Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

Mã: ThS02.208 Danh mục: , Chuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩTên tác giả: Nguyễn Thị Minh Hòa
Số trang: 90

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động của cạnh tranh tới sự ổn định ngân hàng với dữ liệu từ 10 nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ năm 2011 đến năm 2018.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh tác động tiêu cực đến độ ổn định ngân hàng ở các quốc gia.

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản, chỉ số quyền pháp lý có tác động tích cực tới ổn định ngân hàng. Chỉ số giám sát tác động ngược chiều với mức ổn định, trái với kỳ vọng biến ban đầu. Chỉ số nợ vay/Tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU………………………………………………………………………………. 1

1.1 Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………… 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 2

1.4 Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………………………………………………… 2

1.5 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………………………….. 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 2

1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 2

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ………………………………………………………………………………………. 3

2.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………………………… 3

2.1.1 Khái niệm cạnh tranh ……………………………………………………………………………….. 3

2.1.2 Đo lường cạnh tranh ………………………………………………………………………………… 4

2.1.3 Khái niệm sự ổn định………………………………………………………………………………. 10

2.1.4 Đo lường sự ổn định ……………………………………………………………………………….. 12

2.2 Khung lý thuyết………………………………………………………………………………………… 14

2.2.1 Lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter………………………………………………….. 14

2.2.2 Lý thuyết về cấu trúc thị trường, mô hình SCP hay mô hình Bain Mason …… 15

2.2.3 Lý thuyết theo hướng phi cấu trúc mô hình của tổ chức NEIO (New Empirical

Industrial Organization) ………………………………………………………………………………….. 16

2.3 Các nghiên cứu liên quan ………………………………………………………………………….. 16

2.3.1 Các quan điểm nghiên cứu………………………………………………………………………. 16

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm …………………………………………………………………… 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 28

3.1 Mô tả biến ………………………………………………………………………………………………… 28

3.2 Kỳ vọng dấu của các biến ………………………………………………………………………….. 31

3.3 Dữ liệu ……………………………………………………………………………………………………… 34

3.4 Mô hình thực nghiệm và dữ liệu………………………………………………………………… 37

3.5 Phương pháp phân tích mô hình hồi quy …………………………………………………… 38

3.5.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS) .. 39

3.5.2 Mô hình Fixed Effects (FEM)………………………………………………………………….. 39

3.5.3 Mô hình Random Effects (REM) ……………………………………………………………… 39

3.5.4 Phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) ………………………………….. 40

3.6 Kiểm định mô hình …………………………………………………………………………………… 41

3.6.1 Kiểm định tự tương quan…………………………………………………………………………. 41

3.6.2 Kiểm định phương sai thay đổi ………………………………………………………………… 41

3.6.3 Kiểm định Hausman ……………………………………………………………………………….. 42

3.6.4 Kiểm định tính hợp lý của biến công cụ ……………………………………………………. 42

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ ……………………………………………………… 43

4.1 Phân tích thống kê mô tả…………………………………………………………………………… 43

4.2 Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình……………………………………………….. 46

4.2.1 Lượng hóa mức độ cạnh tranh bằng chỉ số Lerner ………………………………….. 46

4.2.2 Kiểm định Robust Hausman…………………………………………………………………… 47

4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu …………………………………………………………………… 48

4.3.1 Kết quả hồi quy biến Z-score theo phương pháp Pooled OLS ………………….. 48

4.3.2 Kết quả hồi quy biến Z-score theo phương pháp GMM …………………………… 50

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………. 54

5.1 Tổng kết các kết quả của bài nghiên cứu……………………………………………………. 54

5.2 Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ………………………………………………………. 54

5.3 Hạn chế của luận văn………………………………………………………………………………… 57

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………………………………………………………. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

 

Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

ASEAN Association of

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Nam Á

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
GMM Generalized method of moments
Phương pháp uớc lượng moment tổng quát

HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

M&A Merger and Acquisition Mua bán và sáp nhập

2SLS Two stage least squares Hồi quy bình phương tối thiểu

hai giai đoạn

3SLS Three stage least squares Hồi quy bình phương tối thiểu

ba giai đoạn

REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

WB World Bank Ngân hàng thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:Tóm tắt ưu nhược điểm các biện pháp đo lường cạnh tranh ……………9

Bảng 2.2: Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm …………………………………….24

Bảng 3.1: Các biến và kỳ vọng tương quan giữa các biến trong mô hình ….…….32

Bảng 3.2: Tăng trưởng GDP thực ở khu vực Đông Nam Á từ 2014-2019……..….34

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến ………………………………………….43

Bảng 4.2: Chỉ số Lerner theo quốc gia và theo năm giai đoạn từ 2011 đến 2018 …45

Bảng 4.3: So sánh hệ số tương quan và dấu kỳ vọng giữa các biến ………………..45

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM và mô hình REM …………………46

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Robust Hausman……………………………………48

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM..…………48

Bảng 4.7: Kết quả các mô hình hồi quy với phương pháp GMM..…………………50

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động của cạnh tranh tới sự ổn định ngân hàng với dữ liệu từ 10 nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ năm 2011 đến năm 2018. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát (GMM) để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á, cạnh tranh tác động tiêu cực đến độ ổn định ngân hàng ở các quốc gia. Quy mô ngân hàng, tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản, chỉ số quyền pháp lý có tác động tích cực tới ổn định ngân hàng. Chỉ số giám sát tác động ngược chiều với mức ổn định, trái với kỳ vọng biến ban đầu. Chỉ số nợ vay/Tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê.

 

 

 

 

 

Từ khóa: Cạnh tranh, Ổn định, Chỉ số Lerner, Chỉ số Z-score, System GMM.

ABSTRACT

The paper explores the relationship between competition and bank stability in

10 Southeast Asian economies between 2011 and 2018. Using a panel GMM with instrumental variables, our contribution involves testing how competition affect to bank stability in emerging countries such as Southeast Asian nations. The result show that competition (proxy by Lerner index) has a negative effect on bank stability (proxy by Z-score) support for “competition-fragility” hypothesis. We find that banksize, fixed assets to total asset index and legal rights of borrowers and lenders have a significant, positive impact on bank stability. While stronger supervisory power of the regulator is associated with greater bank fragility, other factors such as loan to assets index, GDP growth contrary to expectation and have no statistical significance.

 

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

 

 

Key words: Competition, Stability, Lerner Index, Z-score Index, Systems GMM.
1

 

 

 

1.1 Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong tất cả lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội trong đó ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ. Cạnh tranh là yếu tố động lực thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên, ngân hàng là lĩnh vực đặc thù, đổ vỡ ngân hàng mang tính chất hệ thống gây khủng hoảng lan truyền trên diện rộng, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh quá mức, không lành mạnh đem lại nhiều hệ quả gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng. Ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách trong gần ba thập kỷ gần đây. Nhiều học giả đã kiểm định mối liên hệ này tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên, kết quả thu được lại rất khác nhau.
Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là ASEAN) là một trong những khu vực phát triển mạnh mẽ trên thế giới, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng
5,1%. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của các ngân hàng tại các quốc gia này hiện tại vẫn là một con số khiêm tốn. Liệu rằng cạnh tranh ở các nền kinh tế khu vực ASEAN sẽ tác động tới sự ổn định theo chiều hướng nào? Trong điều kiện hệ thống luật pháp còn manh mún, chưa hoàn thiện, cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy hay gây suy giảm sự ổn định hệ thống ngân hàng.
Vì vậy, việc chọn đề tài “Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011-
2018” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ có tính cấp thiết và mang tính thực tiễn trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu như hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và đánh giá ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định tại các ngân

hàng thương mại các quốc gia ASEAN.

Kiến nghị một số gợi ý chính sách để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn bền vững hệ thống tài chính các quốc gia ASEAN nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
2

 

 

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định các ngân hàng thương mại các nền kinh tế khu vực ASEAN giai đoạn 2011-2018.
1.4 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu các quan sát được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bankscope giai đoạn 2011-

2018 của 140 ngân hàng từ 10 quốc gia khu vực ASEAN. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu gồm báo cáo tài chính đã kiểm toán được chuyển đổi sang USD với năm 2011 là năm cơ sở.
1.5 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác, ngân hàng phát triển (không bao gồm ngân hàng trung ương, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại quốc gia sở tại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng hồi giáo) của 10 quốc gia ASEAN (bao gồm Brunei, Cambodian, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Viet Nam).
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu giai đoạn từ 2011 đến 2018.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài xem xét dữ liệu 140 ngân hàng của 10 quốc gia khu vực ASEAN với khoảng thời gian là 8 năm, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thông qua kỹ thuật ước lượng GMM 2 bước dựa trên nghiên cứu của Arellano-Bover/Blundell-Bond (Arellano and Bover, 1995; Blundell and Bond, 1998) để khắc phục vấn đề phương sai thay đổi và nội sinh.

1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu

 Chương 1: Giới thiệu

 Chương 2: Khái niệm cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đề tài

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu

 Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách, hạn chế còn tồn tại và hướng phát triển

đề tài.
3

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

 

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐỀ TÀI

2.1 Khái niệm

2.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh theo Karl Marx (1978) định nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển tiếng Việt “Cạnh tranh được hiểu là cố giành phần hơn, phần thắng về phía mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm vào những lợi ích như nhau”.

Thị trường cạnh tranh là thị trường có nhiều người bán, người mua, mỗi người không có khả năng làm thay đổi giá của thị trường. Cạnh tranh gắn liền với kinh tế thị trường. Cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường. Các nhà kinh doanh hoạt động trong môi trường cạnh tranh phải luôn đổi mới không ngừng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cạnh tranh có thể biểu hiện bằng các hình thức với những tính chất khác nhau như cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh tự do, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

Lý thuyết về cạnh tranh luôn là trọng tâm của tư duy kinh tế. Quan niệm về cạnh tranh bắt nguồn từ tác phẩm The Wealth of Nations (Sự giàu có của các quốc gia) tác giả Adam Smith (1776). Theo nghiên cứu của ông, cạnh tranh tự do hướng tới trạng thái cân bằng. Về lâu dài, cạnh tranh tự do hướng tới trạng thái giá bằng với chi phí sản xuất. Clark, J.M (1940), định nghĩa cạnh tranh là hành động nỗ lực để đạt được những gì những người khác cùng nỗ lực giành lấy tại cùng một thời điểm. Theo Stigler (1957), cạnh tranh được định nghĩa xảy ra giữa các cá nhân, tập thể khi hai hoặc nhiều bên muốn đạt được một thứ mà tất cả các bên không thể cùng có được.
4

 

 

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có các giả định sau: (1) các sản phẩm được bán phải giống nhau hoàn toàn, và (2) số lượng người mua và người bán là quá lớn và do đó không một cá nhân đơn lẻ nào có khả năng tác động đến mức giá thị trường (3) không gặp rào cản khi gia nhập thị trường, không gặp hạn chế về sự di chuyển của giá cả và tài nguyên, (4) tất cả những người tham gia thị trường phải có kiến thức am hiểu về thị trường.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (thị trường độc quyền) là thị trường chỉ

có một người bán. Họ sẽ quyết định giá bán và được gọi là nhà độc quyền.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”. Theo Michael Porter (1990), trong tác phẩm The Competitive Advantage of Nation (Lợi thế cạnh tranh của quốc gia) tác giả đề cập “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp càng ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.

Cạnh tranh là một vấn đề đáng lưu ý khi nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc khả năng định giá sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sức mạnh định giá cao, doanh nghiệp có thể chuyển giá tăng đầu vào qua khách hàng, bảo vệ lợi nhuận. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ chịu áp lực trong thời gian giá đầu vào tăng dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Do đó, nghiên cứu về cạnh tranh hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư.

2.1.2 Đo lường cạnh tranh

Cạnh tranh là một khái niệm phức tạp nên không thể quan sát trực tiếp. Có 2 cách tiếp cận để lượng hóa cạnh tranh: tiếp cận theo hướng cấu trúc và phi cấu trúc.
5

 

 

Tiếp cận theo hướng cấu trúc nghiên cứu mức độ cạnh tranh dựa vào cấu trúc của thị trường.Tiếp cận theo hướng phi cấu trúc là đánh giá mức độ cạnh tranh trực tiếp bằng cách quan sát hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường.

Dựa vào cấu trúc thị trường, ba biện pháp đo lường độ tập trung hiệu quả được sử dụng phổ biến là số lượng các doanh nghiệp, chỉ số tập trung và chỉ số Herfindahl-Hirschman (chỉ số HHI). Bikker and Haaf (2002) đưa ra các biện pháp đo lường độ tập trung khác như Hall-Tideman Index, Rosenbluth Index, CCI, Hannah- Kay Index, U-Index, Hause Index, Entropy Index…

Đo lường bằng số lượng các doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp là chỉ số đơn giản nhất để tính toán độ cạnh tranh trong chừng mực dữ liệu yêu cầu rất hạn chế. Điểm yếu của chỉ số này đó là không tính đến độ phân tán các doanh nghiệp. Độ tập trung giữa hai ngành có thể khác nhau rất nhiều nếu một ngành chỉ bị chi phối bởi một doanh nghiệp còn ngành còn lại bao gồm nhiều doanh nghiệp với tổng về quy mô như nhau.

Đo lường bằng chỉ số tập trung

Đây là phương pháp đo lường đơn giản, yêu cầu về dữ liệu rất ít. Đo lường bằng chỉ số tập trung đòi hỏi nhiểu thông tin hơn so với phương pháp đo lường bằng số lượng các doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về thị phần trong ngành của các doanh nghiệp. Chỉ số tập trung đo lường thị phần của k doanh nghiệp thuộc hàng đầu trong ngành:

CRk= ∑�
�� trong đó S1≥….Sk≥Sn ∀ � ≥ �

Trong đó Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i, các doanh nghiệp được xếp theo thị phần giảm dần, n là tổng số doanh nghiệp. Chỉ số tiến gần tới 0 khi có một lượng hữu hạn các doanh nghiệp có cùng quy mô và tiến gần tới 1 nếu doanh nghiệp chiếm toàn bộ thị phần ngành. Tuy nhiên, chỉ số chỉ đo lường thị phần của k doanh nghiệp hàng đầu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhỏ hợp nhất với nhau có thể không được phản ánh trong chỉ số này mặc dù mức độ tập trung của thị trường tăng lên.
6

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

 

Đo lường cạnh tranh bằng chỉ số HHI

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (Hirschman, 1964) là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường. Ưu điểm của chỉ số HHI giải quyết vấn đề thị phần và cạnh tranh giữa các công ty quy mô lớn. Tuy nhiên, chỉ số HHI cũng có hạn chế như không giải quyết vấn đề rào cản gia nhập vì mức độ cạnh tranh có thể thấp nhưng nếu rào cản gia nhập thấp cạnh tranh có thể tăng lên, vấn đề xác định thị phần cụ thể liên quan yếu tố địa lý…
Chỉ số HHI yêu cầu thông tin về thị phần của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. HHI được tính bằng tổng các bình phương thị phần của mỗi doanh nghiệp cạnh tranh trong một thị trường.

HHI= ∑�
(��) ^� ∀� = �. . � với n là tổng số doanh nghiệp trên thị trường.

Thị trường càng gần độc quyền càng tập trung và cạnh tranh càng thấp. Chỉ số nằm trong khoảng từ 1/n đối với các doanh nghiệp có cùng quy mô đến 1 biểu thị độc quyền. Theo Cetorelli (1999) ở Mỹ, ngành ngân hàng được xem là cạnh tranh nếu chỉ số HHI nhỏ hơn 0.1, là thị trường hơi tập trung nếu chỉ số ở trong khoảng từ 0.1 đến
0.18 và thị trường độc quyền nếu chỉ số lớn hơn 0.18.

Chỉ số HHI có ưu điểm dễ tính toán, tuy nhiên, chỉ số không tính được độ phức tạp của các thị trường khác nhau.

Dựa vào hướng phi cấu trúc thị trường:

Đo lường cạnh tranh bằng chỉ số Lerner

Nhà kinh tế học Abba Lerner (1934) trong tác phẩm “ Khái niệm về độc quyền và đo lường sức mạnh độc quyền”- bài báo lớn đầu tiên của tác giả về kinh tế học phúc lợi, đưa ra ý tưởng độc quyền là vấn đề về mức độ, sức mạnh độc quyền phụ thuộc vào phần chênh lệch của giá so với chi phí cận biên. Chỉ số Lerner luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1: càng gần giá trị 0 tức là càng gần với cạnh tranh hoàn hảo; càng gần giá trị 1, sức mạnh thị trường của người bán càng cao nên càng gần với độc
7

 

 

quyền. Một nhà độc quyền tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sẽ không thuộc phần không co giãn của đường cầu E<1, giải thích lý do vì sao độ co giãn luôn nằm trong khoảng
∞ ≥ E ≥ 1.

Độ lệch giữa giá cả và chi phí biên càng lớn cho thấy sức mạnh độc quyền càng cao. Do giá cả hay thông tin chính xác về cấu trúc chi phí của doanh nghiệp khó thu thập chính xác, chỉ số Lerner sử dụng độ co giãn của cầu theo giá: chỉ số Lerner tương đương với giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu khi giá được thiết lập nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

 

Mặc dù chỉ số Lerner được phát triển từ những năm 1930 nhưng chỉ được ứng dụng thực sự hiệu quả từ ba thập kỷ trở lại đây do khó khăn trong việc đánh giá chi phí biên. Chi phí biên được ước tính từ hàm chi phí theo phương pháp kinh tế lượng. Ưu điểm của chỉ số Lerner là định lượng từng ngân hàng cụ thể, thay đổi theo thời gian nên dễ dàng so sánh giữa các ngân hàng và/hoặc trong các giai đoạn, là một thước đo tốt để lượng hóa sức mạnh thị trường.

Mô hình Panzar-Rosse

(Rosse và Panzar, 1977; Panzar và Rosse, 1982, 1987) được áp dụng rộng rãi để lượng hóa cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Chỉ số này cho thấy giá đầu vào được truyền dẫn vào doanh thu của doanh nghiệp. Thị trường càng cạnh tranh khi giá trị chỉ số càng tăng. Đối với một nhà độc quyền, chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên ở mức cân bằng. Sau khi giá đầu vào tăng, chi phí cận biên tăng. Để duy trì trạng thái cân bằng giữa chi phí biên và doanh thu biên, nhà độc quyền tăng doanh thu biên bằng cách giảm số lượng (trong trường hợp doanh thu biên là hàm giảm của số lượng). Rosse và Panzar (1977) cho thấy tổng doanh thu bị giảm nếu độ co giãn của cầu vượt quá 1. Trong trường hợp này, mức tăng do tăng giá không bù đắp tổn thất do giảm số lượng. Việc gia tăng giá đầu vào dẫn đến gia tăng trong tổng doanh thu trong môi
8

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

 

trường cạnh tranh. Bởi vì chi phí biến đổi đồng nhất một mức độ với giá đầu vào, bất kỳ sự tăng giá đầu vào nào tạo ra một sự gia tăng phần trăm bằng nhau về chi phí. Doanh thu và tổng chi phí cùng thay đổi tương ứng và bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá đầu vào để đảm bảo điều kiện không lợi nhuận (tổng chi phí bằng tổng doanh thu). Trong cân bằng dài hạn, tổng số lượng được điều chỉnh bằng cách giảm số lượng doanh nghiệp. Kết quả trong môi trường cạnh tranh, giá đầu vào tăng 1% làm tăng 1
% tổng doanh thu.

Mô hình Panzar-Rosse xác định được các điều kiện cạnh tranh bằng cách tính tổng độ co giãn của doanh thu đối với tất cả giá đầu vào. Tổng độ co giãn, thường được gọi là thống kê H, nhận các giá trị từ 1 đến +1. Chi phí thay đổi càng được truyền dẫn vào doanh thu cho thấy thị trường càng cạnh tranh.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, chi phí đầu vào và tổng doanh thu tăng

theo cùng một tỷ lệ phần trăm và thống kê H bằng 1.

Chỉ số thống kê H được tính toán như sau: H= ∑𝐿
𝛽1

Thống kê H là tổng độ co giãn của tổng doanh thu lãi của các ngân hàng trên

cơ sở các yếu tố giá đầu vào.

Lượng hóa cạnh tranh bằng chỉ số Boone

Theo giả thuyết hiệu quả của Demsetz (1973), doanh nghiệp hiệu quả hơn đạt tỷ suất lợi nhuận vượt trội hơn, thu hút thị phần cao hơn. Boone (2008) cho thấy mức chênh lệch lợi nhuận tương đối có thể lượng hóa mức độ cạnh tranh trong thực tế. Trong thực tế, các nhà kinh tế thường đánh giá sức mạnh của mối tương quan giữa hiệu quả và hiệu suất. Theo Boone et al., (2007), cạnh tranh được ước tính từ phương trình lợi nhuận sau đây:

Ln πi=α+βlnci+εi

Trong đó πi là lợi nhuận, ci đo lường chi phí (đại diện cho hiệu quả), hệ số β là độ co dãn của lợi nhuận (PE) (% lợi nhuận giảm tương ứng % chi phí tăng). Van
9

 

Leuvensteijn (2011), Delis (2012); Tabak et al., (2012) ước tính trực tiếp chi phí biên. Trường hợp dữ liệu không đủ để ước tính trực tiếp, sử dụng biến chi phí trung bình (Schaeck and Cihak, 2014):

πit= αi+∑�
𝛃𝐤� dktln(cit)+ ∑�−� 𝛃𝐤�dkt+uit

Trong đó πit là lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t trên tổng tài sản, T là tổng số năm đang xem xét, dkt là biến giả về thời gian, cit là biến chi phí trung bình. Chi phí trung bình là tỷ số của chi phí lãi và chi phí phi lãi trên tổng thu nhập lãi và
thu nhập phi lãi.

Bảng 2.1: Tóm tắt ưu nhược điểm các biện pháp đo lường cạnh tranh

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

 

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Tiếp cận theo hướng cấu trúc

Đo lường theo độ tập trung (CRk, HHI)
Yêu cầu dữ liệu thấp (có sẵn cho hầu hết các quốc gia)
Không yêu cầu dữ liệu cấp công

ty
Nền tảng lý thuyết yếu.
Yêu cầu có thông tin các thị trường liên quan (địa lý, sản phẩm)

 

Khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng (khung pháp lý và giám
sát)
Dữ liệu có sẵn cho một số lượng lớn các quốc gia.
Không yêu cầu dữ liệu cấp công ty
Rào cản phi pháp lý (rào cản công nghệ và thông tin) tác động đến hoạt động gia nhập và rời bỏ ngành, thường xem xét ở các nền
kinh tế đang phát triển

 

Tiếp cận theo hướng phi cấu trúc

Chỉ số Lerner Không yêu cầu mẫu lớn. Yêu cầu các biến cấp công ty và thông tin về giá cả.
10

 

 

 

 

 

Mô hình Panzar- Rosse
Chỉ số giải thích đơn giản, dễ

hiểu.

Là chỉ báo linh hoạt.

Có thể tính toán bằng phương pháp đơn giản, phương trình đơn, tuyến tính.
Yêu cầu số lượng quan sát hạn

chế.

 

 

 

Yêu cầu thông tin về giá cả và sức mạnh độc quyền có thể che dấu quyền lực độc quyền.

Chỉ số Boone Nền tảng lý thuyết vững.

Có thể ước tính bằng phương pháp đơn giản, phương trình đơn, tuyến tính.
Yêu cầu số lượng quan sát hạn chế.
Chỉ số đo lường cạnh tranh hiệu

quả.

Tính hiệu quả chỉ nên xem xét một chiều.
Các hình thức cạnh tranh khác nhau khó phân biệt.
Yêu cầu các biến cấp độ công ty và thông tin về giá.

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

2.1.3 Khái niệm sự ổn định

Ổn định là trạng thái được cố định chắc chắn hoặc không có khả năng di chuyển hoặc thay đổi. Trên thị trường tài chính, ổn định là việc thực hiện những hành động phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân đối tài chính phát sinh trên thị trường tài chính. Trong lĩnh vực ngân hàng, sự ổn định hướng đến mục tiêu xây dựng bộ máy ngân hàng an toàn lành mạnh, đảm bảo phân bổ vốn tối ưu nhằm mục đích ngăn chặn khủng hoảng hệ thống.

Giả thuyết bất ổn về tài chính (Financial instability hypothesis) được nhà kinh tế học người Nga Hyman Minsky (1919-1996) đưa ra vào đầu những năm 1990 nhưng không được đón nhận rộng rãi tại thời điểm đó. Ông là một nhà kinh tế học được biết đến như một người tương đối bi quan trong suốt cuộc đời của mình vì cho rằng thị

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Loại tài liệu

ThS02.208_Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 - 2018
Nghiên cứu mối tương quan giữa cạnh tranh và ổn định của các ngân hàng thương mại tại 10 quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011 – 2018