Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính công: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Mã: ThS01.197 Danh mục: , Từ khóa: , , , Nơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMChuyên Ngành: Kinh tếLoại tài liệu: Luận văn thạc sĩNăm: 2020Tên tác giả: Nguyễn Quốc Khánh
Số trang: 84

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính công: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình từ năm 2016 – 2018 và Kết quả khảo sát một số vấn đề liên quan đến việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Luận văn đã phản ảnh được những kết quả trong công tác thu, chi tài chính công đoàn từ các nguồn: Kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chi hoạt động công đoàn huyện Thanh Bình.

HOT: Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Uy Tín - Chuyên Nghiệp LIÊN HỆ

Chỉ tiêu thu tài chính các năm có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn đảm bảo yêu cầu chi hoạt động công đoàn các cấp và nộp nghĩa vụ về Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Tháp, song vẫn còn thất thu về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Tình hình thực hiện phân cấp thu tài chính, tình hình quản lý, sử dụng tài chính công đoàn huyện Thanh Bình tuy đạt yêu cầu, nhưng tỷ trọng các mục chi theo mục lục thu, chi tài chính công đoàn có thời điểm chưa phù hợp.

Keywords: Tài chính công, Quản lý tài chính, Public finance, Accounting

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU…………………………………….….1

1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu..………………………………………….1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………2

1.2.1. Mục tiêu chung………………………………………………………………..2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………..2

1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………………………………………..2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….2

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………3

1.4. Ý nghĩa đề tài…………………………………………………………………..4

1.5. Bố cục luận vặn………………………………………………………………..4

Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN……………………………………………………………..5
2.1. Khái quát về tài chính công đoàn…………………………………………….5

2.1.1. Khái quát công đoàn Việt Nam……………………………………………….5

2.1.2. Chức năng công đoàn Việt Nam………………………………………………5

2.1.3. Nguyên tắt tổ chức và hoạt động công đoàn………….………………………5

2.2. Tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn………………………..6

2.2.1. Tài chính công đoàn…………………………………………………………..6

2.2.2. Quản lý tài chính công đoàn………………………………………………….8

2.2.3. Cơ sở pháp lý của việc thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu và sử dụng tài

chính công đoàn……………………………………………………………………..9

Bảng 2.1: Quy định về thu và phân phối tài chính công đoàn……………………..12

2.2.4. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn cấp trên trực tiếp

cơ sở………………………………………………………………………………..15

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính công đoàn…………19

2.3.1. Về tạo lập nguồn tài chính………………….……………………………….19

2.3.2. Về phân phối nguồn thu tài chính……………………………………………19

2.3.3. Về sử dụng nguồn tài chính…………………………………………………19

2.4. Khung phân tích của đề tài………………………………………………….20

2.4.1. Khung pháp lý về tài chính công đoàn………………………………………20

2.4.2. Khung phân tích……………………………………………………………..20

Hình 2.1: Khung phân tích…………………………………………………………20

2.4.3. Các tiêu chí cụ thể đánh giá công tác quản lý tài chính công đoàn………….21

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP…………………………………23

3.1. Khái quát chung về LĐLĐ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp…………23

3.1.1. Khái quát về LĐLĐ huyện Thanh Bình……………………………………..23

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy LĐLĐ huyện Thanh Bình……………………..23

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn……………………………………………23

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh

Đồng Tháp…………………………………………………………………………25

3.2.1. Đáng giá kết quả chỉ tiêu thu tài chính công đoàn…………………………..25

Bảng 3.1: Tổng hợp chỉ tiêu thu KPCĐ 2%…………………………………………………….25

Bảng 3.2: Tổng hợp chỉ tiêu thu ĐPCĐ 2%…………………………………………………….27

Bảng 3.3: Tổng hợp chỉ tiêu thu khác ……………………………………………..27

3.2.2. Về phân cấp thu và phân phối tài chính công đoàn………………………….28

3.2.3. Về sử dụng nguồn tài chính công đoàn………………………………………29

Bảng 3.4: Tổng hợp chi tại CĐCS…………………………………………………30

Bảng 3.5: Tổng hợp chi tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở……………………31

Bảng 3.6: Tổng hợp quyết toán trong kỳ…………………………………………..33

Bảng 3.7: Tổng hợp chi nộp nghĩa vụ về LĐLĐ Tỉnh……………………………..34

3.2.4. Tỷ trọng các mục chi tài chính công đoàn theo mục lục thu, chi tài chính công

đoàn…………………………………………………………………………………35

Bảng 3.8: Chi hoạt động công đoàn trong kỳ theo mục lục ngân sách công đoàn giai đoạn 2016-2018…………………………………………………………………….35
3.2.5 Công tác hoạch toán, quản lý, giám sát thu, chi tài chính công đoàn………..37

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính công đoàn…………39

Bảng 3.9: Khảo sát tài chính công đoàn……………………………………………42

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………………………46
3.4.1. Kết quả đạt được…………………………………………………………….46

3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân……………………………………………………….47

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………..50

4.1. Kết luận………………………………………………………………………..50

4.2. Khuyến nghị chính sách……………………………………………………….50

4.2.1. Biện pháp thu tài chính công đoàn…………………………………………..50

4.2.2. Biện pháp phân cấp thu, phân phối nguồn thu………………………………53

4.2.3. Biện pháp sử dụng nguồn tài chính công đoàn………………………………54

4.2.4. Biện pháp quản lý, giám sát thu, chi tài chính công đoàn……………………57

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TLĐ Tổng Liên đoàn LĐLĐ Liên đoàn Lao động CĐCS Công đoàn cơ sở HCSN Hành chính sự nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh NĐ Nghị định
HD Hướng dẫn

CĐV KPCĐ ĐPCĐ
Công đoàn viên Kinh phí công đoàn Đoàn phí công đoàn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy định về thu và phân phối tài chính công đoàn……………………..12

Bảng 3.1: Tổng hợp chỉ tiêu thu KPCĐ 2%……………………………………………………..25

Bảng 3.2: Tổng hợp chỉ tiêu thu ĐPCĐ 2%……………………………………………………..27

Bảng 3.3: Tổng hợp chỉ tiêu thu khác ………………………………………………27

Bảng 3.4: Tổng hợp chi tài chính tại CĐCS………………………………………..30

Bảng 3.5: Tổng hợp chi tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở…………………….31

Bảng 3.6: Tổng hợp quyết toán trong kỳ……………………………………………33

Bảng 3.7: Tổng hợp chi nộp nghĩa vụ về LĐLĐ Tỉnh……………………………..34

Bảng 3.8: Chi hoạt động công đoàn trong kỳ theo mục lục ngân sách công đoàn giai đoạn 2016-2018…………………………………………………………………….35
Bảng 3.9: Khảo sát tài chính công đoàn……………………………………………42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Khung phân tích…………………………………………………………20

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy LĐLĐ huyện Thanh Bình……………………..23

TÓM TẮT

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình từ năm 2016 – 2018 và Kết quả khảo sát một số vấn đề liên quan đến việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Luận văn đã phản ảnh được những kết quả trong công tác thu, chi tài chính công đoàn từ các nguồn: Kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, thu khác để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chi hoạt động công đoàn huyện Thanh
Bình.

Chỉ tiêu thu tài chính các năm có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn đảm bảo yêu cầu chi hoạt động công đoàn các cấp và nộp nghĩa vụ về Liên đoàn lao động Tỉnh Đồng Tháp, song vẫn còn thất thu về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Tình hình thực hiện phân cấp thu tài chính, tình hình quản lý, sử dụng tài chính công đoàn huyện Thanh Bình tuy đạt yêu cầu, nhưng tỷ trọng các mục chi theo mục lục thu, chi tài chính công đoàn có thời điểm chưa phù hợp.

ABSTRACT

Through a study of the status of trade union financial management in Thanh Binh district from 2016 – 2018 and the results of a survey of a number of issues related to financial management, union assets. The thesis reflects the results of trade union revenues and expenditures from the sources: Trade union fee, trade union fee, other revenues to meet the requirements and tasks of trade union activities in Thanh district.
Jar.

The financial revenue targets have been tried in many years, but still met the requirements of trade union activities at all levels and paid obligations to the Labor Union of Dong Thap Province, but still lost revenue on trade union fees and Union dues. Although the implementation of decentralization of financial revenue, the management and use of trade union finance in Thanh Binh district has met the requirements, but the proportion of expenditure items according to the table of revenue and expenditure of trade union’s trade has at times been inappropriate. well suited.
1

Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Mỗi cơ quan, đơn vị nói chung và Liên đoàn lao động huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Công tác thu, chi tài chính Công đoàn rất quan trọng trong suốt quá tình hoạt động đối với hệ thống Công đoàn hiện nay.
Tổ chức Công đoàn hoạt động, thực hiện tốt chức năng, vai trò, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh thì tài chính công đoàn là điều kiện đảm bảo vấn đề này. Do đó, tài chính công đoàn vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên thời gian qua, theo quan sát của tác giả vẫn còn một số CĐCS chưa quan tâm đến hoạt động công đoàn nhất là về tài chính công đoàn, việc thu, chi chưa đúng theo hướng dẫn và quy định của Tổng Liên đoàn, việc chỉ đạo thu KPCĐ ở những nơi có công đoàn và chưa có công đoàn vẫn còn thất thu (thu 2% KPCĐ và
1% ĐPCĐ), việc thanh quyết toán còn hạn chế về các chứng từ minh chứng và các nội dung chi. Từ đó tác giả muốn đánh giá lại xem công tác quản lý tài chính công đoàn (quản lý thu, chi tài chính công đoàn) của các CĐCS trong thời gian qua còn có gì bất cập, những nguyên nhân để đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác thu, chi và quản lý tài chính công đoàn trên địa bàn huyện Thanh Bình.
Việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp nhằm để nâng cao và hoàn thiện trong công tác quản lý tài chính công đoàn (công tác thu, chi tài chính) huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là rất cần thiết và cũng chưa có luận văn nào nghiên cứu về đề tài này. Qua nghiên góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Công đoàn năm 2012, tạo điều kiện để Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đối với sự phát triển cán bộ công chức, viên chức, người lao động huyện Thanh Bình.
2

Chính vì vậy tác giả muốn kiểm chứng lại nhận định của mình, nên chọn đề tài “hoàn thiện công tác quản lý tài chính công đoàn tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài thực hiện hai mục tiêu sau:

1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để đánh giá các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
Tìm hiểu nguyên nhân, vướng mắc khi thực hiện công tác quản lý tài chính

công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Lấy phiếu khảo sát các câu hỏi liên quan về tài chính công đoàn nhằm năng cao công tác đánh giá tình hình tài chính và đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thu và công tác quản lý tài chính để bảo đảm nguồn tài chính đáp ứng nhiệm vụ hoạt động công đoàn Huyện Thanh Bình thông qua các chuyên môn Ban tài chính Liên đoàn lao động Tỉnh Đồng Tháp và Giáo viên hướng dẫn khoa học.
Kiến nghị một số chính sách nhằm để nâng cao công tác quản lý tài chính

công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

1.3. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý thu, chi tài chính công đoàn tại Liên đoàn Lao động huyện

Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Phạm vi thu thập dữ liệu
3

 

Tháp.
Phạm vi về không gian: Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng

 

Phạm vi về thời gian:

– Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Thông báo duyệt quyết toán LĐLĐ Tỉnh

Đồng Tháp trong công tác thu, chi ngân sách công đoàn từ năm 2016 – 2018 đối với

LĐLĐ huyện Thanh Bình.

– Số liệu sơ cấp: Thiết kế bảng câu hỏi định lượng để khảo sát sẽ thu thập một số thông tin của đối tượng phỏng vấn những nội dung liên quan đến tài chính công đoàn. Các thông tin chính trong bảng hỏi định lượng gồm: sự hoài lòng về phương pháp soạn lập, ban hành quy chế tài chính; cách thức phân phối thu nhập tăng thêm; tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc; tỷ lệ phân chia phụ cấp Ban Chấp hành, hoạt động phong tào, quản lý hành chính; tỷ lệ hỗ trợ du lịch; chế độ phụ cấp khó khăn…

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp thu thập, dữ liệu

– Thông tin số liệu thứ cấp:

Được thu thập từ Thông báo duyệt quyết toán của Liên đoàn Lao động Tỉnh Đồng Tháp về việc thu, chi ngân sách công đoàn giai đoạn năm 2016 – 2018 đối với Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình.

– Thông tin số liệu sơ cấp:

Thiết kế bảng câu hỏi định lượng để khảo sát sẽ thu thập một số thông tin của đối tượng phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến tài chính. Các thông tin chính trong bảng hỏi định lượng gồm: sự hoài lòng về phương pháp soạn lập, ban hành quy chế tài chính; cách thức phân phối thu nhập tăng thêm; tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc; tỷ lệ phân chia phụ cấp Ban Chấp hành, hoạt động phong trào, quản lý hành chính; tỷ lệ hỗ trợ du lịch; chế độ phụ cấp khó khăn…

1.3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4

Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính công đoàn tại Liên đoàn Lao động huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để đánh giá các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
Tìm hiểu nguyên nhân, vướn mắc khi thực hiện công tác quản lý tài chính

công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Lấy phiếu khảo sát các câu hỏi về tài chính Công đoàn nhằm năng cao công tác đánh giá tình hình tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao kết quả thu, chi và quản lý tài chính công đoàn đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của công đoàn Huyện Thanh Bình.
Kiến nghị một số chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính công

đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

1.4. Ý nghĩa của đề tài

Đánh giá thực trạng công tác quản lý, công tác thu, chi tài chính công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp từ đó thấy được những nguyên nhân, bất cập, khó khăn ảnh hưởng đến công tác thu, chi tài chính công đoàn tại LĐLĐ huyện để đưa ra các giải pháp cũng như các đề xuất hoàn thiện về công tác thu, chi và quản lý tài chính công đoàn. Góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu thu, chi, quản lý tài chính công đoàn mà Đại hội Công đoàn huyện Thanh Bình đề ra trong nhiệm kỳ 2018-2023.
Tạo điều kiện góp phần tăng thêm nguồn lực về tài chính để từ đó nâng cao các hoạt động công đoàn huyện Thanh Bình, nhằm chăm lo, bảo vệ và đại diện cho công nhân, viên chức, lao động thực hiện lợi ích hợp pháp chính đáng góp phần đưa tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.
1.5. Bố cục của luận văn

Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương 2: Khái quát về tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn.

Chương 3: Phân tích thực trạng về công tác quản lý tài chính Liên đoàn lao động huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính

công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
5

 

Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

2.1. Khái quát về tài chính công đoàn

2.1.1. Khái quát về Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.
Công đoàn Việt Nam có tính chất của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.2. Chức năng Công đoàn Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, kiểm tra, giám sát hoạt động Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỷ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựung và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tụ nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối,c hủ trương, chính sách cảu Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp:

– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (nay là Công đoàn Việt Nam)
6

– Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh thành phố và tương đương).
– Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành Địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: Gồm tất cả các công đoàn cơ sở thuộc các loại

hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là công đoàn cơ sở).

2.2. Tài chính công đoàn và quản lý tài chính công đoàn

2.2.1. Tài chính công đoàn

Khái niệm về tài chính công đoàn

Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay cũng như các quy định của Công đoàn Việt Nam về tài chính công đoàn, một số thuật ngữ sau đây sử dụng khi nói về tài chính công đoàn: quỹ công đoàn, ngân sách công đoàn, tài chính công đoàn.
Theo Luật Công đoàn năm 2012, thuật ngữ “tài chính công đoàn được sử dụng thống nhất trong các văn bản pháp luật và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tài chính công đoàn nhìn từ gốc độ bản chất tài chính thì nó thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn thu tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính biểu hiện bên ngoài là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ, biểu hiện bên trong là các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính.
Tài chính công đoàn là một bộ phận của một khâu trong các các khâu của tài chính chung.
7

Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động hệ thống công đoàn theo ULuật Công đoàn năm 2012U bao gồm:
– Nguồn thu tài chính công đoàn:

+ Thu đoàn phí công đoàn đối với Đoàn viên Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn.
+ Thu kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn (từ năm 2012 trở về trước thực hiện theo Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện).
+ Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ: Ngân sách cấp hỗ trợ theo chương trình, dự án, đầu tư phát triển được duyệt và thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, nhà nước đặt hàng.
+ Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; thu từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ cảu tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền ngân hàng, kho bạc, tiền thanh lý, nhượng tài sản.
Trong các nguồn thu trên thì nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn gồm kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn. Thu tài chính công đoàn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với tổ chức công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến Công đoàn cơ sở. Nếu không thu được sẽ không có kinh phí cho các công đoàn cơ sở hoạt động, công đoàn cấp trên cũng không có kinh phí để tổ chức các hoạt động, duy trì bộ máy của mình. Hậu quả tất yếu, hệ thống công đoàn từ Trung ương đến cơ sở sẽ không thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn.
– Sử dụng tài chính công đoàn:
8

Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhầ nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của người lao động; Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh; Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.
– Đào tạo, bồi dưỡng các bộ công đoàn; đào tạo bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn; Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động; Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; Tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động; Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác; Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách; Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp; Chi các nhiệm vụ khác có liên quan.
Như vậy, tài chính công đoàn được sử dụng cho 12 nội dung trong đó 9 nội dung chi phục vụ công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn, 3 nội dung chi cho bộ máy và các bộ Công đoàn chuyên trách.
2.2.2. Quản lý tài chính công đoàn

Quản lý tài chính công đoàn là việc quản lý nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính , quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời thông qua hoạt động này để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ công đoàn.
Đối với hệ thống công đoàn việc quản lý nguồn thu và sử dụng tài chính công

đoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn các cấp. Theo quy
9

định cảu Luật Ngân sách nhà nước, Luật Công đoàn năm 2012, hệ thống tổ chức công đoàn từ Trung ương đến Công đoàn cơ sở không được nhà nước phụ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như các đoàn thể, tổ chức chính trị khác: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
Nhà nước giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu kinh phí công đoàn của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để trang trải chi phí hoạt động của bộ máy, chi hoạt động theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng theo quy định.
2.2.3. Cơ sở pháp lý của việc thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu và sử dụng tài chính công đoàn.
Nguồn thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn là nguồn thu cơ bản,

chủ yếu cho hệ thống công đoàn. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn nhằm thống nhất quản lý tài chính công đoàn, khuyến khích, động viên cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thu, quản lý tài chính công đoàn.
– Thu kinh phí công đoàn

Trước đây việc trích nộp kinh phí công đoàn của cơ sở được thực hiện theo Luật Công đoàn năm 1990, Nghị định số 13/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 04/12/2004 của Bộ tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn.
Từ năm 2009, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đã có tổ chức

công đoàn thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn theo Thông tư số

17/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

ThS01.197_Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

ThS01.197_Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính Công đoàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp