Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án tiến sĩ Luật: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Mã: LA31.060 Danh mục: , Thẻ: Chuyên Ngành: Luật, Luật kinh tếLoại tài liệu: Luận án tiến sĩNăm: 2022Nơi xuất bản: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí MinhTên tác giả: Trương Thị Tuyết Minh
Số trang: 170

Download Luận án tiến sĩ Luật: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là nhằm làm rõ, đánh giá và bổ sung những luận cứ khoa học về GDBĐ bằng ĐS tại NHTM; đánh giá thực tiễn của pháp luật về GDBĐ bằng ĐS; trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các qui định của PL về vấn đề trên; đồng thời nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng và hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ nguồn gốc, vai trò, bản chất, khía cạnh pháp lý, kinh tế của GDBĐ bằng ĐS và sự cần thiết của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NH. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quá trình phát triển, thay đổi của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM.

Thứ hai, phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản và đặc thù của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NH. Đồng thời nghiên cứu so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị áp dụng phù hợp, của một số nước trên thế giới để tiếp thu, vận dụng và hoàn thiện PL của VN, đáp ứng nhu cầu hội nhập và tiếp thu các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong các chế định pháp lý có liên quan đến GDBĐ trong hoạt động NH.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng Pháp luật về giao dịch bảo đảm áp dụng đối với ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM ở các nội dung về xác lập GDBĐ bằng ĐS, điều kiện hiệu lực của GDBĐ, tính đối kháng của NH nhận BĐ đối với ĐS, các thứ tự ưu tiên thanh toán và việc xử lý ĐS BĐ. Trên cơ sở đó, xác định và làm sáng tỏ các hạn chế, vướng mắc, những bất cập trong các quy định của PL để làm cơ sở cho việc xây dựng các định hướng và giải pháp hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS của các NH.

Thứ tư, đưa ra một số định hướng hoàn thiện Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NH.

Thứ năm, tìm kiếm những giải pháp pháp lý, đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho các luật sư, người làm công tác xét xử, đội ngũ pháp chế NH để vận dụng đúng các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu GDBĐ bằng ĐS, chủ yếu dưới góc độ pháp lý. Các khía cạnh kinh tế của GDBĐ bằng động sản chỉ nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà luận án đề cập đến, không phải là hướng nghiên cứu chính của luận án.

Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu gồm những nhóm sau đây: (i) bản chất pháp lý của GDBĐ bằng ĐS; các điều kiện hiệu lực của GDBĐ đối với ĐS; quá trình thực hiện và chấm dứt GDBĐ thông qua các; những rủi ro và điểm hạn chế của ĐS với tư cách là tài sản BĐ trong hoạt động cho vay của NH; những giới hạn của quyền tự chủ của NH5
trong quá trình xử lý ĐS BĐ; (ii) các quy định PL thực định về GDBĐ đối với ĐS; (iii) thực tiễn thực thi PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM.

Để nghiên cứu đối tượng này, tác giả nghiên cứu một số lý thuyết về tài sản, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng NH, học thuyết pháp lý liên quan đến GDBĐ bằng ĐS với chất liệu là: một số hợp đồng tín dụng có BĐ bằng ĐS của một số NHTM, quy định nội bộ của các NH về nguyên tắc thẩm định tài sản BĐ, quy trình xử lý tài sản BĐ khi xuất hiện vi phạm nghĩa vụ của khách hàng và các bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các NH và bên BD của TAND các cấp ở VN và một số bản án của tòa án của nước ngoài.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của PL VN về GDBĐ bằng ĐS giữa bên nhận BĐ là NHTM và bên BĐ (gồm các tổ chức, cá nhân) trong hoạt động cho vay của NHTM.

Việc lựa chọn phạm vi chỉ đối với các NHTM, mà không nghiên cứu về hoạt động cho vay có BĐ bằng ĐS của các loại hình tổ chức tín dụng khác vì NHTM là đại diện điển hình nhất với số lượng và số vốn cấp tín dụng đứng đầu trong số các loại hình tổ chức tín dụng10, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu vốn tín dụng của nhiều chủ thể cũng như đến nền kinh tế VN.
Nghiên cứu tập trung vào GDBĐ bằng ĐS giới hạn trong phạm vi hoạt động cho vay của NHTM vì so với các phương thức cấp tín dụng khác11 (cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, bảo lãnh NH), cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, các tranh chấp về GDBĐ bằng ĐS cũng chủ yếu phát sinh trong hoạt động cho vay qua quá trình phân tích các bản án của TAND các cấp.

Các ĐS trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chủ yếu các ĐS hữu hình (máy móc, thiết bị, hàng hóa..), giấy tờ có giá, vì qua việc phân tích các bản án của TAND các cấp cho thấy: tranh chấp phổ biến về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM hiện nay xuất hiện phần nhiều đối với các ĐS hữu hình, giấy tờ có giá. Tranh chấp về GDBĐ bằng tài sản trí tuệ tại NHTM là chưa phổ biến. Để trung thành với chất liệu nghiên cứu là các bản án của TAND các cấp và thực hiện được mục tiêu nghiên cứu là: phân tích về thực tiễn thực thi PL về GDBĐ bằng ĐS ở các NHTM VN, thì GDBĐ bằng các ĐS hữu hình là một phần trọng tâm của nghiên cứu này.

Đồng thời, trong thực tiễn hoạt động cho vay của các NHTM chủ yếu thực hiện thông qua hai phương thức là cầm cố và thế chấp. Vì vậy, các nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào hai biện pháp này mà không mở rộng đối với biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản khác để đảm bảo tính trọng tâm của nghiên cứu và không dàn trải các nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ của luận án

Cuối cùng, nội dung PL GDBĐ bằng ĐS trong phạm vi nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các quy định PL liên quan đến việc xác lập, thực hiện và chấm dứt GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM.

– Về phạm vi lãnh thổ:

Luận án nghiên cứu PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH trong phạm vi lãnh thổ VN. Việc dẫn chiếu các quy định PL nước ngoài trong luận án với mục đích phân tích, nhận diện, chứng minh những nhận định hoặc quan điểm của người viết về một hoặc một số nội dung cụ thể liên quan đến đề tài của luận án và với mục đích tiếp thu những chuẩn mực của quy định PL nước ngoài để vận dụng vào thực tiễn của VN.

– Về thời gian:

Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM từ năm 2005 đến nay. Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì đây là quãng thời gian hoạt động NH phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều bất cập mang tính thời sự, đảm bảo tính cô đọng và đáp ứng các vấn đề yêu cầu về tính khoa học và thực tiễn của luận án.
Các quy định PL từ những năm 1995 đến 2005 có thể được nêu trong một vài nội dung của luận án, với mục đích nghiên cứu lịch sử lập pháp, nhận diện một cách hệ thống, từ đó lý giải quá trình vận động, phát triển và dự báo xu hướng của một thuật ngữ hoặc nội dung pháp lý nhất định có liên quan đến đề tài của luận án.

4. Các điểm mới của luận án

Qua quá trình nghiên cứu, luận án thể hiện một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, luận án tiếp cận theo hướng tìm kiếm các kiến nghị hoàn thiện PL và giải pháp pháp lý để khai thông hiệu quả chức năng và giá trị kinh tế của tài sản BĐ là ĐS, qua đó bảo vệ quyền lợi của bên nhận BĐ là các NHTM trên cơ sở mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng NH cho khách hàng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên BĐ và các chủ thể khác trong mối quan hệ với ĐS.

Dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế và pháp lý về tài sản, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết về phòng tránh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng NH, lý thuyết về đối xứng thông tin, luận án đã xác nhận và khẳng định vai trò của GDBĐ bằng ĐS dưới khía cạnh kinh tế và pháp lý trong hoạt động cho vay của NH. Trên cơ sở đó, chứng minh sự cần thiết của chế định GDBĐ bằng ĐS với tư cách là một chế định riêng, tách bạch với GDBĐ bằng BĐS.

Thứ hai, luận án chứng minh sự cần thiết của việc áp dụng linh hoạt các lý thuyết về tài sản, về hợp đồng, về an toàn tín dụng NH trên cơ sở dung hòa quyền, lợi ích của các chủ thể đối với yêu cầu hoàn thiện quy định PL và tìm kiếm các giải pháp phù hợp trong áp dụng PL. Chỉ khi dựa trên những hướng tiếp cận đa diện, bảo vệ đồng thời quyền và lợi ích của nhiều chủ thể, các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS mới thực sự có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thương mại.

Thứ ba, luận án đã nhận diện và phân tích các đặc trưng pháp lý của ĐS so với các loại tài sản BĐ khác (đặc biệt là so với BĐS), đồng thời, đưa ra cơ sở luận chứng minh mối quan hệ và sự cần thiết của việc sử dụng những đặc trưng của ĐS cho việc xây dựng và thay đổi các quy định PL GDBĐ tương xứng với các đặc điểm của ĐSBĐ trong hoạt động NH. Luận án đã chứng minh một luận điểm quan trọng, có ý nghĩa cho quá trình xây dựng PL về GDBĐ là: các đặc trưng của ĐS, trong một chừng mực nhất định, có tác động đến và định hình các quy định PL GDBĐ. PL GDBĐ bằng ĐS cần ghi nhận, phản ánh những đặc trưng của ĐS để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tiễn cho vay có BĐ bằng ĐS trong hoạt động NH.

Thứ tư, luận án tiếp cận, phân tích những cơ sở lý luận về nhu cầu xác lập một trật tự thống nhất về hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS. Trật tự này là cơ sở để vận dụng và triển khai các nội dung của quyền ưu tiên khi phát sinh các xung đột về lợi ích của những chủ thể trong các mối quan hệ pháp lý khác nhau nhưng xuất phát chung từ một ĐS. Nội dung của trật tự pháp lý này được thể hiện trong luận án dưới tôn chỉ của nguyên tắc công bằng và nguyên tắc trung lập của PL trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể trong GDBĐ cũng như trong các quan hệ pháp lý khác.

Thứ năm, luận án đánh giá, phân tích một cách khách quan những bất cập của PL về GDBĐ bằng ĐS trong thực tiễn hoạt động cho vay của các NHTM ở VN. Dựa trên các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay có BĐ bằng ĐS, luận án đã phân tích những nguyên nhân xuất phát không chỉ từ các quy định PL, mà còn xuất phát từ cách hiểu và vận dụng của những chủ thể làm công tác thực tiễn, vận dụng, xét xử, thi hành án. Đồng thời, đây cũng chính là rào cản hạn chế khả năng nhận BĐ bằng ĐS trong hoạt động của các NH.

Thứ sáu, luận án đánh giá lại tính hiệu quả và phù hợp của quy định PL trong việc thực thi PL về GDBĐ bằng ĐS ở VN thông qua việc phân tích quy định PL và phân tích một số bản án của nước ngoài về tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay nhận BĐ bằng ĐS. Trên cơ sở đó, vận dụng kế thừa những điểm phù hợp của PL nước ngoài để đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM. Theo đó, để thúc đẩy cấp tín dụng có BĐ bằng ĐS, cần thiết: (i) định hình lại các quy định về điều kiện của ĐS BĐ; (ii) tăng thêm quyền tự chủ của các chủ thể trong GDBĐ; (iii) xây dựng các quy định về mô tả ĐSBĐ phù hợp với đặc tính pháp lý và kinh tế của ĐS; (iv) bổ sung mới những biện pháp phát sinh hiệu lực đối kháng của GDBĐ với bên thứ ba; (v) hoàn thiện quy định về trật tự quyền ưu tiên; (vi) xây dựng các cơ chế xử lý ĐS BĐ ngoài TA.

Thứ bảy, luận án đưa ra một số giải pháp pháp lý cụ thể để nâng cao tính thực thi PL, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện PL và một số kiến nghị hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM ở VN.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm:

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2. Lý luận chung về giao dịch bảo đảm bằng động sản và pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại.

Chương 3. Thực trạng pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Chương 4. Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

LA31.060_Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các NHTM ở Việt Nam

Chuyên Ngành

,

Loại tài liệu

Năm

Nơi xuất bản

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
LA31.060_Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các NHTM ở Việt Nam
Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam