Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

100.000 VNĐ

Download Luận án Tài chính – Ngân hàng: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

Download Luận án Tài chính – Ngân hàng: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án: xây dựng quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:

– Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thu NSNN, thu NSNN bền vững, cơ cấu thu NSNN, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu NSNN và các tiêu chí đánh giá cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững.

– Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thiết lập cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững và rút ra bài học cho Việt Nam.

– Ba là, phân tích thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nước và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam theo hướng thu NSNN bền vững, lý giải nguyên nhân của những hạn chế đó.

– Bốn là, trên cơ sở hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn, kết hợp với phân tích, dự báo bối cảnh kinh tế – xã hội và những cơ hội, thách thức đối với cơ cấu thu ngân sách ở Việt Nam đến năm 2030, luận án đề xuất các mục tiêu, quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để có thể giải quyết thấu đáo những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cần phải giải quyết như sau:

Thứ nhất, thu NSNN và thu NSNN bền vững là gì? Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu NSNN bền vững cần được đánh giá theo những tiêu chí nào?

Thứ hai, kinh nghiệm các nước thiết lập cơ cấu thu NSNN như thế nào? Những bài học nào có thể tham khảo cho Việt Nam?

Thứ ba, thực trạng thu NSNN và cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu thu ngân sách như thế nào? Những kết quả đạt được là gì, những hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân?

Thứ tư, trong bối cảnh kinh tế – xã hội của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2021 – 2030, cần đưa ra những mục tiêu,quan điểm, định hướng và các giải pháp nào để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNNbền vững ở Việt Nam?4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững.

– Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về nội dung:

+ Phạm vi nghiên cứu đối với cơ cấu thu ngân sách: Có rất nhiều cách phân loại thu NSNN, bao gồm phân loại theo nguồn gốc hình thành khoản thu, theo đối tượng nộp ngân sách, theo nội dung kinh tế của các khoản thu, theo phân cấp ngân sách, theo khu vực, địa lý,… theo đó cũng có nhiều cách xác định cơ cấu thu ngân sách. Tuy nhiên, NCS lựa chọn đi sâu vào phân tích ba loại cơ cấu thu sau: cơ cấu thu theo nguồn hình thành, cơ cấu thu theo khu vực kinh tế và cơ cấu thu theo nội dung kinh tế. Các loại cơ cấu được lựa chọn có những mối liên hệ rõ ràng và chịu tác động trực tiếp của các chính sách tài khóa, các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như những biến động của thị trường, bởi vậy sẽ phù hợp để đưa ra các giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong nghiên cứu này, NCS không phân tích số liệu thu NSNN theo từng cấp ngân sách. Số liệu thu ngân sách được sử dụng bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Phạm vi về không gian và thời gian: Luận án tham khảo kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu ngân sách trong giai đoạn 2011 – 2020; nghiên cứu thực trạng cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, phù hợp để đánh giá cùng với Chiến lược cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và đề xuất các giải pháp đến 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật nhằm xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển ứng với các điều kiện và môi trường liên quan. Trên cơ sở đó, để có những phân tích, đánh giá, luận giải có căn cứ khoa học, luận án sử dụng các phương pháp:

– Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận liên quan đến cơ cấu thu NSNN và tính bền vững của thu NSNN, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án.

– Phương pháp thống kê, so sánh: Thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, tiến hành xử lý, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.

– Phương pháp phân tích: Từ thông tin, số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp thực trạng thu NSNN và cơ cấu thu ngân sách nhà nước. Qua đó đánh giá tính bền vững của thu NSNN.

Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp mà luận án sử dụng để tìm hiểu về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu ngân sách bằng việc xây dựng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích định tính. Mục tiêu của việc xây dựng mô hình nghiên cứu là để tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong việc thiết lập cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp phù hợp.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm Eviews để phân tích các mô hình hồi quy cùng với các số liệu thu thập được từ Tổng cục Thống kê và World Bank. Căn cứ vào số liệu được xử lý thông qua phần mềm Eviews, luận án tiến hành đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu thu ngân sách tại Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận án

6.1. Về lý luận

Luận án đã làm rõ khái niệm và các cách phân loại thu NSNN, khái niệm và vai trò của việc đảm bảo thu NSNN bền vững. Luận án đã đưa ra khái niệm, phân tích nội dung cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững và chỉ ra những nhân tố khách quan, chủ quan tác động tới cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững. Luận án đã đưa ra những tiêu chí định tính và định lượng nhằm đánh giá cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững.

Luận án đã tổng hợp được kinh nghiệm quốc tế trong việc thiết lập cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững giai đoạn 2011 – 2020, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6.2. Về thực tiễn

Luận án đã phân tích khái quát tình hình kinh tế – xã hội và thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 thông qua khuôn khổ pháp lý về thu NSNN, quy mô và tốc độ tăng thu NSNN. Luận án cũng đã phân tích cụ thể, chi tiết thực trạng các loại cơ cấu thu NSNN, bao gồm cơ cấu thu NSNN theo nguồn hình thành, cơ cấu thu NSNN theo các khu vực kinh tế và cơ cấu thu NSNN theo nội dung kinh tế giai đoạn 2011 – 2020.

Trong đó, cơ cấu thu nội địa là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính bền vững của thu NSNN. Trên cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích định lượng tác động của các nhân tố chính ảnh hưởng tới cơ cấu thu nội địa, bao gồm GDP bình quân đầu người, các nguồn lực của nền kinh tế bao gồm vốn đầu tư và lao động, cơ cấu ngành kinh tế theo lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Từ đó chỉ ra các tác động mạnh/yếu, tác động tích cực hay tiêu cực của các nhân tố này tới cơ cấu thu nội địa. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu thu nội địa, nhận định vốn là đầu vào quan trọng nhất trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phân tích định lượng ảnh hưởng của cơ cấu vốn đầu tư tới tỷ trọng thu ngân sách từ các khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Luận án đã chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ cấu thu ngân sách tại Việt Nam theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững giai đoạn 2011 – 2020 và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thiết lập cơ cấu thu ngân sách từ một số quốc gia trên thế giới, phân tích thực trạng cơ cấu thu ngân sách tại Việt Nam cũng như đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới cơ cấu thu ngân sách, luận án đã đề xuất các mục tiêu, quan điểm, định hướng và một số giải pháp cụ thể hoàn thiện cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Lý luận về cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững

Chương 3: Thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nướctheo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

Chương 4:  Hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

LA02.339_Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 500.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
co-cau-thu-ngan-sach-nha-nuoc-theo-huong-thu-ngan-sach-nha-nuoc-ben-vung-o-viet-nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam