Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một

Mã: ThS08.129 Danh mục: , Từ khóa: , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Quản trị kinh doanhLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2020Tên tác giả: Lê Tiến Chung
Số trang: 113

Download Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một

Thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một”, tác giả muốn hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, đồng thời khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính, thảo luận, phỏng vấn sâu các chuyên gia xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công trình thủy, đường, bãi container.

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM, trên cơ sở đó luận văn đề xuất 08 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở để các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của Công ty TCSM nắm được thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty mình so với các đối thủ và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giúp vượt qua khó khăn trước mắt, tạo đà phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2025.

Keywords: Năng lực cạnh tranh, Competitiveness

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………….…………………….…….… 1

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….………………… 1

2. Mục tiêu ngiên cứu…………………………………………………….……………… 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….………………. 3

4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….………………… 3

5. Tình hình nghiên cứu có liên quan………………………………….………………… 5

6. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………….…………………. 6

7. Bố cục của đề tài……………………………………………………………………… 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ………………………………………………………………………………….8
1.1. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh ….………………………………………..8

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh…………………………………………………………..8

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh…………………………………………………………………9

1.1.3. Năng lực cạnh tranh……………………………….……………………………..12

1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp …………….13

1.2.1. Môi trường bên ngoài …………………………………………………………… 13

1.2.2. Môi trường bên trong ……………………………………………………..……. 15

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÂN CẢNG SỐ MỘT……………………………….………….18
2.1. Tổng quan về Công ty TCSM……………………………………………………..18

2.1.1. Sơ đồ tổ chức, biên chế……………………………………………………………19

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TCSM………………………..……. 20

2.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty

TCSM…………………….……………………………………………………..……….22

2.2.1. Đánh giá môi trường vĩ mô………………………………………………..………22

2.2.2. Đánh giá môi trường vi mô………………………………………………..………25

2.3. Phân tích, đánh giá các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công

ty TCSM………………………………………………………………………..………..27

2.3.1. Xác định đối thủ cạnh tranh của Công ty TCSM………………………..…………27

2.3.2. Xác định các yếu tố nội tại cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM …30

2.3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM………………..……33

2.3.3.1. Năng lực quản trị doanh nghiệp………………………………………..………..33

2.3.3.2. Năng lực nguồn nhân lực………………………………………………..………35

2.3.3.3. Năng lực tài chính……………………………………………………..…………38

2.3.3.4. Năng lực máy móc, thiết bị thi công và công nghệ……………………..………41

2.3.3.5. Năng lực Marketing, đối ngoại, uy tín, thương hiệu ……..…………..……….. 42

2.3.3.6. Năng lực quản lý dự án ………………………………..………………..………44

2.3.3.7. Năng lực hợp tác ………………………………………………………..………46

2.3.3.8. Trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp …………………..……..……… 47

2.4. Đánh giá chung ….………………………..………………………………….……49

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CHO CÔNG TY TCSM ………………………………………………………….……52

3.1. Mục tiêu, định hướng của Công ty TCSM……………………………….……….52

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM….……….52

3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị …………………………….…….……….52

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực. ….……………….………..….….54

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính . ….……………………….………….….57

3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công và công nghệ . .…….….59

3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực Marketing, đối ngoại, uy tín, thương hiệu…….……60

3.2.6. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án…………………………………….…….62

3.2.7. Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác ……………………..………………….……….66

3.2.8. Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và văn hóa doanh nghiệp………….……..68

3.3. Kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp …………………………………………69

PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………….………72

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

CP : Chính phủ

Công ty T.B.A : Công ty Cổ phần T.B.A

Công ty TCSM : Công ty cổ phần xây dựng Tân cảng Số một. Công ty Trường Xuân : Công ty TNHH Xây dựng Trường Xuân.
Công ty XDCT Tân cảng: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng công trình Tân cảng.
HĐQT : Hội đồng quản trị.

ISO 9001 : Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

NĐ : Nghị định. QH : Quốc hội
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TCT TCSG : Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Tân cảng Sài

Gòn.

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

 

Bảng 2.1: Số liệu tài chính của Công ty TCSM giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu một số gói thầu do TCT TCSG làm chủ đầu tư

Bảng 2.3: Giá trị đầu tư dự kiến hàng năm của TCT TCSG

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động trong Công ty TCSM tại thời điểm ngày 31/12/2019

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính qua các năm của các doanh nghiệp

Bảng 2.6: Các chỉ số tài chính của Công ty TCSM trong 3 năm 2017, 2018, 2019

Bảng 3.1: Kế hoạch và chi phí thực hiện các giải pháp

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

 

Hình 1.1 : Ba chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter Hình 1.2 : Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về lý thuyết cạnh tranh. Hình 1.3 : Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter
Hình 2.1 : Tỷ lệ giá trị thi công của các nhà thầu tại TCT TCSG năm 2019.

Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty

TCSM.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

 

Thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Tân cảng Số Một”, tác giả muốn hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, đồng thời khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM trên cơ sở sử dụng phương pháp định tính, thảo luận, phỏng vấn sâu các chuyên gia xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công trình thủy, đường, bãi Container. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM, trên cơ sở đó luận văn đề xuất 08 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở để các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của Công ty TCSM nắm được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty mình so với các đối thủ và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giúp vượt qua khó khăn trước mắt, tạo đà phát triển bền vững giai đoạn 2020 –
2025.

 

ABSTRACT

 

Implementing the project: “Some solutions to improve the competitiveness of Tan cang First Construction Joint Stock Company “, the author wants to review the literature related to the competitiveness of construction enterprises, at the same time, explore factors that constitute the competitiveness of Tan cang First Construction Joint Stock Company (TCF Company) on the basis of using qualitative methods, discussions, in-depth interviews of construction experts in the field of water works, roads, container yards. The thesis analyzed and assessed the competitive status of TCF Company, based on that, the thesis proposed 08 groups of solutions to improve the competitiveness of the Company. The research results can serve as a basis for TCF Company’s leaders and managers to understand the status of their competitiveness compared to competitors and thereby improve the competitiveness of TCF Company, help overcome difficulties ahead, create momentum for sustainable development in the period of 2020 – 2025.
1

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Lý do chọn đề tài

Ngày 12/02/2020 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được Nghị Viện Châu Âu thông qua, cùng với việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn ra biển lớn mà ở đó sự công bằng, bình đẳng và tính cạnh tranh rất khốc liệt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 7,02%, trong đó ngành xây dựng vẫn là ngành có đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng 8,9% so với năm 2018; mặc dù vậy tiến độ giải ngân chậm do thiếu vốn và cơ chế chính sách trong đầu tư. Hàng loạt các dự án quốc gia bị đình trệ như Dự án đường sắt Bến Thành – Suối Tiên; Nhiệt điện Thái Bình 2 … Bước sang năm 2020, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, đại dịch virut corona (Covid-19) vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, vì vậy tình hình kinh tế và thị trường xây dựng Việt Nam dự báo sẽ có nhiều biến động, khó lường.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu; đối với toàn xã hội cạnh tranh là phát triển nhưng đối với doanh nghiệp cạnh tranh cũng là một nguy cơ…. nếu doanh nghiệp nào không có năng lực cạnh tranh vượt trội, không tạo được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ thất bại trong kinh doanh có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Công ty cổ phần xây dựng Tân cảng Số Một (Công ty TCSM), nơi tác giả đang công tác, được thành lập ngày 15/10/2008, với hai nhiệm vụ chính là nhiệm vụ Quốc phòng và Kinh tế. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công trình dân dụng, công trình công ích, hạ tầng kỹ thuật; công trình quân sự; tư vấn đầu tư, quản lý dự án, giám sát thi công; sản xuất vật liệu xây dựng, nạo vét cảng sông, cảng biển. Công ty cũng không đứng ngoài quy luật của thị trường nên cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt.
Trong 3 năm gần đây, Công ty đã không đạt các chỉ tiêu kinh doanh đề ra, doanh thu các năm gần đây của Công ty giảm dần, lợi nhuận giảm nghiêm trọng, đặc
2

 

biệt trong ba năm 2017, 2018 và 2019 (Từ 420,6 tỷ đồng năm 2015, đến năm 2019 doanh thu chỉ còn 83,6 tỷ đồng; Lợi nhuận từ 11,91 tỷ đồng năm 2015, năm 2019 chỉ còn 561 triệu đồng)

 

420,66 tỷ

391,24 tỷ

 

224,4 tỷ

112,77 tỷ

83,6 tỷ

 

 

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TCSM giai đoạn 2015-2019).
Doanh thu năm 2017 giảm 42,64% so với năm 2015; năm 2018 giảm 50% so

với năm 2017; năm 2019 giảm 26% so với năm 2018.

 

11,91 tỷ 12,26 tỷ

 

 

 

 

 

0,31 tỷ 0,14 tỷ 0,56 tỷ

 

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TCSM giai đoạn 2015-2019).
Công tác tìm kiếm nguồn việc làm ngày càng khó khăn, do nguồn việc làm từ các công trình quân sự trong Bộ quốc phòng ngày càng giảm (do Chính phủ thắt chặt đầu tư công); công tác đấu thầu các gói thầu kinh tế cũng chịu sự canh tranh gay gắt
3

 

ngay tại công ty mẹ (Tổng công ty Tân cảng Sài gòn) do các đối thủ cũng đại hạ giá để tìm mọi cách thắng thầu.
Để trụ vững trong môi trường cạnh tranh rất khốc liệt hiện nay, Ban lãnh đạo công ty phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp Công ty ổn định và phát triển vững chắc.
Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học để quản lý trong doanh nghiệp của mình, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Tân cảng Số Một”, nhằm giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với các khó khăn hiện tại, đồng thời tạo đà phát triển bền vững trong giai đoạn 2020-2025.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

– Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.

– Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.

– Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
*. Yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM?

*. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty TCSM như thế nào?

*. Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM ?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

– Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty

TCSM.

– Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty TCSM. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp định tính để khám phá các yếu tố cấu yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nói chung và của Công ty TCSM nói riêng, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM so với các đối thủ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
Dữ liệu nghiên cứu:

– Dữ liệu thứ cấp:
4

 

+ Tham khảo các tài liệu lý thuyết liên quan đến cạnh tranh như: Chiến lược cạnh tranh (Micheal E.Porter, 1980), Lợi thế cạnh tranh (Micheal E.Porter, 1985), sách Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập (Đặng Đức Thành,
2010), sách Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh (Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, 2011) … và các bài báo nghiên cứu được kiểm định về năng lực cạnh tranh, từ đó chọn lọc và hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận và đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài.
+ Thu thập các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và các đối thủ trong vòng 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2019.
– Dữ liệu sơ cấp:

Tiến hành thu thập thông tin, phỏng vấn và khảo sát ý kiến, đánh giá của các chuyên gia là Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên trong công ty và các chủ đầu tư, các đối thủ trực tiếp để khám phá các yếu tố cấu yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nói chung và của Công ty TCSM nói riêng; đồng thời so sánh, đối chiếu các đánh giá của các chuyên gia trên từng yếu tố giữa Công ty TCSM và các đối thủ.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ, nhân viên của Công ty TCSM và các khách hàng.

*. Phỏng vấn chuyên gia: tác giả sẽ phỏng vấn sâu những người am hiểu về hoạt động xây dựng gồm 03 chuyên gia; 10 cán bộ, nhân viên của Công ty, 07 cán bộ thuộc khách hàng của công ty như chủ đầu tư, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh.
– Cách thức: phỏng vấn trực tiếp và thảo luận theo câu hỏi bán cấu trúc nhằm khám phá các yếu tố cấu thành đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nói chung và của Công ty TCSM nói riêng.
+ Phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với 03 chuyên gia nhằm thăm dò các yếu tố cấu thành đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng; phỏng vấn sâu sự vận dụng lý thuyết.
+ Phỏng vấn 10 cán bộ, nhân viên của công ty và 07 cán bộ thuộc khách hàng là chủ đầu tư của công ty và đối thủ cạnh tranh nhằm đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành đến năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.
– Tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu thực trạng năng lực cạnh tranh, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM.
5

 

Quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM gồm 5 bước:

Bước 1. Nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh và các dữ liệu thứ cấp bao gồm: các nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh; các tài liệu, thông tin của Công ty TCSM và các đối thủ.

Bước 2. Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ, nhân viên, đối tác của Công ty TCSM

về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.

Bước 3. Thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp, tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ, nhân viên, đối tác của Công ty TCSM, cảm nhận của người tham gia phỏng vấn về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM và các đối thủ.

Bước 4. Phân tích dữ liệu.

Bước 5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM.

5. Tình hình nghiên cứu có liên quan.

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thế giới, năm 1985 tác giả Michael E.Porter đã nghiên cứu và đưa ra các lý thuyết về cạnh tranh như Mô hình 5 áp lực, mô hình chuỗi giá trị trong cạnh tranh. Trong nước, tác giả Đặng Đức Thành cũng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập”, nhà xuất bản Thanh niên, năm 2010. Nguyễn Hữu Lam và cộng sự tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh”, Nhà xuất bản lao động – xã hội, năm 2011. Tác giả Phan Minh Hoạt, năm 2004 đã nghiên cứu và đưa ra 13 yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Minh Tuấn, năm 2010 đã nghiên cứu và đưa ra
10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả Trần Thị Anh Thư, năm 2012 đã nghiên cứu Luận văn tiến sỹ kinh tế với đề tài “Tăng cường năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới”. Năm 2016, tác giả Nguyễn Thành Long đã nghiên cứu Luận văn tiến sỹ với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp du lịch Bến Tre ”.
Trong lĩnh vực xây dựng, năm 2008, tác giả Weisheng Lu đã nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng tại Trung Quốc về đề tài: “Các yếu tố chủ yếu tạo nên thành
6

 

công trong cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng” tại Trung Quốc, tác giả đã chỉ ra có

08 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.

Trong nghiên cứu gần đây, của tác giả Bành Thu Thảo (2012) về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh, đã đưa ra có 08 yếu tố quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp xây dựng gồm: nguồn nhân lực; quản lý lãnh đạo; năng lực tài chính; Kinh nghiệm thi công; Năng lực máy móc thiết bị thi công; Marketing; Hoạt động đấu thầu; Chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhược điểm của nghiên cứu này là mới sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình trên bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh thông qua việc cho điểm của các đối tượng khảo sát.
Mỗi đề tài được nghiên cứu ở thời gian, không gian khác nhau, có phạm vi, đối tượng khác nhau và không thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TCSM. Đến thời điểm này, cũng chưa có nghiên cứu nào liên quan đến năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM, vì vậy đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM” hoàn tòan không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây và thể hiện tính mới đối với một doanh nghiệp xây dựng có liên quan đến quốc phòng an ninh.
6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả muốn hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, đồng thời khám phá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM, trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM. Tác giả mong muốn thông tin đến các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý của Công ty TCSM biết được thực trạng cạnh tranh của Công ty mình so với các đối thủ và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Những giải pháp đã nêu trong đề tài có thể được tham khảo, vận dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn của Công ty, giúp vượt qua khó khăn trước mắt, tạo đà phát triển bền vững trong giai đoạn 2020-2025.
7. Bố cục đề tài:

Luận văn được chia thành các phần theo bố cục như sau:
7

 

Phần mở đầu: Trình bày các lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu, bố cục luận văn. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh.
Chương 2: Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TCSM.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TCSM.

Phần Kết luận.
8

 

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh:

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh:

Cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là cách thức để doanh nghiệp đứng vững và phát triển, đồng thời là yếu tố để kích thích sản xuất kinh doanh, tạo môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tùy từng cách hiểu mà có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về cạnh tranh như sau:
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam tập 1 (1995, trang 367): “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng”.
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2010, trang 13) đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hang bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và cạnh tranh, cũng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận”.
Nhà kinh tế học người Mỹ Michael E.Porter (1980) định nghĩa: cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
9

 

Qua các khái niệm khác nhau về cạnh tranh nêu trên, tác giả có thể hiểu cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh là giành lấy vị thế cao hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và chi phối thị trường. Ngày nay cạnh tranh không phải là tiêu diệt, triệt hạ đối thủ mà cạnh tranh là doanh nghiệp phải tạo ra những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn cho khách hàng nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Cạnh tranh được diễn ra trong môi trường pháp lý tự do và bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của doanh nghiệp đó với các đối thủ trong cùng một ngành. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả, cạnh tranh về chi phí hoặc cạnh tranh về khác biệt hóa. Sự cạnh tranh cũng chia ra các cấp độ khác nhau, cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc giữa những nhà phân phối nhằm giành được các điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ có lợi nhất.
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh:

Lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty, trong đó những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng (Nguyễn Hữu Lam và cộng sự, 2011). Như vậy lợi thế cạnh tranh được hiểu là những năng lực phân biệt của doanh nghiệp được thị trường đánh giá cao, qua đó doanh nghiệp tạo ra được sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, trong đó năng lực phân biệt là điểm mạnh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp
khác.

Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng, lợi thế đó có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn (Michael E.Porter,
1985).

Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Theo Michael E.Porter, tựu trung lại có 2 loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
10

 

 

 

 

 

PHẠM VI
LỢI THẾ CẠNH TRANH Chi phí thấp Khác biệt hóa
Mục tiêu rộng 1. Chi phí tối ưu 2. Khác biệt hóa
CẠNH TRANH
Mục tiêu hẹp 3A. Tập trung vào chi phí
3B. Tập trung vào khác biệt hóa

Hình 1.1. Ba chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter.

(Nguồn: Michael E.Porter, 2008. Lợi thế cạnh tranh. Trang 35)

– Chiến lược chi phí thấp: doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có giá thành thấp hơn đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, mở rộng thị trường, mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao hơn.
– Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm độc đáo đối với khách hàng, khác biệt so với đối thủ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Khác biệt hóa cho phép doanh nghiệp yêu cầu mức giá vượt trội, bán nhiều sản phẩm hơn ở mức giá cho trước, hoặc đạt những lợi ích tương đương như là người mua trung thành hơn hay tạo ra rào cản các doanh nghiệp khác gia nhập vào thị trường. Khác biệt hóa là chiến lược rất quan trọng trong cạnh tranh; nếu không có lợi thế cạnh tranh bằng giá thấp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược khác biệt hóa để đứng vững và phát triển trong một thị trường nhiều đối thủ. Để tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp có thể dựa vào đặc tính sản phẩm của mình hoặc hệ thống phân phối, phương pháp marketing hay là các yếu tố
khác.

“Công cụ cơ bản để phán đoán lợi thế cạnh tranh và tìm ra phương cách để củng cố nó chính là chuỗi giá trị” (Michael E.Porter, 1985, trang 63). Chuỗi giá trị được hiểu là sự nối tiếp của việc hình thành nên giá trị của sản phẩm qua các công đoạn. Sản phẩm đi qua tất cả các công đoạn của cảc chuỗi theo thứ tự và tại mỗi công đoạn sản phẩm lại nhận được thêm một số giá trị gia tăng nào đó.
Sau khi khảo các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác, Michael Porter (1985) đã đưa ra khái niệm “Chuỗi giá trị” để phân tích quy trình tạo ra giá trị trong doanh nghiệp.

ThS08.129_Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS08.129_Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Tân cảng Số Một