hãng khác nhau trên phạm vi một lãnh thổ nhất định. Sự phát triển của mạng lưới thương mại phụ thuộc vào các yếu tố như: Tốc độ lưu chuyển hàng hóa; mức lưu chuyển hàng hóa; phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa; đa dạng hóa các loại hình kinh doanh thương mại; phát triển lao động trong mạng lưới thương mại; phát triển cơ sở vật chất cho mạng lưới thương mại… [34] – Nguyễn Hoài Nam (2017), “Thực trạng và giải pháp mạng lưới phân phối hàng hóa tại thành phố Hải Phòng” – bài viết đăng trên Tạp chí Công thương. Trong bài viết này tác giả đã đề cập một số lý luận liên quan tới mạng lưới phân phối hàng hóa, thực trạng mạng lưới phân phối hàng hóa tại Hải Phòng và đưa ra một số giải pháp phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa tại Hải Phòng trong thời gian tới [68] – Đan Đức Hiệp (2021), “Kinh tế Hải Phòng (1955 – 2055) chặng đường, định hướng và tầm nhìn”. Trong tác phẩm của mình tác giả đã phân tích bức tranh kinh tế Hải Phòng từ năm 1955 đến nay có đưa ra định hướng, tầm nhìn đến năm 2055. Tác giả khẳng định Hải Phòng là thành phố cảng biển, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, gắn kết Hải Phòng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế. Lợi thế so sánh đã tạo cho Hải Phòng phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển kinh tế biển [29] 8

2.3. Nội dung mà các nghiên cứu đã đề cập và các khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
2.3.1. Nội dung mà các nghiên cứu đã đề cập

2.3.1.1. Về lý luận

Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh xác định được hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển TM trong nền kinh tế thị trường, tính tất yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng hoạt động TM ngày càng tăng. Đối với những nước đang phát triển, tập trung phát triển TM, dịch vụ chính là thúc đẩy nền kinh tế nhanh chóng đạt tới mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra bởi phát triển TM, dịch vụ là lĩnh vực có sự đa dạng trong các ngành nghề và cũng là lĩnh vực hỗ trợ, thúc đẩy các khu vực kinh tế khác phát triển.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học đã chỉ rõ vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển từng lĩnh vực kinh tế cụ thể nói riêng. Ở cấp tỉnh trong một quốc gia, vai trò của hoạt động thương mại trong phát triển kinh tế địa phương lại càng trở nên cần thiết. Bởi nền kinh tế cấp tỉnh phải phát triển trong mối quan hệ với các vùng, lãnh thổ khác theo chiến lược và chính sách chung của quốc gia nhưng phải dựa trên lợi thế so sánh của khu vực địa lý.
Thứ ba, các tài liệu nghiên cứu đã tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau để chỉ ra những hoạt động cần thiết để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển kinh tế TM nói riêng. Phân tích những đặc thù của hoạt động phát triển thương mại làm tài liệu tham khảo cho việc hình thành khung lý luận để nghiên cứu phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Thứ tư, các nghiên cứu đã chỉ rõ quan điểm: địa phương muốn phát triển thương mại trong cơ chế thị trường đều luôn phải đối mặt với cơ hội và thách thức. Vì thế các giải pháp, các chính sách, chiến lược phát triển hoạt động thương mại là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, những giải pháp này phải được xây dựng và thực hiện dựa trên mối quan hệ của thành phố với các vùng xung quanh, trong cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền địa phương cần có các hoạt động là cầu nối để giải quyết các quan hệ đó hướng tới hiệu quả kinh tế.
2.3.1.2. Về thực tiễn

Những nghiên cứu đã cung cấp cho nghiên cứu sinh bức tranh toàn cảnh về phát triển TM với mục tiêu đa dạng và phát triển các ngành thương mại làm nền
9

tảng hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác tăng trưởng. Các nghiên cứu được công bố đã mang lại giá trị thực tiễn cho luận án như sau:
Thứ nhất, khắc họa một phần về thực trạng thương mại ở thành phố Hải Phòng và các nỗ lực của chính quyền trong việc phát triển hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng dựa trên định hướng, quy hoạch phát triển thương mại quốc gia, thành phố Hải Phòng xây dựng các chính sách riêng để kiểm soát và phát triển hoạt động thương mại cụ thể, đặc biệt là những ngành mũi nhọn, có nhiều lợi thế so sánh.
Thứ ba, các nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến nghị khả thi để các nhà quản lý nhà nước nói chung, chính quyền cấp thành phố nói riêng đưa ra chiến lược, chính sách nhằm phát triển hoạt động thương mại, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển chung của toàn nền kinh tế.
2.3.2. Các khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, chưa có nghiên cứu tập trung vào phát triển hoạt động thương mại ở thành phố Hải Phòng với đầy đủ các đánh giá về hoạt động thương mại cũng như mức độ phát triển của hoạt động này, tác động của nó tới nền kinh tế, an sinh xã hội của thành phố.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu về phát triển hoạt động TM ở Hải Phòng và đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự phát triển hoạt động thương mại ở Hải Phòng với những đặc thù cũng như đánh giá đầy đủ các mặt trong mối tương quan với sự phát triển hoạt động thương mại quốc gia và các vùng lân cận.
Thứ ba, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về phát triển hoạt động thương mại ở Hải Phòng cũng như các giải pháp để chính quyền thành phố thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại của Hải Phòng phát triển một cách đồng bộ, thống nhất, phù hợp với điều kiện đặc thù, lợi thế so sánh của thành phố. Trong đó có các chính sách, quy hoạch để thúc đẩy những hoạt động TM phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố.
Tóm lại, sau khi tổng hợp tất cả những nghiên cứu có liên quan được thực hiện trong thời gian qua, tác giả nhận thấy vẫn còn khía cạnh chưa được khai thác và đã lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng” để có được sự nghiên cứu một cách sâu rộng về hoạt động phát triển thương mại với mục đích có

LA08.087_Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA08.87_Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng