Download Luận văn thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu sẽ giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, chính vì thế việc nghiên cứu để tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán là yêu cầu cấp thiết hiện nay của mọi doanh nghiệp.
Ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa việc xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin kế toán gặp nhiều khó khăn do hạn chế nguồn lực của doanh nghiệp. Chính vì thế tác giả thực hiện nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để xem xét tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh cụ thể tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến các nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên và dữ liệu thu thập từ 221 mẫu; sau đó thực hiện phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, sự tham gia của người sử dụng hệ thống.
Kết quả nghiên cứu đóng góp như tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre nâng cao tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.
Keywords: Hệ thống thông tin kế toán, Accounting information systems
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………..1
1. Sự cần thiết của đề tài ………………………………………………………………………………………1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………….2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………….2
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………………………………………….3
6. Kết cấu luận văn ………………………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ……………………………….5
1.1. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI…………………………………………………………………5
1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống thông tin ……………………………………………………………..5
1.1.2 Các nghiên cứu về vai trò của hệ thống thông tin kế toán………………………………….6
1.1.3 Các nghiên cứu về tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán ……………………………..7
1.1.4 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán …………8
1.2. NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM …………………………………………………………………12
1.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………..14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………..16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………17
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN, TÍNH HỮU HIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN……………………………………………………………….17
2.1.1 Hệ thống thông tin………………………………………………………………………………………..17
2.1.2 Hệ thống thông tin kế toán ……………………………………………………………………………19
2.1.3 Tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán……………………………………………………….24
2.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA……………26
2.2.1 Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………………26
2.2.2 Đặc điểm về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre…………………….28
2.3. CÁC LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ……………………………………………………….30
2.3.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực ………………………………………………………………………..30
2.3.2 Lý thuyết phổ biến công nghệ …………………………………………………………………………32
2.3.3 Mô hình hệ thống thông tin thành công………………………………………………………….33
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN DỰ KIẾN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA..34
2.4.1. Sự tham gia của người sử dụng hệ thống ………………………………………………………34
2.4.2. Kiến thức của nhà quản lý ……………………………………………………………………………36
2.4.3. Sự hỗ trợ của nhà quản lý …………………………………………………………………………….38
2.4.4. Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài ………………………………………………………….38
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………………..40
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………41
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG ……………………………………………………….41
3.1.1 Nghiên cứu tổng thể……………………………………………………………………………………..41
3.1.2. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………………………..42
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….44
3.2.1. Xây dựng biến độc lập của mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu …………44
3.2.2. Xây dựng cho biến phụ thuộc tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán…………..49
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………51
3.3.1 Thiết kế thang đo………………………………………………………………………………………….51
3.3.2 Xác định cỡ mẫu và mô tả phiếu……………………………………………………………………54
3.3.3 Mã hóa và làm sạch dữ liệu…………………………………………………………………………..54
3.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ………………………….55
3.3.5 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) …..56
3.3.6 Phương pháp phân tích tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính ………………….57
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ……………………………………………………………………………………..59
CHƯƠNG 4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ……………………….60
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ……………………………………………………………….60
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ………………………………………………….61
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả và kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong
đánh giá tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán …………………………………………………..61
4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha………………………………………………………………………..70
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) …………………………………………………………72
4.2.4 Phân tích tương quan hệ số Pearson………………………………………………………..80
4.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính…………………………………………………………………..81
4.2.6 Đánh giá các tập giả thuyết ……………………………………………………………………87
4.3 BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………..87
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ……………………………………………………………………………………..91
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ………………………………………………………………92
5.1 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………..92
5.2 HÀM Ý …………………………………………………………………………………………………………92
5.2.1 Sự hỗ trợ của nhà quản lý ……………………………………………………………………..93
5.2.2 Kiến thức của nhà quản lý …………………………………………………………………….94
5.2.3 Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài ……………………………………………………95
5.2.4 Sự tham gia của người sử dụng hệ thống ………………………………………………..96
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO …….97
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ……………………………………………………………………………………..99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AIS Accounting information systems Hệ thống thông tin kế toán ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán
KMO Kaiser Meyer Olkin Hệ số kiểm định biến quan sát
VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1 Tóm tắt về thông tin doanh nghiệp nhỏ và vừa 27
2 Bảng 4.1 Thống kê giá trị trung bình của các biến 67
3 Bảng 4.2 Tóm tắt giá trị Cronbach’s Alpha của các biến đo lường 70
4 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett của biến độc lập 73
Bảng 4.4. Ma trận rút trích nhân tố (Rotation Sums of Squared 73
5
Loadings Cumulative 67.172 %)
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett của biến phụ 76
6
thuộc
7 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố 79
8 Bảng 4.7. Tóm tắt các tham số giải thích mô hình 80
9 Bảng 4.8. Kết quả phân tích ANOVA 81
10 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng các tham số của mô hình hồi quy 82
11 Bảng 4.10. Bảng tổng hợp tóm tắt về chấp nhận/ từ chối giả thuyết 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
1. Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống thông tin doanh nghiệp 18
2. Hình 2.2. Sơ đồ về chuỗi giá trị doanh nghiệp 21
3. Hình 2.3. Mô hình chất lượng hệ thống thông tin 33
4. Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài 43
5. Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu 50
6. Hình 4.1 Biểu diễn tỷ lệ % giới tính của người được khảo sát 61
Hình 4.2 Biểu diễn tỷ lệ % về trình độ học vấn của người được khảo 62
7.
sát
8. Hình 4.3 Biểu diễn tỷ lệ % vị trí làm việc của người được khảo sát 63
Hình 4.4 Biểu diễn tỷ lệ % kinh nghiệm làm việc của người được 64
9.
khảo sát
10. Hình 4.5 Biểu diễn tỷ lệ % về lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp 65
11. Hình 4.6 Biểu diễn tỷ lệ % về quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp 66
12. Hình 4.7. Mô tả sự phân tán của phần dư chuẩn hóa 85
13. Hình 4.8. Biểu đồ phân tích phần dư để kiểm tra các giả định 86
14. Hình 4.9 Biểu đồ tần số Histogram 86
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu sẽ giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, chính vì thế việc nghiên cứu để tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán là yêu cầu cấp thiết hiện nay của mọi doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa việc xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin kế toán gặp nhiều khó khăn do hạn chế nguồn lực của doanh nghiệp. Chính vì thế tác giả thực hiện nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để xem xét tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh cụ thể tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến các nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên và dữ liệu thu thập từ 221 mẫu; sau đó thực hiện phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, sự tham gia của người sử dụng hệ thống.
Kết quả nghiên cứu đóng góp như tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre nâng cao tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre.
Keywords: Tính hữu hiệu, sự tham gia người sử dụng, kiến thức nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà quản lý, chuyên gia bên ngoài, hệ thống thông tin kế toán.
ABSTRACT
The effective accounting information system will help increase the value of business enterprise through the provision of useful information for decision making, so research to find out the factors and the influence of each factor to the effectiveness accounting information system is the current urgent requirements of every business. In the small and medium-sized enterprises building and implementing accounting information systems were difficult due to the limited resources of the enterprises. Therefore, the study “Factors influencing accounting information systems effectiveness for small and medium-sized enterprises in Ben Tre” was conducted to consider the effectiveness of the accounting information systems and factors influencing accounting information systems effectiveness for small and medium-sized enterprises in Ben Tre.
Using qualitative methods and quantitative combination, the author conducted a survey through questionnaires sent to managers, chief accountants, accountants and data collected from 221 samples; then performed the analysis with the help of SPSS
20.0 software. The results of the study show that the factors affecting the effectiveness of the accounting information system are arranged in descending influence level: manager participation, managers knowledge, external expert participation, user participation.
The research results contribute as a reference to help small and medium-sized enterprises in Ben Tre province improve the effectiveness of the accounting information system, thereby increasing the company’s competitive advantage, contributing to promoting economic development in Ben Tre.
Keywords: effectiveness, user participation, managers knowledge, manager participation, external expert participation, accounting information systems (AIS).
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Những năm qua, cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hội nhập về các vấn đề quốc tế hóa, thương mại hóa toàn cầu. Trước những vấn đề thực tế của xu hướng thế giới, tốc độ phát triển rất nhanh về tin học hóa và các ứng dụng của công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán mà cụ thể là hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp đang được đón nhận cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0. Trong thời đại này, vai trò của HTTT kế toán ngày càng quan trọng, nó không chỉ là công cụ quản lý trong kiểm soát ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp mà còn là một tài sản vô hình giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh của mình. HTTT kế toán hữu hiệu sẽ cung cấp các thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc ra quyết định của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Mặt khác ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là tỉnh Bến Tre nói riêng, hiện nay doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm đa số (cụ thể ở tỉnh Bến Tre doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh) và có những đóng góp to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre có nguồn lực hạn chế đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế việc nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre là cần thiết, đây là cơ sở để cung cấp thông tin nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể định hướng phân bổ nguồn lực tập trung vào những nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống thống tin kế toán nhằm tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán như: Nicolaou (2009), Ashari (2008), Ismail (2009)… và các nghiên cứu trong nước như: Lê Thị Ni (2014), Trương Thị Cẩm Tuyết (2016)… Tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả việc nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán tại Bến Tre là chưa được thực hiện.
2
Từ các vấn đề thực trạng trên, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bến Tre có thể nâng cao tính hữu hiệu HTTT kế toán. Tác giả lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là: xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu HTTT kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu gồm:
– Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
– Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTT kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bến Tre.
Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu được xác định, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
như sau:
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế
toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bến Tre?
(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
– Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT kế toán trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống. Thời gian thực hiện khảo sát từ 15/04/2019 đến 15/07/2019.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong đó, phương pháp định lượng đóng vai trò chủ đạo. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
(1) Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán, các biến quan sát trong thang đo. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và ý kiến tham khảo trao đổi trực tiếp với các chuyên gia là người đang thực hiện công tác giảng dạy kế toán, nhân viên kế toán trưởng, nhà quản lý của doanh nghiệp. Từ đó kế thừa và đề xuất mô hình lý thuyết để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán.
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bến Tre. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi được gửi đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy và kiểm định mô hình, giả thuyết đã xây dựng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ lý thuyết trong nghiên cứu về tính hữu hiệu HTTT kế toán nói chung và trong nghiên cứu về tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất một số hàm ý để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, làm cơ sở tham khảo cho nhà quản lý, nhà cung cấp phần mềm kế toán và người sử dụng hệ thống.
4
6. Kết cấu luận văn
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và hàm ý
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong phần mở đầu, luận văn đã trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của luận văn. Trong chương này, tác giả tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán trên thế giới và ở Việt Nam từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài. Nội dung chương
1 bao gồm: (1) Nghiên cứu trên thế giới, (2) Nghiên cứu tại Việt Nam, (3) Đánh giá
các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề
tài.
1.1. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống thông tin
Mô hình về HTTT thành công được được đề xuất đầu tiên trong nghiên cứu của DeLone và Mclean (1992) được công bố trên tạp chí Information Systems Research. Tác giả đã hệ thống 180 nghiên cứu được công bố trước đó để đưa ra các thành phần của HTTT thành công bao gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng hệ thống, sự hài lòng của người dùng, tác động cá nhân và tác động tổ chức.
Tiếp tục kế thừa và phát triển mô hình DeLone và Mclean (1992) vào năm
2003 tác giả DeLone và Mclean đã bổ sung các chiều của HTTT thành công trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Management Information Systems. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích từ 285 nghiên cứu trước đó để chỉ ra chiều tác động của thành phần trong hệ thống thông tin thành công: hệ thống thông tin được đánh giá qua chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ. Ba nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng/ ý định sử dụng và sự hài lòng của người dùng. Bên cạnh đó sử dụng/ ý định sử dụng và sự hài lòng của người dùng có mối tác động qua lại với nhau. Khi sự hài lòng người dùng tăng lên, ý định sử dụng cũng sẽ tăng lên và do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng. Kết quả từ sử dụng và sự hài lòng của người dùng là lợi ích đạt được. Lợi ích ròng sẽ có tác động ngược lại đối với sự hài lòng của người dùng và sử dụng/ ý định sử dụng nhiều hơn đối với HTTT. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy đo lường lợi ích ròng của cá nhân người dùng và của tổ chức là thang đo lường sự thành công của hệ thống thông tin.
Nghiên cứu của Andrew Burton Jones, Detmar W. Straub. Jr (2006) dựa trên việc phân tích 48 nghiên cứu công bố trước đó để thực hiện nghiên cứu “Khái quát hóa việc sử dụng hệ thống: Cách tiếp cận và kiểm tra thực nghiệm” được công bố trên Information Systems Research. Trong nghiên cứu này, tác giả đã kết luận việc sử dụng hệ thống thông tin khác với việc sử dụng thông tin, sử dụng hệ thống là một loạt các công việc xử lý phức tạp gắn liền với người sử dụng bao gồm: nhận thức của người dùng về sự hấp dẫn công nghệ, mức độ sử dụng chuyên sâu của người dùng và hai yếu tố này tác động đến hiệu quả công việc ở mức độ cá nhân. Trong nghiên cứu này tác giả còn chỉ ra yếu tố năng lực của người dùng như: kiến thức kế toán, kiến thức về công việc đảm nhận, sự tự lập khi giải quyết công việc, kinh nghiệm với hệ thống và công việc sẽ tác động đến hiệu quả công việc của người dùng hệ thống.
1.1.2. Các nghiên cứu về vai trò của HTTT kế toán
Theo các nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008) và Soudani (2012) đã khẳng định HTTT kế toán có tác động đến việc cải thiện quá trình ra quyết định, chất lượng thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các giao dịch của tổ chức nên nó là một trong những nhân tố quan trọng có tác động đến thành quả của tổ chức. HTTT kế toán đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động trong tổ chức doanh nghiệp đồng thời nó cũng là kênh cung cấp thông tin để hỗ trợ nhà quản lý của tổ chức ra quyết định.
Mitchell và cộng sự (2000) cho rằng hệ thống thông tin kế toán được sử dụng như là một công cụ quản lý kiểm soát ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, vì thế các nguồn thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp nhà quản lý tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức cũng như việc vận hành hoạt động của tổ chức thành công.
Vai trò của hệ thống thông tin kế toán ngày càng được khẳng định trong các nghiên cứu đã được công bố vì thế muốn tổ chức doanh nghiệp phát triển tốt ta cần xây dựng một hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu. Vì vậy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán đang được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế phân tích, thảo luận nhằm tìm ra hướng xây dựng HTTT kế toán hữu hiệu.
1.1.3. Các nghiên cứu về tính hữu hiệu HTTT kế toán
Yap và cộng sự (1992) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin dựa trên máy tính trong các doanh nghiệp nhỏ và tiến hành khảo sát tại 96 doanh nghiệp nhỏ. Trong nghiên cứu này thang đo sự thành công của hệ thống thông tin kế toán là sự hài lòng của người sử dụng thông tin của hệ thống thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: các nhân tố như sự hỗ trợ hữu hiệu của nhà tư vấn, mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp, thời gian kinh nghiệm, nguồn lực tài chính đầy đủ, sự hỗ trợ của giám đốc điều hành, sự tham gia của người sử dụng hệ thống có tác động tích cực đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán, mặt khác nhân tố số lượng ứng dụng quản lý và sự hiện diện của chương trình phân tích hệ thống không có sự ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp.
Năm 2000, Andreas I. Nicolaou đã thực hiện nghiên cứu “Mô hình ngẫu nhiên về nhận thức tính hữu hiệu của HTTT kế toán: sự phối hợp và kiểm soát của tổ chức”. Mục tiêu nghiên cứu đề ra là xác định mức độ ảnh hưởng của sự phối hợp và kiểm soát của tổ chức đến mức độ tích hợp của hệ thống thông tin kế toán. Trong nghiên cứu này tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán được đo lường bởi sự hài lòng của ngưởi sử dụng hệ thống và chất lượng thông tin đầu ra được kiểm soát hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp của hệ thống tích hợp với yêu cầu sự phối hợp và kiểm soát của tổ chức có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán.
Trong nghiên cứu “Hạn chế về nguồn lực và triển khai hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ ở Singapore” của Thong (2001), thực hiện khảo sát tại
114 doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Tác giả đã phát triển mô hình triển khai hệ thống thông tin dựa trên lý thuyết nguồn tài nguyên bị hạn chế của Welsh và White và lý thuyết rào cản kiến thức của Attewwell. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại doanh nghiệp nhỏ nếu có sự hỗ trợ hiệu quả của chuyên gia bên ngoài, được đầu tư hệ thống thông tin đầy đủ, sự tham gia của người sử dụng cao và sự hỗ trợ cao của nhà quản lý thì sẽ thường có hệ thống thông tin thành công. Trong đó nhân tố sự hỗ
8
trợ hiệu quả của chuyên gia bên ngoài là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của HTTT kế toán trong doanh nghiệp nhỏ.
Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thành công” trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ashari (2008) đã xác định các nhân tố: người dùng hệ thống, sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài, bối cảnh môi trường hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc thực hiện HTTT kế toán thành công. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: nhân tố sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài có tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý còn hai nhân tố người dùng hệ thống và bối cảnh môi trường của doanh nghiệp không có tác động đến việc thực hiện HTTT kế toán thành công. Mặt khác trong nghiên cứu còn cho thấy nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý và nhân tố bối cảnh môi trường có tác động tích cực đến nhân tố người dùng hệ thống.
Nghiên cứu thực nghiệm của Ismail (2009) về những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Malaysia được thực hiện thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi được gửi đến
232 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Ismail dựa vào lý thuyết hạn chế nguồn lực, mô hình chấp nhận công nghệ và kế thừa mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và Mclean để xây dựng mô hình gồm 8 biến: độ phức tạp của hệ thống thông tin kế toán, sự tham gia của người quản lý, kiến thức hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý, kiến thức kế toán của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, sự hỗ trợ của chính phủ và sự hỗ trợ của công ty kế toán. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy kiến thức kế toán của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà cung cấp và sự hỗ trợ của công ty kế toán có tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán.
1.1.4. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTTT kế toán
1.1.4.1 Nhóm các nghiên cứu về sự tham gia của người sử dụng hệ thống:
Jong Min Choe (1996) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu ở Hàn Quốc năm
1996 về mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất HTTT kế toán và đánh giá tác động của cấp độ HTTT đến mối quan hệ này. Trong nghiên cứu này tác giả đã dùng phương pháp định lượng để kiểm định mô
9
hình nghiên cứu gồm 8 biến là: sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, năng lực kỹ thuật của nhân viên hệ thống thông tin, sự tham gia của người sử dụng, việc đào tạo và huấn luyện người sử dụng hệ thống, sự có mặt của ban lãnh đạo, vị trí bộ phận hệ thống thông tin, hình thức hóa phát triển hệ thống, quy mô công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: sự tham gia của người sử dụng, năng lực kỹ thuật của nhân viên hệ thống thông tin và quy mô công ty có tác động tích cực đến hiệu suất của HTTT kế toán và cấp độ của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến mối quan hệ của các nhân tố này đến hiệu suất của HTTT kế toán.
Trong nghiên cứu tiếp theo vào năm 1998, Jong Min Choe (1998) đã chỉ rõ vai trò của người sử dụng trong quá trình thiết kế HTTT kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nhiệm vụ không chắc chắn cao, thông tin tổng hợp và kịp thời thì sự tham gia của người sử dụng tác động tích cực đến hiệu suất của hệ thống thông tin quản lý; còn trong điều kiện nhiệm vụ không chắc chắn thấp thì sự tham gia của người sử dụng không ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng thông tin của hệ thống thông tin quản lý.
Theo Azhar Susanto (2008) thì sự tham gia của người sử dụng hệ thống có vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và phát triển hệ thống thông tin được thể hiện qua các biến: nhu cầu của người dùng, kiến thức về điều kiện tại chỗ, sự không sẵn lòng trong việc thay đổi, người dùng cảm thấy bị đe dọa, nâng cao dân chủ.
Trong nghiên cứu “Sự tham gia của người dùng có ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống không?” của Harris và Weistroffer (2008) đã công bố sự tham gia của người sử dụng hệ thống trong quá trình phát triển hệ thống thông tin sẽ mang lại những lợi ích cho hệ thống như sau: hệ thống có chất lượng tốt hơn, kiến thức của người sử dụng hệ thống thông tin được nâng cao, sự cam kết của người sử dụng tăng, người sử dụng dễ chấp nhận hệ thống hơn.
Từ các nghiên cứu được công bố ta có thể nhận ra sự tham gia của người sử dụng hệ thống có vai trò vô cùng lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin. Vì thế càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chi tiết hơn về yếu tố người sử dụng ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán. Điển hình là nghiên cứu của Dehghazade và cộng sự (2011) “Khảo sát tác động của các yếu tố con người đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán”. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra kết luận: các đặc điểm về tính cách của cá nhân như sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm, sự