Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

100.000 VNĐ

Chuyên ngành: Kinh tế Lao động

Mã số: 9340404

Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Huệ

Mã NCS: 911.36.14LD

Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân

Download luận án tiến sĩ ngành Kinh Tế Lao Động: Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (LA13.017)

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở khung nghiên cứu sinh kế bền vững của DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của Hahn và cộng sự (2009), luận án đã làm rõ việc tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế; ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, cụ thể:

 (1) Khẳng định việc  tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của Hahn và cộng sự (2009) nhưng áp dụng trọng số bất cân bằng theo đề xuất của Iyengar và Sudarshan (1982) là hợp lý.

(2) Khẳng định ảnh hưởng của ba thành phần phần dễ bị tổn thương (mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng) đến kết quả sinh kế. Đồng thời phát triển thêm vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả luận án cho thấy, các tỉnh ven biển, hộ nghèo, hộ gia đình có nguồn thu chính từ thủy sản, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không phải dân tộc Kinh… thì mức độ dễ bị tổn thương cao hơn. Đồng thời, luận án đã chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn và ảnh hưởng tích cực của các thành phần trong năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm nghiệp, diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người; Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm, chủ hộ có chuyên môn kỹ thuật, chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên; Số đồ dùng lâu bền, giá trị tài sản còn lại bình quân; Tiếp cận tiết kiệm, số nguồn thu nhập; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin…) đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án cũng cho thấy trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL chỉ có 3 biến thành phần trong năng lực thích ứng (Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm; Loại ngôi nhà chính; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều tiết đến mối quan hệ của xâm nhập mặn và thu nhập bình quân hộ gia đình.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số một số khuyến nghị đối chính phủ, chính quyền địa phương và hộ gia đình nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Dự báo “sớm” và “sát” tình hình xâm nhập mặn; khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước; quan tâm nhiều hơn đến những nhóm hộ có nguy cơ dễ bị tổn thương sinh kế cao; lựa chọn cây trồng vật nuôi thích hợp; tập trung vào chính sách giáo dục và đào tạo người lao động; tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình; đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động…

LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

Năm

LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long