Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài Chính Ngân Hàng: Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN (ThS02.178)

Mã: ThS02.178 Danh mục: , Từ khóa: , , , , , Loại tài liệu: Luận văn thạc sĩChuyên Ngành: Tài chính - Ngân hàngNơi xuất bản: Trường Đại học Kinh Tế TpHCMNăm: 2020Định dạng file: pdfTên tác giả: Phạm Thanh Giang
Số trang: 85

Download Luận văn thạc sĩ ngành Tài Chính Ngân Hàng: Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN (ThS02.178)

Luận văn nghiên cứu, phân tích tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với CNH tại các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1999 – 2018 và áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính tổng quát (GLS) với biến phụ thuộc là mức độ CNH được đại diện bởi tỷ trọng GDP trong lĩnh vực công nghiệp trên tổng cơ cấu GDP. Nhóm biến độc lập bao gồm tỷ lệ giá trị dòng vốn FDI trên tổng giá trị GDP và nhóm các biến kiểm soát khác.

Vai trò tích cực của FDI đối với CNH của các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1999 – 2018 được khẳng định thông qua kết quả nghiên cứu. Qua đó, luận văn củng cố thêm nền tảng nghiên cứu trước đây về tầm quan trọng của việc thu hút FDI đối với sự nghiệp CNH của các quốc gia. Bên cạnh đó, biến chất lượng thể chế và vai trò quản lý của chính phủ góp phần nâng cao mức độ tác động tích cực của dòng vốn FDI đối với CNH. Mức thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia tỷ lệ thuận với mức độ CNH, giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến một điểm ngưỡng mà tại đó thu nhập tiếp tục tăng trong khi CNH giảm. Hiện tượng này được gọi là giai đoạn kết thúc CNH, hàm ý rằng việc lựa chọn và thực thi các chính sách kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn là cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia. Qua đó, bài nghiên cứu nêu lên một số gợi ý chính sách đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI và nâng cao hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình CNH.

ThS02.178_Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN

TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ..........................................................3 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.2. Dữ liệu............................................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................6 2.1. Công nghiệp hóa ..........................................................................................6 2.2. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ...........................................................6 2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................6 2.2.2. Vai trò của FDI ..............................................................................................7 2.2.3. Nguồn gốc hình thành FDI ............................................................................8 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI đến công nghiệp hóa ...9 2.3.1. Tác động trực tiếp của FDI đối với công nghiệp hóa ....................................9 2.3.2. Tác động gián tiếp của FDI đối với công nghiệp hóa..................................11 2.3.3. Vai trò can thiệp của chính phủ đối với tác động của FDI và công nghiệp hóa ......................................................................................................................15 2.3.4. Nhận xét về các nghiên cứu trước đây.........................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................18 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu............................................................18 3.1.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................18 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................18 3.2. Mô tả các biến và thu thập dữ liệu...........................................................20 3.2.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................20 3.2.2. Biến giải thích ..............................................................................................20 3.3. Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu ........................................23 3.3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................23 3.3.2. Một số kiểm định .........................................................................................23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................25 4.1. Thống kê mô tả ..........................................................................................25 4.2. Kết quả kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy .................................32 4.2.1. Kiểm định ma trận hệ số tương quan ...........................................................32 4.2.2. Kiểm định tính dừng của biến......................................................................33 4.2.3. Kiểm định mô hình phù hợp ........................................................................34 4.2.4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ............................................................35 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................39 4.3.1. Tác động của FDI đối với công nghiệp hóa.................................................39 4.3.2. Vai trò can thiệp của Chính Phủ ..................................................................40 4.3.3. Tác động của các biến kiểm soát .................................................................41 4.4. Tổng quan về FDI và CNH tại Việt Nam ................................................44 4.4.1. Tác động của FDI đối với CNH tại Việt Nam .............................................44 4.4.2. Vai trò can thiệp của chính Phủ tại Việt Nam .............................................48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................55 5.1. Kết luận ......................................................................................................55 5.2. Gợi ý chính sách.........................................................................................55 5.2.1. Đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN...............................................55 5.2.2. Đối với Việt Nam.........................................................................................58 5.3. Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai...61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng quan nghiên cứu về tác động của FDI đối với CNH ........................... 13 Bảng 3.1. Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy…………………..…………………….....19 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu.................................................... 25 Bảng 4.2. Bảng kiểm định hệ số ma trận tương quan ................................................... 32 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu ..................................................... 33 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy FEM, REM và OLS.......................................... 34 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi........................................................ 35 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tự tương quan ................................................................. 35 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tổng quát............................................. 35 Bảng 4.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực .............................. 44 Bảng 4.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác................................. 45 Bảng 4.10. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương ....................... 46 Bảng 4.11. Tổng hợp các chính sách ưu đãi thu hút FDI của Việt Nam và các nước ASEAN.......................................................................................................................... 48 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Tỷ trọng GDP lĩnh vực công nghiệp trong tổng cơ cấu GDP....................... 26 Hình 4.2 Quan hệ giữa sự phát ngành công nghiệp và tăng trưởng thu nhập............... 27 Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng thu nhập của các quốc gia ASEAN 2019 ...................... 28 Hình 4.4. Thu nhập bình quân trong ngành sản xuất công nghiệp tại ASEAN ............ 29 Hình 4.5. Tỷ trọng GDP lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu GDP....................... 30 Hình 4.6. Tỷ trọng giá trị dòng vốn FDI trên GDP....................................................... 31 Hình 4.7. Tương quan giữa FDI và công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN (1999 – 2018)........................................................................................................................... 39 Hình 4.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác ................................. 46 Hình 4.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương.......................... 47 Hình 4.10. Tương quan giữa FDI và CNH tại Việt Nam.............................................. 48 Hình 4.11. Chỉ số quản trị toàn cầu của Việt Nam và Thế Giới ................................... 52 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CN : Công nghệ CNH : Công nghiệp hóa CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EVFTA : Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và EU FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM : Mô hình hồi quy tác động cố định FTA : Khu vực mậu dịch tự do GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GLS : Phương pháp hồi quy tuyến tính tổng quát KH : Khoa học MNCs : Công ty đa quốc gia OLS : Phương pháp hồi quy bình phương tuyến tính nhỏ nhất REM : Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên WTO : Tổ chức thương mại thế giới TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu, phân tích tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với CNH tại các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1999 – 2018 và áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính tổng quát (GLS) với biến phụ thuộc là mức độ CNH được đại diện bởi tỷ trọng GDP trong lĩnh vực công nghiệp trên tổng cơ cấu GDP. Nhóm biến độc lập bao gồm tỷ lệ giá trị dòng vốn FDI trên tổng giá trị GDP và nhóm các biến kiểm soát khác. Vai trò tích cực của FDI đối với CNH của các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1999 – 2018 được khẳng định thông qua kết quả nghiên cứu. Qua đó, luận văn củng cố thêm nền tảng nghiên cứu trước đây về tầm quan trọng của việc thu hút FDI đối với sự nghiệp CNH của các quốc gia. Bên cạnh đó, biến chất lượng thể chế và vai trò quản lý của chính phủ góp phần nâng cao mức độ tác động tích cực của dòng vốn FDI đối với CNH. Mức thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia tỷ lệ thuận với mức độ CNH, giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến một điểm ngưỡng mà tại đó thu nhập tiếp tục tăng trong khi CNH giảm. Hiện tượng này được gọi là giai đoạn kết thúc CNH, hàm ý rằng việc lựa chọn và thực thi các chính sách kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn là cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia. Qua đó, bài nghiên cứu nêu lên một số gợi ý chính sách đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI và nâng cao hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình CNH. Từ khóa: Công nghiệp hóa, FDI, ASEAN. ABSTRACT There is researchs and analyzes the impact of foreign direct investment (FDI) inflows on industrialization in ASEAN countries. The paper uses data in the period of 1999-2018 and applies the generalized least squares (GLS) regression method with the dependent variable being the level of industrialization represented by the proportion of GDP in the industrial sector in total GDP structure. The group of independent variables includes the ratio of FDI inflows to total GDP and other control variables. The research results show the positive role of FDI in the industrialization process of ASEAN countries in the above period. Thereby reinforcing the previous research background on the importance of attracting FDI to the industrialization of nations. In addition, the role of institutional quality and the management of the government contribute to raising the positive impact of FDI on industrialization. The level of income per capita by countries is proportional to the level of industrialization, this period will last until a breaking point at which income continues to increase while industrialization decreases. This phenomenon is called “de-industrialization”. Therefore, the selection and implementation of appropriate economic policies in each period is extremely important for countries in ASEAN. Keywords: Industrialization, FDI, ASEAN. 1 1.1. Lý do chọn đề tài CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Trong giai đoạn gần đây, các quốc gia trong khu vực ASEAN đã trải qua sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế và việc làm. Xu hướng công nhân rời nông thôn với nông nghiệp là cơ cấu kinh tế chính để di chuyển đến các thành phố lớn, khu công nghiệp ngày càng rõ nét. Do đó, CNH đã và đang trở thành xu hướng chính của các quốc gia ASEAN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nghiên cứu trước đây của Gui-Diby (2015), Rodrıguez-Clare (1996) và Markusen & Venables (1999) cho rằng một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến CNH của các quốc gia đó là dòng vốn FDI. Thực tế, nhờ vào chi phí lao động thấp và tiềm năng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, những năm gần đây ASEAN đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhất châu Á. Từ trung tâm dịch vụ tài chính của khu vực tại Singapore đến các trung tâm sản xuất chi phí thấp tại Việt Nam, khu vực ASEAN thu hút các MNCs thiết lập hoạt động sản xuất hoặc giao dịch ở châu Á. Về mặt sản xuất chi phí thấp, đặc biệt, Việt Nam, đã có những bước tiến lớn khi là một trung tâm sản xuất thu hút đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài với sản xuất chiếm 25% tổng GDP; Campuchia, Lào, và Philippines đã cho thấy một tiềm năng đáng kể trong các hoạt động sản xuất, công nghiệp. Mức lương trung bình hàng tháng của một công nhân sản xuất tại các quốc gia này thấp hơn đáng kể so với các trung tâm sản xuất khác ở châu Á như Trung Quốc. Tại khu vực ASEAN, dòng vốn FDI tăng 5.3% và đạt 151.2 tỷ USD vào năm 2018. Việc Thái Lan “trải thảm đỏ” để đón các công ty rời khỏi thị trường Trung Quốc được giới kinh tế cho rằng là nhằm chiếm lợi thế so với các quốc gia ASEAN khác trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chảy ngày càng mạnh ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc. Cường độ của dòng chảy này tỷ lệ thuận với mức độ căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tại Việt Nam, thực tế chứng minh dòng vốn FDI đang có xu hướng tìm đến. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 07/2019, tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 20.22 tỷ USD, tương ứng đạt mức 88.1% so với cùng kỳ của 2 cả năm 2018. Theo báo cáo đầu tư quốc tế 2019, sự tăng trưởng trong FDI chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam, Singapore, Indonesia, và Thái Lan. Do đó, phân tích tác động của dòng vốn FDI đối với CNH của các quốc gia khu vực ASEAN không những mang nhiều ý nghĩa khoa học mà còn là một vấn đề cấp thiết trong thực tiễn nhằm gợi ý chính sách đối các quốc gia khu vực ASEAN trong công cuộc CNH, hướng đến hội nhập cùng chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với CNH tại các quốc gia khu vực ASEAN bao gồm các mục tiêu chính như sau: - Phân tích mức độ ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với CNH tại các quốc gia ASEAN (Bao gồm 10 quốc gia thành viên). - Phân tích tác động của dòng vốn FDI đối với CNH của các quốc gia ASEAN xem xét dưới tác động của can thiệp chính phủ. - Gợi ý chính sách trong việc thu hút và khai thác hiệu quả dòng vốn FDI đối với quá trình CNH các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Mức độ và hướng tác động của dòng vốn FDI đối với CNH tại các quốc gia ASEAN? - Xem xét dưới tác động can thiệp chính phủ tác động như thế nào tới mức độ và hướng tác động của dòng vốn FDI đối với CNH tại các quốc gia ASEAN? - Các quốc gia khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần chú trọng thực thi các chính sách kinh tế như thế nào để thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng dòng vốn FDI và đẩy nhanh quá trình CNH? 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu được thu thập từ 10 quốc gia thành viên của ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2018. Mốc thời gian nghiên cứu được xem xét kể từ năm 1999 đến nay nhằm đảm bảo sự ổn định, hòa bình, phát triển bền vững của các nước thành viên ASEAN. Thời điểm này cũng đánh dấu sự công nhận chính thức đầy đủ 10 thành viên trong khối ASEAN và liên tục được duy trì, củng cố cho đến hiện nay. Thời điểm này cũng khép lại các sự kiện chiến tranh, bạo động, bất ổn và hướng đến nền hòa bình, phát triển ổn định trong khu vực. Do đó, việc giới hạn khung thời gian nghiên cứu từ năm 1999 nhằm đảm bảo việc thu thập dữ liệu nghiên cứu được đầy đủ, đồng nhất, khách quan giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả và kiểm định tính dừng của bảng dữ liệu gốc nhằm đảm bảo mẫu dữ liệu nghiên cứu là đáng tin cậy. Sau đó, phương pháp ước lượng hồi quy bình phương tuyến tính tổng quát GLS được sử dụng để đo lường tác động của dòng vốn FDI đối với CNH. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính tổng quát GLS nhằm khắc phục các khuyết tật về phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình hồi quy so với các phương pháp ước lượng cơ bản như OLS, FEM và REM. 1.4.2. Dữ liệu Dữ liệu thu thập phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí chọn mẫu để đảm bảo độ tin cậy, khoa học, khách quan và đủ độ lớn để đưa vào mô hình định lượng. Theo đó, mẫu dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn Ngân hàng Thế Giới (World bank data indicators) nên đảm bảo độ tin cậy. Bên cạnh đó, mẫu dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ 10 quốc gia khu vực ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2018. Do đó, mẫu dữ liệu đủ điều kiện đảm bảo được tiêu chuẩn về kích thước mẫu giúp cho kết quả ước lượng được hiệu quả và đáng tin cậy. 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Bài nghiên cứu bổ sung và góp phần củng cố thêm cơ sở khoa học và bằng chứng thực nghiệm cùng với những nghiên cứu trước đây về tác động và vai trò của dòng vốn FDI đối với CNH tại các quốc gia khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách cho các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm mục tiêu thu hút, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng dòng vốn FDI và phát triển CNH hiệu quả. 1.6. Bố cục luận văn Kết cấu luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở về thực trạng về dòng vốn FDI và CNH tại các quốc gia khu vực ASEAN. Tóm tắt các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu và bố cục của luận văn. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trình bày khung cơ sở lý thuyết liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI và CNH của các quốc gia. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp một số nghiên cứu trước đây làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc, biến độc lập; giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng dấu dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, tác giả trình bày sơ lược về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để ước lượng hồi quy và kiểm định mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày kết quả thống kê mô tả, kiểm định tính dừng bảng dữ liệu, ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định liên quan để lựa chọn mô hình phù hợp. Dự trên cơ sở kết quả thu thập được, tác giả thực hiện thảo luận, so sánh với giả thuyết, kỳ vọng dấu từ các công trình nghiên cứu trước đây. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất, gợi ý chính sách đối với các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc thu hút, quản lý, sử dụng FDI và phát triển CNH hiệu quả. 5 Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày bối cảnh, thực trạng về quá trình CNH và dòng vốn FDI tại các quốc gia ASEAN để đưa ra lý do chọn đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và gợi ý chính sách trong thực tế. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Công nghiệp hóa Công nghiệp hóa là quá trình thay đổi kinh tế và xã hội theo hướng chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp. Điều này liên quan đến việc tái tổ chức rộng rãi một nền kinh tế cho mục đích sản xuất công nghiệp (O'Sullivan & ctg, 2003). Những quốc gia đã hoàn thành CNH gọi là các nước công nghiệp. Hiểu một cách khái quát, CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp trong toàn bộ ngành kinh tế của một vùng kinh tế, hay một nền kinh tế. Do đó, CNH không chỉ tồn tại trong ngành sản xuất công nghiệp mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực, ngành kinh tế khác như nông nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, CNH được giới hạn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đo lường biến đại diện và thảo luận kết quả nghiên cứu. Mức độ CNH có thể được xác định bằng sự tăng lên của tỷ trọng GDP trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên tổng giá trị GDP của mỗi quốc gia (Gui-Diby, 2015). Theo đó, mức độ CNH càng cao dẫn đến tăng trưởng nhanh chóng hơn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khi so sánh với các lĩnh vực khác. Một khía cạnh khác, mức độ CNH được đo lường thông qua sự tăng lên của tỷ trọng số lượng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong tổng số lượng lao động của mỗi quốc gia. Lao động thủ công cá nhân thông thường được thay thế bằng dây chuyền sản xuất hàng loạt, cơ giới hóa, và thợ thủ công được thay thế bằng dây chuyền lắp ráp (Gui-Diby, 2015). 2.2. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 2.2.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, nắm quyền quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý; hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh; tham gia quản lý; cùng nhau chia sẻ lợi nhuận và rủi ro (Bhattacharyya, 2012). 7 2.2.2. Vai trò của FDI 2.2.2.1. Đối với quốc gia chủ đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đem lại lợi nhuận cao hơn thị trường nội địa của các quốc gia đầu tư. Do các nước đầu tư sẽ có lợi từ nguồn nguyên liệu đầu vào giá thành thấp; giá nhân công, lao động thấp từ quốc gia nhận đầu tư. Bên cạnh đó, quốc gia chủ đầu tư thường sẽ nhận được những ưu đãi về chính sách đầu tư, thuế quan, miễn giảm rào cản kỹ thuật đối với một số ngành nhất định (Hans & ctg, 2002). 2.2.2.2. Đối với quốc gia nhận đầu tư FDI bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế: Khi nguồn vốn trong nước không đủ, nền kinh tế sẽ cần nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng, trong đó có FDI (Blomstrom, 1986). Vì FDI dựa trên quan điểm thị trường trong dài hạn, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ của quốc gia tiếp nhận đầu tư; do đó, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một dòng vốn ổn định hơn so với các dòng vốn đầu tư quốc tế khác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giảm tỷ lệ thất nghiệp: Mục đích chính của FDI là khai thác các điều kiện sản xuất với chi phí thấp, thu được lợi nhuận tối đa. Vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê nguồn lao động từ các nước nhận đầu tư (Kind & Ismail, 2001). Theo đó, các công ty này sẽ đào tạo chuyên môn, quy trình làm việc chuyên nghiệp đối với nguồn lao động tại địa phương. Không chỉ có lao động thông thường, các nhân viên có chuyên môn cao cũng có cơ hội làm việc và nâng cao trình độ khi tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp. FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu: Nhờ vào dòng vốn FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội vươn xa và tiếp cận với thị trường quốc tế thông qua việc xuất khẩu hàng hóa (Brainard, 1997). Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Trong khi đó, nếu tiếp nhận FDI từ các 8 MNCs thì hoạt động kinh doanh đều do các MNCs thực hiện dựa vào vị thế cũng như uy tín vốn có của họ. Điều này giúp cho việc xuất khẩu của các nước tiếp nhận đầu tư được thực hiện dễ dàng hơn. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và nhờ có FDI các quốc gia liên kết với nhau. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với môi trường quốc tế. Nhờ dòng vốn FDI thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư (Blomstrom, 1986). FDI là nguồn thu ngân sách: Nguồn thuế, phí thu từ MNCs góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách của các quốc gia. Tuy nhiên, không ít các doanh nghiệp lợi dụng sự ưu đãi chính sách thuế cũng như hệ thống luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư còn lỏng lẻo, đã chuyển chuyển giá và trốn thuế. Điều này, gây thất thoát và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận nguồn đầu tư (Brainard, 1997). 2.2.3. Nguồn gốc hình thành FDI Để hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài trước tiên phải hiểu những động lực cơ bản khiến một công ty phải đầu tư ra nước ngoài thay vì tập trung phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích hiện tượng FDI, đến nay vẫn chưa có một lý thuyết chung nào được tất cả thừa nhận; mỗi bằng chứng lại góp thêm một số yếu tố mới và phản biện những quan điểm trước đó. Caves (1996) cho rằng nỗ lực của các quốc gia trong việc thu hút dòng vốn FDI đến từ những ảnh hưởng tích cực tiềm năng trong việc tạo ra thêm việc làm cho người lao động, lan tỏa công nghệ. FDI là cách để đạt được sự lan tỏa công nghệ, với sự đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế hơn so với đầu tư công của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng FDI có thể lấn át các doanh nghiệp địa phương và có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Lipsey (2002) kết luận rằng dòng vốn FDI gây ra những tác động tiêu cực và không có bằng chứng cho thấy tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, 9 trong một thế giới cạnh tranh hoàn hảo, FDI sẽ không còn tồn tại. Do đó, nếu thị trường hoạt động hiệu quả và không có rào cản về thương mại hoặc cạnh tranh, thương mại quốc tế là cách duy nhất để tham gia thị trường quốc tế. Phải có một hình thức nào đó khiến cho thị trường bị méo mó. Ông tin rằng các công ty địa phương sẽ luôn có thông tin tốt hơn về môi trường kinh tế địa phương, và để cho đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra, phải có hai điều kiện cần thiết đó là MNCs phải có những lợi thế nhất định cho phép họ đầu tư khả thi và thị trường phải không hoàn hảo. 2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của FDI đến công nghiệp hóa Tác động của dòng vốn FDI đối với CNH có thể được thể hiện qua hai phương thức: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của FDI đối với CNH. Cụ thể, tác động của FDI đối với sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế sẽ là một sự tác động trực tiếp, nhưng tác động của FDI đối với sự chuyển dịch về công nghệ, từ đó nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp nội địa là một sự tác động gián tiếp. Bên cạnh đó, những can thiệp của chính phủ của quốc gia tiếp nhận đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với tác động của FDI và CNH. 2.3.1. Tác động trực tiếp của FDI đối với công nghiệp hóa Tác động trực tiếp của FDI đối với CNH nền kinh tế được thể hiện qua tác động của các MNCs khi tham gia vào thị trường nội địa. Theo đó, tác động trực tiếp của MNCs bao gồm hai tác động chính bao gồm tác động cạnh tranh và tác động liên kết. Trong đó, tác động cạnh tranh của MNCs với doanh nghiệp nội địa phụ thuộc vào quy mô thị trường và có thể dẫn đến sụt giảm năng lực sản xuất của các công ty nội địa. Tác động liên kết thể hiện qua sự kết nối giữa MNCs và các công ty cung ứng nội địa. Hai nghiên cứu chính làm nền tảng cơ sở cho tác động trực tiếp của dòng vốn FDI đối với CNH là Rodrıguez-Clare (1996) và Markusen & Venables (1999). Nghiên cứu của Rodrıguez-Clare (1996) khám phá các công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia tác động đến các quốc gia, khu vực kém phát triển thông qua việc tạo thành tác động liên kết như thế nào. Cụ thể, tác động liên kết của MNCs đối với
Loại tài liệu

Chuyên Ngành

Nơi xuất bản

Năm

Định dạng file

ThS02.178_Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN
Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa của các quốc gia ASEAN