Download Luận án tiến sĩ Luật: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH; đánh giá thực trạng quy định pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH tại Việt Nam. Đây là cơ sở để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH ở Việt Nam.
Từ mục đích đặt ra như trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Tác giả tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến luận án, tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra các nội dung chưa được các công trình nghiên cứu đề cập tới để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án.
Thứ hai, hệ thống các vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH, gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp về BHXH, khái niệm, đặc điểm, cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp về BHXH; khái niệm pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH, nguyên tắc, nội dung pháp luật điều chỉnh tranh chấp và giải quyết tranh chấp BHXH.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH và thực tiễn thực hiện, rút ra nhận xét về những ưu điểm, bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành.
Thứ tư, luận giải về sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH trên cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật đã nghiên cứu, nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật với thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
Xem thêm: Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án:
– Những vấn đề lý luận, quan điểm pháp lý về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH
– Quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH, cụ thể: Luật bảo hiểm xã hội 2014, Luật Khiếu nại 2011, Luật TTHC 2015, Bộ luật lao động 2019, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015… và các văn bản hướng dẫn thi hành
– Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
– Pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp bảo hiểm xã hội tại một số quốc gia trên thế giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án:
– Về nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
– Về không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH ở Việt Nam, có đối chiếu và lấy kinh nghiệm một số quốc gia, đúc kết, bổ sung cho những mặt hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng ở mức độ phù hợp với yêu cầu và điều kiện nghiên cứu.
– Về thời gian
Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH từ khi Luật bảo hiểm xã hội 2016 có hiệu lực đến nay.
LA31.069_Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn