Download Luận án Quản lý kinh tế: Phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện những hạn chế của thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 – 2021, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý đầu tư công của CQĐP
– Phân tích thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên
– Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án hướng tới đối tượng nghiên cứu là phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về chủ thể phân cấp quản lý ĐTC: Luận án phân tích phân cấp quản lý ĐTC giữa các cấp của CQĐP.
– Về thời gian: Luận án tập trung phân tích thực trạng phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 đến năm 2021. Đề tài lựa chọn dấu mốc năm 2016 là phù hợp với kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Luận án đề xuất giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch phát triển KT – XH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch ĐTC giai đoạn 2021 – 2025.
– Về không gian: Luận án phân tích phân cấp quản lý đầu tư công giữa các cấp của CQĐP của tỉnh Thái Nguyên
– Về nội dung: Trong luận án này, NCS tiếp cận phân cấp quản lý gồm 3 nội dung như sau: Xây dựng khung pháp luật về phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP; Tổ chức thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP; Kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP. Luận án không đi sâu nghiên cứu phân cấp quản lý ĐTC về phân cấp quản lý an toàn lao động trong ĐTC; phân cấp quản lý khối lượng thực hiện xây dựng DA ĐTC…
4. Những đóng góp của luận án
4.1. Những đóng góp mới về lý luận
Trên cơ sở kế thừa (có phát triển) các nghiên cứu trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu của luận án đã có một số đóng góp mới liên quan đến những lý luận cơ bản về phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP. Cụ thể:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án đã giúp hệ thống hóa và củng cố thêm cơ sở lý luận về phân cấp quản lý của CQĐP. Trong đó, luận án đã tập trung làm rõ một số khái niệm như phân cấp trong quản lý nhà nước, CQĐP; phân tích các mô hình tổ chức CQĐP. Đặc biệt, luận án làm rõ nội hàm của phân cấp quản lý của CQĐP trên khía cạnh chủ thể phân cấp, chủ thể nhận phân cấp và nội dung phân cấp.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án đã giúp khái quát hóa cơ sở lý luận về ĐTC. Trong đó, luận án đã phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại ĐTC và làm rõ vai trò của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án giúp hệ thống hóa và bổ sung thêm cơ sở lý luận về phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP thông qua việc xác lập 03 nội dung chính của phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP (Xây dựng khung pháp luật về phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP; Tổ chức thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP; Kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP); 04 tiêu chí hàm chứa những nội dung khoa học, bám sát mục tiêu phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP để đánh giá một cách toàn diện về của phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP (Tính hiệu lực; Tính hiệu quả; Tính phù hợp; Tính bền vững) và 02 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ĐTC của CQĐP.
4.2. Những đóng góp mới về thực tiễn
Ngoài những đóng góp về lý luận, luận án cũng góp phần giúp CQTW và các cấp CQĐP của tỉnh Thái Nguyên có được những góc nhìn tổng thể đối với thực trạng phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 – 2021.
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp CQTW và các cấp CQĐP tỉnh Thái Nguyên hiểu rõ hơn về thực trạng ĐTC của tỉnh Thái Nguyên về quy mô, về cơ cấu và về lĩnh vực ĐTC.
Thứ hai, bằng những phân tích định tính và định lượng liên quan đến 03 nội dung phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên (Xây dựng khung pháp luật về phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên; Tổ chức thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên; Kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên), kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng cho thấy còn có những hạn chế trong thực trạng phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 – 2021. Thông qua mô hình IPA và ma trận tích hợp Kano – IPA, luận án đã chỉ ra rằng trong thực trạng phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên, có 19 yếu tố cần tập trung cải thiện; 12 yếu tố cần tiếp tục duy trì; 01 yếu tố chú ý thấp; 01 yếu tố giảm sự đầu tư.
4.3. Những đóng góp mới về giải pháp
Trên cơ sở những luận cứ lý luận và thực trạng phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên cũng như vận dụng kinh nghiệm của các ĐP; quan điểm, mục tiêu phát triển KT – XH của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và yêu cầu, định hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, luận án đề xuất một số giải pháp đối với các cấp CQĐP tỉnh Thái Nguyên nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp quan trọng bao gồm:
– Giải pháp đồng bộ khung pháp luật về phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh đến việc rà soát, hệ thống hóa các quy định về phân cấp quản lý ĐTC do CQĐP ban hành một cách thường xuyên, liên tục; xây dựng cơ chế, chính sách phân cấp quản lý ĐTC phù hợp với từng ĐP trong tỉnh; ban hành các văn bản hưởng dẫn chi tiết hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC.
– Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh đến việc hoàn thiện xây dựng kế hoạch ĐTC; hoàn thiện triển khai thực hiện kế hoạch ĐTC; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTC.
– Giải pháp xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh đến việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC; xây dựng và công khai các tiêu chí, chỉ số cụ thể nhằm đánh giá DA ĐTC; tăng cường giám sát của HĐND các cấp của tỉnh Thái Nguyên; quan tâm thực hiện hoạt động giám sát cộng đồng; phát hiện xử lý nghiêm, kịp thời, thỏa đáng các sai phạm được phát hiện qua quá trình kiểm tra, giám sát; thực hiện kiểm toán độc lập đối với tất cả các DA ĐTC của tỉnh Thái Nguyên
– Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh đến việc đào tạo cán bộ làm công tác quản lý ĐTC ở ĐP; thực hiện kỷ luật đối với các cán bộ quản lý vi phạm; rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý ĐTC ở ĐP
Ngoài ra, nhằm bảo đảm tính khả thi, luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Quốc hội nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên như sửa đổi một số nội dung liên quan đến Luật ĐTC theo hướng trao cho CQĐP quyền quyết định độc lập cao hơn đối với kế hoạch ĐTC; sửa đổi một số Luật khác theo hướng đồng bộ với Luật ĐTC nhằm tăng tính chủ động của CQĐP trong quản lý ĐTC như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Tổ chức CQĐP…
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý đầu tư công của chính quyền địa phương
Chương 3: Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên
LA03.133_Phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên