Download Luận án tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá khả năng chịu đựng cú sốc rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của một số NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, và dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất những giải pháp duy trì khả năng thanh khoản và vượt qua các cú sốc tín dụng cho các NHTM, cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ hai, tính toán và phân tích khả năng vượt qua cú sốc rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cho các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và khuyến nghị cho hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao khả năng chịu đựng RRTK và rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống tài chính.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng khả năng thanh khoản và tín dụng, cũng như nguycơRRTKvàRRTD mà các NHTM thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mặt trong giai đoạn 2012 – 2020 như thế nào?
2. Phương pháp Stress Testdo IMF xâydựngđượcdùngđểđánhgiákhảnăngchịu đựng các cú sốc rủi ro về thanh khoản và tín dụng cần phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với đặc thù hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam? Những kịch bản cú sốc RRTK và tín dụng đã được xây dựng trong các nghiên cứu được công bố đã phù hợp với đặc thù, quy trình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, và từng ngân hàng thương mại riêng lẻ trong hệ thống chưa? Các kịch bản rủi ro này nên được xây dựng và điều chỉnh theo từng thời kỳ dựa trên nền tảng khung lý thuyết về Stress Test của IMF như thế nào cho phù hợp với đặc tính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam?
3. KhảnăngchịuđựngcúsốcRRTKvàRRTDcủacácNHTMthuộchệthốngngân hàng Việt Nam như thế nào qua các bài đánh giá Stress Test?
4. Cácgiảiphápmàcácngânhàngthươngmạiđangápdụngnhằmphòngngừavà giảm thiểu RRTK và RRTD đã thực sự phù hợp chưa và cần những thay đổi gì?7
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khả năng chịu đựng cú sốc RRTK và RRTD của NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Nghiên cứu tập trung vào bản chất, mục đích, phương pháp luận về ST mảng thanh khoản và tín dụng của NHTM.
Về không gian:
Đối với ST thanh khoản và ST tín dụng, luận án thực hiện đánh giá khả năng chịu đựng cú sốc rủi ro thanh khoản đối với 26 NHTMCP trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (danh sách đính kèm ở Phụ lục).
Về mặt thời gian:
Đối với ST thanh khoản, luận án tập trung vào giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020. Đây là giai đoạn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật các TCTD 2010, bao gồm nhiều quy định mới hoạt động kinh doanh ngân hàng và các tiêu chuẩn an toàn vốn, tín dụng theo Basel II. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian này.
Đối với ST tín dụng, kịch bản nghiên cứu do luận án xây dựng đã cập nhật dựa theo tình hình căng thẳng do dịch Covid-19 gây ra năm 2020. Chính điểm này tạo nên giá trị mới và tính thời sự cho nghiên cứu này.