[PDF] Dịch học tinh hoa – Thu Giang và Nguyễn Duy Cần
Cuốn sách “Dịch học tinh hoa” (bản đầy đủ gồm 293 trang) của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần được xem là một bộ sách quý. Tuy nhiên Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch mà ông vua thần thoại này xuất hiện cách đây hàng hàng nghìn năm hay hàng vạn năm chưa có gì chứng thực. Chỉ biết rằng trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý. Đời nhà Tống, khi viết lời tựa cho việc xuất bản Kinh Dịch, Trình Di đã phải thốt lên “Thánh nhân lo cho đời sau như thế có thể gọi là tột bậc!”.
Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi…”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng tiến là lui, chẳng mặn là nhạt, chẳng nóng là mát, chẳng nhanh là chậm.
Trong hoạt động của con người, âm dương luôn biến động song vẫn tạo được thế cân bằng nhờ sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không sẽ sinh bệnh. Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là dịch, cái lý của nó là đạo, cái dụng của nó là thần, âm dương khép ngỏ là dịch, một khép một ngỏ là biến. Dương thường thừa, âm thường thiếu, đã không bằng nhau thì sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là thiện ác nhưng cái thời cái cơ của mỗi người mỗi lúc là không giống nhau. Phải hiểu sâu sắc tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội, mới giữ gìn được giang
Càng đọc Kinh Dịch tôi càng thấy không thể đọc vội vã như xem tiểu thuyết. Nên đọc dần từng đoạn vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn yên ả, thanh thoát thì đạo lý mới lưu thông, nghĩa tình mới bao quát. Khổng Tử bảo là phải “học Dịch” (chứ không phải “đọc Dịch”) kể thật chí lý!
Trong thời buổi cái đúng cái sai còn lẫn lộn, người tốt người xấu chưa tường minh, khó chung khó riêng đầy rẫy, nhưng cái gốc của dân mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở, tôi mong sao mỗi người hàng ngày có chút thời gian bình tâm đọc Kinh Dịch, nghe lời người xưa mà ngẫm chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa.
Những cuốn sách nên đọc khi tự học Kinh Dịch
Dịch học xuất hiện cách đây hàng ngàn hàng triệu năm, Vì thế sách nói về dịch cũng mênh mông như lá trong rừng vậy. Dịch cũng ra nhiều Phái, nhiều chi, làm cho người đọc càng học càng thấy mù mờ. Khi bạn tìm hiểu sơ qua về cuốn sách mở đầu cho người học kinh dịch ở trên có thể tham khảo thêm các cuốn:
1. Nhập môn Chu dịch dự đoán học – Thiệu Vĩ Hoa
2. Chu Dịch Với Dự Đoán Học – Thiệu Vĩ Hoa
3. Chu Dịch Dự Đoán Các Ví Dụ Có Giải – Thiệu Vĩ Hoa
4. Kinh dịch trọn bộ – Ngô Tất Tố dịch và chú giải
5. Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê
Học Kinh Dịch là chặng đường dài và rất gian nan, đòi hỏi người học phải có chí nhẫn nại, các bạn có thể tải cuốn sách tự học kinh dịch file pdf này về điện thoại, tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu.