Download Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nhân tố tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang
Đề tài nghiên cứu tập trung vào mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tại tỉnh Tiền Giang và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những đề xuất các chính sách nhằm làm tăng số người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong tương lai tại tỉnh Tiền Giang.
Trên nền tảng cơ sở lý thuyết về hành vi, thái độ và quá trình ra quyết định của người tiêu dùng cùng sự trao đổi với các chuyên gia về bảo hiểm y tế tự nguyện có thâm niên công tác trong ngành và tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đề tài nghiên cứu đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện gồm : Quy chuẩn chủ quan về hành vi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, thái độ đối với hành vi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, nhận thức kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp từng người dân có ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, kết quả khảo sát được sử dụng để kiểm định lại mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Kết quả kiểm định mô hình đã chỉ ra rằng quy chuẩn chủ quan, thái độ hành vi, và nhu cầu chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng tích cực tới ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Nhân tố kiểm soát hành vi không có ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân. Kết quả kiểm định về những đặc điểm của người dân như : giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi không có ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang.
Keywords: Bảo hiểm y tế, Health insurance
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………………………1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI. ………………………………………………………………………….1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI…………………………………………………………………………..2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI…………………..2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………………2
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………………..2
1.5.2 Phương pháp tập hợp và xử lý số liệu. ……………………………………………3
1.5.3 Thiết kế mẫu khảo sát. ………………………………………………………………….4
1.5.4 Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………….4
1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. ……………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN……….5
2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. ……………………………5
2.1.1 Bảo hiểm y tế ………………………………………………………………………………5
2.1.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện. …………………………………………………………….11
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI, THÁI ĐỘ VÀ QUÁ TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH. …………………………………………………………………………………………11
2.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng……………………………………………11
2.2.2 Lý thuyết về quá trình ra quyết định của người tiêu dùng………………..12
2.2.3 Khái niệm về thái độ của người tiêu dùng……………………………………..13
2.2.4 Tìm hiểu về người tiêu dùng đối với sản phẩm là dịch vụ BHYT TN. 14
2.2.5 Mô hình lý thuyết……………………………………………………………………….15
2.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH
TRONG THỰC TẾ……………………………………………………………………………………17
2.3.1 Trong nước………………………………………………………………………………..17
2.3.2 Ngoài nước………………………………………………………………………………..19
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT. ………………………………………………20
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ……………………………………………………..21
2.5.1 Thiết kế nghiên cứu. …………………………………………………………………..21
2.5.2 Nghiên cứu sơ bộ ……………………………………………………………………….23
2.5.3 Nghiên cứu chính thức………………………………………………………………..23
2.5.4 Xây dựng thang đo……………………………………………………………………..24
2.5.5 Phương pháp phân tích. ………………………………………………………………29
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ
NGUYỆN. 35
3.1 SƠ LƯỢC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỈNH TIỀN GIANG…………………………………………………………………………..35
3.1.1 Sơ lược về Bảo hiểm xã hội Việt Nam. …………………………………………35
3.1.2 Sơ lược về Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang. ………………………………..37
3.2 Thực trạng tham gia Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế tự nguyện tại Việt
Nam. 39
3.3 Thực trang tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang………….41
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………..47
4.1 Thông tin chung về người dân được khảo sát ………………………………………47
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện .49
4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha …………………………….49
4.2.2. Phân tố nhân tố khám phá EFA……………………………………………………….51
4.2.3. Phân tích tương quan Pearson …………………………………………………………54
4.2.4. Phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến ý định tham gia BHYT TN
của người dân ………………………………………………………………………………………..54
4.2.5. Phân tích các biến số ảnh hưởng cao nhất…………………………………………56
4.3. Kiểm định mối liên hệ giữa đặc điểm khách hàng đến ý định tham gia BHYT TN …………………………………………………………………………………………………………..56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH…………………………………..58
5.1 Kết luận…………………………………………………………………………………………..58
5.2 Hàm ý chính sách nhằm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế tự
nguyện……………………………………………………………………………………………………..58
5.2.1 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhân tố quy chuẩn chủ quan đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện. ……………………………………59
5.2.2 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhân tố thái độ hành vi đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện…………………………………………….61
5.2.3 Các đề xuất nhằm làm tăng mức tác động của nhu cầu chăm sóc sức khỏe đến ý định tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện. ……………………………………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH :Bảo hiểm xã hội BHTN :Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT TN: Bảo hiểm y tế tự nguyện
KCB: Khám chữa bệnh
NCCS: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
QCCQ: Quy chuẩn chủ quan TDHV: Thái độ hành vi YDHV: Ý định hành vi.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tổng hợp các biến số phục vụ cho nghiên cứu ……………………………… 20
Bảng 3.1: Tình hình tham gia BHYT Tự nguyện tại địa bàn tỉnh Tiền Giang tính đến
31/7/2018…………………………………………………………………………………………………. 41
Bảng 4.1. Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn có tham gia BHYT TN………… 44
Bảng 4.2. Thu nhập của đối tượng phỏng vấn có tham gia BHYT TN …………….. 45
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ……………… 46
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến
……………………………………………………………………………………………………………….. 47
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s …………………………………………… 47
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập…………………………….. 48
Bảng 4.7. Kết quả phân tích EFA thang đo ý định tham gia BHYT TN …………… 49
Bảng 4.8. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính Pearson …………………………… 50
Bảng 4.9. Hệ số tương quan trong phân tích hồi quy đa biến………………………….. 51
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Mô hình hành vi của khách hàng …………………………………………………….6
Hình 2.2. Quy trình mua sản phẩm của người tiêu dùng. ………………………………….7
Hình 2.3 Thuyết hành động hợp lý (TRA)………………………………………………………9
Hình 2.4. Thuyết hành vi dự định TPB…………………………………………………………..10
Hình 2.5 Mô hình đề xuất cho nghiên cứu………………………………………………………14
Hình 2.6. Quy trình nghiên cứu của đề tài. ……………………………………………………..15
Hình 3.1:. Số người tham gia BHYT tại Việt Nam tính đến 12/2017` ………………..36
Hình 3.2. Tỷ lệ bao phủ dân số của BHYT tính đến tháng 12/2017……………………37
Hình 3.3. Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT tính đến 12/2017………………………….37
Hình 3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. …………………….39
Hình 3.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tiền Giang……………………41
Hình 3.6. Tình hình thực hiện BHYT tại địa bàn tỉnh Tiền Giang 2015 – 2017…..42
Hình 3.7 Tỷ lệ tham gia BHYT TN so với BHYT…………………………………43
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Nhân tố tác động đến việc tham gia BHYT tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang” tập trung vào mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân tại tỉnh Tiền Giang và trên cơ sở kết quả nghiên đề tài đưa ra những đề xuất các chính sách nhằm làm tăng số người dân tham gia BHYT tự nguyện trong tương lai tại Tỉnh Tiền Giang. Trên nền tảng cơ sở lý thuyết về hành vi, thái độ và quá trình ra quyết định của người tiêu dung cùng sự trao đổi với các chuyên gia về BHYT tự nguyện có thâm niên công tác trong ngành và tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đề tài nghiên cứu đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện gồm : Quy chuẩn chủ quan về hành vi tham gia BHYT tự nguyện, thái độ đối với hành vi tham gia BHYT tự nguyện, nhận thức kiểm soát hành vi tham gia BHYT tự nguyện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp từng người dân có ý định tham gia BHYT tự nguyện, kết quả khảo sát được sử dụng để kiểm định lại mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện. Kết quả kiểm định mô hình đã chỉ ra rằng quy chuẩn chủ quan, thái độ hành vi, và nhu cầu chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng tích cực tới ý định tham gia BHYT tự nguyện. Nhân tố kiểm soát hành vi không có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân. Kết quả kiểm định về những đặc điểm của người dân như : giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi không có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang.
ABSTRACT
Research topic “The factors affect on participating voluntary health insurance in Tien Giang province” focuses on determining the factors affecting the intention of Tien Giang people to participate in voluntary health insurance. The basis of the research results provide suggestions to increase the number of people participating in voluntary health insurance in the future. The theory is the basis of behavior, attitude and decision-making process of consumers, insurance experts and an overview of reference researches. The model of factors affecting the participation of voluntary health insurance includes: Subjective standards on behaviors of voluntary health insurance participation, attitudes towards voluntary health insurance participation, and acceptance to control behaviors of voluntary health insurance participation and the need of people’s health care. By the direct survey method of each citizen who intends to participate in voluntary health insurance, the survey results are used to re- test the theoretical model of factors affecting voluntary health insurance intention. The results of model testing have shown that subjective norms, behavioral attitudes, and health care needs positively affect the intention to participate in voluntary health insurance. Behavior control factors do not affect people’s intention to participate in voluntary health insurance. The results of characteristics people such as gender, marital status, income, occupation and age do not affect the intention to participate in voluntary health insurance in Tien Giang province.
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những năm qua, nước ta liên tục chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền. Đi kèm với sự phát triển đó là sự tăng lên về nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội như là giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, bảo trợ xã hội…. Sự tăng lên về nhu cầu này đang ngày càng cao, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn tới sự mất cân đối, mất ổn định trong xã hội. Chính vì lý do đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện chính sách hướng tới việc đảm bảo sự ổn định trong xã hội, chăm lo cho từng người dân ngày một tốt hơn. Trong những chính sách đó phải kể đến Bảo hiểm xã hội và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội. Luật BHYT, BHXH ra đời tạo ra một hành lang pháp lý trong để giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Luật BHYT là một phần trong hệ thống luật BHYT, BHXH, kể từ khi được ban hành và có hiệu lực BHYT đã từng bước đi vào cuộc sống và tạo ra các tác động tính cực như: thúc đẩy sự phát triển và nâng cao dịch vụ chăm sóc, KCB; luật BHYT đã góp phần làm giảm chi phí KCB của người dân thông qua hình thức cùng đóng góp và chia sẻ rủi ro. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe nhân dân; luật BHYT cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về lợi ích to lớn cũng như tính nhân văn đối với xã hội của việc tham gia BHYT.
Để luật BHYT phát huy được tầm quan trọng của mình thì công việc phát triển đối tượng tham gia là một công việc rất quan trọng. Về đối tượng tham gia BHYT thì việc phát triển đối tượng tham gia tự nguyện là quan trọng và khó khăn. Để phần nào hiểu rõ hơn và có hướng giải quyết cho những khó khăn đó . Tôi chọn đề tài: “ Nhân tố tác động đến việc tham gia BHYT tự nguyện tại tỉnh Tiền Giang ”. làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
1
Kiểm tra, xác định các nhân tố nào ảnh hưởng tới ý định tham gia BHYT TN
tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Trên cơ sở kết quả để đưa ra các đề xuất phát triển đối tượng tham gia BHYT TN.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
Với mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN tại Tỉnh Tiền Giang
Xu hướng tác động của từng nhân tố đến quyết định tham gia BHYT TN tại tỉnh
Tiền Giang.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
BHYT TN.
Đối tượng điều tra: Người dân đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
– Phạm vi về không gian: Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang.
– Phạm vi về thời gian: thu thập số liệu thứ cấp của bảo hiểm xa hội tỉnh
Tiền Giang từ 2016 – 2017. Thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra người dân từ
05/2018 – 06/2018.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm hai bước:
Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính nhằm hình thành cơ sở để xây
dựng bảng câu hỏi khảo sát người dân về ý định tham gia BHYT TN tại tỉnh
Tiền Giang.
2
Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm nắm được thông tin, dữ
liệu cần thiết cho đề tài.
1.5.1.1 Thực hiện nghiên cứu định tính.
Trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã xây dựng thực hiện chọn ngẫu nhiên và trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với người dân đã tham gia BHYT TN thời gian trên
5 năm đến giao dịch với cơ quan BHXH tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó thực hiện tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm hoặc những người có thâm niên công tác trong lĩnh vực thu BHYT TN. Những người có thâm niên được lựa chọn để tham khảo ý kiến bao gồm: Trưởng phòng thu BHXH tỉnh Tiền Giang và 11 Giám đốc BHXH huyện, thành, thị tại địa bàn tỉnh Tiền Giang. Mục đích việc này là nhằm kiểm lại các biến quan sát, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để lường các nhân tố.
1.5.1.2 Thực hiện nghiên cứu định lượng.
Thực hiện phát phiếu khảo sát người dân có ý định tham gia BHYT TN tại địa bàn
tỉnh Tiền Giang. Kết quả này được dùng để kiểm định lại mô hình lý thuyết.
– Xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành điều tra thử sau đó điều chỉnh lại bảng
câu hỏi sao phù hợp nhằm thu được bộ dữ liệu tốt phục vụ cho đề tài.
– Sau khi điều chỉnh, xây dựng bảng câu hỏi chính thức: thực hiện phát phiếu khảo sát người dân.
1.5.2 Phương pháp tập hợp và xử lý số liệu.
1.5.2.1 Về dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được tập hợp chủ yếu từ các nguồn sau: Báo cáo, bài viết tạp chí BHXH Việt Nam, bảo cáo và các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang từ 2016 – 2018.
1.5.2.2 Dữ liệu sơ cấp.
Được thu thập , tổng hợp từ phiếu câu hỏi khảo sát từ người dân.
3
1.5.3 Thiết kế mẫu khảo sát.
Theo Hair và cộng sự 1998 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai) cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố (EFA) bằng ít nhất 4 -5 lần biến số quan sát để điều tra có ý nghĩa. Tức 5 quan sát cho 1 biến và số mẫu không nhỏ hơn 100. Bài nghiên cứu có
22 biến nên cần 110 quan sát. Để đảm bảo chất lượng phiếu câu hỏi được chất lượng
bài nghiên cứu thực hiện phát nhiều hơn nhằm lựa chọn, tổng số được 150 quan sát.
1.5.4 Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp thống kế mô tả: các đại lượng được sử dụng trong thống kê mô
tả gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
* Phương pháp đánh giá độ tin cậy:
Hệ số Cronbach’s Alpha.
Hệ số tương quan biến tổng.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định One Sample T –Test.
Kiểm định Independent – Sample T –Test.
Phân tích phân sai ANOVA
1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài kết cấu gồm các chương: Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước Chương 3: Tổng quan về BHYT và BHYT TN. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề xuất chính sách.
4
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN.
2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN.
2.1.1 Bảo hiểm y tế
2.1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm y tế.
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì BHYT là một phần của hệ thống an sinh xã hội của mội quốc gia và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, hoạt động vì mục đích đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp các biến cố rủi ro không lường trước được trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nan…Còn theo quan điểm của Việt Nam BHYT được định nghĩa như sau : BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng tham gia được quy định rõ rang trong Luật, cụ thể là Luật BHYT số
25/2008/QH12 được ban hành ngày 14/11/2008 được sửa đổi bổ sung trong Luật
46/2014/QH13 được ban hành vào 13/06/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015. Cũng theo nguyên tắc chung thì Nhà nước đứng ra lập và quản lý quỹ BHYT và người tham gia có trách nhiệm trích một khoản tiền trong thu nhập để tham gia vào quỹ và được hưởng các quyền lợi tương xứng. Khi không may gặp rủi ro về bệnh tật thì người tham gia không phải trực tiếp thanh toán chi phí KCB. Cơ quan BHXH sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.
2.1.1.2 Nội dung cơ bản của Bảo hiểm y tế.
BHYT là một trong những chủ trương của Đảng về an sinh xã hội, một chính sách của Nhà nước về chăm lo cho cuộc sống người dân, được Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của xã hội để chia sẻ cho người không may gặp rủi ro về sức khỏe.
Về bản chất của BHYT thì BHYT là một hình thức mà thông qua việc tham gia vào
quỹ sẽ tạo ra sự san sẻ rủi ro, nhằm giảm nhẹ những khó khăn cho người gặp phải rủi ro về sức khỏe cũng như là giảm gánh nặng cho gia đình họ. Bên cạnh đó cũng đảm
5
bảo các dịch vụ y tế cần thiết để duy trì, ổn định và điều trị cho người tham gia cho
đến khi phục hồi sức khỏe.
Chính sách BHYT được bắt đầu triển khai thực hiện từ nằm 1992, theo quá trình phát triển của kinh tế và xã hội, chính sách BHYT được sửa đổi và bổ sung để bắt kịp đà phát triển phù hợp hơn, tối ưu hơn cho người dân khi tham gia BHYT. Trong hơn 20 năm thực hiện thì BHYT đã thể hiện được tính phù hợp của một chính sách xã hội của Nhà nước điều này thể hiện qua sự lượng lớn người dân đã tham gia vào BHYT cũng như số lượt chi trả chi phí KCB cho người dân cũng tăng lên hàng năm, bên cạnh đó thì chất lượng dịch vụ y tế cũng tăng lên rất đáng kể. BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng là lá chắn tài chính vững chắc giúp chăm sóc bảo vệ sức khỏe chủa nhân dân đặc biệt là tầng yếu thế trong xã hội như nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, người nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn. BHYT góp phần tạo sự bình đẳng trong KCB, người lao động và người sử dụng lao động và người dân ngày càng hiểu sâu sắc hơn và ý thức được trách nhiệm khi tham gia BHYT.
Lĩnh vực chịu sự chi phối của Luật BHYT không phải là toàn bộ hoạt động y tế mà chỉ là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chữa trị bệnh cho người tham gia BHYT khi có phát sinh về bệnh tật trong khuôn khổ quy định của cơ quan BHYT.
2.1.1.3 Đặc điểm của Bảo hiểm y tế.
Việc triển khai BHYT có đặc trưng rất cơ bản sau:
Thứ nhất, đặc điểm của BHYT là chia sẻ rủi ro cho số đông, lấy số đông bù số ít vì thế đối tượng tham gia BHYT phải rộng, mà đối tượng rộng thì cũng kèm theo việc quản lý, phát triển đối tượng tham gia sẽ phức tạp và khó khắn. Quy luật lấy số đông bù số ít là quy vô cùng quan trọng và là quy luật sống còn trong ngành bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng. Nếu không đảm bảo được quy luật này thì việc tồn tại và phát triển của bất kỳ quỹ bảo hiểm nào là không khả thi.
Thứ hai, BHYT là một chính sách trong an sinh xã hội vì thế từ trong các quy định về đóng và hưởng của BHYT đều hướng đến mục đích là đảm bảo sức khỏe cho đại
6
đa số người dân cả nước, là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện thông qua cơ quan BHXH Việt Nam vì thế hoạt động của BHYT là không vì mục đích khinh doanh, lợi nhuận như những loại hình bảo hiểm khác mà BHYT kèm với BHXH thực hiện một mục đích cao hơn, sâu hơn là đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống cho nhân dân từ đó đảm bảo được phát triển của kinh tế xã hội, ổn định chính trị cho quốc gia. BHYT là loại hình bảo hiểm mang tính nhân đạo, bình đẳng mọi người đều được điều trị theo bệnh. Tham gia BHYT là tự bảo vệ mình và đóng góp cho xã hội. Nếu xét về một cá nhân bị bệnh thì chi phí KCB cho một mình là khá cao là cũng một trong những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói. Nhưng nếu chi phí KCB đó mà được chia sẻ cho toàn xả hội thì chi phí KCB đó là rất nhỏ mà không gây ảnh hưởng gì đến thu nhập của mỗi cá nhân tham gia.. Đó là tinh thần: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Thứ ba, BHYT là loại hình dịch vụ công, khi người dân tham gia BHYT thì điều mà người dân quan tâm là chất lượng dịch vụ y tế được thụ hưởng gặp đi KCB. Vì thế việc triển khai, phát triển, tăng tính hấp dẫn của dịch vụ này luôn luôn đi kèm với việc nâng cao chất lượng ngành y tế cụ thể là nâng cao tay nghề của y, bác sỹ, cải thiện chất lượng máy móc, vật tự y tế, cắt giảm thủ tục hành chính cũng như nâng cao cơ chế hoạt động của các cơ sở KCB từ trung ương cho đến địa phương. Người tham gia BHYT đóng tiền cho cơ quan BHXH nhưng cơ quan BHXH không trực tiếp khám chữa bệnh cho người tham gia mà chỉ là trung gian thanh toán chi phí KCB thông qua hợp đồng với các cơ sở KCB vì thế không thể tách rời việc nâng cao chất lượng y tế ra khỏi việc phát triển BHYT trong tương lại.
Thứ tư, BHYT cung là một loại hình bảo hiểm vì thể BHYT sẽ cùng với các sản phẩm bảo hiểm khác như : cháy nổ, nhân thọ, phi nhân thọ để thực hiện nhiệm vụ là khắc vụ tất cả các hậu quả mà rủi ro trong cuộc sống gặp phải. Chia sẻ hậu quả đó ra toàn xã hội nhằm đưa giá trị tổn thất là nhỏ nhất, giúp cho mọi hoạt động của xã hội từ sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí, tín ngưỡng, được diễn ra một cách bình thường.
Đây là điều mà chính phủ các nước trên thế giới điều qua tâm, đặc biệt các nước càng
7
phát triển, có trình độ dân trí càng cao thì mức độ quan tâm của nhà nước và người
dân đến các sản phẩm bảo hiểm cũng tăng lên.
Thứ năm, BHYT ngoài nhiệm vụ chia sẻ rủi ro về sức khỏe cho người dân còn một nhiệm vụ là cung cấp nguồn kinh phí cho ngành y tế để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Vì hiện nay, nâng cao chất lượng KCB là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại, để nâng cao chất lượng KCB thì kinh phí đầu tư trang thiết bị đào tạo đội ngũ y bác sỹ, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về là một điều không thể thiếu. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam thì số tiền BHXH Việt Nam chi trả cho ngành y tế thông qua việc chi trả tiền KCB cho người tham gia : năm 2015 là 47.000 tỷ, năm 2016 là 68.000 tỷ, năm 2017 là 88.000 tỷ. Trong tình hình bội chi ngân sách nhà nước tăng cao, chi đầu tư còn eo hẹp thì việc huy động nguồn vốn bổ sung vào ngành y tế để đẩy nhanh việc đâu tư cải thiện chất lượng là cần thiết. Vì thế thông qua việc tham gia BHYT sẽ tạo ra một nguồn kính phí hỗ trợ ngành y tế nhằm góp phần nâng cao chấ lượng KCB, nâng cấp cơ sở y tế, làm cho chất lượng phụ vụ của ngành y tế ngành càng tốt hơn.
2.1.1.4 Đối tượng và hình thức Bảo hiểm y tế.
Về hình thức thì BHYT có hai hình thức chủ yếu đó là BHYT bắt buộc và BHYT TN
BHYT bắt buộc cho những đối tượng sau:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp
luật.
Người được trợ cấp mất sức, hưởng lương hưu hằng tháng từ cơ quan BHXH.
Người từ đủ 80 tuổi, hưởng chế độ tuất hàng tháng, thuộc đối tượng đang hưởng trợ
cấp từ cơ quan BHXH do bị bệnh dài ngày, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
8
Cán bộ thuộc biên chế là cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc và đang thụ hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng hoăc từ ngân sách nhà nước
Người bị mất việc và đang hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiêp từ cơ quan BHXH.
Tất cả người lao động hoạt động, công tác trong quân đội, công an từ chuyên nghiệp
cho đến hợp đồng kể cả học viên các trường quân đội công an. Thân nhân của quân nhân, công an.
Người đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. Học sinh, sinh viên.
Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn.
Người thuộc dân tộc ít người, hiện đang sinh sống tại các vùng khó khăn và đặc biệt
khó khăn.
Người dân bất kì sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn;
sinh sống tại nhưng nơi được xác định là huyện đảo, xã đảo, xa đất liền.
Là người được xác định là thân nhân theo quy định của người có công với cách mạng, hoặc liệt sĩ ví dụ: bà mẹ việt nam anh hùng…..
Người đã hiến một phần, hoặc bộ phận cho cơ quan để cứu sống người khác, hoặc
cho nghành y tế theo quy định.
Người nước ngoài được hưởng học bổng của Việt Nam và đang học tập sinh sống tại
Việt Nam.
BHYT TN được áp dụng cho những đối tượng sau.
Được áp dụng với đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT theo hộ gia đình.
2.1.1.5 Phạm vi quyền lợi BHYT.
9