Download Luận án Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là luận giải những vấn đề lý luận và đưa ra những giải pháp và kiến nghị nâng cao VTNN đối với GQVL trong bối cảnh IR4.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dụng khung nghiên cứu về VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4; làm rõ nội hàm và các nhân tố ảnh hưởng đến VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4. Đồng thời, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4; nghiên cứu kinh nghiệm trong nước & quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng về VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4.
Thứ hai, phân tích thực trạng VTNN đối với GQVL cho LĐNN tại vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, đưa ra những gợi ý về chính sách và các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện VTNN đối với GQVL cho LĐNN tại vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4 thời gian tới
Để thực hiện được mục tiêu này, các câu hỏi nghiên cứu là:
(i) Nội hàm của VTNN đối với GQVL cho LĐNN vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4 gồm những gì?
(ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới VTNN đối với GQVL cho LĐNN vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4?
(iii) Trên thực tế, việc thực hiện vai trò này có những hạn chế gì và nguyên nhân của hạn chế là gì?
(iv) Cần làm gì để nhà nước thực hiện vai trò này tốt hơn trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VTNN đối với GQVL cho LĐNN tại vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4; chứ không phải bản thân vấn đề GQVL cho LĐNN và cũng không phải quản lý nhà nước đối với GQVL.
Trong đó, VTNN được hiểu dưới góc độ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Tác giả luận án đồng tình với quan điểm của tác giả Vũ Văn Hà (2021), “Nhà nước Việt Nam đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; không can thiệp trực tiếp, mà sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, không làm méo mó thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường”.
Đồng thời, cần phân biệt VTNN và quản lý nhà nước để tránh nhầm lẫn. Theo Điều 6 Luật Việc làm, “nội dung quản lý nhà nước về việc làm bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về VL; Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về VL; Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ VL, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ VL; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về VL; Hợp tác quốc tế về VL” (Nguyễn Thị Quyên, 2018).
Cụ thể, nội hàm VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4 là vai trò định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế về VL và sử dụng các công cụ, chính sách, nguồn lực của nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để tăng số lượng VL đồng thời nâng cao chất lượng VL (tăng thu nhập và hướng tới phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững) cho LĐNN trong bối cảnh IR4. Khía cạnh GQVL cho LĐNN ở đây được tiếp cận ở cả góc độ tăng số lượng VL và chất lượng VL.
Tóm lại, VTNN đối với GQVL rộng hơn so với quản lý nhà nước đối với GQVL. Trong đó, quản lý nhà nước đối với GQVL chỉ là một khía cạnh thể hiện vai trò của nhà nước đối với GQVL.
Phạm vi nghiên cứu:
* Về nội dung:
Hiện nay không có sự phân cấp chính quyền cấp vùng, vì vậy luận án nghiên cứu vấn đề VTNN đối với GQVL cho lao động nông nghiệp trong bối cảnh IR4, trong đó VTNN được xem xét ở cấp trung ương và có sự phối hợp với chính quyền địa phương tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH.
Trong đó, khái niệm VL được hiểu theo nghĩa rộng nhất, và nông nghiệp cũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
LĐNN được hiểu là những người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên, làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp. LĐNN không chỉ bao gồm nông dân mà còn bao gồm cả những lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở thành thị.
* Về không gian, thời gian:
Không gian: vùng ĐBSH (lựa chọn 3 tỉnh/ thành phố điển hình nghiên cứu: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Lý do tại sao tác giả lại lựa chọn 3 tỉnh thành phố này sẽ được trình bày kỹ ở Chương 1 phần Phương pháp nghiên cứu.
Thời gian: Các số liệu được thu thập trong 5 năm liền kề thời điểm nghiên cứu (2017-2021) để nghiên cứu thực trạng VTNN đối với GQVL cho LĐNN ở vùng ĐBSH; đề xuất giải pháp và một số kiến nghị để hoàn thiện VTNN đối với GQVL cho LĐNN ở vùng ĐBSH tới năm 2030 và tầm nhìn tới 2045.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Đóng góp về phương diện lý luận
Nghiên cứu này đã xem xét một cách tương đối toàn diện các khía cạnh của VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh mới là IR4 và nghiên cứu điển hình ở vùng ĐBSH. Luận án đã đưa ra quan niệm mới về VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4. Tác giả đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới VTNN đối với giải quyết việc làm cho LĐNN trong bối cảnh IR4 trên cơ sở kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu trước đây, trong đó chỉ ra 2 nhân tố mới là: (i) sự tham gia của người dân vào quá trình GQVL của nhà nước (nội hàm của sự tham gia và vai trò của sự tham gia); (ii) khả năng thích ứng của nhà nước đối với IR4 để GQVL cho LĐNN.
Để đánh giá VTNN đối với GQVL cho LĐNN trong bối cảnh IR4, tác giả sử dụng cả tiêu chí định tính và định lượng qua đó có thể xem xét VTNN tương đối toàn diện từ những chức năng của nhà nước tới hiệu quả, hiệu lực của những tác động của nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm.
4.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò nổi bật nhất của nhà nước trong bối cảnh mới là tạo môi trường thuận lợi nhất khuyến khích người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng chủ động, tích cực tham gia vào đào tạo, chuyển đổi nghề và tự tạo VL cho bản thân (đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp).
Khi khảo sát hai đối tượng là người LĐNN và cán bộ quản lý nhà nước về việc đánh giá hiệu lực bộ máy nhà nước thì thấy có sự khác biệt dù cùng một tiêu chí giống nhau. Nhóm đối tượng là LĐNN có phần khắt khe hơn khi chưa thực sự đồng tình với ý kiến cho rằng bộ máy nhà nước tinh gọn hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo chuẩn năng lực mới vẫn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là năng lực thích ứng và nhóm năng lực quản lý. Hàm ý chính sách muốn nâng cao vai trò của nhà nước trong bối cảnh mới trước hết phải nâng cao sức mạnh nội tại của nhà nước từ cán bộ công chức, hiệu lực bộ máy, tăng trách nhiệm giải trình, tăng “sự hài lòng” của người dân.
Đối với ĐBSH, cần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các địa phương, tránh sự phụ thuộc ỷ lại vào nhà nước trung ương, tạo ra sự lan tỏa ra các địa phương, vùng miền trên cả nước.
5. Kết cấu luận án:
Gồm: phần lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu; phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, thì luận án gồm 4 chương nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về VTNN đối với giải quyết việc làm cho LĐNN trong bối cảnh IR4
Chương 3: Thực trạng VTNN đối với giải quyết việc làm cho LĐNN tại vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp nâng cao VTNN đối với giải quyết việc làm cho LĐNN tại vùng ĐBSH trong bối cảnh IR4.
LA07.069_Vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4