Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

0 VNĐ

Download Nghiên cứu khoa học ngành Kinh tế: Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (NKT01.015)

Download Nghiên cứu khoa học ngành Kinh tế: Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean (NKT01.015)

Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo của các quốc gia ASEAN đã ký tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Theo đó, từ ngày 01/01/2016, 10 nước thành viên của ASEAN sẽ là một thị trường với dân số khoảng 630 triệu người. Nhiều cơ hội được mở ra và thách thức cũng không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng khi theo cam kết đến năm 2020 ngành ngân hàng sẽ mở cửa toàn bộ thị trường, dỡ bỏ mọi rào cản bảo hộ cho ngân hàng trong nước. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với hệ thống NHTM của các nước trong AEC dựa trên các chỉ tiêu kinh tế và tài chính, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam.

Bài viết chủ yếu dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam qua việc so sánh với hệ thống NHTM của các quốc gia khác trong ASEAN. Dữ liệu dùng để phân tích được lấy từ Worldbank Data trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014 cho 10 quốc gia ASEAN gồm Brunei Indonesia Cambodia ao PDR Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn thông tin không đầy đủ cho những năm quá khứ, một số dữ liệu được lấy từ năm 2005 đến năm 2014, trong đó có một số dữ liệu chỉ có được từ 7 quốc gia (không có Cambodia ao PDR và Myanmar). Ngoài ra riêng Việt Nam dữ liệu còn được bổ sung từ trang web của NHNN Việt Nam. Các chỉ tiêu chính dùng trong phân tích bao gồm chỉ tiêu kinh tế như GDP tỷ lệ lạm phát dự trữ tổng tiết kiệm tổng vốn gia tăng tỷ lệ cấp tín dụng nội địa phí rủi ro vay nợ độ sâu của chỉ số thông tin tín dụng của các quốc gia ASEAN các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của hệ thống NHTM như tỷ lệ vốn / tổng tài sản tỷ lệ nợ quá hạn các chỉ tiêu khác liên quan đến hoạt động chính của các NHTM như lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào bình quân.

Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế – tài chính gắn với thực tế hoạt động của các NHTM hiện nay bài viết cũng đưa ra những nhận định của tác giả về những khó khăn mà hệ thống NHTM Việt Nam đang và sẽ phải đương đầu khi hội nhập AEC, từ đó đưa ra một số đề xuất để các NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh với các NHTM của các nước ASEAN nói riêng và các NHTM nước ngoài nói chung trước hết là tại thị trường Việt Nam và sau đó là thị trường khu vực.

Từ khóa: AEC, ASEAN, hội nhập quốc tế, ngân hàng thương mại.

NKT01.015_Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

Loại tài liệu

Nơi xuất bản

,

Chuyên Ngành

Năm

NKT01.015_Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean
Một số vấn đề về ngân hàng thương mại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean