Khuyến mãi đặc biệt
  • Giảm 10% phí tải tài liệu khi like và share website
  • Tặng 1 bộ slide thuyết trình khi tải tài liệu
  • Giảm 5% dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Luận Văn A-Z
  • Giảm 2% dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ của Luận Văn A-Z

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

50.000 VNĐ

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Quản trị rủi ro hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại trên thế giới. Điển hình tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel II đã được triển khai. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu theo hướng ứng dụng và bảo vệ.

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh và phân tích tổng hợp để đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của thực trạng quản trị rủi ro hoạt động đang áp dụng tại BIDV từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động.

Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị của BIDV trong việc đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động, tiến tới mục tiêu đạt chuẩn Basel II trong tương lai.

Keywords: Ngân hàng, Ngân hàng thương mại, Quản trị rủi ro, Quản trị ngân hàng, Banking, Commercial banks, Risk management, Bank management

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ……………………………………………………………….1

1.1. Sự cần thiết của đề tài…………………………………………………………………………..1

1.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..2

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………………..2

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………2

1.5. Ý nghĩa………………………………………………………………………………………………3

1.6. Kết cấu luận văn………………………………………………………………………………….3

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG ………………………………..5

2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ……

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng BIDV………………………………5

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh……………………………………………………….6

2.2. Các vấn đề quan tâm tại BIDV ………………………………………………………………9

2.3. Lựa chọn vấn đề quản trị rủi ro hoạt động ……………………………………………..12

CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG ………………14

3.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro hoạt động……………………………………………………….14

3.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………..14

3.1.2. Nguyên nhân và hậu quả……………………………………………………………….14

3.2. Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro hoạt động……………………………………………15

3.2.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………..15

3.2.2. Các nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II ……………………….15

3.2.3. Công cụ quản trị rủi ro hoạt động……………………………………………………17

3.2.4. Mô hình ba tuyến bảo vệ theo khuyến nghị của Ủy ban Basel:…………….19

3.2.5. Yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động ………………………………………………21

3.3. Các nghiên cứu trƣớc về quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại
22

3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một số Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới……………………………………………………………………………………………………..25

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI …………..27

4.1. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động ……………………………………………………..27

4.1.1. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro hoạt động ………………………………………….27

4.1.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động……………………………………………….29

4.1.3. Quy trình quản trị rủi ro hoạt động………………………………………………….31

4.1.4. Công cụ quản trị rủi ro hoạt động……………………………………………………32

4.1.5. Phƣơng pháp tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động…………………………..40

4.2. Thực trạng áp dụng công cụ đo lƣờng trong quản trị rủi ro hoạt động…………41

4.2.1. Thu thập sự kiện RRHĐ………………………………………………………………..41

4.2.2. Chỉ số rủi ro trọng yếu (KRI) …………………………………………………………48

4.2.3. Ma trận RRHĐ ……………………………………………………………………………53

4.2.4. Kết quả thực hiện các yêu cầu khuyến nghị của kiểm toán ………………….55

4.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng BIDV ……………58

4.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ………………………………………………………………..58

4.3.2. Những mặt hạn chế ………………………………………………………………………60

4.3.3. Nguyên nhân……………………………………………………………………………….62

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI……………………………………………….65
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM………………………65

5.1. Kết luận……………………………………………………………………………………………65

5.2. Khuyến nghị……………………………………………………………………………………..66

5.2.1. Xây dựng khung quản trị rủi ro hoạt động chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả thực thi 66
5.2.2. Đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức RRHĐ……………………………..66

5.2.3. Triển khai Basel II đối với hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu……..67

5.2.4. Cảnh báo, hƣớng dẫn xử lý RRHĐ của các đơn vị tại trụ sở chính ……….67

5.2.5. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, yêu cầu cán bộ nghiêm túc tuân thủ quy định,
văn bản hƣớng dẫn của trụ sở chính ……………………………………………………………68

5.2.6. Đối với sự kiện RRHĐ có mức độ rủi ro cao…………………………………….68

5.2.7. Đối với tình trạng chỉ số rủi ro trọng yếu vƣợt mức báo động trong kỳ …69

5.2.8. Nâng cao vai trò vị thế của kiểm toán nội bộ ……………………………………….70

5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………71

5.3.1. Hạn chế………………………………………………………………………………………71

5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………………..71

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

AMA: Phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến (Advanced Measurement Approach) BIA: Phƣơng pháp chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach)
BIDV: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

IBMB: Hệ thống ngân hàng điện tử Ngân hàng BIDV

KPI: Chỉ số hiệu quả hoạt động (Key Performance Indicator)

NHTM: Ngân hàng thƣơng mại

KRI: Chỉ số rủi ro trọng yếu ( Key risk indicator) KTNB: Kiểm toán nội bộ
NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc

QLRRTT&TN: Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp

QTRRHĐ: Quản trị rủi ro hoạt động

RCSA: Tự đánh giá kiểm soát rủi ro (Risk Control Self Assessments) RRHĐ: Rủi ro hoạt động
RSA: Tự đánh giá rủi ro (Risk Self Assessment)

SA: Phƣơng pháp tiêu chuẩn (Standardised Approach)

TSĐB: Tài sản đảm bảo

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh 2016-Q2/2019. Đvt: triệu đồng

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh hợp nhất BIDV 2016-Q2/2019

Bảng 4.1.Số lƣợng sự kiện phát sinh RRHĐ 2017-2019

Biểu đồ 4.2: Phân loại sự số RRHD theo nhóm nghiệp vụ 2017

Bảng 4.3 : Phân loại sự số RRHD theo nhóm nghiệp vụ 2018

Bảng 4.4. Phân loại sự số RRHD theo nhóm nghiệp vụ 2019

Biểu đồ 4.5. Số lƣợng sự kiện RRHĐ nhóm 2 từng quý (Q1/2017-Q2/2019) Biểu đồ 4.6. Tỷ trọng sự kiện RRHĐ nhóm 2 theo nghiệp vụ
Bảng 4.7. KRI giám sát hàng tháng: 6 tháng đầu năm 2019

Bảng 4.8. KRI giám sát hàng quý: Q1 và Q2/2019

Bảng 4.9. Nhóm sự kiện phát sinh sự kiện RRHĐ nhóm 1 và nhóm 2

Bảng 4.10. Ma trận rủi ro toàn hệ thống theo nghiệp vụ

Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ tình trạng thực hiện các khuyến nghị kiểm toán

Biểu đổ 4.12. Tình hình thực hiện khuyến nghị theo lĩnh vực của các chi nhánh

Biểu đồ 4.13 Tỷ lệ tình trạng thực hiện khuyến nghị kiểm toán độc lập

 

 

I. TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Quản trị rủi ro hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới. Điển hình tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel II đã đƣợc triển khai. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu theo hƣớng ứng dụng và bảo vệ. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh và phân tích tổng hợp để đánh giá những mặt đạt đƣợc và hạn chế của thực trạng quản trị rủi ro hoạt động đang áp dụng tại BIDV từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động. Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị của BIDV trong việc đƣa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động, tiến tới mục tiêu đạt chuẩn Basel II trong tƣơng lai.

II. ENGLISH

a) Title: The management of operational risk at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.
b) Abstract: An operational risk management plays an important role for commercial banks in the world. Typically, at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV), managing the operational risk under Basel II standards has been implemented. Therefore, I chose the research topic – “The management of operational risk at BIDV” in the direction of application and protection. A comparative statistical method and aggregate analysis had been used to evaluate the achievements as well as limitations of the management methods being applied to this type of risk at BIDV. Thereby, it is possible to propose more effective solutions. The results of this research can be used as a useful source of information for BIDV’s management in making

appropriate decisions or policies to limit the operational risk in the future to achieve Basel II standards.
c) Keywords: management, operational risk, banking, Basel II.
1

 

 

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng trên toàn thế giới đang ngày càng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản trị rủi ro hoạt động. Khả năng các sự kiện rủi ro hoạt động cũng tăng lên do xu hƣớng hội nhập của các tổ chức tài chính quốc tế và mở rộng dịch vụ Ngân hàng. Quản trị rủi ro hoạt động giúp giảm thiểu rủi ro và duy trì chúng ở giới hạn chấp nhận đƣợc. Bỏ qua các quy trình quản trị rủi ro hoạt động đồng nghĩa với việc mất đi sự ổn định tài chính của Ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động thậm chí mất uy tín trên thị trƣờng. Thật vậy, trong số tất cả rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro hoạt động đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nƣớc phát triển có nền tài chính vƣợt bậc nhƣ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, v.v… cho đến những nƣớc đang phát triển với thị trƣờng tài chính Ngân hàng mới, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, để góp phần từng bƣớc đƣa hoạt động của các NHTM phù hợp với tiêu chuẩn Basel II, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc, ngày
30/12/2016, Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số

41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng để thực hiện trụ cột 1 và 3 của Basel II. Tiếp tục ngày 18/05/2018, ban hàng Thông tƣ số
13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài để thực hiện trụ cột 2 của Basel II. Nhƣ vậy, với việc ban hành Thông tƣ 41 và Thông tƣ 13, NHNN đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để triển khai Basel II với đủ 3 trụ cột để các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc thực hiện các mục tiêu áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong đó không thể thiếu BIDV, một trong những Ngân hàng uy tín và hàng đầu Việt Nam. Do vậy, trƣớc tình hình diễn biến phức tạp của rủi ro hoạt động, một trong những vấn đề bức thiết mà Ngân hàng BIDV quan tâm nhất hiện nay là quản trị rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II.
2

 

 

Dựa vào xu hƣớng nghiên cứu kết hợp với thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài “ Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu theo hƣớng ứng dụng và bảo vệ.
1.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đ ối tƣợ ng nghiên cứ u: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng BIDV.

Phạ m vi nghiên cứ u:

– Không gian nghiên cứu: Ngân hàng BIDV.

– Thời gian nghiên cứu: từ 2016 đến tháng 6/2019.

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứ u:

Tổng quát: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng BIDV.

Cụ thể:

– Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động áp dụng tại Ngân hàng

BIDV.

– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động tại

Ngân hàng BIDV.

Câu hỏi nghiên cứ u:

– Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng BIDV nhƣ thế

nào?

– Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng BIDV?
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Ph ươ ng pháp th ố ng kê, so sánh:

– Sử dụng phƣơng pháp thống kê và so sánh các sự kiện rủi ro hoạt động và tổn thất theo các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng và các năm từ đó rút ra nhận xét.
3

 

 

– Thống kê tình hình tuân thủ hạn mức chấp nhận lỗi tác nghiệp, thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ và độc lập.

Ph ươ ng pháp phân tích, t ổng hợ p:

– Phân tích, tổng hợp các sự kiện rủi ro hoạt động và thực trạng tuân thủ chính sách quản trị rủi ro hoạt động, từ đó rút ra nhận xét và đề ra
giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại BIDV.

1.5. Ý nghĩa

Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị của BIDV để phân tích thực trạng rủi ro hoạt động và đánh giá tình hình quản trị rủi ro hoạt động hiện đang áp dụng tại BIDV. Qua đó đƣa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động, góp phần đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời đƣa BIDV tiến tới mục tiêu đạt chuẩn Basel II.
Việc áp dụng thành công Basel II sẽ mở ra cho BIDV nhiều cơ hội tìm kiếm các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, đồng thời thay đổi đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro hoạt động nói riêng tại BIDV theo chiều hƣớng tích cực hơn.
1.6. Kết cấu luận văn

Chương 1. Giới thiệu đề tài.

Chương 2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và vấn

đề rủi ro hoạt động.

Chương 3. Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro hoạt động.

Chương 4. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và

Phát triển Việt Nam.

Chương 5. Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động tại

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
4

 

 

TÓM TẮT CHƢƠNG I

Chương I luận văn giới thiệu về đề tài “ Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” sử dụng phương pháp thống kê so sánh và phân tích tổng hợp để đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của thực trạng quản trị rủi ro hoạt động đang áp dụng tại BIDV từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động. Kết quả của đề tài nghiên cứu này là một nguồn thông tin hữu ích cho các nhà quản trị của BIDV trong việc đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động, tiến tới mục tiêu đạt chuẩn Basel II trong tương lai.
5

 

 

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

 

2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) đƣợc thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trải qua 43 năm, Ngân hàng BIDV đã có những tên gọi:
 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957.

 Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981.

 Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (Lịch sử phát triển BIDV, 2012).
Ngân hàng BIDV là một doanh nghiệp Nhà nƣớc đặc biệt, đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc (tập đoàn) bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nƣớc ngoài (2 Ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
Hoạt động trọng tâm và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng BIDV là phục vụ đầu tƣ phát triển, thực hiện các dự án và chƣơng trình phát triển kinh tế then chốt của đất nƣớc. Hoạt động trên đầy đủ các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Tổng công ty, Doanh nghiệp.Ngân hàng BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400
Ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 Ngân hàng trên thế giới.

BIDV là một Ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tƣ phát triển. Quá trình 62 năm xây dựng, trƣởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nƣớc (Sứ mệnh và tầm nhìn BIDV, 2019).
6

 

 

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh (2016-Q2/2019) – Đvt: triệu đồng

 

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Q2/2019

TỔNG TÀI SẢN 1.006.380.635 1.202.283.843 1.313.037.674 1.400.186.021

Vốn chủ sở hữu 44.114.962 48.834.010 54.551.462 57.589.308

Nợ phải trả 962.265.673 1.153.449.833 1.258.486.212 1.342.596.713

HUY ĐỘNG VỐN 726.021.696 859.985.173 989.671.155 1.059.790.493

DƢ NỢ CHO VAY 713.632.772 855.535.525 976.333.888 1.049.717.380

NỢ XẤU 14.428.959 14.064.109 18.802.415 21.120.553

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất BIDV 2016, 2017, 2018, Q2/2019

Nhìn chung các chỉ tiêu về tổng tài sản, huy động vốn và dƣ nợ cho vay của BIDV

qua các năm đều tăng, cụ thể:

– Tính đến hết Q2/2019, ƣớc tính tổng tài sản BIDV đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 4.1%. Tổng tài sản quý 2 năm
2019 tăng khoảng 6.6% so với cuối năm 2018, tăng 16.5% so với năm

2017 và 39.1% so với năm 2016.

– Q2/2019, tổng huy động vốn của BIDV gần 1,06 triệu tỷ đồng, với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85%. Tổng huy động vốn Q2/2019 tăng 7% so với năm 2018, tăng 23,2% so với 2017 và tăng gần 46% so với năm 2016.
7

 

 

– Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng Q2/2019 đạt hơn 1,05 triệu tỷ đồng với tỷ trọng nợ ngắn hạn 64%. Tăng 7.5% so với năm 2018, tăng
22.7% so với năm 2017 và tăng đến 49.1% so với năm 2016.

Tuy kết quả kinh doanh khả quan nhƣng Ngân hàng BIDV phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng qua các năm. Cụ thể, từ năm 2016 đến 2017, tổng nợ xấu Ngân hàng BIDV giảm khoảng 2.5%, tuy nhiên nợ xấu 2018 tăng 33.7% so với năm
2017 và nợ xấu năm 2019 cũng tăng 12.3%.

 

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh hợp nhất BIDV (2016-Q2/2019) – Đơn vị:

triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Q2/2019

Thu nhập lãi thuần 23.393.623 30.955.331 34.955.864 17.683.134

Lãi/(lỗ) thuần từ dịch vụ 2.512.597 2.965.770 3.550.799 1.968.408

Lãi/(lỗ) thuần từ kinh doanh

ngoại hối và vàng

534.468 668.128 1.039.685 734.639

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán

chứng khoán kinh doanh

458.314 481.615 645.456 87.536

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán

chứng khoán đầu tƣ

402.957 331.341 234.077 (262.709)

Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động

khác

1.882.776 3.278.998 3.815.175 2.375.449

Chi phí hoạt động (13.532.094) (15.504.237) (16.116.922) (7.217.308)

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh

16.867.119 23.512.483 28.366.140 15.482.465
8

 

 

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

(9.199.516) (14.847.306) (18.893.635) (10.710.257)

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 7.667.603 8.665.177 9.472.505 4.772.208

Lợi nhuận sau thuế 6.196.434 6.945.586 7.541.833 3.826.076

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất BIDV 2016, 2017, 2018, Q2/2019

Thu nhập từ lãi thuần 6 tháng đầu năm 2019 tăng lên mức 17.683 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng lên mức 1.968 tỷ đồng; mặt khác lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi thuần từ hoạt động khác tăng mạnh lên mức 734,6 tỷ đồng và 2.375 tỷ đồng.
Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất của Ngân hàng BIDV trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt đến 4.772 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trƣớc thuế trong quý 2 đạt hơn 2.251 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2018 tăng 9.3% so với năm 2017 và tăng 13% so với năm 2016.
Thông qua kế hoạch đƣợc Đại hội đồng Cổ đông thƣờng niên năm 2019, Ngân hàng BIDV đặt mục tiêu phấn đấu đạt lợi nhuận trƣớc thuế là 10.300 tỷ đồng, tăng trƣởng huy động vốn 11%, tăng trƣởng tín dụng 12%, tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%.
Ngày 22/7 vừa qua, Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV đã thông qua Nghị quyết quan trọng về việc phát hành cổ phần riêng lẻ cho đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với hơn 603 triệu cổ phần. Tăng tổng giá trị của giao dịch này lên tới gần 20.300 tỷ đồng. Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật 2 nƣớc để sớm hoàn tất giao dịch trên.
Bên cạnh các chỉ số tài chính, các chỉ tiêu khác cũng tăng trƣởng mạnh: Quy mô về số lƣợng khách hàng cá nhân tính đến hết năm 2018 tăng 13% so với năm 2017, hơn 11 triệu khách hàng (chiếm 12% dân số Việt Nam), thị giá cổ phiếu cuối năm
2018 tăng trƣởng 35% so với đầu năm, thanh khoản cao 2.7 triệu cổ phiếu/phiên.

(Báo cáo hội đồng thƣờng niên BIDV, 2019)
9

 

 

Năm 2019 là năm Ngân hàng BIDV tập trung duy trì tăng trƣởng có chất lƣợng, củng cố vị trí dẫn đầu trên các phân khúc thị trƣờng chủ đạo, chú trọng khách hàng bán lẻ, khách hàng SME, đồng thời triển khai mạnh mẽ chiến lƣợc Ngân hàng số, phát triển kênh bán hàng điện tử, đẩy mạnh mô hình kinh doanh đa dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế.
2.2. Các vấn đề quan tâm tại BIDV

Vấn đ ề nợ xấu và trích lập dự phòng rủ i ro

Mặc dù trong các năm vừa qua, Ngân hàng BIDV đã có những chuyển biến tích cực trong việc xử lý nợ xấu; tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian (khoảng 2-3 năm) trích lập dự phòng để xử lý những khoản nợ xấu tồn đọng trƣớc đây.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV, mặc dù từ năm 2016 đến 2017, tổng nợ xấu Ngân hàng BIDV giảm khoảng 2.5%; nợ xấu 2018 tăng
33.7% so với năm 2017 và nợ xấu năm 2019 cũng tăng 12.3%.

Nợ xấu Ngân hàng BIDV tính đến 30/06/2019 lên đến 21.121 tỷ đồng (tăng so với đầu năm 12.3%), trong đó nợ có khả năng mất vốn lên đến 10.492 tỷ (tăng 46%). Từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm do chi phí trích lập dự phòng quá cao, dù tổng thu nhập tăng trƣởng mạnh khi Ngân hàng BIDV chuyển hƣớng từ bán buôn sang bán lẻ.
Năm 2018 là năm kỷ lục của Ngân hàng BIDV trong việc trích lập dự phòng (18.893 tỷ đồng) tăng khoảng 27.3% so với năm 2017. Nhƣ vậy, Ngân hàng BIDV đã nỗ lực rất lớn trong việc trích lập dự phòng giai đoạn 2013-2018 khoảng 62 nghìn tỷ đƣợc trích lập.
Dù vậy, Ngân hàng BIDV vẫn còn khoảng 9.400 tỷ đồng giá trị trái phiếu VAMC

chƣa đƣợc trích lập.
10

 

Áp lực từ tỷ lệ an toàn vố n tối thiể u (CAR) thấp trướ c thề m 2020 trong việ c hoàn tất áp chuẩ n Basel II

Vì tỷ lệ an toàn vốn CAR thấp dƣới chuẩn Basel II do đó BIDV đang tăng cƣờng gọi vốn từ thị trƣờng, điển hình giữa năm 2019 vừa qua đã hoàn tất thƣơng vụ bán
603.302 cổ phần tƣơng ứng 15% vốn điều lệ của Ngân hàng cho KEB Hana Bank với tổng giá trị giao dịch 20.3 nghìn tỷ đồng. (TTBC số 21/2019, www.bidv.com.vn)

Vốn nhà nướ c lớ n như ng không ổn đ ịnh

BIDV là một trong 4 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn nhà nƣớc chiếm tỷ trọng cao. Tính đến cuối năm 2018, Ngân hàng BIDV có 70,4 nghìn tỷ tiền gửi kho bạc nhà nƣớc và gần 24,2 nghìn tỷ tiền gửi từ bộ tài chính. Mặc dù nguồn vốn này gửi với mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất từ tiền gửi khách hàng và lãi suất liên Ngân hàng tuy nhiên vẫn không ổn định (HSC, 2019). Vấn đề này gây khó khăn cho Ngân hàng BIDV trong xây dựng kế hoạch kinh doanh vì nguồn vốn này còn tùy thuộc vào kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nƣớc vào các dự án công.
Khó khăn tro ng vi ệ c xây dự ng khung giải pháp cho các rủi ro mà Ngân hàng

BID V đang ph ả i đ ối mặ t đ ể đáp ứng chuẩn Basel II

Vấn đề chƣa đủ cơ sở dữ liệu để đáp ứng các mô hình phân tích rủi ro, vì hiện tại Ngân hàng BIDV sử dụng nhiều hệ thống khác nhau và dữ liệu đã không đƣợc chú trọng thu thập và sắp xếp lƣu trữ một cách có hệ thống trong nhiều năm trƣớc. Dẫn đến việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trƣớc khi triển khai sẽ mất nhiều công sức, chi phí và thời gian của BIDV.
Vấn đề phân tích đánh giá rủi ro khách hàng vẫn còn nhiều bất cập về chuyên môn, trình độ quản lý còn yếu, công tác quản lý tƣơng đối lỏng lẻo, bộ máy giám sát chƣa thƣờng xuyên và đồng bộ.
11

 

 

Thiế u hụt nhân sự chất lượ ng cao

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Ngân hàng BIDV cần có nguồn nhân sự chất lƣợng cao phải đảm bảo kiến thức về tài chính, ngoại ngữ và công nghệ. Hầu hết nhân viên có chuyên môn về tài chính nhƣng lại thiếu kỹ năng về tin học và khả năng ngoại ngữ.
Nhân sự giỏi công nghệ thông tin thì lại thiếu chuyên môn dẫn đến lập trình ứng dụng giảm hiệu quả, phải tiến hành nâng cấp nhiều lần qua các ý kiến phản hồi từ phía bộ phận nghiệp vụ nên rất mất thời gian và tài chính.
Vấn đ ề về mở rộ ng thị phần và sức ép từ các đối thủ cạnh tranh

Hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều định hƣớng đầu tƣ công nghệ để dành lấy sự quan tâm từ phía khách hàng, Ngân hàng BIDV cũng xem đó là một hƣớng đi phù hợp để giảm chi phí và phát triển mạng lƣới.
Dƣới sức ép từ các đối thủ cạnh trạnh tranh, Ngân hàng BIDV phải thực sự nghiêm túc nghiên cứu, áp dụng và vấn đề quản trị chất lƣợng dịch vụ vẫn đang là một bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của Ngân hàng BIDV.

Các sai phạ m trong hoạt đ ộ ng kinh doanh, gian lận nội bộ gây thiệ t hại về tài chính và ả nh hưở ng đ ế n uy tín, hình ảnh của BIDV
Các vụ việc gian lận nội bộ không chỉ xuất phát từ cấp nhân viên mà còn xuất phát từ các cấp quản lý, phê duyệt chỉ đạo thực hiện gây ra những tổn thất lớn cho Ngân hàng và khách hàng. Những sự việc này còn gây ra những hậu quả tiêu cực đến uy tín BIDV, mất lòng tin khách hàng đồng thời truyền thông bất lợi làm giảm hình ảnh của Ngân hàng.
Tình hình tội phạ m và diễ n biế n phức tạp ả nh hưở ng đ ế n hoạt đ ộng và tài sả n

Ngân hàng

Tội phạm công nghệ cao: Đối tƣợng bên ngoài tháo thiết bị bảo vệ bàn phím và lắp

đặt thiết bị đánh cắp thông tin tại máy ATM của BIDV, sử dụng thẻ giả để rút tiền
12

 

 

tại các máy ATM, dẫn đến khách hàng khiếu nại về việc mất tiền trong tài khoản trong khi vẫn giữ thẻ.
Tội phạm nƣớc ngoài, tội phạm xuyên quốc gia lừa đảo trên các lĩnh vực tài chính

Ngân hàng, thanh toán thẻ qua thƣơng mại điện tử diễn biến vô cùng phức tạp.

2.3. Lựa chọn vấn đề quản trị rủi ro hoạt động

Trong số các vấn đề cần quan tâm tại Ngân hàng BIDV thì vấn đề cần đặc biệt chú trọng là quản trị rủi ro hoạt động vì:
Ngân hàng BIDV đang xây dựng khung quản trị rủi ro hoạt động, tuy nhiên do tiếp cận chuẩn mực Basel II khá muộn nên vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể: khung quản trị rủi ro hoạt động chƣa chặt chẽ, chƣa đƣợc tích hợp vào quy trình quản lý rủi ro tổng thể của Ngân hàng, hiệu quả thực thi chƣa cao; văn hóa quản trị rủi ro hoạt động tại BIDV chƣa phổ biến; vấn đề công bố thông tin chƣa đƣợc chú trọng; khó tiếp cận dữ liệu tổn thất để sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiên tiến AMA (Advanced Measurement Approach) theo hƣớng dẫn của Ủy ban Basel; hoạt động kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các sự kiện mang tính rủi ro cao và chƣa có văn bản, chế tài xử lý rõ ràng các trƣờng hợp vi phạm.
Áp lực về tăng vốn Ngân hàng BIDV phải đối mặt với thách thức trong việc xây dựng khung quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị rủi ro hoạt động để đạt chuẩn Basel II theo đúng tiến độ Ngân hàng nhà nƣớc giao.
Trong tất cả các yếu tố tác động đến quyết định của các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thì báo cáo về lợi nhuận tốt chỉ là yếu tố tƣơng đối. Vấn đề mà họ chú trọng nhất đó chính là khả năng đáp ứng các thông lệ quốc tế để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, BIDV muốn mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cần phải đẩy mạnh xây dựng khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.

ThS02.211_Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nơi xuất bản

Chuyên Ngành

Loại tài liệu

Năm

Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 1.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 399.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 49.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 200.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 100.000 VNĐ.
Giảm giá!
Giá gốc là: 3.000.000 VNĐ.Giá hiện tại là: 99.000 VNĐ.
ThS02.211_Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam