Download Luận án tiến sĩ ngành Kinh doanh thương mại: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam (LA05.030)
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ luận cứ khoa học và đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam;
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực DLCĐ và rút ra bài học kinh nghiệm có th`ể áp dụng cho Việt Nam;
– Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam;
– Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam;
– Phân tích thực trạng hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam hiện nay;
– Đề xuất phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp và chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung: nghiên cứu về việc phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi cách tiếp cận sẽ cho những kết quả nghiên cứu khác nhau. Trong luận án này, để giải quyết vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn phương án tiếp cận gián tiếp từ góc độ chính sách phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ của nhà nước. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của DNXH trong lĩnh vực DLCĐ bao gồm các nhân tố liên quan tới môi trường bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành kinh doanh), các nguồn lực nội bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh sẽ làm rõ sự cần thiết phải can thiệp của Nhà nước (thông qua chính sách) vào các nhân tố này để phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ.
b. Về không gian: nghiên cứu phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ trên lãnh thổ Việt Nam và kinh nghiệm phát triển DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học có giá trị ứng dụng thực tiễn cho Việt Nam.
Trong đó, không gian nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ở Việt Nam được tiến hành tại 15 tỉnh thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm: Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Bến Tre, Cần Thơ, Bạc Liêu. Đây đều là các tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa), phù hợp để phát triển DLCĐ.
Download Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng): Tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (ThS08.070)
Ngoài ra, một số nơi được lựa chọn để làm ví dụ nghiên cứu điển hình để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam là Vương Quốc Anh, Thái Lan, Hàn Quốc. Lý do lựa chọn các địa điểm này để nghiên cứu là bởi mô hình DNXH và DLCĐ tại đây rất thành công và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế – xã hội lớn cho cộng đồng dân cư địa phương.
c. Về thời gian: nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2011 – 2017 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nghiên cứu sinh lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2011, bởi vì đây là thời điểm mô hình DNXH bắt đầu có những tiến triển và nhận được sự quan tâm phát triển ở Việt Nam.
4. Kết cấu nội dung luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần tổng quan, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, biểu đồ, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.
Chương 2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2035.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.